1/- Đoạn văn hài hước dí dỏm của tác giả Jean d’Ormesson:Tiếng Pháp -Ngôn ngữ về động vật (năm ngoái L có giới thiệu về ông, nay xin gởi lại tiểu sử). Văn của ông rất hay nhưng rất khó dịch; giá như còn anh Phạm Trọng Lệ để sửa bài dùm cho L Xin mời anh Ngô Tằng Giao và quý anh chi sửa dùm L nha. 2/- Vài đoạn trong hai tác phẩm khác của Jean d’Ormesson Cảm ơn các anh chị 𝓽𝓷𝓵 ====================================== I/– Một đoạn văn hài hước về động vật do Jean d’ Ormesson viết Tiếng Pháp là một ngôn ngữ về động vật “Cận thị như một chú chuột chũi “, “xảo quyệt như một con cáo” ” nhét chặt như cá mòi trong hộp“… Các từ vựng vay mượn trong thế giới động vật không chỉ trong truyện ngụ ngôn của La Fontaine, mà xuất hiện nhan nhản khắp mọi nơi. ======= Đây là bằng chứng: rằng bạn tự phụ như một anh gà trống, mạnh mẽ như một con bò, bướng bỉnh như một con lừa, láu lỉnh như một con khỉ hoặc đơn giản là một chú thỏ rất hăng say, bạn là tất cả, rồi một ngày sẽ trở thành một con dê cái đối với chú chim cút có đôi mắt nai dịu hiền. Bạn đến cuộc hẹn đầu tiên, kiêu hãnh như một chú công và tươi khỏe như một anh cá chép và coi chừng nhe, không phải nhu mì như chú mèo đâu! Bạn làm con sếu đứng chờ mỏi mòn suốt trên một chân, và tự hỏi không biết nàng chim dẻ gà này (người phụ nữ quá hiền) có thực sự gởi một con thỏ cho bạn không (lỗi hẹn) ![]() Có con cá chình dưới phiến đá (có ẩn khuất gì đây), nhưng lại có con dê đực làm thám báo (kẻ bung xung- Scapegoat, một người được chỉ định là người chịu trách nhiệm duy nhất cho một cái gì đó. (Trong số những người Do Thái, vào ngày Lễ Chuộc Tội, một con dê được mang đến cho thầy tế lễ thượng phẩm và bị buộc tội tượng trưng với tất cả tội lỗi của Israel và sau đó bị đuổi vào vùng hoang dã.) – đã gởi dùm cho bạn tin báo này, đó là cái đầu con chim hồng tước (người khờ khạo nhẹ dạ) vẫn là người bạn quá thân thiết của bạn như chú heo đã xác nhận điều này: con gà mái này thật duyên dáng hấp dẫn (có khả năng quyến rũ như chú khuyển), cô nàng thực sự là một con báo (có sắc đẹp và nét quý tộc) Chắc chắn, bạn sẽ là một con cóc điên dại vì tình (tê tái cõi lòng).Tuy nhiên, cô nàng vẫn đối xử với bạn như một chú khuyển (không tôn trọng bạn) Bạn sẵn sàng hét lên eo éo như một con chồn hôi nhưng rồi con ruồi tinh khôn (người mưu mẹo) cũng đến. Thế là tốt rồi- Bạn nghĩ rằng bị trễ mười phút, không có gì để làm gãy ba chân của chú vịt đâu (chẳng có gì mà ầm ĩ). Và rồi nàng chuột yêu kiều (cô gái đáng yêu), mặc dù cổ dài và mượt như của loài thiên nga và bờm sư tử (mái tóc dày và êm) của cô ấy, và dáng người thực sự phẳng như một con cá bơn, cận thị như một chú chuột chũi, thở ồn ào như hải cẩu và cười như một chú cá voi cũng đến thôi. Đó là một miếng da bò (người hung dữ), bạn biết chứ! Và bạn, bạn bị dính như một con chuột vào bẫy (không