
TIỂU SỬ LÊ QUỐC Sinh quán : Làng Long Mỹ, tỉnh Vĩnh Long Văn bằng : * Cử nhân văn Khoa ( Đại học văn khoa Saigon ) * Cao Học Kinh tế Tài Chánh ( Học viện QGHC) Ngạch : Đốc sự Hành Chánh VNCH Ngành chuyên môn: Tài chánh /Thuế vụ. HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ : A.- Trong nước : Xuất bản sách : 1.- “Luyện văn” bậc Trung Hoc do Nhà Sống Mới Saigon xb và Phát hành. 2.- “ Luyện thi vào Trung Học” tái bản lần thứ 2 – Nhà XB Sống Mới Saigon xb và Phát hành. B.- Hải ngoại : – Cộng tác dài hạn với tạp chí Nghệ Thuật của Nhạc sĩ Lê Dinh (vừa mới qua đời năm 2021). – Công tác thường xuyên với báo Người Việt Montreal. – Cộng tác ngắn hạn với Tạp chí Pháp Luật và Đời Sống ( đã đình bản. tại Mỹ) – Viết cho Thời Báo có nhuận bút $ CAD 100,00/ 1 bài – Cộng tác với các báo VBVNHN – Vùng Quebec- Ontario và các báo hội đoàn: * báo Xuân CĐNVQG, * báo hội SAIM (Société des ainés Montreal) * Cánh Dù viễn xứ ( Hội Mũ đỏ Montreal) * báo hội Rồng Vàng * Diễn Đàn Ba cây Trúc, v.v… * Diễn Đàn Người Việt Montreal * Cộng tác với VBVNHN : Chủ Tịch Luật sư – Sách xuất bản : 1. “ Một góc trời quê” do T.T văn bút Québec xuất bản và CĐNVQG – Montréal bảo trợ. 2. Sẽ xuất bản tại Amazon : Tuyển tập Tuỳ bút và truyện ngắn. |






TUỲ BÚT NHỮNG NĂM THÁNG CUỐI ĐỜI… Tôi về thăm lại dòng sông cũ Đám cỏ bên bờ đã rách tưa Bìm bịp kêu chiều buồn rũ rượi Nắng tàn vàng vọt rụng lưa thưa… LÊ QUỐC Những ngày tháng cuối đời : Tương lai như cuồn chỉ tháo ra… gần hết. Hiện tại thì bệnh tật bên trong âm ỉ, bên ngoài bủa vây. Đành trở về quá khứ, vớt vát tìm chút sinh lực cho sự sống tuổi già, mặc cho ngọn đèn cạn dầu leo lét… Do đó : Tôi buông thả cho ngòi bút lang thang khắp nẻo đường xưa, lối cũ – những nơi mà tôi đã đi qua – rồi lặn sâu xuống mấy tầng ký ức, để tìm lại vài kỷ niệm buồn vui trong những tháng ngày phiêu bạt đời quân ngũ … 1.-QUÊ TÔI : CHIỀU VỀ TRÊN DÒNG SÔNG CỬU : Tôi yêu những giọt nắng chiều trước khi hoàng hôn tắt. Giọt nắng mong manh, vàng nhạt, mỏng như sương khói, ngập ngừng bịn rịn như chưa muốn chia tay với những phút giây cuối cùng của một ngày tươi đẹp. Trong khoảnh khắc giao thoa giữa trời và đất, ngày và đêm, nổi lên tiếng mõ trâu buồn bã, tiếng thở phì phò của con trâu già mệt nhọc lê từng bước chân ột ệt trên cánh đồng ngập nước, trở về chưồng. Trong bụi rậm, tiếng con chim “quốc” mất bạn, khắc khoải kêu than, tiếng con tắc kè ngoài cái miếu hoang đầu làng, thỉnh thoảng nện vào không gian từng tiếng kêu khô khốc, cô đơn.Tận chân trời, những sợi khói trắng lãng đãng trên nóc nhà ai đang thổi cơm chiều. Khoảnh khắc thời gian cùng