Giới thiệu Văn Thi sĩ: BÙI GIÁNG- Vịnh Thanh thực hiện

Giới thiệu Văn Thi sĩ
Vịnh Thanh thực hiện


BuiGiang.buttich.jpg


Bùi Giáng

Bùi Giáng (1926-1998) is a well- known poet in South Vietnam.  Born in Quảng Nam province on December 17, 1926, he was highly regarded in the literary circle in South Vietnam before 1975.  After the Communist takeover, he purposely acted out like an old folk with serious mental disorder to avoid persecution.  Bùi Giáng passed away in 1998.   His family turned down the Communist regime’s offer of a burial site at the official cemetery citing the reason that Bùi Giáng was always a commoner so he wished to be buried among common people’s graves.

Bùi Giáng’s famous poem on the tragedy of the Vietnamese people with eloquent verses such as “Fight to annihilate the entire nation, Fight to impoverish our children years to come.” (Đánh cho cả nước chết chùm, Đánh cho con cháu khốn cùng mai sau.) is presented herein.

Bùi Giáng (1926-1998) là một nhà thơ nổi tiếng của miền Nam.  Sinh ngày 17-12-1926 tại Quảng Nam, ông đậu tú tài II nhưng không tiếp tục học có lẽ vì không thích các giảng sư Đại học Văn khoa.  Sau 1975 ông giả “Điên rồ lừng lẫy chết đi sống lại vẻ vang” để tránh bị công an làm khó dễ.  “Bùi Giáng điên vì ông quá tỉnh!”

Bùi Giáng có bài thơ về thảm trạng của dân tộc sau 1975 thật sâu sắc  “Đánh cho Bắc đoạ Nam đày, Đánh cho thù hận giờ này chưa tan. .. Đánh cho non nước Lạc Hồng, Tiến lên thời đại mang gông mang cùm. Đánh cho cả nước chết chùm, Đánh cho con cháu khốn cùng mai sau. Đánh cho Bác Đảng Nga Tàu, Triệu dân nô lệ ngàn năm căm hờn!”

Bùi Giáng tự ghi tiểu sử trong sổ tay của thầy Thích Nguyên Tạng (hiện định cư tại Melbourne, Úc Châu) vào trưa ngày 10-11-1993 (theo Nguyễn Ngọc Chính, Bùi Giáng thơ Tiên hay thơ Điên?)

1926 – được bà mẹ đẻ ra đời
1928 – bị té bể trán, vết sẹo còn nguyên kỷ niệm, hai năm trời chết đi sống lại
1933 – bắt đầu đi học a, b, c… trường làng tại Thanh Châu với Thầy Cù Đình Quý
1936 – học trường Bảo An với thầy Lê Trí Viễn
1939 – ra Huế học tư thục với những thầy Cao Xuân Huy, Trần Đình Đàn, Hoài Thanh Nguyễn đức Nguyên, Đào duy Anh, vân vân
1940 – về Quảng Nam chăn bò
1942 – trở ra Huế, vì nhớ nhung gái Huế
1949 – nhập ngũ, bộ đội công binh. Hai năm sau giải ngũ
1952 – vào Sài gòn, 1955 (57) khởi sự viết về Nguyễn Du và một vài nhận xét về Truyện Kiều và một vài nhận xét về Bà Huyện Thanh Quang, một vài nhận xét về Chinh Phụ Ngâm … (Tân Việt xuất bản)
1957 – Tân Việt xuất bản: giảng luận về Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, giảng luận về Chu Mạnh Trinh, giảng luận về Tôn Thọ Tường và Phan Văn Trị.
1969 – Bắt đầu điên rực rỡ
1970
1. Lang Thang Du hành Lục Tỉnh (Khách sạn Long xuyên Bà Chủ cho ở đầy đủ tiện nghi không lấy tiền)
2. Gái Châu Đốc Thương yêu và Gái Long Xuyên Yêu dấu
3. Gái Chợ Lớn khiến bị bịnh hoa liễu
1971 – 75 – 93
Điên rồ lừng lẫy chết đi sống lại vẻ vang
Rong chơi như hài nhi (con nít)
Được gia đình ông Phó Chủ Tịch (482) Lê Quang Định, Hội Đồng Thành Phố đối xử thơ mộng thênh thang
Kính dâng Kim Thúy, Kim Hồng, Kim Hoa, đôi lời rốt cuộc…..
Bình sinh mộng tưởng vấp phải niềm thương yêu của Kim Cương Nương Tử, Hà Thanh Cố Nương và Mẫu Thân Phùng Khánh (tức Trí Hải Ni Cô)
Do đâu mà ra được như thế ?
Đáp: Có lẽ đầu tiên kỳ tuyệt là do ân nghĩa bốn bề thiên hạ đi về tập họp tại Già Lam, Vạn Hạnh và Long Huê và Tịnh Xá Trung Tâm và Pháp Vân và xiết bao Chùa Chiền Miền Nam nước Việt, không biết nói sao cho hết.
“Thiên tài không định nghĩa được” Bùi Giáng qua đời vào năm 1998 tại Sài Gòn.

Ủy Ban Nhân Dân cho phép an táng tại nghĩa trang thành phố nhưng gia đình của ông từ chối và an táng ông tại nghĩa trang nhân dân Gò Dưa vì “Ông vốn sống là nhân dân, chết cũng là nhân dân..”
Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào
Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào,
Đánh cho chết mẹ đồng bào miền Nam.
Đánh cho khoai sắn thành vàng,
Đánh cho dép lốp phải mang thế giầy.
Đánh cho Bắc đoạ Nam đày,
Đánh cho thù hận giờ này chưa tan.
Đánh cho cả nước Việt Nam,
Áo ôm khố rách xếp hàng xin cho.
Đánh cho hết muốn tự do,
Hết mơ dân chủ hết lo quyền người.
Đánh cho dở khóc dở cười,
Hai miền thống nhất kiếp người ngựa trâu.
Đánh cho hai nước Việt Tàu,
Không còn biên giới cùng nhau đại đồng.
Đánh cho dòng giống Tiên rồng,
Osin, nô lệ, lao công xứ người.
Đánh cho chín chục triệu người,
Thành dân vô sản thành người lưu vong.
Đánh cho non nước Lạc Hồng,
Tiến lên thời đại mang gông mang cùm.
Đánh cho cả nước chết chùm,
Đánh cho con cháu khốn cùng mai sau.
Đánh cho Bác Đảng Nga Tàu,
Triệu dân nô lệ ngàn năm căm hờn!

Bùi Giáng

BuiGiang2.jpg

Giới thiệu Thi sĩ Bùi Giáng
Vịnh Thanh thực hiện
https://www.facebook.com/lloydduong