Tinh Hoa của Tiếng Việt Nam- rần Đức Hân


           Tinh Hoa của Tiếng Việt-Nam  
                –       –       –       –       –
I. Nhập Đề:  
Phần này đề cập tới vài việc làm của người Việt tỵ nạn cộng sản ở các nước dân chủ Âu Mỹ để gìn giữ truyền thống văn hóa, đặc biệt là chữ viết alphabets khác hẳn với tất cả chữ viết khác trên thế giới. Tuy đã nhập quốc tịch xứ đang sinh sống, nhưng lòng yêu nước luôn ghi khắc vào óc và tim chúng tôi.
Bản sắc dân tộc Việt đã trải dài trong suốt lịch sử hơn bốn ngàn năm với nhiều lãnh vực nghệ thuật và văn học. Hiện nay, truyền thống văn học và nghệ thuật đã bị soi mòn và đang trong tình trạng nguy cơ bị phá hủy ở quê nhà do tham vọng bành trướng của một nước lớn lân bang. Môt trong những âm mưu thâm độc là họ muốn phá tan chữ viết alphabets hiện tại với những tài liệu sách vở viết về văn học, nghệ thuật, sử địa, vân vân, nhằm mục đích con cháu người Việt không đọc được nên không biết gì về quá khứ nữa, để họ dễ dàng xâm chiếm và đồng hóa. 
Do đó, ở Âu Mỷ, người Việt có nhiều sách, báo, tạp chí, viết bằng chữ alphabet-script, cùng với đài radio, TV, trung tâm sản xuất băng nhạc, compact-discs, vân vân bằng ngôn ngữ tinh hoa của người Việt để gìn giữ những lãnh vực kể trên.
 Một ví dụ, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ (Affection Artists’ Club) được thành lập bởi cố soạn nhạc gia Anh-Bằng, hiện được nhiều tài năng trẻ đóng góp đứng đầu là Anthony Cao Minh Hưng. Club có rất nhiều chương trình giá trị diễn xuất trên TV và trực tiếp trước khán gỉa trên các sân khấu trong những dịp lễ hội của dân tộc Việt-Nam.
 
 
 
 
II. Những nhận xét khách quan
  về tinh hoa của Tiếng Việt
Tiếng Việt và tiếng Tầu đơn âm (monosyllable), mỗi từ vựng chỉ có một âm với ý nghĩa nó muốn diễn tả. Các tiếng của Âu Mỹ, Nhật, và Korea đa âm (polysyllable), hầu hết các từ vựng do nhiều âm ghép lại. Tiếng đa âm không đòi hỏi phải có thật nhiều âm tiết (cách phát âm khác nhau), vì mỗi âm tiết có thể ghép vào âm tiết khác làm thành một từ vựng mới có ý nghĩa khác.    

            Tiếng Việt có 2,402 âm tiết.
            Tiếng Tầu có 409 âm tiết.
            Tiếng Việt có nhiều âm tiết nhờ mức độ phát âm lên bổng xuống trầm khác nhau (không dấu, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng) nên có rất ít đồng âm. Do đó Việt Ngữ (Quốc Ngữ) mới có thể dùng Portugese-Latin Alphbets mà không bị rối nghĩa.
            Do mức độ lên bổng xuống trầm khác nhau nên khi nói tiếng Việt rất gần như hát vậy. Vì vậy khi các Catholic Missionaires (Cố truyền đạo) đến Việt Nam đều có cùng nhận xét, “. . . nghe người Việt nói như chim hót vậy”. Cố thi sĩ Đông Hố Lâm Tấn Phác (Phác) cựu GS Văn Khoa SG xác định lại nhận xét trên trong bài thơ sau:
Tiếng Việt Đáng Yêu           
 




 
Chú thích 1: Một số bài hồi ký của mấy Missionaries khi tới Việt-Nam ở thế kỷ 16 viết rằng họ nghe người Việt nói như chim hót vậy.
Chú thích 2: So sánh về các âm tiết của vài ngôn ngữ trong vùng:
       a). Tiếng Đại Hàn có 9 nguyên âm đơn, 12 nguyên âm ghép: 9 + 12 = 21. Tiếng Đại Hàn có tất cả 140 âm tiết.
       b). Tiếng Tầu Phổ Thông có 8 nguyên âm đơn, 28 nguyên âm ghép: 8 + 28 = 36. Tiếng Tầu Phổ Thông có 409 âm tiết.
c). Tiếng Việt có 12 nguyên âm đơn (a ă â e ê i o ô ơ u ư, y), 152 nguyên âm kép + ghép (ai au ay âu, iê, oai, oay, uya, yêu . . .) 12 + 152 = 164, sáu thanh (không dấu, huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã). Tiếng Việt có 2,402 âm tiết.            
