
Tự thuật: TIỂU SỬ NHÀ VĂN HUỲNH KIM Ba mẹ Sanh Huỳnh Kim ngày 10 tháng 10 năm 1939, tại làng Kiến An, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên, Nam Phần Việt Nam. Năm 1962, vừa học xong lớp Đệ Nhị, thì cha chết, con đường học vấn dở dang, mặc dầu Huỳnh Kim là một đứa con duy nhứt trong gia đình trung nông, cũng phải rời khỏi ghế học trò, nạp đơn ứng tuyển khóa MỘT đào tạo cán bộ lãnh đạo dành đặc biệt cho ngành Thông Tin quốc gia, thời Tổng Tống Ngô Đình Diệm. Từ năm 1962 đến cuối nền Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa, của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, ngày 30 tháng 4 năm 1975, không có khóa thứ HAI nào thi tuyển tương tự; mà hầu hết các tỉnh lập hồ sơ chọn cán bộ, đề nghị trình về Bộ ra Quyết Định hợp thức hóa mà thôi. Khi Ông Hoàng Đức Nhã, làm Bộ Trưởng Dân Vận và Chiêu Hồi (Bộ Thông Tin và Chiêu Hồi), cũng chỉ xin Đại Học Quốc Gia Hành Chánh, biệt phái phục vụ ngành Dân Vận và Chiêu Hồi, chứ không có mở khóa thi tuyển cán bộ lãnh đạo nào như khóa MỘT năm 1962. Tháng 2 năm 1963, Huỳnh Kim được Ông Nguyễn Trọng Thủy, là con của Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Lễ, thấy Huỳnh Kim là đứa học trò mới rời khỏi ghế học trò còn ngây thơ, xem như người em, nên giúp cho làm An Ninh và Thanh Tra Lãnh Thổ, do Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Lễ, làm Giám Đốc Sở An Ninh và Thanh Tra Lãnh Thổ Trung Ương, trong khi Sở An Ninh và Thanh Tra chờ đợi đào tạo sĩ quan Bảo An phụ trách ngành An Ninh và Thanh Tra Lãnh Thổ, Huỳnh Kim được cho học Tình Báo, đậu Thủ Khoa toàn bộ 20 môn tình báo. Thông thường, bất cứ khóa sinh nào đâu Thủ Khoa cũng chỉ đậu cao hơn khóa sinh kế tiếp, chứ ít khi có ai đậu toàn bộ của ngành. Theo chỉ thị của Sở An Ninh và Thanh Tra Trung Ương, Huỳnh Kim thanh tra một ông Quận trưởng tham nhũng “Tám Trăm, Bốn Mươi Sáu ngàn đồng (846.000$00), “có bằng chứng giấy trắng, mực đen, không thể chối cãi được với thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Nhưng vì bè phái Đảng Cần Lao, nên ông Quận Trưởng tham nhũng không bị hành sử tội trạng theo luật định. Nhưng cũng đã mất uy tín dân chúng trong vùng, nên phải đổi đi nơi khác. Tuy nhiên, cũng phải hoàn trả đầy đủ số tiền theo hồ sơ Huỳnh Kim thanh tra. Vì Huỳnh Kim là học sinh mới rời khỏi ghế học trò, não bộ còn trong trắng, tư tưởng tròn như trái bi, cứ nghĩ ai cũng vì nước, vì dân, chứ đâu có biết phe đảng, độc tài, thủ đoạn gian ác là gì? Chỉ biết thi hành theo lịnh của thượng cấp, nên phải đụng chạm với Tỉnh trưởng, Quận trưởng Đảng Cần Lao rất nguy hiểm. Thời đó, có thể bị thủ tiêu rồi phao cho Việt Cộng bắt cóc giết nhận xuống sình, để bịt miệng nhân chứng, không ai biết. Thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, ai cũng biết Quận trưởng, Tỉnh trưởng phải là Đảng của Cần Lao, hoặc phải bỏ Đạo Tổ Tiên Việt Nam theo Đạo Thiên Chúa, mới được thăng quan tiến chức, bằng không phải Đảng Cần Lao và không theo Đạo Thiên Chúa, thì khó thăng quan, tiến chức, như làm Quận trưởng và Tỉnh trưởng… Cụ thể: Ông Lý Bá Phẩm, Trần Thanh Sơn và những người khác, là người Đạo Phật Giáo Hòa Hảo, cũng phải theo Đạo Thiên Chúa, mà âm thầm giấu đoàn thể Phật Giáo Hòa Hảo, sau 30 tháng 4 năm 1975 , ra hải ngoại chết mới lộ diện và Tướng Lê Quang Vinh, tự Ba Cụt, Tổng Thống Ngô Đình Diệm dụ 4 lần phải theo Đạo Thiên Chúa, thì được tha chết còn thăng quan, tiến chức, Tướng Ba Cụt nhứt quyết không bỏ Đạo Phật Giáo Hòa Hảo và không chịu theo Đạo Thiên Chúa, thà là chịu chết, nên phải bị Ngô Đình Diệm vu oan là tôi cướp, chặt đầu tướng Lê Quang Vinh tự Ba Cụt ( Lời của Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ ). Riêng về Lâm Lễ Trinh trả lời cuộc phỏng vấn của Phan Ngọc Tiếu, Lâm Lễ Trinh, là tay chân của Ngô Đình Diệm, cử làm Biện Lý kết tội tướng Lê Quang Vinh, Lâm Lễ Trinh xác ” Lê Quang Vinh tự Tướng Ba Cụt , bị xử về tội ” gián tiếp “, Chỉ Huy để lính ăn cướp, chứ Tướng Ba Cụt không có ăn cướp. Từ đó, Huỳnh Kim xin trở về ngành Thông Tin, đến năm 1969, đang phục vụ tại Bộ Dân Vận và Chiều Hồi, tại đường Phan Đình Phùng, do Ông Hòang Đức Nhã làm Bộ Trưởng, có tin mẹ đau nặng, phải tự xin đổi về tỉnh Kiến Phong, làm Trưởng Chi Dân Vận và Chiêu Hồi quận Hồng Ngư, kiêm thuyết trình viên Trung Tâm Tu Nghiệp Công Chức tỉnh Kiến Phong, do Ông Nguyễn ngọc An làm Giám Đốc. Năm 1974, tại xã Long Khánh quận Hồng Ngự, mỗi ngày có hằng ngàn người dân, biểu tình, lập giàn hỏa, tự thiêu, mổ bụng chống chánh quyền. Lý do: Cảnh Sát đột nhập nơi thờ tự Phật Giáo Hòa Hảo xã Long Thuận, khám xét bất hợp pháp, làm náo động tinh thần tín ngưỡng Đạo Phật Giáo Hòa Hảo. Tình trạng kéo dài hơn 3 tháng ròng rã, giữa chánh quyền và Ban đấu tranh, mà không một vị dân cử, trí thức nào giải quyết được. Huỳnh Kim đang thuyết trình tại Trung Tâm Tu Nghiệp Công Chức, tỉnh Kiến Phong, không biết ai mách với Trung Tá Trần Văn Vinh, quận trưởng Hồng Ngự, Trung Tá Trần Văn Vinh điện trình với Đại Tá Nguyễn Văn Minh, tỉnh trưởng Kiến Phong: “Chỉ có Huỳnh Kim mới giải quyết được việc Phật Giáo Hòa Hảo biểu tình, lập giàn hỏa tự thiêu, mổ bụng mà thôi.” (Lời của Đại Tá Nguyễn Văn Minh). Đại Tá Nguyễn Văn Minh tỉnh trưởng Kiến Phong, điện thoại xuống Trung Tâm Tu Nghiệp Công Chức, hỏi Ông Giám Đốc Nguyễn Ngọc An, có Huỳnh Kim ở đó không ? Ông Nguyễn Ngọc An trả lời: Dạ thưa có, đang thuyết trình. Đại Tá Nguyễn Văn Minh nói: Cho ai thế, bảo lên trình diện tôi gắp? Thời đó Ty Sở nào nghe Đại Tá tỉnh trưởng kêu trình diện, mà trình diện gấp, là xanh mặt rồi, chỉ lo thu xếp hành trang chuẩn bị lên đường. Vì phải bị hoàn trả về Bộ và hồ sơ phạm lỗi sẽ do tỉnh gởi MẬT theo đường Bưu Điện về cho Bộ theo dõi hành vi, tác phong, đạo đức xấu của nhân viên cán bộ ! Nếu nhân viên, cán bộ bị lỗi nặng, phải ra Hội Đồng Kỷ luật, để đương sự tự biện hộ lấy, khi nào đương sư giải trình không rõ ràng, sẽ bị sa thải; lỗi nhẹ thì có thể bị đày ra Côn Sơn, Phú Quốc hoặc Cà Mau, gần như tù bị đày biệt xứ !.. Vì Côn Sơn và Phú Quốc không có đường bộ về thăm gia đình, còn Cà Mau chỉ có con đường bộ đi độc đạo, xuyên qua Bạc Liêu, Ba Xuyên và Cần thơ, thường xuyên Việt cộng đắp mô, gài mìn xe đò bị nổ chết, hoặc bị Việt cộng đón xét xe đò bắt quân nhân, công chức đi phép hay đi công vụ, chỗ nào cũng nguy hiểm cả ! Huỳnh Kim lên lầu Tòa Hành Chánh tỉnh Kiến Phong lúc 11 giờ trưa, Huỳnh Kim gỏ cửa 3 cái, Đại Tá mời vào, Đại Tá chỉ cái ghế bảo ngồi, Đại Tá hỏi : Hay gì ở Hồng Ngư không ? Huỳnh Kim trả lời: Dạ thưa không Đại Tá, vì bận công tác tại Trung Tâm Tu Nghiệp Công Chức, không có về Hồng Ngự, nên không hay biết gì thưa Đại Tá. Mặc dầu nhà Huỳnh Kim ở Hồng Ngự và nhiệm sở chánh đang phục vụ cũng ở Hồng Ngự, việc gì quan trọng xảy ra mà Huỳnh Kim không biết. Đại Tá Nguyễn Văn Minh nói: Mỗi ngày hằng ngàn người tập hợp tại chợ Long Khánh, biểu tình, lập giàn hỏa, tự thiêu, mổ bụng chống chánh quyền, phải về giải quyết gấp, không thôi, Tổng Thống hay là chết hết. (Có nghĩa là sẽ bị đày đổi đi nơi khác và mất chức). Huynh Kim nói: Thưa Đại Tá, việc rất quan trọng, sao Đại Tá không cậy Hội Đồng Tỉnh, Dân Biểu hoặc