có cơ hội thoát khỏi tình huống tai hại) Thế là bạn trợn đôi mắt cá hét lên (ngớ ngẩn, ngây ngô), bạn trở nên đỏ như tôm càng (bị đỏ như rám nắng), nhưng bạn vẫn im như cá chép (câm như hến)- Nàng luôn muốn kéo những con giun ra khỏi mũi bạn (làm cho một người hầu như không nói điều gì, khéo léo trích xuất sự tự tin từ họ) Nhưng bạn nhảy từ gà trống sang chú lừa (chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác không liên quan với nhau) và cuối cùng bạn nhấn chìm con cá (vẽ chuyện trong một cuộc thảo luận với những câu ngụy biện)- Bạn có con gián trong mình (bị suy sút tinh thần), và bạn chỉ chực khóc rống lên như một con bê -(hoặc nước mắt cá sấu,- làm bộ khóc thê thảm tùy theo trường hợp). Cuối cùng bạn nắm lấy hai sừng của con bò mộng (cương quyết và can đảm đưa ra quyết định) và bịa ra một cơn sốt ngựa (sốt rất nặng) cho phép bạn chuồn nhanh lẹ như thỏ rừng. Không phải bạn là gà mái ướt (sợ sệt), bạn chỉ không muốn trở thành gà tây của trò đùa (bị chế giễu) Bạn có thể rất hiền lành, dịu dàng như một con cừu non với dáng vẻ con gấu không trau chuốt (dị dạng xấu xí), bạn đừng tự cho mình là một con chim bồ câu bởi vì bạn có thể trở thành con sói trong đàn cừu. Và này bạn, có ích gì đâu khi chúng ta cứ nhìn nhau như những chú khuyển bằng sành vậy (ngồi đối mặt nhau mà không biết phải nói điều gì) Nghĩ cho cùng, ta hãy trở lại với đàn cừu nào (trở lại vấn đề đang bàn cãi) Bây giờ ban đói lả như con sói (rất đói), và ước mong sao được ngủ như con chuột sóc (ngủ thật sâu)- Và điều quan trọng nhất là bạn có những con mèo khác để quất (còn nhiều việc quan trọng hơn phải để tâm) Đoạn thư dí dỏm của Jean d’Ormesson -thailan dịch ===== II/- – Jean d’Ormesson -2007 Jea n Lefèvre d’Ormesson,- bá tước d’Ormesson, Jean d’Ormesson- (16/6/1925- 05/12/2017) là nhà văn vua biết mặt, chúa biết tên (giao ti ếp với những tổng thống, thủ tướng…), nhưng cả nước coi như một người trong gia đình, nhờ gần năm mươi cuốn sách và sự tham dự của ông trên truyền thanh, truyền hình, từ những chương trình văn hoá có uy tín tới những chương trình bình dân nhất. Jean d’Ormesson là một huyền thoại sống (mythe vivant). Một ông già rất trẻ, một nhà quý tộc rất bình dân, một nhà văn kiến thức mênh mông nhưng ngôn ngữ đơn giản. Nhất là cặp mắt xanh ranh mãnh và một niềm lạc quan không có gì lay chuyển nổi. Jean d’Ormesson được coi là một “nhà văn của hạnh phúc” (écrivain du bonheur). Văn của ông nổ vui như rượu sâm banh, là một liều thuốc bổ. Sự thực, văn Jean d’Ormesson nhẹ nhàng, không một chút làm dáng, kênh kiệu, nhưng diễn tả những suy nghĩ sâu xa của một tác giả uyên bác, thạc sĩ triết, tốt nghiệp đại học văn chương uy tín nhất: Normal Sup. Như Oscar nói: Cái sâu xa ở ngay trên bề mặt. Emmanuel Macron nhắc đến cái nhẹ nhàng, trang nhã của Jean d’Ormesson: “Nhẹ nhàng