LE VIEIL HOMME ET LA MERLÃO NGƯ ÔNG VÀ BIỂN CẢ -Ernest Hemingway-𝓽𝓷𝓵 dich


 
Xin mời quý vị đọc lại một tuyệt phẩm của văn hào Ernest HEMINGWAY: 
 LÃO NGƯ ÔNG VÀ BIỂN CẢ 
Đây là vài trích đoạn rất hay (theo quan điểm của L)


 
**  Lão luôn nghĩ  đến biển như la mar, đ
ó là cách người ta gọi biển bằng tiếng Tây Ban Nha khi họ yêu biển. Thỉnh thoảng những người yêu biển cũng buông lời nguyền rủa biển nhưng họ luôn nói như thể biển là phụ nữ. Vài tay đánh cá trẻ, sử dụng phao nhựa làm phao câu và đi thuyền máy, sắm được khi gan cá mập được giá, gọi biển là el mar, tức giống đực.
 Chúng nói về biển như một đối thủ, một địa điểm hay thậm chí là một kẻ thù.
  Nhưng ông lão thì luôn nghĩ về biển như về một phụ nữ, như cái gì đó có thể ban phát hay chối ơn huệ, và nếu biển làm điều ác độc hay tàn bạo thì bởi lẽ lúc ấy biển không thể nào làm khác 

đi.

** Ông 
trãi tầm nhìn bao quát ra biển và nhận ra nơi ông đang đứng thật sự là nơi hiu quạnh vô cùng tận. Tuy nhiên, ông vẫn nhìn thấy lăng kính ở độ sâu thẳm u tối. Dây kéo dài đến tận mũi tàu; những gợn sóng kỳ lạ nhấp nhô trên mặt nước tĩnh lặng. Những đám mây đang di chuyển để gặp những cơn gió mậu dịch. Trước mũi thuyền là một đàn vịt trời nổi bật giữa 
bầu trời xanh ngát ; chúng biến mất, rồi lại xuất hiện, và ông lão biết rằng không một ai hoàn toàn đơn độc trên biển.

**Tại sao người cao tu
ổi lại thức dậy sớm như vậy? Để có một ngày dài hơn hay sao?

  **
Không phải vì đói cùng cực mà mình giết con cá đó, ông tự nhủ. Cũng không phải để bán nó. Ta đã giết nó vì sự tự kiêu. Ta giết nó vì ta là một ngư dân từ trong trứng nước. Ta yêu con cá đó vì nó vẫn còn sống và sau đó ta cũng yêu nó. Nếu ta có yêu nó,  thì việc giết nó không phải là tội lỗi.




 
++++++++++++


VÀ SAU ĐÂY LÀ SUY NGHĨ CỦA  VĂN THI SĨ Catherine RÉAULT-CROSNIER VỀ NHÀ VĂN HEMINGWAY, CÙNG VỚI VÀI CÂU TRÍCH TỪ TÁC PHẨM CỦA ÔNG-




DES LIVRES QUE J’AI AIMÉS
NHỮNG TÁC PHẨM MÀ TÔI HẰNG YÊU THÍCH

 

LE VIEIL HOMME ET LA MER
LÃO NGƯ ÔNG VÀ BIỂN CẢ 
-Ernest Hemingway
 Nhà xuất bản France Loisirs, 2012, trang1242  đến 1318

 1Hemingway (1899–1961), một trong những tác giả, tiểu thuyết gia và nhà báo vĩ đại nhất thế kỷ 20, được giải Pulitzer năm 1953 với tác phẩm L
ão Ngư Ông và Biển Cả, rồi một năm sau là giải Nobel Văn học. Tác phẩm này được Gallimard xuất bản năm 1952 và được tái bản nhiều lần. Hemingway đã biết cách tiếp cận chủ đề về tuổi già, sự khốn quẫn, sự thất thế và nỗi cô đơn một cách hết sức tinh tế và dịu dàng. Ngư p
hủ già người Cuba này vẫn tự tin dù đã trở về tay không sau khi đánh cá “tám mươi bốn ngày” (tr 1242) ba tháng.
 