Thượng Nghị viện thuộc đơn vị Kiến Phong coi, chứ tầm tay em thấp kém quá làm sao giải quyết được thưa Đại Tá. Đại Tá Nguyễn Văn Minh nói: Đủ hết rồi, ai đến lấy tiền rồi cũng đi về không, không ai làm gì được, ông quận nói chỉ có Huỳnh Kim mới giải quyết được mà thôi. Huỳnh Kim nói: Thưa Đại Tá, tư cách là nhân viên, Đại Tá chỉ huy lãnh thổ, ra lịnh thì nhân viên phải chấp hành, nhưng không dám hứa trước kết quả thưa Đại Tá. Đại Tá Nguyễn Văn Minh nói: Được rồi, cố gắng về giải quyết gấp đi, có cần gì không? (Ý Đại Tá hỏi có cần lấy tiền như quý Ông Dân Biểu, Thượng Nghị Viện và Hội Đồng Tỉnh không?). Huỳnh Kim trả lời: Dạ thưa không, em có xe riêng Đại Tá. Huỳnh Kim trình Đại Tá ra về đến Hồng Ngự tắm rửa xong, Huỳnh Kim bách bộ đi lại bến đò Hồng Ngự qua chợ xã Long Khánh. Đò vừa cập bến, Ông Lâm Văn Trung Đại Diện Tổ Đình và Giáo Hội Trung Ương đề cử làm Trưởng Ban Tổ Chức đấu tranh, Ông Lâm Văn Trung ở trên bờ thấy Huỳnh Kim, Ổng la lớn: Đó, đó, đó.. chánh quyền sai Huỳnh Kim qua đàn áp Phật Giáo Hòa Hảo đó ? Huỳnh Kim, làm thinh, chỉ mỉm cười, cứ đi cho đến chỗ Ban Tổ Chức, để mặc kệ Ông Lâm Văn Trung la như thế nào là la đi. . Đến Ban Tổ Chức, Huỳnh Kim bước lại bàn hương án, xin đốt 3 cây nhang, rồi quì xuống lâm râm nguyện vái và lạy xong. Lúc nầy Ông Lâm Văn Trung, thấy Huỳnh Kim nguyện vái Ổng hết nói gì nữa. Khi lạy xong Ông Nguyễn Văn In, Hội Trưởng Phật Giáo Hòa Hảo Tỉnh Kiến Phong và Ông Nguyễn Văn Long, Hội Trưởng Phật Giáo Hòa Hảo quận Hồng Ngự, mời Huỳnh Kim ngồi uống trà. Huỳnh Kim giả vờ không hay biết gì hết, coi như người địa phương đi công tác xa về thăm nhà, mới hay sự việc xảy ra, đến thăm với tình người địa phương. Bắt đầu câu chuyện Huỳnh Kim hỏi: Thưa Ông Hội Trưởng tỉnh và Ban Tổ Chức, sự việc ban đầu như thế nào, mà phải đi đến nỗi nầy? Ông Lâm Văn Trung, trưởng Ban Tổ chức nói: Chánh quyền chủ trương cho Cảnh Sát đột nhập vào nơi thờ tự Phật Giáo Hòa Hảo xã Long Thuận, khám xét bất hợp pháp, làm náo động sự tự do tín ngưỡng Đạo Phật Giáo Hòa Hảo, thì chúng tôi phải đấu tranh để bảo vệ tôn giáo chúng tôi. Huỳnh Kim nói: Ban Tổ Chức quý vị đấu tranh như vậy rất đúng, chánh quyền muốn khám xét nhà dân, chứ đừng nói nơi thờ tự tôn giáo, cũng phải có lịnh của Tòa Án mới được vào khám xét. Nhưng trước khi quý vị đấu tranh, quý vị có tham khảo với Ông quận trưởng hoặc Ông tỉnh trưởng coi quý Ổng giải quyết như thế nào chưa? Ông Lâm Văn Trung, chỉ tay về hướng xã Long Thuận, đang có mấy chiếc Giang Cảnh chạy chung quanh cù lao xã Long Khánh, phát loa cấm dân không được tụ hợp biểu tình, Ông Lâm Văn Trung nói: Đó, Ông giỏi nói thử coi? Huỳnh Kim lấy Crd Visit ra viết mấy chữ, nhờ Ông xã trưởng Long Khánh cho tôi mượn máy truyền tin liên lạc về quận, có ai nhờ cầm giấy nầy lại đưa cho ông Xã trưởng giùm, thì có một người nói: Đưa tôi. Ông xã trưởng cho mang máy truyền tin đến, Huỳnh Kim nói, anh mở máy cho tôi nói chuyện với Ông quận trưởng. Anh Truyền Tin mở máy đưa cho Huỳnh Kim liên lạc về quận, nhưng gặp Đại Tá Nguyễn Văn Minh, tỉnh trưởng bắt máy. Huỳnh Kim nói: Thưa Đại Tá, Đại Tá ra lịnh cho Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng Chi Cảnh Sát, rút hết mấy chiếc Giang Cảnh về quận, để em làm việc thưa Đại Tá. Đại Tá Nguyễn Văn Minh nói: Được rồi, tôi ra linh liền. Huỳnh Kim vừa buông máy xuống, ước độ không được 4 phút, nhìn thấy tất cả Giang Cảnh quay đầu chạy về quận. Huỳnh Kim nói: Đó, quý vị thấy chưa, quý vị không nói cho Ông Quân và Ông Tỉnh biết, thì quý Ổng biết đâu mà giải quyết, mới xảy ra nông nổi nầy. Như vậy đổi lại mình, mình phải tội nghiệp người ta. Vì người ta vô tình không hay biết gì hết. Huỳnh Kim thừa thắng xông lên, nhưng phải vuốt quý Ông một chút cho hả dạ mới thành công được. Huỳnh Kim nói: Dù sao “Mũi dại lái chịu đòn“, nhân viên hạ cấp làm sai, là tại cấp lãnh đạo thiếu huấn luyện, giáo dục, Ông quận và Ông tỉnh phải chịu trách nhiệm. (Huỳnh Kim nói như vậy, Ban Tổ chức đấu tranh nghĩ Huỳnh Kim trúng phe mấy Ổng rồi, thì dễ nói chuyện). Huỳnh Kim hỏi: Nếu Ông tỉnh biết nhận lỗi, thì quý vị nghĩ Ông Tỉnh phải làm sao thỏa mãn được với đoàn thể Phật Giáo Hòa Hảo, nhưng quý vị cũng nghĩ vừa phải thôi. Thí dụ: Quý vị đưa ly nước để xa cách hai thước, mời Huỳnh Kim ngồi tại bàn lấy ly nước uống, làm sao Huỳnh Kim vói tới? Ông Nguyễn Văn In, Hội Trưởng tỉnh nói: Nếu Ông tỉnh biết nhận lỗi do nhân viên chánh quyền, thì đến trước số đông đồng đạo Phật Giáo Hòa Hảo, có vài lời cho tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo vui lòng là được rồi, chứ tư cách tôn giáo tu hành, mà đòi hỏi việc gì nữa? Huỳnh Kim hỏi: Như vậy quý vị chọn ngày nào để Đại Tá tỉnh trưởng có thể đến được, nếu Huỳnh Kim về trình lại tình cảm của quý vị, chắc chắn Đại Tá Tỉnh Trưởng chấp nhận đề nghị của Huỳnh Kim. Ông Nguyễn Văn Long, Hội Trưởng Phật Giáo Hòa Hảo quận Hồng Ngự nói: Sẵn dịp lúc 8 giờ tối ngày 25 tháng 2 năm 1975, chúng tôi có tổ chức kỷ niệm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn, Ộng Tỉnh bận việc quân sự, thì Trung Tá quận trưởng thay mặt đến với đoàn thể là được rồi. Huỳnh Kim nói: Như vậy Huỳnh Kim sẽ về trình với Trung Tá quận trưởng, Huỳnh Kim tin Ông quận trưởng sẽ đồng ý theo đề nghị của Huỳnh Kim. Huỳnh Kim về trình lại Trung Tá Trần Văn Vinh, quận Trưởng Hồng Ngự và Đại Tá Nguyễn Văn Minh, biết được sự việc giải quyết tốt đẹp và mau lẹ như vậy rất mừng, Trung Tá quận trưởng nói: Vây Huỳnh Kim biết tâm lý Phật Giáo Hòa Hảo, viết cho tôi ít lời, để hôm đó tôi nắm lấy căn bản nói trước đoàn thể Phật Giáo Hòa Hảo. Huỳnh Kim viết bản thảo bài diễn văn cho Ông quận trưởng, nội dung có chỗ nói: Sở dĩ Đức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn với Việt Minh Cộng sản, tại làng Đốc Vàng Hạ, ngày nầy năm 1947, là Đức Huỳnh Giáo Chủ đã vạch rõ một con đường lịch sử, đấu tranh với Cộng sản, chẳng những cho Phật Giáo Hòa Hảo, mà còn một bài học lịch sử cho dân tộc Việt Nam, đừng tin, đừng theo Cộng sản. Vì chính Ngài là bậc tu hành chánh giác mà còn bị Việt Minh Cộng sản ám hại, thì ai mà Cộng sản chừa ?.. Nhờ đó, mà Cộng sản không bao giờ đột nhập vào được với đoàn thể Phật Giáo Hòa Hảo. Trung Tá Trần Văn Vinh, quận trưởng Hồng Ngự vừa nói đến đây, hằng ngàn tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo hiện diện đều rộ lên khóc. Khi phát biểu xong, Trung Tá quận trưởng ngồi xuống hỏi nhỏ Huỳnh Kim, lúc nãy tôi đang nói, sao họ khóc rộ lên như vậy? Huỳnh Kim nói: Trung Tá không phải tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, mà Trung Tá nói trúng tâm lý điểm chánh của Phật Giáo Hòa Hảo, khi mọi người đang câm thù Việt Minh Cộng sản, nhớ lại Đức Huỳnh Giáo Chủ, do Việt Minh Cộng sản ám hại, nên họ phải xúc động. Ông Nguyễn Văn In nói: Chúng tôi sẽ về trình với Tổ Đình cho biết mọi việc đều được giải quyết tốt đẹp. Trung Tá Trần Văn Vinh hỏi: Phái Đoàn Phật Giáo Hòa Hảo đi về Tổ Đình chừng bao nhiêu người, để chúng tôi giúp phương tiện cho quý vị. Ông Nguyễn Văn In nói: Phái đoàn chỉ có Ông Lâm Văn Trung Trưởng ban Tổ Chức, Ông Nguyễn Văn Long Hội Trưởng quận Hồng Ngự, Ông Hội Trưởng quận Thanh Bình và tôi (Nguyễn Văn In, Hội Trưởng tỉnh) là được rồi, đâu cần đi đông. Trung Tá Trần Văn Vinh, quận trưởng Hồng Ngự giúp cho 4 chiếc Habor, một chiếc chở Phái Đoàn Phật Giáo Hòa Hảo và Huỳnh Kim, một chiếc chở Cảnh Sát Quốc Gia, một chiếc chở An Ninh Quân Đội, một chiếc chở Quân Cảnh, theo hộ tống Phái Đoàn Phật Giáo Hòa Hảo, về trình Tổ Đình, có Ông Út Huỳnh Văn Quốc Bào Đệ Cố Đức Ông và Cô Năm Biên, em của Đức Huỳnh Giáo Chủ, tiếp đón rất vui vẻ, biết được sự việc giải quyết được hòa thuận tốt đẹp ai cũng mừng. Sự việc tuy quan trọng, nhưng biết tâm lý, thì giải quyết rất dễ như vậy, mà Hội Đồng Tỉnh, Dân Biểu, Thượng Nghị Viện thuộc đơn vị tỉnh Kiến Phong, toàn là những tai mắt, ai cũng nghĩ là bậc trí thức, lại suốt ba tháng trời ròng rã không ai giải quyết được, Huỳnh Kim giải quyết chỉ có hơn hai tiếng đồng hồ là xong tất cả. Nên các nhà trí thức thuộc tỉnh Kiến Phong ai cũng lấy làm ngạc nhiên. (Các Trưởng Ty thuộc tỉnh Kiến Phong hiện đang cư ngụ tại miền Nam California). Đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, Huỳnh Kim đang thuyết trình tại Trung Tâm Tu Nghiệp Công Chức tỉnh Kiến Phong, nghe Đài Phát Thanh Sài Gòn Đại Tướng Dương Văn Minh, do lưỡng viện Quốc Hội biểu quyết, bắt buộc Phó Tổng Tống Trần Văn Hương, phải giao quyền Tổng Thống, lại cho Đại Tướng Dương Văn Minh, việc Lưỡng Viện Quốc Hội biểu quyết như vậy là, Quốc Hội vi phạm Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa. Vì Hiến Pháp không có Điều nào quy định phải giao quyền Tổng Thống lại cho người khác ngoài Phó Tổng Thống hoặc Chủ Tịch Lưỡng Viện Quốc Hội. (Lưỡng Viện Quốc Hội phải chịu trách nhiệm với lịch sử chỗ nầy. Vì Quốc Hội làm luật mà phá luật). Tân Tổng Thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng Cộng sản vô điều kiện, Huỳnh Kim trình với Ông Giám Đốc Nguyễn Ngọc An, Huỳnh Kim bỏ chạy qua phối hợp với Mặt Trận Tây An Cổ Tự, Bảo An Phật Giáo Hòa Hảo, do Ông Nguyễn Văn Dành, làm Chỉ Huy Trưởng. Mặt Trận Mặt Trận Tây An Cổ Tự, tư cách là của dân, trong dân mà có, Bởi dân mà đứng ra ở thời điểm lịch sử việt Nam Cộng Hòa sang trang, ngày 30 tháng 4 năm 1975, các tướng lãnh và các cấp lãnh đạo Trung Ương Việt Nam Cộng Hòa, đều đầu hàng Cộng sản hoặc bỏ chạy hết, Cộng sản cấm cờ giải phóng khắp nẻo đường miền Nam Việt Nam, nhưng gần ba tháng mà chủ lực quân và xe tăng Cộng sản chỉ dàn quân ở cái Tàu Hạ, chứ chưa dám tiên chiếm Mặt Trận Tây An Cổ Tự Bảo An Phật Giáo Hòa Hảo. (Bản tin Đài BBC) Khi Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam Tử Tiết, Ông Hai Tập, tức Trần Văn Bảy, Tổng Đoàn trưởng Bảo An, Phật Giáo Hòa Hảo, phá khám chạy về đến Tây An Cổ Tự, Hội Bộ Chỉ Huy Mặt Trận Tây An Cổ Tự, lúc 12 giờ khuya. Ông Hai Tập nói: Vì Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, thiếu sáng suốt, Mỹ đã cho biết từ năm 1972, Mỹ sẽ rút quân khỏi chiến trường Việt Nam và cúp viện trợ, để cho Cộng sản Hà Nội tiến chiếm miền Nam, mà Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, lại rút quân miền Trung, coi như Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu mở cửa cho Cộng sản Hà Nội tự do xua quân tiến chiếm Việt Nam Cộng Hòa. Nước đã đến chân, quốc gia lâm nguy, mà Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, lại tước vũ khi do Mỹ giúp cho Bảo Bảo An Phật Giáo Hòa Hảo, để chuẩn bị chiến đấu với Cộng sản, khi Mỹ chánh thức rút quân và cúp viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lại giải tán Bảo An và bắt Tổng Đoàn Trưởng Bảo An Phật Giáo Hòa Hảo, là Ông Hai Tập cho Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, nhốt tại khám đường Cần Thơ, chỉ có hai tháng trước khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đọc diễn văn chánh thức từ chức vào ban đêm, bỏ chạy ra nước ngoài lánh nạn; chẳng khác nào Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, tiếp tay Cộng sản Hà Nội dẹp chướng ngại cho Cộng sản Hà Nội tiến chiếm Việt Nam Cộng Hòa, một cách mau lẹ và dễ dàng như ngày 30 tháng 4 năm 1975!.. “ Sự thật lịch sử còn đó, không thể nói khác được”. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, đã tạo hoàn cảnh đột ngột cho Bảo An Phật Giáo Hòa Hảo và đất nước Việt Nam Cộng Hòa như thế, Bảo An Phật Giáo Hòa Hảo không có thời gian trù liệu vũ khí, đạn dượt, lương thực và thuốc men, khi anh em Bảo An chiến đấu bị thương tích mà băng bó, để chiến đấu trường kỳ với chủ lực quân Cộng sản, nên tư cách Tổng Đoàn Trưởng Bảo An Phật Giáo Hòa Hảo, Ông Hai Tập, phải tuyên bố giải tán Mặt Trận Tây An Cổ Tự, anh em Bảo An tự do tan hàng. Khi Cộng sản có lịnh tập trung Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa phải trình diện đi tù cải tạo, Huỳnh Kim gởi mẹ già với các con thơ lại cho vợ và hai người chị, Huỳnh Kim trốn không trình diện, đổi vùng, đổi tên, đổi họ, từ Hồng Ngự, Chợ Mới Long Xuyên, đi xe đò đến Hà Tiên, nơi mà từ khi mẹ sanh ra đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, không một lần nào bước chân đến Hà Tiên, nơi lạ cảnh, lạ quê, không có một người thân. Tối ngủ theo mấy người ở Kiên Lương, Vàm Rầy, Hòn Đất, chạy xe đạp chở hàng lên tỉnh Cam Bốt (Cần Giọt) đất Miên, bán cho dân Miên, khi về tới Hà Tiên trời tối, sợ ăn cướp không dám về nhà, từng đoàn năm mười người, xúm nhau ngủ dưới gốc cây, bên vệ đường chợ Hà Tiên. Tối 9 giờ, lính và Công an đi bố ráp, bắt những người không phải dân Hà Tiên, dẫn về cho ngủ ngồi ngoài sân Chi Công an Cộng sản Hà Tiên, đến 5 giờ sáng linh và Công an phối hợp xét giấy phép, dù ai có giấy phép của Ban Quân Quản Sài Gòn, Cần Thơ hay bất cứ của tỉnh nào, khi xe đò đến giờ khởi hành, cũng đưa lên xe trở về quê cũ. Xét đến Huỳnh Kim, không có giấy phép gì hết. Công an hỏi: Ông ở đâu mà đến Hà Tiên không có giấy tờ gì hết? Huỳnh Kim trả lời: Tôi ở Ba Chúc Công an nói: Ba Chúc gần bên đây sao ông không về, ở đây làm gì? Huỳnh Kim trả lời: Gia đình, cha mẹ, vợ con, họ hàng chết hết, còn ai mà về ! Công an hỏi: Tại sao chết hết? Huỳnh Kim trả lời: Đêm đó khoảng 12 giờ khuya, Bộ Đội giữ biên giới tự rút về Kiên Lương, không cho dân chúng hay, Khờ Me Đỏ tràn xuống, lùa dân vô chùa Ba Chúc giựt mìn, liệng lựu đạn chết hết đâu còn ai. Công an hỏi: Sao Ông không chết? Huỳnh Kim trả lời: Gia đình tôi nghèo, không có ruộng đất, mỗi ngày chỉ mua chịu rau cải, bắp cải, khoai lang, trái su, cà tím… đem ra Vàm Rầy bán, vốn giữ đem về trả cho chủ, tiền lời mua khô cá biển về bán, lấy lời mua gạo gia đình sống hằng ngày, khi tôi mua khô xong, thi đến giờ tàu đò chạy về Ba Chúc hết rồi, tôi phải mắc kẹt ngủ ở Vàm Rầy, nên tôi không chết. Sự việc chùa Ba Chúc có thật, khi Chùa Ba Chúc xảy ra, hầu như cả nước Việt Nam ai cũng nghe tin và chùa Ba Chúc thuộc tỉnh An Giang, Long Xuyên, nên Huỳnh Kim ở Hồng Ngự, Chợ Mới, Long Xuyên, thì tin tức dồn dập nghe rõ ràng hơn mọi nơi. Huỳnh Kim mới biết mà khai không sai. Từ đó, Công an và lính Cộng sản mỗi ngày gặp Huỳnh Kim lang thang ngoài chợ Hà Tiên hoặc ven biển Long Hồ Hà Tiên, là họ không còn xét giấy phép và cũng không đuổi đi về quê nữa. Có thể họ tin Huỳnh Kim khai nhà ở Ba Chúc là sự thật. Một ngày nọ, thấy những người ở Vàm Rầy, Kiên Lương và Hà