không có nghĩa là hời hợt, chỉ trái nghĩa với nặng nề”. (HUYỀN THOẠI SỐNG – Văn -9 Tháng Mười Hai, 2017-) Xin trích vài đoạn văn trong hai tác phẩm của D’Ormesson: 1/-Tác phẩm Tôi đã làm gì vậy? (2008)- Qu’ai-je donc fait?) …………. Tôi đã làm gì vậy? Tôi yêu dòng nước, yêu ánh sáng, yêu vầng dương, những buổi sáng mùa hè, hải cảng, yêu sự êm dịu của buổi chiều tà trên đồi núi và một loạt chi tiết không quan trọng tí nào như cây ô liu tròn vo ấy trong vịnh Fethiye *1/ vẫn luôn trong trí nhớ của tôi hay một cầu thang màu xanh dương và trắng có hai đài nước hai bên trong một ngôi làng ở Pouilles*2/ mà tôi quên tên rồi. Tôi không hối hận đã đến đó, cũng không hối tiếc phải ra đi đến một nơi xa lạ mà không ai có thể biết bất cứ điều gì, ơn Trời. Tôi nhận ra rằng cuộc sống rất đẹp và khá dài theo ý thích của tôi. Tôi đã rất may mắn. Xin cám ơn. Tôi đã phạm những tội lỗi về hành động, sai lầm về hiểu biết. Cho tôi xin lỗi. Thỉnh thoảng bạn hãy nhớ đến tôi. Hãy chào thế giới dùm tôi một khi tôi không còn trên cõi đời này nữa. Thật là một cỗ máy kỳ lạ luôn rơi nước mắt đau buồn tột cùng và làm tràn trề hạnh phúc. Một lần nữa tôi trở lại thời gian uổng phí và thời gian có ích đã qua, và tôi tự nhủ, cũng có thể là tôi nhầm, rằng tôi có được thời gian ấy, tôi được tặng không, cùng với thật nhiều ân huệ và thiện chí – vâng tôi được tặng điều tuyệt vời nhất của sự vĩnh cữu: cuộc đời của một con người giữa những con người khác. (hết trích) ……………….. Trích từ tác phẩm Tôi đã làm gì vậy? (2008)- Qu’ai-je donc fait? – Jean d’Ormesson- GHI CHÚ *1/- Fethiye là một huyện thuộc tỉnh Muğla, Thổ Nhĩ Kỳ. *2/- Vùng Đông Nam nước Ý. ========== 2/- Tác phẩm: Một ngày kia, tôi sẽ ra đi mà chưa nói hết mọi điều- – Un jour je m’en irai sans en avoir tout dit ( 2013) ![]() *** A] ==Trích Phần I CHƯƠNG II Trong chương này tác giả đã âm thầm tự đưa ra những quyết định đúng đắn Từ đó tôi không bao giờ rời xa Marie nữa. Và nàng cũng không bao giờ rời bỏ tôi nữa, nhờ một dịp may khó tin. Hầu như tất cả mọi thứ tôi có được là nhờ nàng. Và trên hết là nhờ nàng mà tôi trở lại có cảm tình với một thế giới mà khi vắng nàng tôi đã quên mất thói quen là có sự hiện hữu của họ. Không có nàng, tôi lang thang, trong nỗi chơi vơi và chán chường. Tôi không làm gì cả. Tôi chẳng trông đợi gì lớn lao. Tôi đang đánh mất cuộc đời của tôi. Tôi đi tha thẩn không có định hướng. Nàng đã đem nước, cây cối, ánh sáng, nỗi vui, niềm hy vọng lại cho tôi. Tôi sống hết lòng với nàng. Nàng cũng đã yêu thương tôi hết mực. Nàng làm cho tôi xấu hổ vì sự lười biếng của mình. Vào thời điểm đó, tôi đã không còn trẻ măng nữa, lứa tuổi thanh thiếu niên đã qua rồi. Tôi thì chưa nhiều tuổi quá. Theo như địa lý và sử học, theo như sự tình cờ, theo đạo luật, thì tôi có rất nhiều lợi thế. Tôi có nhiều đặc huệ. Tôi không bị