những tiếng động xung quanh, không có tên gọi. Chỉ biết rằng tôi nhớ nó lắm, nhớ đến thắt thẻo ruột gan, mỗi độ chiều về trên mấy cây phong lá úa vàng rơi lả tả sau nhà. Chao ôi ! rồi đến cảnh quê tôi mùa nước nổi: Dù xa cách muôn trùng, thời gian diệu vợi, dù nằm sâu dưới lớp bụi thời gian, những buổi chiều cuối thu lạnh lẽo, trời đất mịt mù, gợi nhớ quê hương lúc hoàng hôn, mưa rơi tầm tã, nước dâng tràn ngập ruộng vườn. Âm thanh “ nhắc nhen, nhắc nhen”của đám nhái bầu hoà lẫn tiếng “uềnh oang”của loài ểnh ương trong cánh đồng trầm thuỷ sau nhà, tạo nên khúc nhạc buồn hơn “Tristesse” của Chopin, thê thiết hơn khúc Symphony “Fur Elise “ của Beethowen . 2.- NỖI BUỒN MAN MÁC : Những người quen, những người chỉ quen trên mạng, không quen ngoài đời, cở tuổi như người viết, trước cuồn chỉ đời đoạn cuối, bất giác cảm khái như nhà văn Khuất Đẩu : “Ngày sẽ hết, tôi sẽ không ở lại Tôi sẽ đi, dù không biết đi đâu” Khuất Đẩu Khuất Đẩu không biết đi đâu, nhưng Lê Quốc biết, vì : Chẳng còn bao lâu nữa thì Lê Quốc sẽ : “Đón chuyến tàu đêm, tối mịt mờ Xuống đò thiên cổ, bước bơ vơ ” Lê Quốc Mười mấy năm về trước, tôi tiễn thằng bạn nối khố cùng lớp : “Hôm qua, trong đám bạn bè xưa Một đứa ra đi chẳng trở về Mấy thằng còn lại buồn không nói Uống rượu say rồi khóc tiễn đưa ( Lê Quốc (khóc Nguyễn thanh Liêm) Năm 1979 – nỗi đau xé ruột còn được nhân lên gấp bội lần, khi tiễn biệt thằng con lên đường tìm Tự Do : Tháng tám âm u, trời đỗ lệ Chiều thu hiu hắt, gió lao xao Con thuyền lặng lẽ xuôi dòng nước Mẹ lén nhìn con, ngấn lệ trào. …… Từ ấy, con đi không trở lại Đêm dài, dế khóc bi ai não nề… Thằng con ra đi không kịp nói lời vĩnh biệt…Thân thể bị vùi sâu giữa lòng đại dương thăm thẳm. Nỗi buồn không nói được bằng lời- cũng không còn nước mắt để khóc… Nhìn lại đàn anh – nhiều người đã từ giã cuộc đời, đàn em cũng có người ra đi. Phía trước, phía sau, trái phải, đều có người đã từ giã cuộc chơi, tiêu dao ngày tháng nơi cõi vĩnh hằng. Phía trước không ai, phía sau vắng vẻ. Bỗng có cái cảm giác của Trần tử Ngang, khi lên U Châu Đài ngẫm nhìn thế sự : “Tiền bất kiến cổ nhân Hậu bất kiến lai giả Niệm thiên địa chi du du Độc sản nhiên nhi thế hạ ». Trần trọng San dịch : Ngoảnh lại trước : Người xưa vắng vẻ Trông về sau, quạnh quẽ người sau Ngẫm hay trời đất dài lâu Mình ta rơi hạt lệ sầu chứa chan!” Cuộc đời là vô thường, ngắn ngủi, phù du! Ai cũng biết, ai cũng nói. Phật cũng có hàng ngàn trang sách. Chúa cũng để lại trên thánh kinh muôn lời răn dạy. Cõi thọ đời đời, cõi vĩnh hằng, miền cực lạc, có hay không, không ai biết. Chúc linh hồn người chết được tiêu diêu