Tiên, dùng xe đạp chở trái cây, khô cá biển, rau cải, khoai lang lên bán cho Miên. Huỳnh Kim dành dụm còn một số tiền, mua được một chiếc xe đạp cũ, còn dư tiền mua được 12 nải chuối lá xiêm, tháp tùng theo đoàn người, chở lên Lộc Sơn, thuộc quận Cam Bong Trách, đất Miên, giáp ranh Thạch Động Hà Tiên, bán cho người Miên, một nải một đồng tiền Miên, về Hà Tiên một đồng tiền Miên đổi được hai đồng tiền Việt Nam. Người ta tiền nhiều, chở hàng nhiều, chạy nặng, mỗi ngày chạy một chuyến, Huỳnh Kim tiền ít, chở ít hàng, chạy nhẹ, Huỳnh Kim cố gắng chạy ngày hai chuyến. Đến ngày nọ cùng đoàn chạy lên chợ Cam Bốt bán cho Miên, trên lộ trình di chuyển, có người đàn bà Miên dẫn một đứa con trai chừng 9 tuổi, từ trong Sóc ra đường đón đoàn xe kêu lại, mua một đồng rượu tiền Miên, người chở rượu rót cho một ly xây chừng, người mẹ uống hơn nửa ly, chừa từ mức thằng chệt, đưa cho đứa con, nó ực một cái hết sạch. Huỳnh Kim nhìn thấy chới với, Huỳnh Kim nghĩ thầm: Đúng rồi, rượu đối với dân tộc Miên là nhu yếu phẩm, không kém Diêm Mễ, chuyến sau phải chở rượu, không chở trái cây nữa. Khi về Hà Tiên, lại nhà Ông Năm Lến, dựa rượu ở ấp Lầu 3 Hà Tiên, nài nỉ Ông mua 30 lít rượu, xin trả tiền trước 15 lít, ngày mai về trả 15 lít nữa và nhờ cho mượn cái cal, Ông Năm Lến chẳng những không cho thiếu, mà cũng không cho mượn cal, bắt buộc phải trả đủ tiền một lần. Đối cùng có tiền chỉ mua được 15 lít, nài nỉ Ông Năm Lến cho mượn cái cal đựng rượu, lúc đầu Ông ta bảo phải dằn tiền 15 đồng một cái cal, nài nỉ riết Ông Năm Lến mới cho mượn cái cal, còn căn dặn, ngày mai về nhớ phải trả cái cal nhé ? (Năm Lến còn sống ở ấp Lầu 3 Hà Tiên). Có lần rượu mua về, chưa kịp đi bán, rượu bị chua, Huỳnh Kim tò mò sao tự biết chất pha rượu không chua, bán không kịp có thể để một hai tháng cũng không chua. Huỳnh Kim tin chắc từ cổ kim, Việt Nam, Campuchia và Lào, không ai nấu rượu mà không chua, nhưng dân tộc ba quốc gia nầy đến năm 2021, không một ai biết chất pha rượu cho đừng chua như Huỳnh Kim; mà tin người Việt Nam đồn nói: Người Việt Nam nấu rượu bị chua, thì lấy thuốc sâu, chế vào là rượu hết chua. Việc nầy Huỳnh Kim không dám sử dụng, nên Huỳnh Kim không biết, “Đúng, Sai”. Huỳnh Kim vừa biết chất pha rượu không bị chua, lại bán gối đầu, ai nghèo không vốn, bước đầu cũng mua được rượu Huỳnh Kim đi bán, nên mối mua rượu Huỳnh Kim ngày càng đông, không đủ rượu phân phối kịp cho mối. (Gối đầu có nghĩa là mua chuyến sau mới trả tiền chuyến trước), nên tất cả các sạp người Miên bán rượu, khi Huỳnh Kim chưa bán rượu, thì họ mua rượu của người khác để bán, khi biết rượu Huỳnh Kim, dầu bán không kịp cũng không chua và bán gối đầu, nên nhiều người quay trở lại mua rượu của Huỳnh Kim, không mua rượu của chủ trước nữa. Vì của những người trước chẳng những không cho gối đầu, mà rượu bán 3 ngày không kịp sẽ bị chua, không biết cách sửa cho hết chua, mà rượu chua bán khách không mua. Như thế Huỳnh Kim, đương nhiên trở thành độc quyền bán rượu trên nước Campuchia, như Com bong Trách, giáp ranh Hà Tiên, Com bong Xom, giáp vịnh Thái Land, Com bong Xa Bư, Bắc Tâm Bon, Ô Chậu giáp Thái Land và Thành Phố Nam Vang. Khi làm ăn được nhiều tiền, Huỳnh Kim viết một cái thơ tay, đi xuống Kiên Lương tìm gặp người ở Long Xuyên chở mía vô Kiên Lương bán, Huỳnh Kim hỏi: Anh chở một chuyến mía từ Long Xuyên vô Kiên Lương, bán lời được bao nhiêu ? Anh bán mía trả lời: Một chuyến một tuần lễ bán mới hết, nhưng chỉ được vài trăm đồng thôi ($200) mà khuân vác nặng nề, cực khổ lắm, cũng phải làm mới có tiền mua gạo cho con ăn, từ ngày Cộng sản giải phóng miền Nam đến nay ai cũng nghèo hết, không làm không được ! Nghe nói như vậy, Huỳnh Kim trả trước bốn trăm đồng ( 400$00 ), nhờ cầm cái thơ về đi đến chơ Phong Mỹ, Kiến Phong, đưa cho vợ Huỳnh Kim. Nội dung trong thơ có hẹn ngày vợ Huỳnh Kim dẫn các con đi tàu đò đến Kiên Lương, Huỳnh Kim sẽ đón rước về nhà. Đúng ngày hẹn, vợ dẫn các con đi tàu đò vô Kiên Lương, tàu cập bến, khách dưới tàu từ từ đi lên, Huỳnh Kim ở xa núp vào gốc cây to, không cho ai thấy, nhìn lại tàu đò, thấy vợ Huỳnh Kim dẫn các con lên đứng ngó quanh, ngó quẩn, kiếm Huỳnh Kim, nhưng Huỳnh Kim vẫn chờ cho khách dưới đò lên coi có còn ai ngồi dưới đò hoặc có ai lạ đứng gần vợ con Huỳnh Kim không ? Nếu có thì đó là Công an, Mật vụ Cộng sản theo dõi để tìm bắt Huỳnh Kim, thì Huỳnh Kim không xuất hiện. Vì thời điểm đó, nếu Cộng sản bắt được người trốn cải tạo, cho là ngoan cố, cán bộ có quyền thọc huyết, không cần Tòa án gì cả. Khi nhìn thấy rõ ràng không có ai lạ ngồi dưới tàu đò và không có ai đứng gần vợ con Huỳnh Kim, Huỳnh Kim mới kêu một chiếc xe Honda kéo thùng, trả tiền trước, bảo lại chở vợ Huỳnh Kim và các con về bến đò Tô Châu qua Hà Tiên, có Huỳnh Kim đón sẵn ở đó. Nếu vợ Huỳnh Kim có hỏi Huỳnh Kim đâu, thì trả lời, Huỳnh Kim bận tính sổ với người ta, đã trả tiền tước rồi, bảo đến đón rước chở đi về, Huỳnh Kim sẽ đón sẵn tại bến đò Tô Châu qua Hà Tiên. Tài xế xe Honda kéo thùng đến nói y theo lời Huỳnh Kim dặn, vợ con Huỳnh Kim lên xe Honda kéo thùng chay đi trước, Huỳnh Kim chạy Honda theo sau, cách xa xa vừa nhìn thấy dạng có người chứ không biết là ai. Khi Xe chở vợ con Huỳnh Kim còn khoảng hai cây số nữa đến bến đò Tô Châu, Huỳnh Kim biết chắc không có ai theo dõi, thì Huỳnh Kim mới chạy riết lại gần cho vợ con thấy rõ Huỳnh Kim, Đến bến đò Tô Châu, Huỳnh Kim dẫn vợ con xuống đò qua Hà Tiên và đi luôn về nhà. Huỳnh Kim giao cho một cái lò nấu rượu, mỗi đêm nấu được một ngàn lít rượu 45 độ, có hai nhân công nấu mỗi đêm, sáng hai nhân công khuân ra chợ Lộc Sơn, mẹ con ngồi bán lấy tiền, Huỳnh Kim lấy 16 lượng vàng, mua một chiếc ghe cào tôm, máy Yanmar, một lốc 11 x 16, đầu xanh, mướn tài công, ngư phủ mỗi đêm đi cào từ Hà Tiên ra Bắc Đảo Phú Quốc, Huỳnh Kim đi theo, trời êm thì Huỳnh Kim lái cho tài công, ngư phủ nằm nghỉ, khi trời động thì tài công lái, mỗi đêm đến 5 giờ sáng là kéo cào lên bắt cá tôm, chạy về Hà Tiên bán xong, tài công ngư phủ về nhà nghỉ đến 3 giờ hằng ngày, tài công ngư phủ phải trở lại có mặt tại ghe chuẩn bị ra cào tiếp. Huỳnh Kim tập lái ghe biển 3 năm, Huỳnh Kim nghe ai nói tài công nào giỏi thì Huỳnh Kim mướn đi cào. Khi Huỳnh Kim thử hết tài công Hà Tiên và Kampuchia, nhận thấy Huỳnh Kim lái ghe biển không thua một tài công nào, Huỳnh Kim cho vợ biết, sẽ chuẩn bị gia đình vượt biển.Vợ Huỳnh Kim không dám đi vượt biển, đòi chia con ở lại. Viện lý do: Nếu đi bị bắt ở tù hết, không ai ở ngoài chạy lo cho ra. Huỳnh Kim nói: Từ năm 1962, khi Huỳnh Kim làm việc chánh quyền Việt Nam Cộng Hòa có tiền lương đầy đủ mà chưa có vợ, đến năm 1971, mới cưới vợ, trong khoảng thời gian chưa có cưới vợ, mỗi tháng cứ đến ngày 14 rằm và ngày 29-30 Âm lịch, Huỳnh Kim về Chợ Mới mua bến đò đã trả tiền cho chủ đò, chủ đò chỉ đưa khách qua sông, khách khỏi trả tiền 4 ngày của mỗi tháng, Từ năm 1962 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, Huỳnh Kim vẫn mua bến đò thả cho dân qua sông như thế. Ngoài ra khi làm việc, thấy ai hoạn nạn đếu cứu giúp bất vụ lợi, có khi phải tốn tiền đãi ăn với Cảnh Sát và cho người hoạn nạn nữa, công đức như vậy