    Bài “họa lại” này có phổ nhạc và nằm trong quyển Tiếng Việt Đáng Yêu.
 

 
Chữ viết cho Tiếng Việt phải ghi đầy đủ 2,402 âm tiết. Nếu thiếu, nó sẽ trở thành bẩn tục và ngây ngô.
Vì tiếng Tầu không đủ giàu âm tiết cần thiết để đáp ứng tiếng đơn âm, nên có quá nhiều đồng âm (homonym) cùng âm nhưng nghĩa khác. Do đó tiếng Tầu phải dùng chữ tượng hình (ideograph) cùng âm nhưng chữ viết khác nhau để phân biệt nghĩa khác nhau.
Từ thời “bắc thuộc” lần thứ nhất (111 TTL – 939 STT), có khoảng 10% người Việt học chữ Tầu. Các thế hệ sau dần dần đọc khác đi và đặt tên là Chữ Nho.               
                        *          *          *          *          *
Trở lại vấn đề tiếng nói của dân Việt, ngày trước, có mấy trí thức người Việt dùng cách viết chữ Nho để viết tiếng Việt, nhưng nó quá khó vì rất phức tạp khi dùng chữ Nho để ghi âm tiếng Việt, vì chữ Nho có nhiều từ đồng âm, nên khi phiên âm, ông này lấy chữ Nho này, ông kia lại lấy chữ Nho khác. Sau đó ghép thêm chữ Nho để có nghĩa. Vì thế, ba hậu quả đã xảy ra: (1) Vì theo âm chữ Nho, nên một âm chữ Nôm có thể lấy chữ Nho khác nhau để viết (xin xem bảng đính kèm chương 31 trong Tiếng Việt Đáng Yêu). (2) Một chữ Nôm có thể đọc khác nhau với nghĩa khác nhau (xin xem bảng đính kèm chương 31), (3) Chữ Nôm không được triều đình công nhận nên nhiều chữ Nôm được các nhà Nho khác nhau viết khác nhau và không phát triển được. Trong cuốn Dictionarium Annamaticum Lusitanum et Lasinum, cố Alexandre de Rhodes ước luợng chữ Nôm có khoảng 80,000 cách viết khác nhau.
            Vì các lý do trên, một nhà Nho phải miệt mài học chữ Nôm nhiều năm mới đọc được sách chữ Nôm, (do đó 99% dân Việt mù chữ Nôm).
                        *          *          *          *          *
            III. Các vị đã có công sớm nhất trong việc thành lập Việt Ngữ :
            Vào thế kỷ XVII, các Missionaires đến Vietnam giảng đạo. Các cố đạo thấy 99% dân Việt không đọc được chữ ngôn ngữ của dân tộc mình nên dùng mẫu tự Portuguese và Latin để phiên âm. Người Việt đọc được chữ viết alphbet này dễ dàng.
(1) Francisco Di Pina 1620 và (2) João Roiz 1621 (Portugese = Bồ-Đào-Nha) vài năm sau có chỉ dẫn bước đầu cho cố Alexandre De Rhodes (Đắc Lộ).
(3) Cristoforo Borri, (4) Luis Gaspar, (5) Antonio De Fontes 1926, (6) Francesco Buzomi (Italians).
(7) Gaspar D’Amiral (Italian) soạn quyển từ vựng Annamiticum – Lusitanum = Việt – Bồ. Cố Đắc Lộ tham khảo cho các tác phẩm của ngài.
 (8) Antoine De Barbosa (Italian) với quyển từ vựng Lusitanum Annamiticum = Bồ – Việt. Cố Đắc Lộ tham khảo cho các tác phẩm của ngài.
(9) Alexandre De Rhodes (Pháp) sang VN 1624, có công lớn nhất, từ các công trình của các cố kể trên và hai sách tham khảo trên, cố đã xây dựng một hệ thống chữ viết khá hoàn chỉnh. Sau đó soạn sách và xin Vatican tài trợ để in (1) Dictionarium – Annamiticum – Lusitanum – Latinum = Việt – Bồ – La (1651), (2) Linguae Annamicae Seu Tunkinnesis Brevis Declaratio = Ngữ Pháp Việt Ngữ Đàng Ngoài (1652), (3) Catechismus = Phép Giảng Tám Ngày (1652). Ba quyển sách này cho ta biết Việt Ngữ đã tới mức độ 80% như ngày nay.