Câu chuyện bắt đầu như một chuyện cổ tích: “
Ngày xưa có một ông lão một mình một ngựa, chèo thuyền câu cá giữa dòng Gulf Stream.[==
* Hải lưu Gulf Stream (hay “Dòng Vịnh”), một dòng hải lưu ấm và chảy nhanh ở Đại Tây Dương bắt nguồn từ Vịnh Mexico, chảy qua eo biển Florida và tới biển phía đông của Hoa Kỳ,
 (
theo wiki)==] (tr. 1242) Nhưng nỗi đau khổ của ông già này còn được nhấn mạnh hơn, ngược lại với một cậu trai trẻ mà ông đang giúp cậu ta học nghề, cậu là người luôn tin tưởng ông và chăm sóc ông như một người mẹ, mang nước, thức ăn cho ông, và luôn giữ ấm cho ông. “
mỗi khi ánh dương vừa tắt, cậu bé buồn bã nhìn ông trở về nhà với chiếc thuyền trống rỗng. Cậu luôn đến bên ông và giúp đỡ ông (…). Ông lão cao và gầy gò, trên gáy có những nếp nhăn như hằn đầy vết dao. (…) Toàn bộ con người của ông đều thật già nua nhăn nheo, chỉ trừ đôi mắt vui tươi và dũng cảm, xanh thẳm như màu xanh bao la của đại dương. »  (tr 
1242)
Sự thân mật giữa chú bé và ông lão thật cảm động. Đó là tình yêu thương không bộc lộ ra ngoài và sự đồng cảm. Những lời họ trao đổi với nhau rất đơn giản, thẳng thắn và Hemingway ghi lại tình bạn giữa hai độ tuổi ngược nhau này.  

–“Qué va! (Không thể tin được!),” cậu bé nói. Có nhiều ngư dân giỏi với lại cũng có những ngư dân rất cừ khôi. Nhưng chỉ có một người duy nhất như ông thôi, ông ạ.  (…)