miền lạc cảnh là để an lòng người sống. Thật ra anh linh người chết về đâu, cũng lờ mờ không ai biết. Dưới trần thế, con người muôn thưở vẫn tham sân si, vẫn ngút ngàn tham vọng. Chiến tranh chưa có thể chấm dứt bao lâu con người còn tham vọng. Mà con người, dường như ai cũng có tham vọng. Cho nên, chiến tranh cơ hồ như không bao giờ chấm dứt dưới trần thế nầy. Hãy nhìn thế giới, lúc nào và nơi đâu cũng có chiến tranh : Chiến tranh nhỏ, lớn, chiến tranh cục bộ, chiến tranh toàn diện, chiến tranh ý thức hệ, chiến tranh uỷ nhiệm, chiến tranh lạnh, cuối cùng : Thế chiến. Hỡi ơi! những kẻ độc ác, lòng đầy tham vọng, sao chưa ngừng nghỉ bàn tay đấy máu người dân vô tội ?! Người dân đâu cần đệ nhứt siêu cường. Người dân chì cần cơm no áo ấm và không khí tự do để thở. Mấy ngàn năm nay, chưa bao giờ có hoà bình. Phật, Chúa, Mohamed đều thất bại ! Ngòi bút đưa tôi đến một vùng trời mà tôi đã nhiều lần đi qua, nhưng lần nầy dừng lại khá lâu để nhìn kỷ : 3- BỨC TƯỢNG THƯƠNG TIẾC TẠI NGHĨA TRANG BIÊN HOÀ : Buổi chiều tắt nắng. Tôi dừng lại nghĩa trang, bước lên mấy bậc tam cấp, đứng dưới chân tượng « Thương Tiếc » tại cổng Tam quan, nhìn xa hơn và cao hơn một chút, là « Đài Tưởng Niệm », kế đến là « Nghĩa dũng Đài » phảng phất chút khói nhang của ai đó vừa rời khỏi Nghĩa Trang. Nhìn xa xa, hàng hàng lớp lớp ngôi mộ thẳng tắp, trắng xoá, núp sau những cây thánh giá lố nhố, bao phủ một màn sương khói lờ mờ…Trời chiều vắng lặng. Bóng tối nhá nhem phủ lên nghĩa trang một màu âm u buồn thảm. Tôi nhìn lên bức tượng đồng đen màu xám xịt, lổ đổ vài vệt sáng yếu ớt của một ngày sắp hết. Người chiến sĩ, súng cầm tay để ngang trên đùi, nón sắt, giày trận, ba lô, quân phục biệt động quân uy nghi … Đôi mắt u buồn ngó mông về phía xa xâm như để nhớ thương đồng đội hàng hàng lớp lớp đã nằm xuống ngoài kia và cũng như đề nhớ lại thời oanh liệt oai hùng, trong những trận chiến lưu danh thiên cổ : “An Lộc địa, sử ghi chiến tích Biệt kích dù, vị quốc vong thân” ( Cô giáo Pha) Trời nhá nhem tối, ngó lên bức tượng, tôi có cảm giác như đôi mắt đang nhìn tôi – đôi mắt có thần, phóng những tia nhìn như người sống. Đôi mắt ấy bỗng như lay động nhìn chòng chọc vào tôi. Tôi cảm thấy một luồng khí lạnh chạy dài trên xương sống…Toàn thân tôi ớn lạnh, sợ sệt. Tôi lùi xuống bậc tam cấp, suýt vấp té. Tôi định thần nhìn lại mới biết đó chỉ là ảo giác. Tôi nhớ lại, người ngồi làm mẫu cho điêu khắc gia Nguyễn thanh Thu, là hạ sĩ Võ văn Hải và cũng là người ngồi một mình trước 2 ly rượu : Một cho anh – Một cho một đồng đội vừa tử trận, xác còn nằm đó. Anh vừa uống vừa lầm thầm trò chuyện