Nhiều tác giả không biết rõ việc thành lập Việt-ngữ nên đã lầm viết rằng Cố Aleandre De Rhodes sáng tác chữ này và dạy cho người Việt học đạo Catholicism. Để hiểu rõ, tôi trích một phần của bài “Tựa” do chính Cố viết trong Dictionarium – Annamiticum – Lusitanum – Latinum = Việt – Bồ – La:
“. . . Để viết quyển tự điển nầy, tôi không những đã học tiếng nói với người địa phương trong mười hai năm mà tôi ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, mà tôi còn học với những giáo sĩ khác. Tôi học với Francisco De Pina, một người Bồ-Đào-Nha thuộc Dòng Tên khiêm tốn của chúng tôi. Ông rất rành về tiếng nói địa phương, và ông là nguười đầu tiên đã đảm đương giảng đạo bằng tiếng địa phươngNgoài ra, tôi còn nhờ công trình của giáo sĩ khác cũng thuộc Dòng Tên, nhứt là của Gapar De Amiral và Anonio De Barbosa. Cả hai đều có viết một quyển tự vựng: Gaspar D’Amiral thì viết quyển Annamiticum – Lusitanum, Antonio De Barbosa thì viết quyển Lasitanum – Anamiticum. Tiếc thay, cả hai người đều đã thất lộc. Tôi đã dùng các công trình đó để viết quyển tự vựng mới nầy, thêm phần La-Tinh đặng giúp cho người địa phương học tiếng La-Tinh, theo lời dặn của các đức hồng y . . .”
Đàng Trong: Vua Nguyễn-Phước trong miền Nam.
Đàng Ngoài: Vua Lê, chúa Trịnh ngoài miền Bắc.
Dòng Tên: Dòng Jesuits.
                       
IV. Các vị dùng Việt Ngữ đầu tiên viết về Đạo Catholicism (Công Giáo):
(1) Igesio Văn Tín (Việt), (2) Bento Thiện (Việt), (3) Pignau De Behaine (Bá Đa Lộc, người Pháp) soạn thêm từ điển Dictionarium Annamiticum. (4) Jean Tabert (Pháp) soạn từ điến Dictionarium Annamiticum – Latinum. (4) Philipphê Bỉnh (Việt), (5) Phan Văn Minh.
                        –           –           –
Một phần Việt sử cho ta biết rằng đạo Christian Catholics không luôn luôn được tự do truyền bá ở Việt-Nam. Có mấy thời kỳ đạo này bị cấm; các Missionaires bị giết hoặc trục xuất; nhiều người theo đạo bị xử tử. (Nếu tg không lầm thì Vatican đã phong thánh cho 118 vị tử vì đạo (cố đạo bị giết và một phần nhỏ tín hữu bị xử tử); hàng loạt các tín hữu phải trốn vào rừng sâu, do đó đạo này mới có sự tích Đức Mẹ La-Vang.
Mặc dầu việc dùng chữ Alphabet-script có lợi lớn rất rõ rệt, nhưng không ai dám dùng công khai trước khi Pháp chiếm Việt-Nam giữa thế kỷ 19.
Thật là một chuyện kỳ dị lạ thường trong lịch sử: một hệ thống chữ viết Alphabet-scipt hoàn thành cho tiếng Việt có lợi lớn như thế mà chỉ có thể sống èo ọt trong mấy quyển sách viết về Catholicism trong gần 300 năm bên cạnh một hệ thống Chữ Nôm mà hơn 99% phần trăm người Việt không đọc được!
Tg dùng chữ “sống èo ọt” vì văn viết trong các sách Catholicism, tuy đã diễn tả được ý nghĩa như muc đích, nhưng chúng rất đơn sơ.
Vài đoạn văn trong Việt Nam Giáo Sử của tác giả Phan Phát Huồn minh chứng rõ hơn sự kiện này:
Nhưng tiếc một nỗi nếu Công-giáo đã sáng tác ra chữ Quốc–ngữ, nhưng không phải Công-giáo đã đưa nó đến chỗ văn chương thuần túy của nước nhà. Một đàng chúng ta không biết dùng chữ để diễn tả tất cả ý tưởng của chúng ta, một đàng chúng ta hình như mờ quáng gò bó trong một mớ chữ như “thì mà, song le, mà chớ, ngõ hầu, bởi vậy, cho nên . . .
“Tất cả những khuyết điểm ấy đã mặc cho lối văn Công-giáo một danh từ không hay “văn nhà đạo” và “văn nhà thầy”. Những chữ này trong dân chúng có nghĩa là thiếu văn chương.”
Đúng vậy, từ đầu thế kỷ 20, các văn thi sĩ của tất cả các tôn giáo, ví dụ nhóm Tự Lực Văn Đoàn, mới bắt đầu đưa Việt-ngữ lên đỉnh văn chương cho nước Việt-Nam.