đói. Tôi sẽ không chết khát ở trong sa mạc. Tôi không bị nóng bức khi ở vùng khí hậu ôn hòa. Tôi không phải chịu đựng cảnh rét buốt. Tôi có một mái nhà vững chắc. Tôi được ăn mặc khá chỉnh tề. Và hầu như tôi chẳng làm gì cả. -Anh à, anh chẳng làm được trò trống gì, thì anh nên viết cái gì đi chứ, nàng nói với tôi. Anh thích đọc sách mà. Anh thường kể cho em về những nhà văn mà anh yêu thích. Có lúc anh cũng ăn nói văn chương lắm chứ. Vậy thì hay làm giống như họ đi. Anh hãy viết lách đi. Ôi Trời! Viết ư? Mà viết cái gì cơ chứ? Đối với tôi, sách giống như những vật thiêng liêng. Tôi để chúng ở nơi cao lắm. Chứng từ đầu đến thế? Việc chúng xuất hiện thật là bí hiểm. Ý tưởng bắt đầu viết một cuốn sách làm tôi hoảng sợ. Viết sách để nói gì chứ? Tôi thì rất yêu thích sách hay, nhưng tôi cũng thừa biết rằng, nhất là thời buổi này khi mà chúng bỗng trở nên hằng hà sa số như thế, thì rất nhiều, đa số, hầu như gần hết trong số đó thật sự là sách xấu. Viết một cuốn sách không hay sẽ khiến cho nữ độc giả chán ngắt và bất cứ độc giả nào cũng sẽ có quyền chế giễu làm tôi đau xé lòng. Tôi chỉ muốn im lặng. Tôi chọn con đường an toàn nhất : quyết định không làm gì cả. – Thế nào? Marie hỏi tôi. – Anh đang do dự, tôi nói. Tôi chẳng do dự gì cả. Tôi đã quyết định làm điều tối thiểu trong mức độ có thể và vẫn tiếp tục một cuộc sống mà không bao giờ có chuyện gì xảy ra hết. Tôi yêu vô cùng những ngày tháng nhàn rỗi trống không với những giây phút vẫn đang trôi qua mà không phải vướng bận bởi những thứ vô nghĩa phụ thuộc vào hành động hoặc nhiệt huyết đã chiếm hữu và kiểm soát lấy ta. Tôi ngủ rất nhiều giờ. Tôi quên hết. Tôi không cần biết thời gian trôi qua như thế nào. **B]==Trích Phần II CHƯƠNG VI Sự hoan hỉ và nỗi lo sợ Sự hoan hỉ và nỗi lo sợ. Không phải tôi cảm nhận được điều đó chỉ khi viết lách. Điều đáng chú ý nhất cà trong lịch sử và trong sự hiện hữu của mọi người trong chúng ta, đó là sự cân bằng chưa bao giờ bị phá vỡ giữa niềm hạnh phúc và nỗi đau. Ta có cảm nhận như có một sức mạnh huyền bí ngăn trở cả thứ này lần thứ kia không được tồn tại mãi mãi. Nói theo như Aragon, không có điều gì đạt được hoàn mỹ cho dân tộc hoặc loài người cả. Ngay cả sức mạnh hoặc sự yếu đuối. Sức khoẻ là một tình trạng không báo trước bất cứ điều gì hay tốt cả và thiên nhiên thường có đủ điều kiện đáp ứng để chữa khỏi bệnh tật. Cũng có thể sẽ ra con đỏ hai mươi lần liên tiếp- nhưng rốt cuộc rồi con đen sớm hay muộn cũng buộc phải hiện ra thôi. Có một quy tắc không phải chịu ngoại lệ: những kẻ có thế lực sẽ bị hạ thấp, những người hèn mọn sẽ được tôn lên. Trong tất cả mọi việc,chỉ có sự thắng lợi là thất bại. Và, trong đáy sâu thẳm nhất của hố vực, niềm hy vọng luôn hiện hữu ở đó. Bởi vì trong lòng nhân từ của Thượng Đế, ngài đã cho nỗi buồn phiền có được một người anh chị em và