thì Huỳnh Kim là “Chánh”. Còn Cộng sản giết người, thì Cộng sản là “Tà”, mà Tà không qua được Chánh., nên Cộng sản không bắt được Huỳnh Kim đâu mà sợ. Vợ Huỳnh Kim nói: Nếu gặp hải tặc Thái Land đụng cho chìm ghe chết, hoặc bị bão chìm chết hết thì sao? Huỳnh Kim trả lời: Thường người ta nói gia đình “Hạnh Phúc”, nghĩa là mỗi ngày gia đình, dầu nghèo khổ, hai bửa cơm, có đủ vợ chồng, con cái sum vầy, quay quần trong một mâm cơm, chỉ có ít con cá chốt kho quẹt hay cơm trắng chan nước lạnh ăn với muối, đó mới đúng nghĩa hai chữ “Hạnh Phúc” gia đình. Còn mỗi bửa cơm gia đình thiếu một đứa con hay chồng chết hoặc vợ chết, mà đang trúng độc đắc số kiến thiết, một triệu đồng, thời Ngô Đình Diệm, khi đó gia đình không có hạnh phúc. Đó là đúng nghĩa hai chữ Hạnh Phúc hoặc không có Hạnh Phúc, trong gia đình. Nên gia đình vượt biển nếu Trời không cho, có chìm ghe chết chung cả gia đình, cũng là hạnh phúc, mà không chết bây giờ, khi già hoặc đau ốm cũng chết, thì lo gì phải sợ chết, ham sông để làm trâu ngựa cho Cộng sản độc tài, đày đọa ? Em không đi muốn ở lại vì lý do muốn lấy chồng khác hoặc lý do gì cá nhân của em, thì em chỉ ở lại một mình, một đứa con còn bú, đang bồng trên tay, anh cũng chở theo. Vì nước Tự Do không thiếu sửa. Nếu anh chia con, phân nửa ở lại với em, phân nửa anh chở theo, sau nầy những đứa con đi theo anh học hành đến nơi, đến chốn, ăn no, mặc ấm, còn những đứa con em chia ở lại nghèo khổ nó trách cha nó bất công, con cũng đồng con, cha thương không đồng, bỏ tụi nó lại phải thất học, nghèo đói, rách rưới! Chứ nó đâu có biết tại mẹ nó bắt nó ở lại Việt Nam với mẹ nó. Đuối lý, vợ Huỳnh Kim nói: Anh nói đi vượt biển mà không mướn tài công làm sao đi ? Huỳnh Kim trả lời: Ba năm qua, em thấy anh đi theo ghe cào ngoài biển, em nghĩ anh đi theo để làm gì ? Chẳng lẽ anh chỉ đi theo ghe chơi thôi à ? Trong thời gian ba năm anh theo ghe là anh tập lái ghe biển, hôm nay anh thử hết tài công, anh thấy không thua một tài công nào, anh mới cho em biết, gia đình mình sẽ đi vượt biển. Vợ Huỳnh Kim nói tiếp: Anh nói đi vượt biển cà gia đình, mà anh không mua bến làm sao đi được? Huỳnh Kim trả lời: Vượt biển mà mua bến với Cộng sản, chẳng khác nào em báo cáo cho Cộng sản biết gia đình mình, ngày đó, tháng đó đi vượt biển, để nó biết bắt lại lột hết vàng và tiền bạc, mà còn bắt cả gia đình cầm tù chứ gì ? Vợ Huỳnh Kim nói: Vậy để em đi kêu thêm khách đi theo, cho có số vàng đem theo ra nước ngoài nuôi con. Huỳnh Kim trả lời: Em kêu khách, là em muốn khách báo với Công an đón bắt gia đình mình lại chứ gì? Em phải biết, chỉ một người khách, đi giả từ cha mẹ, anh chị, bên vợ, bên chồng và người thân, là đã lộ ra cho Công an biết tin gia đình mình đi vượt biển để đón bắt lại, làm sao đi thoát được?. Vợ Huỳnh Kim hỏi tiếp: Anh nói đi vượt biển mà không nói ngày, giờ nào gia đình minh đi, làm sao chuẩn bị kịp ? Huỳnh Kim trả lời: Nếu anh cho em biết ngày, giờ gia đình mình vượt biển, thì em phải đi giả từ ba mẹ và anh em chú bác, cô dì, cậu mợ họ hàng của em, thì cũng lộ ra cho Công an biết, đế bắt gia đình mình bỏ tù chứ còn gì nữa? Anh chỉ cho em biết trong vòng 2 tiếng đồng hồ thôi, nếu em không chuẩn bị kịp anh bỏ em lại một mình. Vì cứ chờ em, thì Công an hay nó sẽ bắt lại. Nên em chỉ cần mặc một bộ đồ trong mình là đủ rồi. Đến tháng 8 Âm Lịch biển Rạch Giá, Phú Quốc trời lập Thần Chung, mặt biển yên tịnh như mặt đất, một đêm nọ, Huỳnh Kim và tài công, ngư phủ đi cào như thường đêm, đến 4 giờ sáng, tài công ngư phủ đang nằm nghỉ, Huỳnh Kim lái, Huỳnh Kim lấy bình nhớt cũ xịt vô bánh trớn, máy quay văng cùng ghe, đến 5 giờ sáng tài công ngư phủ thức dậy kéo cào đi về, Huỳnh Kim kêu chỉ cho tài công ngư phủ thấy nhớt văng cùng ghe, Huỳnh Kim nói: Hôm nay máy bị hư phốt cốt máy, nhớt văng cùng ghe, vậy vô ăn hủ tiếu, uống cà phê xong, anh em về nhà nghỉ, chờ Huỳnh Kim kêu thợ sửa máy xong, cho hay sẽ đi cào tiếp. Tài công ngư phủ tưởng thật, cứ về nhà nghỉ, còn Huỳnh Kim thì về nhà kêu vợ bồng đứa con trai nhỏ, trùm cái khăn lại, thuê người ta chở đi xuống Hà Tiên, đi ngang biên phòng có hỏi, thì nói thằng nhỏ bịnh, phải đi bác sĩ ở Hà Tiên trị cho nó, rồi em bồng con ra bải nò Hà Tiên, núp ở trong đám cây bần dưới mé biển, khi thấy ghe mình xuống bỏ neo, em lội xuống mé nước cầm cái nón lá, cho anh thấy, anh cho người vô rước ra ghe mình là đi. Nếu trễ anh phải bỏ em lại. Huỳnh Kim kêu đứa con gái lớn mới 15 tuổi, nhưng nó khôn từ còn bé, Huỳnh Kim bảo: Con cứ 30 phút con dẫn một đứa em đi xuống ghe, đưa nó xuống khoan hầm chơi, có sẵn nước, bánh nó ăn và uống, rồi con lên dẫn tiếp đứa khác, cứ mỗi 30 phút đồng hồ như vậy, khi nào con dẫn các em con hết, con lại cho ba hay, ba xuống kéo neo mình đi vượt biển. Đứa con gái đã nghe lời Huỳnh Kim làm xong, nó lại nói nhỏ “Ba con dẫn hết mấy đứa rồi ba.. Huỳnh Kim bảo: Con xuống ngồi một mình trên khoang hầm, như mỗi ngày con xuống coi chừng ghe cho ba vậy. Vì Huỳnh Kim không có con trai lớn, chỉ sanh liên tục 5 đứa con gái đầu, 3 đứa con trai sau, nên mỗi ngày ghe vô nghỉ, thì đứa con gái lớn với hai đứa em kế nó xuống coi chừng ghe cho Huỳnh Kim, như mọi ghe khác phải có người coi dầu ban ngày. Đúng 3 giờ chiều như thường lệ, các ghe đều rời bến đi cào, Huỳnh Kim xuống kéo neo lên và nổ máy, chạy ra như đi cào thường lệ hằng ngày, Ghe xuống bãi nò Hà Tiên, vì bãi cát cạn không vô bờ được, phải bỏ neo ngoài nước sâu, Huỳnh Kim thấy vợ xuống đứng dưới mé nước bãi nò Hà Tiên, Huỳnh Kim kêu anh chạy máy đuôi tôm đặt ghẹ lại hỏi: Anh đặt ghẹ mỗi ngày bán được bao nhiêu tiền? Anh đặt ghẹ nói: mỗi ngày có khi kiếm được vài trăm đồng, ngày nào thất chỉ bán được chừng một trăm hoặc trăm năm chục đồng, chứ đâu có nhiều. Huỳnh Kim trả trước 200 đồng Việt Nam, chỉ anh đặt ghẹ, anh chạy vô rước vợ tôi ra ghe dùm. Vì vợ tôi bồng đứa con đau đi bác sĩ ở Hà Tiên, khi đi về, Biên Phòng đóng cửa không ai qua được, nhắn về bảo tôi chạy xuống rước về nhà ở Lộc Sơn. Anh đặt ghe nhận tiền chay vô rước vợ Huỳnh Kim ra ghe, Huỳnh Kim cho xuống khoang hâm, Huỳnh Kim kéo neo chạy ra khơi như ghe đi kiếm bến cào, đến 9 giờ trời tối, không ai thấy ai, Huỳnh Kim coi số la bàn chay xuyên qua Bắc Đảo Phú Quốc và Co Công, Co Công giáp vịnh Thái land, một mình Huỳnh Kim vừa coi lái vừa coi máy chở một vợ và tám đứa con nhỏ, 3 ngày 2 đêm đến bờ Thái Land lúc 3 giờ chiều, thì Phái Đoàn Mỹ đi Mã Lai lúc 9 giờ sáng cùng ngày. Bốn tháng sau Phái Đoàn Mỹ trở lại Panat nikhom, Thái Land, Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc, kêu gia đình Huỳnh Kim lên phỏng vấn, cho gia đình được định cư nước Mỹ, đầu năm 1987, ở Lousiana, được chủ ghe cào thuê Huỳnh Kim đi làm tài công cào tôm 8 tháng biển Lousana, mới dời gia đình sang California đến năm 2021. Từ đó Huỳnh Kim tham gia sinh hoạt Cộng Đồng: Biểu tình chống Trần Trường tại phố Bolsa 1990 làm Cố Vấn Hội Cựu Tù Nhân Chánh Trị của Thiếu Tá Nguyễn Xuân Tùng 1991, làm cố vấn ủy Ban Bảo Vệ Chánh Nghĩa Quốc Gia, Hồ Anh Tuấn, đến bác sĩ Đoàn Yến, 1992, Nhạc sĩ Nguyễn Hiền, Chủ Tịch VNVNHN Vùng Tây Nam Hoa Kỳ, mời Huỳnh Kim tham gia vào VBVNHN. 