 
V. Các vị Catholics không viết về Đạo mà viết về truyện đời cho tất cả người Việt:
Petrus Trương Vĩnh Ký (Việt) đã nâng cấp tiếng Việt viết bằng Alphabets để có thể sánh ngang hàng với các ngôn ngữ khác trên thế giới. Ông có 18 tác phẩm gồm chuyển từ Chữ Nôm sang Việt Ngữ
a). Chiện Đời Xưa, Lựa Những Chiện Hay và Có Ích (Saigon 1866), b). Kim Vân Kiều – Nguyễn Du (SG 1875), c). Cours d’Histoire Annamite (SG 1877), d). Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca (SG 1877), e). Voyage au Tonkin en 1876 (1878), f). Chuyến Đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi 1881 (SG 1881), g). Nữ Tắc (SG Guillant et Matinon 1882), h). Chiện Khôi Hài (SG Guillant et Matinon), i). Bất Cượng Chớ Cượng Làm Chi (SG 1882), j). Phép Lịch Sự Annam (SG 1883), k). Grammaire à la Langue Annamite (SG 1884), l). Kiếp Phong Trần (SG 1885), m). Cờ Bạc và Nha Phiến (SG 1885), n). Lục Súc Tranh Công (Nhà Chung Catholic Publisher 1887), o). Tam Tự Kinh Diễn Ca (SG Guillant et Matinon 1887), p). Dư Đồ Thuyết Lược (SG Imprimerie et la Mission 1887), q). Tứ Thư: Đại Học và Trung Dung (SG Rey et Curiol 1889), r). Lục Vân Tiên Chiện Nguyễn Đình Chiểu (SG 1889), s). Minh Tâm Bửu Giám (SG Rey, Curiol et Cie 1891 et 1893).
17). Paulus Huỳnh Tịnh Của: Như Ô. Petrus Ký, Ô. Paulus Của đóng góp nâng cao tiếng Việt với các tác phẩm sau: 
a). Gia Định Báo (Chủ bút tờ báo này trong các năm 1864 – 1880), b). Chiện Giải Buồn (SG 1880), c). Chiện Giải Buồn cuốn sau (SG 1885), d). Tục Ngữ, Cổ Ngữ, Gia Ngôn (SG 1886), e). Gia Lễ, Quan Tế (SG 1887), f). Bạch Viên, Tôn Các Chiện (SG 1887), g). Ca Trù Thể Cách (SG 1888), h). Chiêu Quân Cống Hồ Chiện (SG 1889), i). Thơ Mẹ Dạy Con (1890), j). Thoại Khanh Châu Tuấn Chiện (SG 1891), k). Quan Âm Diễn Ca (SG 1992), l). Đại Nam Quốc Âm Từ Vị (SG 1895).
 
VI. Chi tiết lịch sử chính trị liên quan đến việc dùng Việt ngữ:
Vì 58 bản thỉnh cầu canh tân của ông Nguyễn Trường Tộ (quan trọng nhất là làm như Nhật Bản, ký và thi hành các hiệp ước ngoại giao và thương mại với nhiều nước có kỹ nghệ, kinh tế, và khoa học tiến triển cao ở thời đó để không nước nào dám chiếm Việt-Nam làm thuộc địa riêng) bị các vua nhà Nguyễn-Phước làm ngơ (nhiều nhất vào thời Tự Đức).
Vì chính trị của thế giới đã biến đổi, rất nhiều nước đã theo chế độ dân chủ (có quốc hội, tổng thống, thủ tướng), nước khác tuy còn giữ chế độ quân chủ cũng phải lập quốc hội, thủ tướng để chia quyền, riêng các vua Nguyễn-Phước muốn “bế quan tỏa cảng” để dân không biết gì bên ngoài hầu nắm trọn vẹn tất cả quyền hành.
Vì Tự Đức từ chối tất cả các thơ thỉnh cầu ký hòa ước thương mại của Louis XVIII, Charles X, và Napoléon III; cả sau khi Pháp biểu dương lực lượng ở bờ biển VN của Montigny, Rigault De Génouilly, Page, và Charner. Vì trong vài tháng về Pháp thăm quê hương của Jean Chaignau (trưởng nhóm quân Pháp đã giúp Nguyễn Ánh đánh thắng Tây Sơn, có vợ Việt) vào triều đình và quốc hội Pháp đề nghị đánh chiếm Việt-Nam.
Nên Pháp chiếm Đà Nẵng 1858, Sài Gòn 1859. Triều đình Huế phải ký Hòa Ước Bonard (Nhâm Tuất) 1861 nhường 3 tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường cho Pháp. Năm 1867, La Grandière chiếm thêm 3 tỉnh miền tây. Pháp cai trị toàn Nam Kỳ (Cochinchine).
Cũng như các Missionaires, Pháp thấy Chữ Nôm qúa khó, phải biết rành rẽ chữ Nho mới học được Chữ Nôm. Vì Chữ Nho là chữ ngoại quốc không viết Tiếng Việt của dân dùng hàng ngày nên chỉ khoảng 10% biết, Vì nhiều Chữ Nôm do 2 hay 3 Chữ Nho ghép lại nên chỉ còn 1% biết Chữ Nôm. Như vậy 99% dân Việt mù chữ Nôm của Tiếng Việt.  
