Giáo sư Nguyễn Lý Tưởng trả lời các câu hỏi của Mai Ly Do về ngày 30/4/1975

 Chương Trình Những Vấn Đề Hôm Nay do GS Nguyễn Lý-Tưởng phụ trách lúc 6:00 PM giờ Cali tối Thứ Ba 30 tháng 4 năm 2019 (tức 8:00 PM giờ Houston, Oklahoma)…GS Nguyễn Lý-Tưởng trả lời các câu hỏi của Mai Ly về tình hình chính trị, thời sự Hoa Kỳ và Thế giới (VN)
Mai Ly (01): Chương trình phát thanh hôm nay đúng vào ngày 30/4/2019 là ngày  Việt Nam Cộng Hòa bị Cộng Sản Hà Nội cưỡng chiếm cách nay 44 năm mà chúng ta thường gọi là “Ngày Quốc Hận 30 tháng 4”, Giáo Sư đã từng là nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động chính trị và là Dân Biểu Việt Nam Cộng Hòa, từng là nhân chứng trong giai đoan lịch sử trải qua 30 năm (từ 1945-1975) xin Giáo Sư cho Mai Ly cũng như quý vị thính giả của đài biết về những nhận định của Giáo Sư về ngày “Quốc Hận 30/4/1975”đặc biệt về “lời phân trần của Đại Tướng Dương Văn Minh: Tại sao ông đã tuyên bố đầu hàng quân xâm lăng Bắc Việt?” và lời Tuyên bố của Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald Reagan về ngày 30/4/1975 “Chấm dứt chiến tranh không phải là việc Mỹ rút quân về là xong, mà cái giá phải trả cho loại hòa bình đó, là ngàn năm tăm tối cho các thế hệ sinh ra tại Việt Nam về sau.”
GS Nguyễn Lý-Tưởng
Trong tuần đầu tháng 4/2019, đài phát thanh Việt Nam của Mai Ly đã cho phát lại bài của GS Nguyễn Lý-Tưởng nói về ngày 30/4/1975, trong dịp đó, chúng tôi đã nói lến tất cả những gì tôi biết về ngày 30/4/1975. Hôm nay, tôi xin đọc một bài thơ do tôi mới sáng tác, có tựa đề “Nỗi Buồn Tháng Tư” để nhớ đến chiến sĩ đồng bào, bà con, bạn bè đã chết trong ngày 30/4/1975, đặc biệt các bạn tù đã chết trong các trại tù cải tạo của Cộng Sản khắp nơi trên đất nước Việt Nam từ Nam chí Bắc sau ngày 30/4/1975 và những đồng bào vượt biên, vượt biển đi tìm tự do đã chết trong rừng sâu hay bị chìm dưới lòng đại dương. Cầu xin cho các linh hồn ấy được nghỉ ngơi muôn đời nơi miền cực lạc.
Và sau đây là bài thơ “Nỗi Buồn Tháng Tư”
“Ta lớn lên giữa thời ly loan, -không đêm nào được ngủ yên. -Hạnh phúc đến rồi đi như giấc mộng, -Cuộc sống lênh đênh, thuyền lướt sóng.-Tuổi trẻ phiêu bạt xứ người, -Quê hương chỉ là trong kỷ niệm.-Người yêu đến trong giấc mơ, lấy hư làm thật. –Nghìn dòng suối đều chảy ra Biển Đông, – chỉ nước sông Nhược chảy về núi Tây. –Em tồn tại như hoa vàng mùa Thu trong cơn bão tuyết.-Ta gặp nhau tận cuối trời,-đá mòn rêu nhạt, nước chảy hoa trôi!-Hạc vàng bay mất tự ngàn xưa…-Cỏ thơm xanh biếc bãi sông,-trận cuồng phong thổi đến,-cúi đầu nhìn lại lúc chia tay.-Mặt trời bên kia đỉnh núi, -đại lão nhìn cảnh hoàng hôn, ngồi đợi xe mây.-Ôi! Cuộc đời còn lại bấy nhiêu năm – mà mơ ước…”
Bây giờ tôi xin trả lời câu hỏi…Câu hỏi này có hai phần (1) Thư phân trần của Đại Tướng Dương Văn Minh từ Pháp gửi cho Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi tại Hoa Kỳ (2) Tuyên bố của TT Ronald Reagan (1980-1988)…
