Cuộc Ngưng Bắn đêm Giáng Sinh – Thái Lan dịch Khi họ nói KHÔNG Với Chiến Tranh – David G. Stratman – TháiLan dịch – 22/6/2012- Đó là vào ngày 25 tháng 12, năm 1914, chỉ mới 5 tháng kể từ khi bắt đầu Thế Chiến thứ I. Lính Đức, Anh và Pháp đã thật chán chường và mệt mỏi với những cuộc bắn giết vô nghĩa, đã bất tuân thượng cấp của họ và đã thành huynh đệ với “Kẻ thù” trong suốt hai phần ba của Mặt Trận phía Tây (một trọng tội với bản án tử hình vào thời chiến). Những đội quân Đức giương cây thông Giáng Sinh lên trên các chiến hào với biểu ngữ “Chúc Mừng Giáng Sinh”. “Bạn không bắn,chúng tôi cũng không bắn”. Hàng ngàn dòng quân lính lũ lượt băng qua một vùng đai trắng với toàn thân người thối rữa rãi cùng khắp. Họ ca những bài hát mừng Giáng Sinh, trao đổi hình ảnh của gia đình thân thương ở quê nhà, chia nhau phần lương thực, chơi túc cầu với nhau, hoặc ngay cả quay thịt. Binh lính ôm hôn những người mà trước đây vài giờ họ đã nhắm bắn. Bộ Tư Lệnh Tối Cao của cả hai phe đều cảm thấy ghê sợ. Đây là thảm họa đang hình thành: binh lính tuyên bố tình huynh đệ với nhau và từ chối đi chiến đấu. Tướng lãnh của cả hai phe tuyên bố việc hòa giải tự phát sinh là mưu phản và bị đưa ra tòa án quân sự. Vào tháng 3 năm 1915 phong trào huynh đệ chi binh đã bị triệt hạ và máy chém đã được đưa vào xử dụng . Đến thời điểm ngưng chiến vào năm 1918, mười lăm triệu nạn nhân đã bị hành hình. Rất ít người nghe nói đến câu chuyện về Cuộc Ngưng Bắn đêm Giáng Sinh. Vào ngày Giáng Sinh năm 1988, một câu chuyện của Boston Globe kể rằng một xướng ngôn viên đài phát thanh FM địa phương đã cho phát rất nhiều lần bài ” Giáng Sinh ở Chiến Hào”, một ballad ( bài dân ca hoặc về truyền thống dân tộc) về Cuộc Ngưng Bắn đêm Giáng Sinh- và họ đã rất sửng sốt về hậu quả của việc này .Bài hát đã trở nên bài được yêu cầu nhiều nhất trong suốt kỳ nghi lễ ở Boston trên rất nhiều trạm phát thanh FM. Và người xuống ngôn viên nói thêm” Tôi càng kinh ngạc hơn khi thấy không phải số lần bài hát được yêu cầu mà chính là phản ứng sau đó của những thính giả trước đây chưa bao giờ được nghe bài hát đó : “Họ gọi cho tôi với tâm trạng rất xúc động, đôi khi nghẹn ngào và bật khóc, nói rằng ” Ôi Trời, tôi vừa được nghe những lời gì vậy?” Quý vị thật dễ dàng đoán được vì sao những thính giả đó phải bật khóc chứ? Câu chuyện về Cuộc Ngưng Bắn đêm Giáng Sinh đi ngược lại với phần lớn tất cả những gì chúng ta được nghe về loài người. Câu chuyện ấy đã cho chúng ta một ý niệm về thế giới theo ước mong của chúng ta, và nói lên rằng” Việc này đã thật sự xảy ra một lần rồi”. Điều này nhắc chúng ta nhớ về những cảm nghĩ mà ta đã giấu kín, vượt ra ngoài tầm của các câu chuyện trên truyền hình và báo chí, và cho ta biết cuộc sống con người thật tầm thường và thấp kém như thế nào. Sự kiện này giống như ta được nghe rằng những ước mơ sâu kín nhất của ta thật sự là có thật: Thế giới thật ra có thể khác đi. Trích dẫn từ “Chúng ta CÓ THỂ Thay Đổi Thể Giới“, David G. Stratman : Ý Nghĩa Thật của Cuộc Sống Hằng Ngày (New Democracy Books, 1991) TháiLan dịch Đội quân Đức và Anh đang cùng nhau mừng Giáng Sinh nhân một cuộc đình chiến tạm thời của thời điểm ác liệt của Chiến Tranh Thế Giới thứ II. Sự việc này được gọi là Cuộc Ngưng Bắn đêm Giáng Sinh Soldiers playing soccer in No-Man’s Land during the Christmas Truce in 1914. Binh lính chơi túc cầu ở vùng đai trắng vào Cuộc Ngưng Bắn đêm Giáng Sinh, 1914 ******* BÀI CA GIÁNG SINH TRÊN CHIẾN HÀO – John McCutcheon– TháiLan dịch Christmas in the Trenches – : Tác giả & trình bày John McCutcheon https://www.youtube.com/watch?v=sJi41RWaTCs&gl=DE CHRISTMAS IN THE TRENCHES- John McCutcheon ” My name is Francis Tolliver. I come from Liverpool. Two years ago the war was waiting for me after school. To Belgium and to Flanders, to Germany to here, I fought for King and country I love dear. It was Christmas in the trenches where the frost so bitter hung. The frozen field of France were still, no Christmas song was sung. Our families back in England were toasting us that day, Their brave and glorious lads so far away. I was lyin’ with my mess-mates on the cold and rocky ground When across the lines of battle came a most peculiar sound. Says I “Now listen up me boys”, each soldier strained to hear As one young German voice sang out so clear. “He’s singin’ bloddy well you know”, my partner says to me. Soon one by one each German voice joined in in harmony. The cannons rested silent. The gas cloud rolled no more As Christmas brought us respite from the war. As soon as they were finished a reverent pause was spent. ‘God rest ye merry, gentlemen’ struck up some lads from Kent. The next they sang was ‘Stille Nacht”. “Tis ‘Silent Night’” say I And in two toungues one song filled up that sky. “There’s someone commin’ towards us” the front-line sentry cried. All sights were fixed on one lone figure trudging from their side. His truce flag, like a Christmas star, shone on that plain so bright As he bravely strode, unarmed, into the night. Then one by one on either side walked into no-mans-land With neither gun nor bayonet we met there hand to hand. We shared some secret brandy and wished each other well And in a flare-lit soccer game we gave ’em hell. We traded chocolates, cigarettes and photographs from home These sons and fathers far away from families of their own. Young Sanders played his squeeze box and they had a violin This curious and unlikely band of men. Soon daylight stole upon us and France was France once more. With sad farewells we each began to settle back to war. But the question haunted every heart that lived that wondrous night “Whose family have I fixed within my sights?” It was Christmas in the trenches where the frost so bitter hung. The frozen fields of France were warmed as songs of peace were sung. For the walls they’d kept between us to exact the work of war Had been crumbled and were gone for ever more. My name is Francis Tolliver. In Liverpool I dwell. Each Christmas come since World War One I’ve learned it’s lessons well. That the ones who call the shots won’t be among the dead and lame And on each end of the rifle we’re the same. “ |