Để phổ biến luật lệ và tin tức, Pháp khuyến khích học Việt Ngữ đã nằm sẵn trong các quyển sách viết về Catholicism (Công Giáo). Họ tuyển những người biết chữ này vào làm việc hành chánh, đồng thời thiết lập hai hệ thống trường học Pháp Ngữ và Việt Ngữ, bãi bỏ học chữ Nho năm Giáp Tý 1864. Trí thức Catholics bắt đầu dùng Việt Ngữ viết sách và viết báo về truyện đạo và chuyện đời. (Nhưng văn nhân thi sĩ không là Catholics làm ngơ. Vua và các quan chống đối.)
Người lớn thấy con nít sau mấy tháng học đánh vần cầm sách báo Việt ngữ đọc oang oang lấy làm ngạc nhiên. Các vị học Chữ Nho miệt mài cả chục năm chưa đọc được sách Chữ Nho dễ dàng như vậy.
Sau đó Pháp dần dần chiếm VN từ Nam ra Bắc. Ngày 11 tháng – 5 – 1884, Pháp ký Hòa Ước Tientsin (Thiên Tân) với Tầu, giảm thiểu ảnh hưởng nặng nề của Tầu. Ngày 6 – 6 – 1884, triều đình Huế phải ký Hòa Ước Patenôtre công nhận việc cai trị toàn nước VN của Pháp. Sau đó hai hệ thống trường học Pháp Ngữ và Việt Ngữ được thiết lập trong toàn cõi Việt Nam.
 
VII. Cao trào dân Việt học và dùng Việt Ngữ (Quốc Ngữ):
Sau một thập niên, đại đa số trí thức của tất cả tôn giáo, kể cả các vị đã học Chữ Nho, thấy được sự lợi ích và quý giá vĩ đại của Việt Ngữ. Với mục đích quảng bá chữ này, danh từ Quốc Ngữ ra đời. Họ chuyển ngữ các sách Chữ Pháp, Nho, Nôm. Họ ghi lại các truyện, ca dao . . . truyền miệng. Họ viết sách và báo. Cho tới năm 1915, đã có gần 20 tờ báo phát hành:
Nam –Kỳ (Cochinchine): Gia Định Báo (1864), Nông Cổ Minh Đàm (1900), Nhựt Báo Tỉnh (1905), Lục Tỉnh Tân Văn (1905), Trung Lập Báo (1923), Phụ Nữ Tân Văn (1929).
Trung-Kỳ (Annam): Tiếng Dân (1927). Đây là trung tâm chống đối dùng Việt-ngữ vì triều đình vua và phần lớn các quan ở đây. Do đó chỉ có một tờ báo duy nhất. Quan Cao Xuân Dục, bộ trưởng Bộ Giáo Duc tuyên bố, “. . . thứ chữ do người Pháp mang đến . . .”
Bắc-Kỳ (Tonkin): Đại Nam Đăng Cổ Tùng Báo (1907), Đông Dương Tạp Chí (Nguyễn Văn Vĩnh 1913), Nam Phong Tạp Chí (Phạm Quỳnh 1917), Đại Việt Tạp Chí (1918), Học Báo (1919), Thực Nghiệp Dân Báo & Hữu Thanh (1920), An-Nam Tạp Chí (1926).
Để xóa nạn mù chữ cho người lớn, các lớp tối có tên là Đông Kinh Nghĩa Thục ra đời năm 1907 do công của nhiều vị, đứng đầu là Lương Văn Can ở Bắc Kỳ (Tonkin) và Phan Chu Trinh ở Trung Kỳ (Annam). Một người bình thường học đánh vần Việt-ngữ mỗi ngày vài giờ, sau một tháng có thể đọc được sách Việt-ngữ.
Nhưng vua và các quan vẫn chống đối. Thầy giáo Trần Qúy Cáp dạy thêm lớp tối về khuya bị quan Phan Ngọc Quát bắt và xử tử chém ngang lưng ngay sau đó. Vài ngày sau quan này được vua thăng chức.
(Việt-ngữ trong thời kỳ quảng bá hô hào toàn dân đi học để xóa -nạn mù chữ đã được goị là “Quốc-ngữ”. Nhưng thực tế ngày nay, nếu ta dùng từ Quốc-ngữ, người nghe hay người đọc sẽ bối rối, ta phải giải thích dài dòng họ mới hiểu. Vì thế tôi để từ Quốc-ngữ vào lịch sử và dùng từ Việt-Ngữ.)