Thời gian từ 1975 đến 1988 (13 năm) tôi bị tù dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam gọi là “học tập cải tạo” tôi có gặp Đại Tá Nguyễn Lễ Trí (sinh 1920) là người đã hai lần giữ chức vụ Chánh Văn Phòng của Dương Văn Minh. Lần thứ nhất vào năm 1963 và lần thứ hai vào năm 1975. Vợ của ông Nguyễn Lễ Trí là em ruột của vợ Dương Văn Minh. Mẹ vợ của Dương Văn Minh ở với vợ chồng Nguyễn Lễ Trí. Năm 1975, khi Dương Văn Minh đầu hàng quân Cộng Sản Hà Nội thì Nguyễn Lễ Trí là Chánh Văn Phòng của Dương Văn Minh và đang có mặt tại Dinh Độc Lập. Hầu hết những người đứng sau lưng Dương Văn Minh tại Dinh Dộc Lập trong giờ phút tuyên bố đầu hàng, đều được miễn học tập cải tạo…chỉ có một số người bị đi “học tập cải tạo” trong đó có Đại Tá Nguyễn Lễ Trí và những nhân viên trong Phủ Tống Thống làm việc với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu mà Đại Tướng Dương Văn Minh vẫn giữ lại làm việc vì chưa kịp thay thế. Riêng Đại Tá Nguyễn Lễ Trí là người mới, người tin cậy của Dương Văn Minh mà vẫn bị đi tù cải tạo sau 30/4/1975. Tôi gặp Đại Tá Nguyễn Lễ Trí vào khoảng 1980 tại trại tù Hà Tây (tỉnh Hà Sơn Bình) lúc đó ông đã bị tù cải tạo hơn 05 năm rồi, sức khỏe sa sút, tinh thần bạc nhược và bất mãn tột cùng. Ông cho tôi biết vào tháng 11/1963, sau khi lật đổ TT Ngô Đình Diệm, Dương Văn Minh là Quốc Trưởng và mời ông Nguyễn Ngọc Thơ (Phó Tổng Thống của Ông Diệm) đứng ra thành lập Tân Chính Phủ. Một hôm, Dương Văn Minh ra lệnh cho ông Nguyễn Lễ Trí (lúc đó mang cấp bậc Thiếu Tá) lái xe đến nhà Dương Thanh Sơn (em ruột Dương Văn Minh, lúc đó là Thiếu Tá Quân Cụ) để đón một người…Sau này ông Nguyễn Lễ Trí mới biết, đó là Dương Văn Nhật, em ruột Dương Văn Minh. Dương Văn Nhật là sĩ quan của Cộng Sản Bắc Việt được đưa vào Saigon để liên lạc với Dương Văn Minh. Dương Văn Nhật đang ở nhà Dương Thanh Sơn. Ông Nguyễn Lễ Trí đưa Dương Văn Nhật từ Saigon đi về phía Tây Ninh, khi đến một nơi bên cạnh cánh đồng lúa thuộc tỉnh Hậu Nghĩa (tức vùng Củ Chi) thì Dương Văn Nhật ra lệnh cho Nguyễn Lễ Trí ngừng xe và Nhật xuống xe đi qua cánh đồng đến một xóm nhà xa xa. Khi không còn thấy bóng Dương Văn Nhật nữa thì ông Nguyễn Lễ Trí mới lái xe trở về báo cáo cho Dương Văn Minh biết “đã hoàn thành công tác”…Thời gian Dương Văn Minh lưu vong bên Thái Lan, thì Hà Nội cho Dương Văn Nhật qua Pháp chữa bệnh và con trai của Dương Văn Minh du học tại Pháp đã liên lạc với Dương Văn Nhật và chuyển tin tức từ Dương Văn Nhật cho Dương Văn Minh ở Thái Lan. Như vậy là đã có sự hợp tác giữa Dương Văn Minh và Cộng Sản Hà Nội thời gian Tổng Thống Ngô Đình Diệm còn lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa! Trung Ương Tình Báo của VNCH và CIA cũng biết tin này, nhưng vừa có lệnh theo dõi thì Dương Văn Nhật đã ra khỏi Saigon rồi. Sau ngày 30/4/1975, Dương Văn Nhật về Saigon và ở tại nhà Nguyễn Lễ Trí, lúc đó trong nhà chỉ có bà mẹ vợ Dương Văn Minh và mấy người giúp việc; vợ con của Nguyễn Lễ Trí đã đi Pháp trước ngày 30/4/1975 vì Nguyễn Lễ Trí có quốc tịch Pháp trước 1954 nên được qua Pháp vào giờ chót. Vì lý do Nguyễn Lễ Trí đã cho vợ con qua Pháp trước ngày 30/4/1975 nên ông ta phải đi “học tập cải tạo”. Theo lời Nguyễn Lễ Trí thì Dương Văn Nhật chỉ là Đại Tá của Việt Cộng nhưng báo chí Saigon nói Nhật là Thiếu Tướng Dương Văn Nhật. Sau 30/4/1975, Dương Văn Nhật dọn về ở tại nhà Nguyễn Lễ Trí, đuổi mẹ vợ của Dương Văn Minh ra ngoài, bà này phải ở trong garage, cam chịu nhục nhã. Tất cả áo quần, đồ đạc của Nguyễn Lễ Trí còn lại trong nhà đó, Dương Văn Nhật xem như là của riêng của anh ta, tự động lấy ra xài.