 – Có thể tôi không to mạnh như tôi vẫn nghĩ, ông lão nói. Nhưng tôi biết nhiều mánh lới nhà nghề và tôi  có cách xử lý!. » (tr 1250)
Hemingway biết tìm từ ngữ để tả một cách tôn kính lúc ông
lão đang ngủ trong lúc ông đang bị thất thế: “Chiếc sơ mi của ông có nhiều mảnh đắp vá đến nỗi trông nó cũng hệt như cánh buồm trên con thuyền đánh cá của ông (…).  Khuôn mặt với đôi mắt nhắm nghiền này có vẻ như không còn sinh động nữa. Tờ báo được trải ra trên đầu gối ông; đôi cánh tay to mạnh giữ tờ báo trong làn gió nhẹ khi chiều về. Ông đi chân trần, chẳng có giày dép.» (tr 1247)
Ông lão ngoan ngoãn nghe lời như một đứa trẻ và rằng ông không còn đói nữa, rằng ông không thể câu được con cá nào nữa. Ông chờ đợi cái chết đến nhưng vẫn giữ nghị lực, niềm vui sống trước mặt chú bé và hứa sẽ bắt được một con cá lớn. Chú bé không hề làm ông phai nhạt ước mơ của ông, “Chúc ông may mắn” (tr 1253) và ông lão lên đường ra khơi, xa hơn thường lệ mà không tiếc nuối, không sợ hãi: “ông lão biết rằng mình sẽ đi rất xa, để lại mùi đất sau lưng,  (…); mỗi cú chèo đưa ông vào vùng hương tinh khôi của đại dương ban mai.(tr 1253)
Hemingway mô tả biển, đặt mình vào vị trí của một ông lão chỉ sống vì đại dương. Tác giả cũng biết cách để ông lão lên tiếng, làm rõ nét sự hiện diện của mình: “- Cá tráp! ông nói to, và thật lớn!  (…) Phía trên bờ biển, mây bắt đầu trông giống như những ngọn núi; (…). Ông nhìn thấy những đốm đỏ của những phi
êu sinh vật ở phần đáy vùng tối mù mịt, ở đó mặt trời chiếu những tia sáng kỳ lạ. (tr 1257)
Không thể ngờ được rằng ông đã bắt được một con cá ngừ khá đẹp. Thật phấn khởi sau khi được món quà đầy khích lệ này, ông tiếp tục tiến đến vùng biển sâu, không chút sợ hãi và thế là ông bắt được một con cá rất mạnh kéo cả thuyền. Bây giờ ông chỉ có nước phải theo nó: “Bốn giờ sau, con cá vẫn trườn nhanh, ra tuốt ngoài khơi, kéo lê chiếc thuyền đi, còn ông vẫn gồng hết sức lực, sợi dây vắt ngang lưng. » (tr 264) Ai kéo ai? Không biết nữa, nhưng ông già muốn chiến thắng để sống, để ăn, để chứng minh rằng ông vẫn còn có thể câu cá. Ông muốn bắt nó, nhưng vẫn trọng nó. Quen với việc sống thiếu thốn, ông ăn sống 
một phần con cá ngừ mới bắt được và uống nước trong chai mang theo. Ông nghĩ đến chú bé sẽ giúp ông nhiều nếu như có chú ở đây. Chú ấy vẫn trong tâm trí ông. Ông không hề quên chú, và nói  : “Tôi ước gì có chú bé ở đây. »(tr 1268)  
Tình yêu của ông dành cho biển khơi vẫn kiên trì vượt xa nỗi mệt mỏi ngày càng tăng và những cú nhảy vọt của chú cá. Cơ thể ông đã kiệt sức; ông biết mình đã bị thương nhưng không hề màng đến: “phần má bên dưới mắt đã bị một vết cắt (…)” (tr 1269) “(…) tay phải của ông đã đẫm máu. » (tr 1271) “(…) ông rõ ràng thật đau đớn, nhưng ông không chịu thừa nhận như thế. » (t
1277) “tay trái của ông đã bị tê cứng, không còn cảm giác. Ông dồn toàn bộ sức còn lại lên bàn tay phải, để ngăn chặn sợi dây tuột đi.(….) thế nên mảng lưng và tay trái của ông phải chịu những nhát cứa của sợi dây thừng;
Hemingway chia sẻ với chúng ta những suy  nghĩ  của một ông lão trong hành động tưởng tượng ra con cá này và nhân cách hóa nó: “Đó là một con cá thật đẹp, và nó không giống những con khác (…) Nó bao nhiêu tuổi nhỉ? Tôi chưa bao giờ bắt được con nào to mạnh đến thế (…). Nó tự chống chế, nó không hề hoảng sợ. Hình như nó đã có suy nghĩ nào trong đầu hay là nó chỉ đang làm bất cứ điều gì, giống tôi vậy?» (
 Tr 1266)
Ngư phủ suy nghĩ như nhà triết học, khi nhìn một con chim chích kiệt sức, đáp xuống phía sau 
thuyền của mình. Chim chích cũng hơi giống ông, nó hết hơi, kiệt sức, kiệt lực: “hãy nghỉ ngơi một chút cho thật khỏe đi, chú chim bé nhỏ của tôi,” 
 ông nói. Và sau đó, hãy cố gắng đến đất liền đi: bạn có cơ hội. Mọi người đều có cơ hội: loài người, chim, cá. » (tr 1271)
Ông lão ngư dân có vẻ cũng bị cắn rứt lương tâm về con cá nhưng không hề tuyệt vọng: “Tôi  
đã tấn công nó một cách bất ngờ (…). Chính vì những cái bẫy của tôi buộc nó phải lựa chọn. Nó đã chọn ở lại vùng nước sâu, dưới đáy biển (…) tránh xa những kẻ  hiểm độc. Nhưng rồi, chính tôi đây, tôi đã chọn đi tìm nó ở mãi nơi sâu thẳm nhất, xa hơn tất cả loài cá trên thế giới. » (tr. 1267)
Sau ba ngày “kịch chiến”, ông nhìn thấy chiều dài của con cá kiếm, lớn hơn cả chiếc thuyền nhỏ của mình và ông ngắm nhìn một cách vui thích: “(…) đột nhiên, sóng biển dâng lên phia trước thuyền, và con cá xuất hiện. Nó vùng vẫy mà vẫn chưa lên khỏi mặt nước được; nước chảy ròng ròng dọc hai bên sườn nó; nó lấp lánh trong ánh sáng;(…) Con cá nổi lên hoàn toàn trên mặt nước và sau đó, rất thoải mái dễ dàng của một kẻ bơi lội giỏi, nó lại lặn xuống. » (tr. 1276)