Vì Việt-ngữ đem lại lợi ích thiết thực cho dân Việt nên họ rủ nhau lũ lượt đi học. Vì Việt-ngữ đem lại lợi ích vĩ đại cho văn hóa Việt và nước Việt nên các văn-nhân, thi-sĩ, dịch giả, nhạc-sĩ, soạn giả . . . đua nhau sáng tác và viết báo . . . Việt-ngữ bị các vua quan chống đối, các nhà trí thức làm ngược lại, họ khích lệ dân học chữ Việt và đả kích học chữ Nho. Sau đây là vài ví dụ:
Phan Khôi, một thi sĩ nổi tiếng trong phong trào Thơ Mới, viết: “Văn học chữ Nho là một số không to lớn . . .”
Dương Bá Trác (Cử Trác) làm thơ sau đây để bày tỏ sự hối tiếc về quá khứ học chữ Nho của chính ông:
                 Khoa danh bước đã qua rồi,
            Giật mình tỉnh dậy rằng: “Thôi xin chừa.”     
Trong bài xã thuyết đăng trong Đại Nam Đăng Cổ Tùng Báo ngày 18. 8. 1907, Vũ Bội Liên Viết:
Chữ Hán quả là cái hàng rào hiểm chắn ngang đường văn minh làm cho kẻ học mỏi lưng, tốn cơm gạo mới dùng được chữ này. Khi dùng được chữ thì trán đã nhăn, lưng đã còng vì nỗi dùi mài một đời học các điều cao xa quá. Chữ thảm, chữ hại làm cho ai mó đến cũng phải quên cả việc thường đời nay, để học việc đời xưa thực chết rồi, thực xa rồi . . .
Nguyễn Văn Vĩnh tuyên ngôn dõng dạc trong Đông Dương Tạp Chí, xuất bản ở Hà-Nội:
. . . Học chữ Quốc-ngữ là điều không tránh được, một vấn đề sống hay chết của Việt-Nam ta . . .
Một biểu ngữ treo trước cổng trường Đông Kinh Nghĩa Thục khẳng định:     
Chữ Quốc-ngữ là hồn của dân tộc,
           Phải đem ra trình trước quốc dân.
Các trí thức thời đó không những kêu gọi mọi người lớn bé già trẻ chấm dứt Chữ-Nho để học Việt-Ngữ. Họ cũng yêu cầu các văn nhân có khả năng đừng sáng tác tác phẩm thơ Chữ-Nôm nữa mà chuyển sang viết văn suôi bằng Việt-Ngữ. Họ còn yêu cầu các vị biết Pháp văn chuyển ngữ các tác phẩm ngôn ngữ Pháp sang Việt-Ngữ. Trong báo Đông Dương Tạp Chí, ông Nguyễn Văn Vĩnh viết:
Các bậc danh Nho thì nên bỏ quách cái tài ngâm hộ cho người đi [ngâm thơ Tầu giúp người Tầu]. – chỉ học cho biết nhận cái hay của người mà lại nhận là cái hay của mình. [Các bậc thi nhân] nay muốn gây cho văn tự nước Nam có kinh điển thì bao nhiêu những bậc tài hoa, nhũng người có học thức trong nước phải chuyên về văn Quốc-Ngữ [Việt-Ngữ]. Các bậc có Pháp học thì tuy rằng cái ngoại tài ấy thì phải chuyên làm tranh cạnh, làm mồi kiếm ăn, nhưng nếu muốn nhân dịp lập thân mà lại có ích cho đồng bào mình, thì phàm luyện được chút nào của người, thì cũng nên dùng Quốc Văn mà phát đạt nó ra cho cả người đồng hương được hưởng.
Tích cực hơn nữa, ba diễn giả của trường Đông Kinh Nghĩa Thục là Cử Dương, Chân Thiết, và Trúc Đàm viết chung kiến nghị gởi cho nhà cầm quyền Pháp như sau:
Nước Nam chúng tôi có khoa cử đã gần một nghìn năm vì lý do bắt chước Nước Bắc (Nước Tầu). Gần đây, chính các nhân sĩ Nước Bắc đã xin Thanh triều bãi bỏ khoa cử và mở học đường Âu Tây nên chúng tôi nghĩ không còn lẽ gì để giữ lại cái học từ chương vô ích cho nhân sinh đó nữa. Vậy chúng tôi xin chính phủ bãi bỏ khoa thi cử [Chữ Nho] và mở mang ngay Cao Đẳng học đường để đào tạo nhân tài.
 (Như đã đề cập ở trên, Pháp bãi bõ thi chữ Nho ở Nam-kỳ (Cochinchine) năm Giáp Tý 1864 (trước đó hơn 40 năm, ngay sau hòa ước Bonard năm Nhâm Tuất 1862).
Do những kêu gọi và các việc làm tích cực của giới trí thức mà đa số trước đó đã là những khoa bảng học Chữ-Nho, trước cao trào học và dùng Quốc Ngữ của dân, vua và các quan phải chấp nhận. Vua Duy Tân bãi bỏ thi chữ Nho ở Bắc-kỳ (Tonkin) năm Ất Mão 1915. Vua Khải Định bãi bỏ thi chữ Nho ở Trung-kỳ (Annam) năm Mậu Ngọ 1919.