Bây giờ tôi xin nói đến thư của Dương văn Minh từ Pháp gửi cho Nguyễn Chánh Thi ở Mỹ…Sau ngày 30/4/1975, Chính quyền Cộng Sản tại Saigon vẫn để cho ông Dương Văn Minh ở trong Dinh Hoa Lan là nhà riêng của ông ta tại Saigon trước đây, hoàn toàn tự do ở trong đó, muốn làm gì thì làm…Một thời gian sau thì cho ông ta qua định cư tại Pháp theo yêu cầu. Xin trích “Từ khi tôi đến nước Pháp tới nay, lật bật đã gần sáu năm rồi… (bỏ mấy chữ) Đỗ Mậu có trách tôi không biết tự tử như các bậc tiền bối cũng có phần đún. Nhưng đây chỉ là một vấn đề quan niệm mà thôi. Theo tôi, tự tử không phải lúc nào cũng đúng. Đôi khi mình phải dám sống để hứng nhận những hậu quả cho sự quyết định của mình gây ra. Có lẽ anh Đỗ Mậu (cũng như nhiều người) không rõ là tôi lấy quyết định cuối cùng sau khi đã tham khảo ý kiến với một số vi5da6n biểu và nghị sĩ còn lại, với những an hem quân nhân đến gặp tôi vào giờ chót, với các thầy mà trong đó thầy Trí Quang và Trí Thủ đã nói và đã nhắn nhủ để cứu dân.
Riêng tôi, tôi không tự tử vì thiếu can đảm, nhưng vì những lý do rất đơn sơ:-Tôi không tự sát vì thân thể do Trời Đất (Ân trên) kết tạo, cha mẹ sanh dưỡng, mình không có quyền hy sinh. –Mình có quyền hy snh: tên tuổi, uy tín, tài sản, công nghiệp v…v. Tóm tắt mình chỉ có quyền hy sinh những gì mình tạo ra mà thôi. Đây là một lý thuyết tôi đã hấp thụ từ khi biết khôn và áp dụng suốt đời, đối với tôi cũng như đối với tất cả người khác.”