1992, 2011 làm Cố Vấn Cộng Đồng Người Việt miền Nam California của KS Trần Ngọc Thăng, liên tiếp của Bà Nguyễn Minh Nguyệt và của Đại Tá Lê Khắc Lý 1994-1998, Huỳnh Kim được mời làm Chánh Thư Ký Báo Thời Đại Mới của Thiếu Tá Phạm Đức Hảo 1998 – 2001, làm Phó Hội Trưởng Ngoại vụ Phật Giáo Hòa Hảo Trung Ương Hải Ngoại 2002, 2006, Làm Phó Hội Trưởng Nội Vụ Hội Đồng Trị Sự Trung Ương Phật Giáo Hòa Hảo Hải Ngoại 1999- 2005 Làm Chủ Tịch Ủy Ban Cố Vấn Hội Đền Hùng của luật sư Nguyễn Xuân Nghĩa. 1994- 2021, Cố Vấn Hội Ái Hữu Long Xuyên miền Nam California 1995-2021 Cố Vấn Văn Bút Vùng Tây Nam Hoa Kỳ 2011- 2018 Huỳnh Kim Làm Cố Vấn VBVNHN do Dược Sĩ Vũ Văn Tùng làm Chủ Tịch, luôn hai nhiệm kỳ. 2006, Các người xưng Đại Diện Phật Giáo Hòa Hảo hải ngoại như: Lê Phước Sang, Nguyễn Thanh Giàu, Nguyễn Huỳnh Mai, đua nhau về Việt Nam, theo hoặc thân Cộng sản Việt Nam, làm nhục Phật Giáo Hòa Hảo, trong khi nhà cầm quyền Cộng sản đàn áp Phật Giáo Hòa Hảo Việt Nam khủng khiếp hơn các tôn giáo khác, và người Việt Nam khắp nơi trên thế giới, tinh thần chống Công sản lên cao đô, như vậy những người Đại Diện Phật Giáo Hòa Hảo về Việt Nam làm nhục thanh danh Đạo Phật Giáo Hòa Hảo, nên quý vị niên lão mở phiên hội bầu Huỳnh Kim làm Hội Trưởng Phật Giáo Hòa Hảo Trung Ương, từ năm 2006, nhằm bất tín nhiệm các phe phái Phật Giáo Hòa Hảo khác đã liên hệ Cộng sản. Từ năm 2006 đến năm 2021, chưa có ai có lập trường vững chắc và đủ tư cách dám thay thế Huỳnh Kim, làm Hội Trưởng Phật Giáo Hòa Hảo Trung Ương và Điều Hành Phật Giáo Hòa Hảo Truyền Thống Việt Nam. Từ năm 2006 Huỳnh Kim được quý vị niên lão bầu làm Hội Trưởng Phật Giáo Hòa Hảo Trung Ương, Huỳnh Kim nghĩ rằng, Huỳnh Kim giữ lập trường chống Cộng bất di, bất dịch và giữ tư cách một người Phật Giáo Hòa Hảo đúng đắn là cũng được tiêu biểu thanh danh Phật Giáo Hòa Hảo, chứ đâu có ngờ năm 2008 Phật Giáo Hòa Hảo Việt Nam và Bùi Thiện Huệ đang định cư tại Texas, cũng kêu Huỳnh Kim phải ra tay cứu giúp cho Phật Giáo Hòa Hảo Việt Nam để khỏi bị đàn áp, không thôi chết hết. Vì những người xưng Đại Diện Phật Giáo Hòa Hảo, hồi nào kêu gọi đoàn kết đấu tranh, bây giờ tất cả quay đầu theo Cộng sản hết rồi, bỏ anh em Phật Giáo Hòa Hảo ai chết nấy chịu ! Huỳnh Kim, nhìn thấy các Tổ Chức, Đoàn Thể và tôn giáo khác, đã có nhiều người học thức khoa bảng, tiến sĩ, kỹ sư…mà chưa ai giúp gì được cho người của họ ở việt Nam không còn bị đàn áp. Huỳnh Kim là người bình thường làm sao được? Ngẫm nghĩ chốc lát, nhớ lại phải viết Phúc Trình gởi Email cho Chánh Phủ Hoa Kỳ với Ủy Ban Quốc Tế Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và các cơ quan thẩm quyền Quốc Tế, may ra có thể can thiệp cho Phật Giáo Hòa Hảo Việt Nam không còn bị đàn áp.. Huỳnh Kim viết Phúc Trình xong, Email trình Tổng Thống Gearge W. Bush với Ủy Ban Quốc Tế Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và các cơ quan thẩm quyền Quốc Tế. Phúc Trình của Huỳnh kim Email gởi đi chừng 15 phút, thì nhận được Email của Tổng Thống Gearge W.Bush hồi báo cám ơn Huỳnh Kim, báo cáo tin tức, liền theo đó thì Bà Trợ Lý Katina thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ gọi điện thoại trực tiếp phỏng vấn Huỳnh Kim như sau: 1/- Ông ở Mỹ lãnh Đạo Phật Giáo Hòa Hảo Việt nam, Ông có liên hệ với Ông Lê Quang Liêm không? Huỳnh Kim trả lời: Không 2/-Ông có tổ chức biểu tình đòi lật đổ nhà cầm quyền Việt Nam như Ông Lê Quang Liêm không? -Huỳnh Kim trả lời: Không, Phật Giáo Hòa Hảo chúng tôi chỉ yêu cầu được yên tịnh tu hành và được phổ biến giáo lý của Đức Huỳnh Giáo Chủ mà thôi. 3/- Ông có tổ chức tự thiêu cá nhân hay tự thiêu tập thể như Ông Lê Quang Liêm không? -Huỳnh Kim trả lời: Không, Vì Đức Huỳnh Giáo Chủ cấm sát sanh hại vật, mà ai tổ chức người tự thiêu là phạm tội sát sanh loài người, tội nặng lắm, không được làm. -Bà Katina nói: Như vậy chủ trương của Ông phù hợp với chánh sách của Hoa Kỳ, chúng tôi sẽ theo dõi ủng hộ Phật Giáo Hòa Hảo Việt Nam của Ông. Cuộc Phỏng Vấn của Bà Katina vừa xong, thì Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, gọi điện thoại điều tra tại chỗ Phật Giáo Hòa Hảo Việt Nam, bị hơn hai trăm Công an, cán bộ đang bao vây chuẩn bị âp vào đàn áp Phật Giáo Hòa Hảo. Tòa Tổng Lãnh Sự hỏi: Ông Huỳnh Kim báo Cáo như vậy mà có thật hay không? Nguyễn Văn Lía, là người đầu tiên bắt điện thoại trả lời với Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, Nguyễn Văn Lía nói: Còn hơn Ông Huỳnh Kim báo cáo nữa, hiện có gần ba trăm người đang bao vây chuẩn bị ập vào đàn áp chúng tôi đây nè ? Nguyễn Văn Lía trả lời vừa xong cuộc điều tra của Tòa Tổng Lãnh Sư Hoa Kỳ tại Sài Gòn, không biết lực lượng Cộng sản đàn áp nhận được lịnh từ đâu, mà họ rút đi hết, trả lại sự yên tịnh cho Phật Giáo Hòa Hảo, chỉ từ khi nhà cầm quyền đổ quân xuống, đến khi rút đi chừng 35 phút đồng hồ, Phật Giáo Hòa Hảo trở lại yên tịnh. Huỳnh Kim Phúc Trình gởi Email đi, mỗi lần chỉ chừng 35 phút đồng hồ, thì lực lượng đàn áp, được lịnh từ đâu không biết, mà lực lượng đàn áp của Cộng sản rút đi, không kịp đàn áp Phật Giáo Hòa Hảo Việt Nam. Từ năm 2008 đến năm 2010, Huỳnh Kim đã nhận được kết quả gần hai trăm vụ cho Phật Giáo Hòa Hảo Việt Nam, mỗi lần chỉ khoảng 35 phút là lực lượng đàn áp rút đi. Từ đó đến năm 2021, Phật Giáo Hòa Hảo Truyền Thống Việt Nam, mặc dầu không theo nhà cầm quyền Cộng sản mà không còn bị đàn áp như năm 2007 trở về trước. Hiện nay các tôn giáo khác vẫn còn bị đàn áp. Cụ Thể: 1/-Hơn 300 Công an, cán bộ Cộng sản đến đập phá hang đá Chúa Giê Su tại Lộc Hưng,quận Tân Bình ngày lễ Giáng Sinh, năm 2019, đến năm 2021, chưa nghe Đức Giáo Hoàng và Tòa Thánh Vatican có lên tiếng cứu giúp gì được cho Đạo Thiên Chúa Việt Nam, như Huỳnh Kim cứu giúp Phật Giáo Việt Nam. 2/-Cũng năm 2019, có 20 tín hữu Cao Đài Hội trong nhà rất trật tự tại Bến Tre, cũng bị Công an đến đuổi, mà đến năm 2021, cũng chưa nghe Ban Lãnh Đạo Cao Đài Hải Ngoại cứu giúp được gì cho Đạo Cao Đài Việt Nam không còn bị đàn áp. 3/- Đức Tăng Thống Quảng Độ, cũng bị trục xuất khỏi chùa đi Hà Nội, đến năm 2021, cũng không nghe Ban Lãnh Đạo Phật Giáo Thống Nhứt Hải Ngoại giúp được gì được cho Phật Giáo của Đức Tăng Thống Quảng Độ không còn bị đàn áp. Tháng 2 năm 2021, Tăng Đoàn Du Tăng Thế Giới có 30 thành viên của 30 quốc gia, đã mời Huỳnh Kim làm Cố Vấn Tăng Đoàn Du Tăng Thế Giới. Vì có tánh cách liên hệ lịch sử, nên cần phải nói sự thật, chứ không vì lý do nào mà viết sai sự thật được, để trở thành bất công với lịch sử. California, ngày 30 tháng 3 năm 2021 |
Trang thơ của tác giả Huỳnh Kim |
TẶNG AI LÀ VỢ CHỒNG GIÀ —oOo— Ông bà nay đã già rồi, Lưng còng tốc bạc đồi mồi màu da. Răng long mắt lại thêm nhòa, Đứng đi chậm chạp, thật là khó khăn. Từ ngày qua tuổi sáu năm ( 65 ) , Về hưu chẳng có công ăn chuyện làm. Ông trồng vài chậu bông lan, Bà trồng rau cải sửa sang bí cà. Thường khi rảnh rổi ở nhà, Đứng ngồi, quanh quẩn vào ra đụng dầu. Chuyện trò chỉ được vài câu, Thế là hai lão bắt đầu sực lên. Bà rằng, Ông quạu như điên, Ông rằng, Bà nói vô duyên trên đời. Hôm nào buồn bả trong người, Ra vào không gặp buồn ơi là buồn. Gây hoài thành cũng có huông, Gây xong lại nắm tay luôn làm hòa. Cải nhau là thú người già, Không gây, không cải cửa nhà buồn tanh ! Huỳnh Kim |