Sau khi bãi bỏ chữ Nho, Hai hệ thống trường học được thiết lập (1) lấy Việt-ngữ (Quốc-ngữ) làm căn bản; (2) song song, Pháp lập hệ thống trường Pháp lấy Pháp-ngữ làm căn bản.
Các học giả dùng Việt-ngữ để ghi lại Văn Học Truyền Miệng từ mấy ngàn năm trước. Họ cũng chuyển viết các thơ văn bằng chữ Nho và chữ Nôm mà đại đa số dân không biết đọc. Các dịch giả cũng dịch các sách ngoại ngữ sang Việt-ngữ.
 
VIII. Chữ Viết Alphabet Đầy Đủ Các Âm Tiếng Việt:
Thành Trì Giữ Độc Lập                                
Thế-chiến II được tính đơn giản trong khoảng thời gian 1939 – 1945. Phe Trục (Axis) bên Âu-châu gồm có Quốc-Xã Đức (German Nazis) và Phát-Xít Ý (Italian Fascits), bên Á-châu có Quân-Phiệt Nhật (Japanese Militarists).
Từ năm 1940, quân Nhật từ nước Tầu tràn sang nước Việt và dùng nước Việt như nơi xuất phát để chiếm các nước Đông-Nam Á. Ngày 28. 11. 1941, Tổng Thống Roosevelt gởi thông điệp cho vua Hirohito đòi Nhật phải rút quân khỏi Việt-Nam. (Hirohito không còn quyền hành gì, tất cả đều do thủ tướng quân phiệt (Tojo Hideki) nắm giữ.
Sáng sớm Chủ-Nhật 7. 12. 1941, Nhật tấn công Pearl Harbor. Mỹ gia nhập thế chiến. Mặc dầu phe Đồng-Minh (Allies) biết họ còn phải hy sinh nhiều về sinh mạng, tiền tài, và vật chất, nhưng họ nắm chắc phần thắng.
Năm 1943, các vị lãnh đạo của Đồng Minh biết chắc sẽ thắng nên găp nhau tại hội nghị ở Cairo, Egypt để bàn về việc trả độc lập cho các nước thuộc địa. Ở hội nghị này, Thống Chế Tưởng Giới Thạch (Generalissimo Cheng Kaishek) khẳng định với TT Roosevelt: Vì nước Việt đã lập được chữ viết riêng biệt, khó hội nhập vào xã hội nước Tầu, hãy để cho nước Việt độc lập. (Chữ viết riêng biệt là Việt-ngữ ta đang dùng đây.) Như vậy, nếu VN không có chữ viết khác hẳn chữ Tầu, việc giành được độc lập rất khó. Mới đây, hồi đầu thế kỷ XX, Trước năm 1920, Mãn-Châu (Manchuria) còn là nước riêng; vì không có chữ viết riêng biệt, nên Manchuria thành một tỉnh nước Tầu.
Trong chương V-2 (Nhật Bản Mở  – Vietnam Đóng), ta thấy bất cứ lãnh vực nào, say mê hay trông nhờ nguồn gốc một nước duy nhất là dại dột và thiển cận, nhất là Việt-Nam một nước nhỏ mà lại nằm ở vị trí chiến lược toàn cầu. Tiếng nói cũng vậy; xin đừng ngụy biện nó là truyền thống. (Việc gì tốt đẹp mới giữ; điều sai lầm phải bỏ.) Hãy theo gương Anh-ngữ đã múc nguồn từ nhiều gốc khác nhau. Sau đây là đề nghị của tôi:
Nguyên tắc I: Xin hãy giảm bớt dùng chữ Chữ-Nho (gốc Tầu); và dùng chữ ngôn ngữ Việt thay thế vào.
Nguyên tắc II: Xin hãy phát âm và ghi âm tên nơi chốn nước China và tên riêng họ như tiếng Anh. (Để nhấn mạnh hai nước khác nhau hoàn toàn. Đây cũng là một hình thức tuyên bố độc lập.) Chắc là nó khó một thời gian, nhưng nó sẽ quen dần.
Nguyên tắc III: Tên các nước khác ta không Nho hóa mà dùng như tiếng Anh; (ta có thể phiên âm bằng tiếng Việt). Ví dụ ta đã dùng tên nước Algery, Iraq, Panama . . . tên thành phố Tokyo, Marseille, Quebec . . .  được; tất nhiên các nước khác thành phố khác cũng dùng tiếng Anh được. Sau một thời gian sẽ quen dần.