Tôi xin góp ý thêm về đoạn văn trên đây của Dương Văn Minh…Xin lưu ý: Dương Văn Minh có nhắc đến Thầy Trí Quang và Thầy Trí Thủ…Thời gian ở trong nhà tù Cộng Sản tại miền Bắc, tôi có gặp Trung Tướng Nguyễn Hữu Có, là người được Dương Văn Minh đưa lên làm Tổng Tham Mưu Trưởng sau khi Đại Tướng Cao Văn Viên bỏ chạy. Tướng Có ở cạnh Dương Văn Minh cho đến giờ chót. Tướng Có kể lại: Dương Văn Minh gọi tel cho Thầy Trí Quang hỏi thăm việc nhờ Thầy liên lạc với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đến đâu rồi? Thầy Trí Quang trả lời “Ông là Tướng, việc đó là việc của ông…Tôi là sao giúp ông được” Dương Văn Minh bèn la lên “Thầy giết chết tôi rồi”…Chúng tôi xin nói rõ: Sau khi lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Thượng Tọa Thích Trí Quang vân tiếp tục lãnh đạo Phật tử  biểu tình chống lại chế độ miền Nam từ Nguyễn Khánh đến Nguyễn Văn Thiệu. Và sau hiệp định Paris, Thầy Trí Quang nhất định đòi TT Nguyễn Văn Thiệu từ chức để trao quyền lại cho Đại Tướng Dương Văn Minh và không chấp nhận bất cứ một ai ngoài Dương văn Minh…Con bài chính của Thầy là Dương Văn Minh…Sau 30/4/1975, Cộng Sản Việt Nam xuất bản sách vở xác định Dương Văn Minh là người thi hành các mệnh lệnh của họ từ đầu cho đến khi CS chiếm được toàn Miền Nam (tức VNCH)…và nhiệm vụ của Thầy Trí Quang cũng đã hoàn tất và sau 30/4/1975, Thầy Trí Quang rút vào bóng tối, không còn tổ chức biểu tình chống chính quyền (CS) như đã tổ chức biểu tình chống chính quyền VNCH từ TT Ngô Đình Diệm cho đến TT Nguyễn Văn Thiệu. Tướng Vanuxem của Pháp đến Saigon trước 1975, có gặp Dương Văn Minh khuyên nên kệu gọi các nước đã ký tên bảo đảm thi hành Hiệp định Paris trong đó có Trung cộng, can thiệp để giữ cho Miến Nam Việt Nam được hòa bình, trung lập, không bị Cộng Sản Bắc Việt xâm lăng. Nhưng Dương Văn Minh đã từ chối.
Sau đây là nhận xét của Luật sư Nguyễn Văn Chức, cựu Nghị sĩ VNCH “Có đọc thư trên mới thấy Dương văn Minh là con người hiền hòa, nhưng rõ ràng ông không có cai dũng của một người làm tướng…(bỏ mấy chữ) Trong phạm vi gia đình, sai lầm của một người chũ gia đình có thể dẫn tới chuyện gia đình ấy suy sụp, tan vỡ. Còn nếu làm tới chức vụ nguyên thủ quốc gia như tướng Dương Văn Minh mà “tham sinh úy tử”, nhu nhược, thiếu khôn ngoan quyền biến thì chỉ đưa quốc gia tới chỗ suy tàn, thảm bại. Bài học Dương Văn Minh dành cho những người làm chính trị phải luôn tự lượng sức mình, nếu mình “tài hèn, trí đoản”, tham sống sợ chết mà cứ nhắm tới những chức vụ to tát lãnh đạo quốc gia thì chức vụ cao trọng này không mang lại vinh quang mà chỉ mang lại cho mình những sự nhục nhã ê chề và bị bia miệng ngàn đời chê trách”.
(2) nhận xét của chúng tôi về lời tuyên bố của TT Ronald Reagan…TT Ronald Reagan lãnh đạo Hoa Kỳ từ 1980 đến 1988, đã nhận xét về biến cố 30/4/1975 như sau: “Chấm dứt chiến tranh không phải là việc Mỹ rút quân về là xong, mà cái giá phải trả cho loại hòa bình đó, là ngàn năm tăm tối cho các thế hệ sinh ra tại Việt Nam về sau”…