NỔI BUỒN 30-4-1975 VƯỢT BIỂN —oOo— Cảnh đời lăn lóc khổ cam, Cõi trần được một, tri âm đã nhiều. Gian nan gió sớm, mưa chiều, Biết ai để giải nổi điều đảm đang Tựa kề bên trúc, bên lan, Ban mai bên tối, bàng hoàng nơi đây. Trương bườm cầm lái cùng dây, Thế đời thất thỉu bàn đây cũng thừa. Huỳnh Kim |
BỎ ĐẢNG —oOo— Lúc còn nhỏ tôi đã nghe lời bác, Một ông già râu tóc bạc phơ phơ. Tôi hát bài ” Em thấy bác trong mơ “, Cô giáo bảo>” Bác là Tiên là Phật “. Rồi lớn lên, nghe những lời đường mật, Được vào đoàn, vào đảng Bác quang vinh. Cờ búa liềm, hình lãnh tụ Lenin, Thay tổ quốc và Hùng Vương dựng nước. Bác dạy rằng, tổ quốc mình siêu vượt, Đưa năm châu lên thế giới đại đồng. Nhà nước ta, giai cấp của công nông, Dân là chủ, mà đảng viên đầy tớ. Vượt trường sơn nghe lòng nhiều hăm hở, Tới miền Nam mới biết lỡ chuyền đi, Giải phóng ai ? và giải phóng những gì ? Lời bác nói, không y như sự thật. Cảnh phồn vinh, của hòn ngọc biển đông. Cuộc sống tự do, dân chủ hòa đồngg. Không sắt máu câm thù như miền Bắc, Rồi tứ đó, đảng hiện hình đạo tặc. Vung búa liềm, đập nát cả quê hương , Một miền Nam, hạnh phúc hóa tang thương ! Biến xã hội, thiên đường thành địa ngục, Đến bây giờ cả hai miền Nam Bắc, Cảnh sang hèn cào khổ giống như nhau. Cùng đội chung cái ách nạn thương đau. Một chủ nghĩa, ngông cuồng đầy tội ác, Hiến biển đảo, rồi bán luôn đất nước. Đảng khốn kiếp, không thiết gì tổ quốc. Sẳn sàng dâng, xã tắc của cha ông. Ghê tởm quá tôi chán chường cộng sản, Trả lại bác, thẻ bài khi vào đảng, Cùng lá cờ màu đỏ, có sao vàng. Tôi sẽ về với đất nước sơn hà, Cùng dân tộc xây dựng lại quê nhà . , Huỳnh Kim |
NHỚ 30-4-1975 NĂM ẤY —oO— Ba mươi tháng tư ngày năm ấy, Bọn tham tàn, trông thấy cũng nực cười. Có công đâu lấy nước cả đời, Chữ viết nguệch ngoạc lại lếu láo. Chủ trương tổ hợp di hữu tử, Là ngu thất kế bất như nhàn ! Dân thưa thớt, thấp thoáng bóng Nam San, Ngoảnh mặt bỏ lại, ai ai cũng bỏ. Khoảng hồn thiên cổ kim, kim cổ, Cõi trần đời, không có, có không, Lạ thời, Trời Phật cũng trông !.. Huỳnh Kim |
THÁNG TƯ ĐEN Tôi nhớ mãi ngày ba mươi năm đó, Tháng tư đen, nhộm đỏ, máu tang thương. Lính anh hùng tử trận khắp chiến trường, Bao tướng lãnh, tẩn thân, vùng chiến địa, Họ bất khuất, nêu cao gương chánh nghĩa. Dốc một lòng, bảo vệ đất miền Nam. Nhưng mất rồi thương quá Cửu Long Giang ! Khắp thành phố, dân bàng hoàng sợ hãi… Nỗi hoang mang, lệ tràn, nghe tê tái ! Niềm đau thương, uất hận, thấu tim gan. Vượt trùng dương, không quản ngại gian nan, Đành chào biệt, nước Việt Nam yêu mến! Bao năm qua, mà mỗi lần nhắc đến, Những anh hùng, vì nước đã hy sinh. Vẫn in mãi trong tình người viễn xứ !!! Huỳnh Kim |

NGHĨ VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM CHO THẾ HỆ TƯƠNG LAI HẢI NGOẠI —oOo— Ở hải ngoại người Việt Nam không có quyền lực, của một quốc gia tự trị, nên không có Bộ Giáo Dục cung cấp đầy đủ sách vở và chương trình dạy chữ Việt Ngữ; chỉ nhờ một số thầy, cô thời Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa, có tinh thần bảo vệ tiếng Việt, họp nhau thuê trường công lập của quốc gia sở tại hoặc nhờ chùa, nhà thờ của các tôn giáo người Việt Nam, để dạy Việt Ngữ cho trẻ em trong mấy tháng hè hằng năm. Nhưng không đủ chỗ cũng như phương tiện không đươc gần nhà, nên còn nhiều gia đình ở xa con cháu không học được chữ Việt Ngữ, chỉ nhờ cha mẹ dạy nói được tiếng Việt, chứ không biết đọc và không biết viết chữ Việt Ngữ.Cho nên sự phát triển tiếng Việt Nam và chữ Việt Ngữ, cho các thế hệ tương lai ở hải ngoại khó có hy vọng xán lạn, như thời Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ! Bởi đó, rất cần sự đóng góp một số công thức, nguyên tắc văn học Việt Nam của thế hệ Cha, Ông, còn nhớ thời ngồi ghế nhà trường, để mỗi ngừời ghi lại, mỗi phần, thay vì sách vở của Bộ Giáo Dục Việt Nam, nhằm lưu truyền cho các thế hệ mai sau giữ được phần nào chữ Việt Ngữ. Chữ Việt Ngữ tuy do Bá Đá Lộc, là người ngoại quốc dùng mẫu tự La Tinh ghép thành chữ Việt Ngữ, để truyền Đạo Thiên Chúa, nhưng rất phù hợp với tiếng nói Tổ Tiên Việt Nam từ khi khởi thủy, nên người Việt Nam có chữ Việt Ngữ bắt đầu từ đó đến ngày nay ( 2021 ). Tiếng và chữ Việt Ngữ rất dễ học và dễ nói, nhưng hiểu rõ nghĩa cũng rất khó khăn. Vì có nhiều chữ đặt chỗ nầy thì đúng cái nghĩa gốc, cũng chữ nầy mà đặt vào chỗ khác, thì nó biến thành ý của một vế hoặc một mệnh đề, chứ không còn y nghĩa chánh gốc. Thí dụ: 1/- Ông A viết hay nói:” Nhà vua đem hòa bình ” CHO ” chiến tranh “, thì vế nầy vô tình hoặc cố ý , nói nhà vua đương thời tàn ác. Vì nhân loại đang hòa bình, mà nhà vua làm cho chiến tranh phải giết người. Nếu thời quân chủ, người nói như vậy, có thể bị nhà vua chém đầu, về cái tội phỉ báng nhà vua không đạo đức. 2/- Nếu một người khác nói: ” Nhà vua đem hòa bình ” TRONG “ chiến tranh “, là họ đã hoan hô nhà vua anh minh, lương thiên, thương chúng dân, chúng dân đang chiến tranh giết người, mà nhà vua hết lòng nhân từ lập lại hòa bình, để không còn chết chốc. Nhà vua biết được, có thể ban thưởng chức quyền cho người nói, chứ không vị vua nào giết người đang hoan hô nhà vua hiện tại bao giờ ? Như vậy chúng ta thấy chỉ có chữ ” CHO ” và chữ ” TRONG” đặt không đúng chỗ, nó sẽ làm đảo lộn nghĩa của một vế hoặc cả một mệnh đề, dầu phát âm hoặc viết cũng hiểu như vậy. Còn chánh tả, dấu ” HỎI “ hoặc dấu ” NGÃ “,viết trật chữ “ C” hoặc chữ “ T “, đa số người bình dân ai cũng phát âm đều như nhau, người nghe cũng giống nhau, nên từ khi Việt Nam lập quốc đến ngày nay ( 2021 ) không thấy triều đại Việt Nam nào bắt tội chém đầu ai viết sai chánh tả bao giờ ? Vì Việt Nam chưa nhất thiết có hàn Lâm Viện, từ khi Việt Nam có chữ Quốc Ngữ, người Việt Nam có học thức thì viết chữ ” Quý vị ” chữ ” Quý ” ai cũng viết chữ ” Y “. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chẳng những Cộng sản Việt Nam, kể cả người Việt hải ngoại cũng có nhiều người viết chữ ” Quý ” ” I ngắn “, còn nhiều chữ khác ngày nay 9 2021 ) nhiều người viết sai với khi có chữ Việt Ngữ, nhưng không thể kể hết được, mà không ai có quyền chém đầu ai hoặc người viết bị một hình phạt như thế nào ? Chữ ” Phải ” Hồ Chí Minh viết ” Fải “, chữ ” P ” bằng chữ ” F và chữ A,I với dấu hỏi ” cũng không thấy ai bắt tội Hồ Chí Minh được bao giờ ? Đường xe lửa, Hồ Chí Minh và Cộng sản cháu chắc ngày nay ( 2021 ) cũng viết hoặc nói đường ” SẮT “, mà không có cục SẮt nào nguyên thủy chạy được trên đường rầy bằng sắt thép, nếu chưa làm thành động cơ, hoặc không cần đốt lửa hay không cần xăng, dầu…mà chạy được bao giờ ? Nếu nói đường ” SẮT “, tức là quốc lộ đó phải trải toàn ” SẮT“, mới gọi đường ” SẮT ” được, như đường tráng nhựa hoặc đường tráng xi măng hiện tại ai cũng thấy trên thế giới, người ta ai nấy đều gọi là đường “ NHỰA ” hay gọi đường ” Xi Măng “. Từ khi Việt Nam có xe LỬA, đốt lửa bằng củi hoặc bằng than, khi lửa cháy nóng máy xe mới chạy được, nên Tổ Tiên người Việt Nam dùng chữ đường ” XE LỬA ” là rất đúng với ý nghĩa văn hóa dân gian theo mọi thế hệ ngàn sau. Vì xe đó chạy bằng lửa trên hai lề