            Nếu để ý thêm, quý vị sẽ thấy từ đầu thế kỷ 19, cách nay hơn một thế kỷ, tiếng Việt đã có một số chữ gốc Anh-Pháp đọc trại đi (tương tự như xưa học tiếng Chinese đọc trại đi thành Chữ-Nho). Mấy ví dụ tiếng bình dân gốc Anh-Pháp:
            Ô-tô (auto), lô-gích (logic), nhà ga (gare), con-vít (vis) mít-tinh (meeting), xà-bông (savon), áo-sơ mi (chemise), cà-phê (coffee), bia (beer), rượu-xâm-banh (champagne), thịt bít-tết (beefsteak), bánh bích-qui (biscuit), quần-sọc (short), cao-bồi (cow boy), mũ cap (kép), áo-măng-tô (manteau), sô-cô-la (chocolate), bơ (beurre), phô-mát (fromage), cà-rốt (carrot), xà-lách (salade), xúp (soup), hô-ten (hotel), xe buýt (bus),  vân vân.
            Trong các lãnh vực khác, ví dụ âm nhạc, có các chữ như  piano, violin, guitar, harmonica, harmonium, . . . valse, bolero, tango, Rumba, rock, chachacha, samba,đâu cần tìm Chữ Nho gốc Chinese để đặt tên cho phức tạp khó hiểu thêm!
Thế kỷ 21 rồi, ảnh hưởng trong nhiều lãnh vực với tính cách quốc tế mỗi ngày càng tăng. Có những sáng chế từ Âu-Mỹ, (không phải từ China) có tên quốc tế rồi như radio, tivi, computer, internet, E-mail, video, calcium, aspirin, vitamin . . . mà lại giật lùi lại cố gắng tìm kiếm chữ Nho gốc Tầu! Ta không muốn gia nhập cộng đoàn thế giới, chỉ muốn dựa vào China hay sao?
Cứ khăng khăng chỉ dùng chữ gốc Tầu mà thôi là bước đi theo cùng một lỗi lầm lớn của thời đại trước. Hãy thêm chữ gốc Âu-Mỹ giúp dân ta bớt nhìn vào nước China mà nhìn thêm ra cả toàn thế giới.
 
XI. Phần Kết:
Thế kỷ thứ 9, vua nước Japan, đã khuyến khích các trí thức dùng ideograph để ghi tiếng nói của họ; do đó văn nhân thi sĩ đã dùng chữ này để viết truyện làm thơ tả nhân vật và cảnh đẹp của nước họ, không phải của nước China như ở Việt-Nam.
Thế kỷ thứ 15, triều đại Yi, vua thứ IV (1419 – 1450) nước Korea đã ra sắc lệnh dùng chữ Hangul cho tiếng nói của họ, do đó các văn nhân thi sĩ cũng làm những việc như ở Japan.
Nếu vua nước Việt cũng sáng suốt như vua nước Japan và Korea, thì Việt-ngữ đã bắt đầu được dùng từ thế kỷ 17. Mãi đến đầu thế kỷ 20, với những kêu gọi và sáng tác của giới trí thức và dân Việt đã tấp nập theo học Việt-ngữ, mấy vua nhà Nguyễn Phước mới miễn cưỡng bãi bỏ thi cử Chữ-Nho.
Ta có hai kết luận: (1) Nếu các Missionaires không đến Việt-Nam, thì không có Việt-ngữ. (2) Nếu Pháp không dùng quyền lực để xử dụng alphabet-script cho tiếng Việt, nó cũng chỉ nằm trong các sách kinh và bài giảng của Catholicism.
Ngày nay, mấy người tiếc việc đang dùng chữ Việt-ngữ (Portugese-Latin Alphabet scripts) thay thế Chữ Nôm cố ý chối bỏ sự thật là 99% người Việt đã không học đọc và viết được Chữ-Nôm.
Việt-ngữ giúp dân Việt xóa nạn mủ chữ, vì nó đọc được rất dễ dàng; Việt-ngữ tiện lợi cho người sáng tác để phổ biến văn, thơ, nhạc, kịch, triết-học, khoa-học, vân vân; Việt-ngữ giúp dân Việt giữ gìn đất nước. Ích lợi của “quả” Việt-ngữ không bút giấy nào tả hết được. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây; Xin đừng ăn cháo ‘chém’ bát.” Ta phải biết ơn những vị khai sáng, dựng xây, và truyền bá Việt-ngữ.           
–     –     –     –     –
Tham Khảo và Trích dẫn: Biểu Nhất Lãm Văn Học Cận Đại (GS Thanh Lãng) Nguồn Gốc Chữ Quốc Ngữ (LM Đỗ Quang Chính) Tiếng Việt Đáng Yêu (Tranduc Han Prudence). Chữ Viết của Người Việt Nam Qua Các Thời Đại. Nam Hoài Bão.  Photo do Anthony Cao cung cấp.
                                –               –               –               –               –