Kế hoạch bắt tay với Trung cộng, bỏ Việt Nam Cộng Hòa là do TT Richard Nixon và Henry Kissinger…Mỹ đã thành công vì liên kết với Mao Trạch Đông- Chu Ân Lai để phá vỡ thế đoàn kết của Cộng Sản Quốc Tế giữa Liên Sô và Trung Cộng và sau cùng là Cộng Sản Nga và Đông Âu sụp đổ…Năm 1972, Hà Nội gửi điện văn xin đầu hàng, nhưng Mỹ làm ngơ vì chủ trương của Mỹ là bỏ VNCH, rút ra khỏi miền Nam Việt Nam để lập thế liên minh với Trung cộng. Nhưng dưới thời TT Jimmy Carter (1976-1980) Mỹ đã chứng kiến địa ngục Cộng Sản tại Miền Nam VN sau 30/4/1975 và cảnh vượt biên, chết trên biển, trong rừng, cảnh tù cải tạo mà quân, cán, chính VNCH phải chịu sau 30/4/1975…Cho đến khi Ronald Reagan lên làm TT Hoa Kỳ, thời gian không xa (trong vòng có 05 năm) thì tư tưởng chiến lược của Mỹ đã thay đổi. Suy nghĩ của chính trị gia Mỹ từ 1965 đến 1975 khác với sau 1975 và tất nhiên là rất khác với từ ngày Donald Trump lên làm TT Hoa Kỳ (2016…). Chúng ta nhắc lại các biến cố lịch sử là tôn trọng sự thật lịch sử nhưng chúng ta không nên suy nghĩ như đã suy nghĩ trong thời gian xảy ra các biến cố lịch sử đó…mà phải suy nghĩ theo suy nghĩ của các nhà chính trị Hoa Kỳ đang suy nghĩ bây giờ. Các nhà lãnh đạo chính trị Hoa Kỳ trước 1975 suy nghĩ khác với các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ hiện nay (dưới thời TT Donald Trump chẳng hạn)…Tôi nói như thế…tùy theo anh chị em, ai hiểu thế nào thì hiểu…Ngày 30/4/1975, chúng ta nhắc lại các biến cố lịch sử để xác nhận sự thực lịch sử của thời gian quá khứ chứ không phải bắt buộc chúng ta suy nghĩ trở lại như thời đó mà phải nhìn vào tình hình hiện nay. Trước 1975, các cấp lãnh đạo VNCH không hiểu được chính trị của Mỹ, hợp tác với Mỹ, đồng minh với Mỹ mà không hiểu Mỹ muốn gì, Mỹ chủ trương gì nên mới thất bại. Ngày hôm nay mà cũng hiểu Mỹ như ngày xưa, cách nay 44 năm thì cũng là đi trở lại con đường cũ. Phải thay đổ tư duy thì mới chạy kịp tình hình bây giờ.
Mai Ly (02): Thưa Giáo Sư, như vậy chỉ trong vòng 05 năm sau ngày 30/4/1975 nghĩa là từ thời TT Ronald Reagan lên lãnh đạo Hoa Kỳ thì người Mỹ đã hối hận vì đã ký kết Hiệp định Paris 27/01/1973 để cho “Mỹ rút quân về”mà không đòi hỏi quân đội Bắc Việt phải rút ra khỏi lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa…Nói như vậy phải chăng chỉ có TT Richard Nixon, và Bộ Trưởng Ngoại Giao Henry Kissinger (có thể cả TT Gerald Ford) chịu trách nhiệm để mất Saigon và Miền Nam Việt Nam ngày 30/4/1975 chứ Quốc Hội Lưỡng Viện và người Mỹ sau này không có trách nhiệm gì hay sao?
GS Nguyễn Lý-Tưởng:
Chuyện để mất Saigon ngày 30/4/1975 rõ ràng là chủ trương của Mỹ mà về mặt nổi thì đảng Dân Chủ và phe Phản Chiến ở Mỹ bị lên án. Nhưng thực tế là TT Richard Nixon, và Bộ Trưởng Ngoại Giao Henry Kissinger lúc đó mới là tác giả. Và như tôi đã nói, chính trị của Mỹ từ 1965-1975 khác với chính trị của Mỹ ngày hôm nay (dưới thời TT Donald Trump: từ 2016 đến nay)…Năm 1972, Mỹ chủ trương bắt tay với Trung Cộng…nhưng từ 2016, TT Donald Trump chủ trương đối đầu với Trung Cộng vì ông thấy rõ, việc Mỹ giúp Trung cộng (thời Đặng Tiểu Bình) thực hiện “bốn hiện đại hóa” và các TT Bill Clinton, Bush con, Obama dành cho Trung cộng các ưu đãi về thuế quan, cho TC vào WTO…không cân bằng được cán cân thương mại với TC, để cho TC xâm nhập tình báo vào Hoa Kỳ, ăn cắp kỹ thuật công nghệ, kỹ thuật quốc phòng…tham vọng làm bá chủ thế giới tranh với địa vị của Hoa Kỳ, làm cho Hoa Kỳ suy yếu…Do đó, dân Mỹ đã không chọn Hillary Clinton làm Tổng Thống mà đã chọn Donald Trump đối đầu với Trung cộng, để cứu nước Mỹ…