ngài đã gọi nó là niềm hy vọng. Tính kiêu ngạo sẽ bị phạt và những người khốn khổ, bằng cách này hoặc cách khác, cuối cùng rồi cũng leo lên ngai vàng. Từ hai nghìn năm trăm năm trước, Sophocle đã biết trước điều ấy: “Đối với loài người, không có gì là vĩnh cửu, ngay cả đêm tối đầy tinh tú, những khổ đau, hoặc của cải; tất cả những thứ đó bỗng dưng một ngày đều bỏ đi, và thế là đã đến lượt kẻ khác đến hưởng thụ- trước khi mất hết mọi thứ”. Sự bấp bênh có thể kéo dài. Điều này không thể tránh được. Gióp *1/ bị đày tự sự phồn vinh xuống đất bùn rồi từ bùn đất bẩn thỉu lên đến thịnh vượng. Trong suốt cuộc đời, ta chỉ biết run sợ và thảo lên những dự án. Lịch sử của thế giới mà ta dạy cho con cháu ta nghe kể về điều gì vậy? Những thành phố, những vương quốc, những đế quốc *2/, được sinh ra, phát triển, trở nên thịnh vượng, rồi biến mất. Cresus *3/ , là kẻ chiến thắng một thời gian dài, đã bị Đại đế Cyrus *4/ đánh bại ở Sardes, Cyrus đã sáng lập ra một đế quốc vĩ đại, và cũng như tất cả những đế quốc khác đã được an bài để bị suy sụp và bài vong dưới những trận đánh của Alexander Đại đế. Trong suốt quá trình lịch sử và ở hầu hết khắp nơi đã có hàng nghìn Cresus và hàng trăm Cyrus. Sau khi thống trị nhiều thế kỷ trên tất cả những vùng đất nổi tiếng, sau cùng đế quốc La Mã nghĩ rằng đã được ổn định mãi mãi theo hình tượng của Roma, được gọi là “Thành Phố bất diệt “- và rồi cũng đã bị đánh bại. Đế quốc (thuộc) xứ Bi-dan-Xơ và đế quốc Trung Hoa đã thoát khỏi tai họa và sự phục hưng bấp bênh. Gần với chúng ta hơn, chủ nghĩa cộng sản theo Mác được cho rằng đã khai mở một thời đại mới và không thể đi ngược lại trong lịch sử thế giới. Hitler nghĩ rằng ông ta làm việc trong suốt cả nghìn năm. Và chủ nghĩa quốc xã và Liên Bang Xô Viết tin tưởng rằng không gì có thể đánh đổ họ thì đều liên tục bị triệt phá cả. Nói về ngắn hạn thì trên thế giới, không có sự công bằng cũng như không có chân lý. Về dài hạn, sự tiến triển của thế giới thì lẫn với cái mà ta có quyền được gọi là công bằng và chân lý, bởi vì ta không còn điều gi khác hơn để thiết tha nữa. Tất cả mọi thứ đều thay đổi. Tất cả đều cải hoá. Tất cả đều sụp đổ. Tất cả đều vẫn như thế. Đầu óc chúng ta không bao giờ ngừng quay vòng giữa điều thiện và điều ác, từ sự buồn rầu đến hy vọng và từ hy vọng đến buồn rầu, từ lòng mong muốn đến sự chán chường và từ chán chường đến ước ao. GHI CHÚ *1/-Gióp: nhân vật trong Kinh Thánh: ông chấp nhận tất cả những điều gian khổ mà Đức Chúa Trời bắt ông phải hứng chịu **2/- Một đế quốc có thể bao gồm một nhóm vương quốc. 3/-Cresus: vua xứ Ly-đi (xưa ở vùng biển E-giê). 4/-Cyrus: thành lập ra đế quốc Ba Tư, chúa tể vùng Tây Châu Á- Tác phẩm: Một ngày kia, tôi sẽ ra đi mà chưa nói hết mọi điều: Un Jour je m’en Irai sans en avoir tout dit– 2013 -Jean d’Ormesson- ) tháilan dịch |