Người đàn ông 
đã kiệt sức; có lúc ông muốn chờ kết cuộc của sự việc nhưng rồi lại muốn tiếp tục chiến đấu: Chú cá ơi, anh bạn muốn ta chết phải không,(…). Đó là quyền của bạn.(…) Nào, hãy cố lên nào; giết ta đi. Người nào trong hai chúng ta sẽ giết người kia cũng đều không quan tr
ọng.(…) A ha, ta đang nói nhảm mất rồi. Phải thật sáng suốt để giải quyết vấn đề, bạn nghe chứ. » (tr. 1296)
Cuối cùng ông đã đạt được mục đích trong chiến công bắt được con vật lớn hơn cả chiếc thuyền của mình. Ông buộc chú cá vào mạn tàu của mình. Ông xem trọng thân xác đã im hơi này và vẫn còn sức để hóm hỉnh: “Ôi thôi tôi đã giết chú cá 
này vốn là anh em của tôi và bây giờ tôi phải làm bao nhiêu công việc nặng nhọc rồi. » (tr 1297 và 1298). Ông vui vẻ với niềm vui ngây thơ, không lường trước được mình sẽ thu hút cá mập đến. Trong ông dấy lên một niềm vui rất hồn nhiên, nhưng không lường được rằng việc này sẽ quyến rũ bọn cá mập. Ông lấy làm sung sướng và vui mừng với thành công ấy: “hãy chèo thuyền cho giỏi đi, và hãy sẵn sàng đón nhận mọi việc sẽ đến. » (tr. 1303). Ông cố gắng hết sức để buộc chặt con cá kiếm vào mạn thuyền của mình để mang nó về và ông trở lại hải cảng nhỏ của mình khi gió trở nên thuận lợi để thuyền có thể lướt về nhanh hơn.
Khi con cá mập đầu tiên đến, ông đưa ra cách xử thế của mình: “con người không bao giờ được thừa nhận chịu thua (…). Con người có thể bị tiêu diệt, nhưng không thể bị đánh bại. » (tr. 1303) Nhưng ông không khỏi tiếc nuối về cái chết của con cá và cuộc sống đơn sơ êm đềm trước đây của mình: “Điều đó thật quá tuyệt vời để kéo dài,  (…) Ước gì bây giờ đây chỉ là một giấc mơ! Ước gì tôi chưa bao giờ câu được con cá này và nằm một mình trên giường đang đọc báo.(…).”    (tr. 1303)


Ông lão đương đầu với nó, ứng phó linh hoạt và móc con cá mập bằng lao móc trước khi ném nó trở lại biển, sau đó một con khác đến, hai con nữa và nhiều hơn nữa. Ông sử dụng cây lao, mái chèo, con dao nhíp của mình nhưng dần dần, khi đến gần bến cảng, các dụng cụ đều bị hỏng và lũ cá mập gần như đã xẻ thịt hoàn toàn con cá xinh đẹp mà ông vừa mới câu được.  Ông chỉ có thể nếm thử một chút thịt cá ngừ để nuôi sống bản thân. Tất cả những gì còn lại là xác của chú cá xinh vẫn cột bên hông tàu làm bằng chứng rằng ông không hề mơ. “Mọi chuyện đã kết thúc rồi,  (…). Có lẽ chúng sẽ lại đến tấn công nữa. Nhưng trong bóng tối dày đặc, tay không có vũ khí thì ta có thể làm gì cơ ch
? » (tr. 1312) Ông cho rằng mọi chuyện đã kết thúc: “Ông cứng người: ồng đau đớn khắp nơi, sự buốt giá khi đêm về làm tất cả những vết thương trỗi dậy,  trong cơ thể làm việc quá sức của ông. » (tr. 1312) Ông lão biết rằng cậu bé đang đợi mình ở đó, rằng ngày nào nó cũng đi ngang căn nhà tồi tàn của ông phòng khi ông trở về, sẵn sàng lo việc ăn uống của ông , đắp chăn ấm cho ông, nói chuyện với ông để ông luôn vững tin.
Bây giờ ta trở lại bến cảng. Trên bãi biển, “những ngư dân đang bao vây con thuyền, họ kiểm tra bên mạn thuyền đang cột theo vật gì. Một người trong số họ(…) đã dùng sợi dây để đo chiều dài của bộ xương.» ( tr 
1315) và trong nhà ông lão thì, “trong căn nhà gỗ đằng kia,(…) ông lão đang ngủ vùi. Ông vẫn nằm sấp. Cậu bé ngồi bên cạnh nhìn ông ngủ. Ông lão mơ thấy sư tử. 
» ( 
tr 1318)
Cuốn sách mang tính nhân văn sâu sắc này là một bài ngợi ca gửi đến biển cả, đến ông lão ngư dân không bao giờ tuyệt vọng trước mọi khó khăn, người luôn duy trì tình bạn với đứa trẻ mà ông đã giúp đỡ và sau đó chú bé là người đã lo lắng và nâng đỡ khi ông về già. Trong bài ca khởi đầu này, một bài tán tụng việc tôn trọng mọi sự sống, bất kể người chiến thắng là ai. 
Chỉ có niềm hy vọng là vẫn giúp chúng ta sống sót, lòng trung kiên bất chấp thời gian và sự suy sút về mọi mặt, và tình yêu xuyên qua cái chết.

30 août 2012 (30/8/2012)
Catherine RÉAULT-CROSNIER – 
 
𝓽𝓷𝓵 dich