đường rầy bằng sắt thép. Khi Hồ Chí Minh, theo chủ nghĩa Cộng sản vô thần, đến thế hệ Cộng sản ngày nay ( 2021 ) vẫn nói đường ” SẮT ” , cũng không thấy ai bắt tội được Hồ Chí MInh và một tên Cộng sản con cháu đang làm Cộng sản nào để chém đầu thử coi ? Văn hóa hoặc luật pháp của một quốc gia nào, cũng phải vịn vào phong tục, tập quán dân gian mới chính xác và phù hợp với nguyện vọng của toàn dân, chứ không quốc gia nào lấy phong tục tập quán quốc gia khác làm luật lệ cho quốc gia mình bao giờ ? Nên những ai có học về luật, đều hiểu câu: ” Luật pháp nằm trong luân lý, Luân lý là mẹ đẻ của luật pháp “ . Dầu ai học thức khoa bảng cỡ nào cũng không thể hiểu ngoài ý nghĩa nầy, là xe chạy bằng LỬA trên đường, mà làm sao lại gọi đường SẮT được, lại là đường không hoàn toàn trải SẮT ? Khi Hồ Chi Minh là con người theo chủ nghĩa Cộng sản, phản nghịch Tổ Tiên, chủ trương không tình cha, không nghĩa mẹ, mới dùng chữ đường ” SẮT” không cụ thể. Như hiện nay các quốc lộ, của các quốc gia trên thế giới, ai cũng thấy đều tráng xi măng hoặc tráng nhựa ( Cao Su ), mà mọi người, mọi giới đều gọi là đường ” Nhựa ” hoặc đường “Xi măng” “. Mặc dầu Hồ Chí Minh có sống lại, hằng ngày lăn cục SẮt trên đường đó, cũng không ai gọi đường ” Cục Sắt ” bao giờ. Có nhiều người nói ” Dân miến Bắc Việt Nam ” Nói và Viết ” đúng hơn người dân miền Nam Việt Nam, Nhìn vào sự thật chưa đúng hoàn toàn được, có thể nói đa số dân miền Bắc Việt Nam, nói và viết đúng hơn đa số dân miền Nam Việt Nam, thì có thể chấp nhận được. Vì nhìn lại lịch sử Tổ Tiên Việt Nam lập quốc từ miền Bắc ( Hà Nội ), nên triều đình ở miền Bắc, rồi sau đó mới có triều đại khác dời về miền Trung ( Huế ), mà triều đình đóng Đô ở đâu, thì quần thần và gia đình theo ở đó, nên triều đình lo cung cấp đầy đủ phương tiện từ đời sống gia đình đến trường sở cho con cháu quần thần và những gia đình theo chế độ triều đại, mới có đủ phương tiện hành đến nơi đến chốn phục vụ cho triều đại đang cầm quyền. Còn miền Nam Việt Nam, từ khi lập quốc đến năm 1955 tại làng, thôn ( xã, ấp ) chưa có một triều đại nào chủ trương thành lập trường Tiểu Học đến tận làng thôn bao giờ, mà ở cấp quận và tỉnh. mới có trường Tiểu Học và lớp học vở lòng ” A, B, C “mà thôi. Bởi đó dân miền Nam Việt Nam đến năm 1956, 80 % dân chúng mù chữ, thì làm sao có đa số dân chúng viết đúng và nói đúng như dân miền Bắc và miền Trung được ? Đó là lỗi của các triều đại cầm quyền Việt Nam, chứ không phải dân miền Nam Viêt Nam không có bộ não thông minh hay vì làm biếng học !.. Tuy nhiên, dân miền Bắc Việt Nam, mặc dầu đã có nhiều triều đại cầm quyển cung cấp đầy đủ trường sở cho nhiều đời, từ Cha mẹ, Ông bà, lan ra biết bao đời con cháu khắp cùng thôn xóm ( xã, ấp ) từ khi bắt đầu có chữ Việt Ngữ đến ngày nay ( 2021 ), mà dân miền Bắc Việt Nam cũng chưa phải mọi người đều nói và viết đúng 100% được. Cụ thể đến năm 2021, vẫn có nhiều người miền Bắc dầu đã có đủ trường sở học hành trải qua không biết bao nhiêu đời, mà cũng còn nhiều người nói” SAI ” vậy. Như chữ “LÀM” người miền Bắc nói ” Nàm “, Chữ ” LO” người miền Bắc ” NO “, khi Cộng sản miền Bắc chiếm được Việt Nam Cộng Hòa ngày 30 tháng 4 năm 1975, Ban quân quản người Bắc vào miền Nam Việt Nam Cộng Hòa để cấm quyền nói: ” NÀM thì NÀM đừng có NO , để nhà nước NO “, có ý bảo dân miền Nam Việt Nam Cộng Hòa ” Làm thì làm, đừng có lo, để nhà nước lo “, đã là những thành phần đang cầm quyền mà còn đúng chữ ” LÀM ” và chữ LO “, chữ “LỬA “, thì thứ dân miền Bắc nói SAI cỡ nào nữa? Có thể còn nhiều chỗ người dân miền Bắc nói sai , nhưng không thể nhớ mà kiểm chứng hết được. So với dân ba miền Nam, Trung, Bắc, nếu là những người có học nơi trường sở chữ Việt ngữ như nhau, thì đa số người dân miền nào cũng có thể nói và viết đúng như nhau, mặc dầu không phải 100% đều đúng và 100 % đều sai với dân ba miền đều có học. Chỉ có thể chấp nhận người dân miền Bắc từ ngàn xưa nhiều người có học hơn nhiều người dân miền Nam Việt Nam, vì trường sở đầy đủ, nên nhiều người miền Bắc và miền Trung viết và nói đúng hơn nhiều người miền Nam, phân biệt rõ như vậy, mới có thế chấp nhận được. Vì người miền Bắc và miền Trung có đủ trường sở cho trẻ con cháu trải qua nhiều đời học hành, dân chúng miền Nam Việt Nam đã trải qua biết bao triều đại cầm quyền, ở làng, thôn ( xã, ấp ) không có một triều đại cầm quyền Việt Nam nào lo phát triển trường sở tại làng, thôn ( xã, ấp ), thì dân chúng làm sao học hành được như dân miền Bắc và miền Trung Việt Nam được ? Cái lỗi nầy là do nhiều triều đại cầm quyền, nhứt là thời một ngàn năm Tàu đô hộ và một trăm năm Việt gian rước thực dân Pháp vào xâm lăng, dầy xéo quê hương và phá hoại tan tành văn hóa Tổ Tiên Việt Nam lưu truyền, mãi đến thời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, mới có chủ trương phát triển trường sở cấp Tiểu Học đến tận xã, ấp. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, ai cũng thấy trình độ dân trí miền Nam, cao hơn nhân viên Hà NỘi cầm quyền, ước độ 65 %, thì thứ dân Hà Nội còn như thế nào ? Hiểu được hoàn cảnh dân tộc Việt Nam như đã nói, mặc dầu tôi đã rời khỏi ghế học đường 59 năm ( 1962-2021= 59 năm ), tôi cố gắng ngồi nhớ ghi lại đại khái một số luật chánh tả văn phạm như sau: 1/- VỀ DẤU HỎI VÀ DẤU NGÃ: -Ở trước,dấu huyền và không dấu, thì chữ sau là dấu ” HỎI”, nhưng không hoàn toàn được như những chữ sau đây: – An dưỡng, An tĩnh, Suy nghĩ, An dưỡng đường… thường là viết dấu ” NGÃ ” và những nguyên âm : L, M, N, D, V, dạy nguyên tắc là dấu ” NGÃ “ nhưng không hẳn nhất thiết viết đều là dấu ” NGÃ ” được, như những chữ: – ” Mổ bụng, mổ cá, dở cơm, dở chứng, nải chuối, nài nỉ, ngẩn ngơ, nổi nầy, nằm ngủ. lở lấy, lở da, lở đất, phá vở , mỉm cười, lở ghẻ, dở ẹc…là dấu “ HỎI “, chứ đâu phải viết toàn dấu ” NGÃ ” được . -Ở trước dấu SẮC và dấu NẶNG, thì chữ sau là dấu ” NGÃ “, cũng không đúng hoàn toàn được như những chữ: –Giáo Chủ, Giáo dưỡng,Giáo hữu, Giáo lễ, Giáo lữ, Giáo sĩ, Giáo Tổ, Giáo Trưởng… 2/- VỀ DẤU CHẤM CÂU: – Dấu chấm ( . ) đặt ở cuối một đoạn văn đã trọn nghĩa – Dấu phẩy ( , ) là để phân hai tiếng hoặc hai mệnh đề. – Dấu chấm phẩy (; ) là để phân hai vế trong một đoạn văn dài nhưng còn trợ nghĩa nhau. – Dấu hai chấm ( : ) để giải rõ những điều sẽ nói, hoặc nhắc lại những điều đã nói. – Dấu hỏi ( ? ) đặt ở cuối đoạn văn muốn hỏi – Dấu chấm than ( !) đặt sau một đoạn văn có ý than thở hay buồn não hoặc ngạc nhiên. – Dấu ngoặc đơn ” ( ) ” để phân những tiếng có nghĩa riêng ở giữa đoạn văn hoặc để giải thích đoạn văn. – Dấu ngoặc kép ( ” ” ) để nói lại những gì đã nói cũng nhằm để lưu ý những điều cần thiết – Dấu gạch ngang đầu dòng ( – ) để phân biệt hai người cùng nói và còn có ý để người đọc lưu ý đoạn văn tiếp nối. Vì hiểu được hoàn cảnh dân gian miền Nam Việt Nam, đã bao triều đại không được phát triển trường sở, nhằm thúc đẩy tôi phải cố gắng ngồi suy nghĩ, nhớ ghi lại một số điểm, qui điều chánh tả , văn phạm Việt Nam, hầu góp phần văn hóa với những thế hệ mai sau ở hải ngoại, đã và đang thiếu sách vở và chủ trương như một quốc gia dạy văn học Việt ngữ. California, ngày 2 tháng 6 năm 2021 tác giả Huỳnh Kim |