với xác chết của đồng đội của anh tại nghĩa địa Hạnh thông Tây Gò Vấp. Đại uý Nguyễn thanh Thu chứng kiến cảnh nầy, xúc động, tìm cách tiếp chuyện với anh lính, nhưng được trả lời bằng sư im lặng…vì không muốn ai quấy rầy mình trong giây phút thiêng liêng nói chuyện với người chết. Về sau, khi trình 6 dự thảo bức tượng cho T.T Thiệu, còn một dự ảnh vẽ trên bao thuốc lá mà anh rất tâm đắc nhưng không dám trình lên T.T, vì sợ bị cho là bất lịch sự. Nhưng T,T Thiệu là người lịch lãm tế nhị bảo dưa cho ông xem. Quả tình đó là một dự thảo phát xuất từ sự rung động âm thầm của điêu khắc gia Nguyễn thanh Thu trước cảnh hạ sĩ Võ văn Hải khóc cho đồng đội vừa nằm xuống. Về sau, hạ sĩ Võ văn Hải được mời làm người mẫu cho Điêu khắc gia Nguyễn thanh Thu. Bức tượng là một sự hoà hợp giữa tấm lòng hạ sĩ Võ văn Hải khóc thương người đồng đội cùng với nỗi cảm thông sâu sắc, sự rung động thầm kín của người nghệ sĩ điêu khắc Nguyễn thanh Thu và sự hiểu biết của người lãnh tụ VNCH. Cả 3 sự cảm nhận tận cùng đó cọng với tài năng của người nghệ sĩ điêu khắc Nguyễn thanh Thu, tạo nên một công trình nghệ thuật : Bức tượng Thương tiếc để đời cho hậu thế. Vận nước đến hồi bĩ cực – Miền Nam bị bức tử. Bức tượng Thương tiếc bị giật sập. Thiếu tá Nguyễn thanh Thu bị 8 năm tù cải tạo. Ông tâm sự :“ Cũng vì bức tượng quá nổi tiếng mà cuộc đời tôi cũng gần như muốn chết theo bức tượng trong những ngày tù tội, tôi bị đánh đập nhiều, và đánh vào chỗ hiểm nên lỗ tai trái tôi bị điếc hẳn luôn đến giờ. Sau 8 năm cải tạo, tôi được qua Mỹ định cư 15 năm ( 1989-2004), tôi trở về Việt Nam cho tới bây giờ. Ông còn tâm sự với 3 người bạn đến thăm: « Tôi làm tôi chịu. Tàu chìm, tôi chìm theo. Máy bay rớt, tôi rớt theo.Tượng chết tôi chết theo, chứ tôi không đỗ cho người khác được”. “Có người hỏi mua, nhưng tôi nhứt định không bán, vì đó là kỷ niêm của đời tôi”. Sức khoẻ tôi bây giờ yếu lắm sau một cơn bạo bệnh.”( Nguyễn Chính – cuộc viếng thăm tại nhà Điêu khắc gia Nguyễn thanh Thu tại Việt Nam ) Tôi về nhà, suốt đêm trằn trọc không ngủ được. Nét mặt trầm lặng của bức tượng với đôi mắt u buồn nhìn về phía xa xâm như tiếc thương đồng đội, như hờn trách ai đã gây ra cuộc chiến tranh xâm lược. Chính nghĩa bao giờ cũng đứng về phía người tự vệ. Chế độ nào – dù nhân danh mỹ từ cao đẹp đến dâu – mà gây ra cuộc chiến xâm lăng – đều là phi nghĩa. Huống chi một lãnh tụ không giấu diếm : “ Ta đánh miền Nam là đánh cho Liên Xô và Trung Quốc”. Câu nói nầy tự nó nói lên sự xâm chiếm đất nước VNCH là phi chính nghĩa. Mấy triệu sanh linh 2 miền Nam Bắc , đều là nạn nhân đáng thương của một tham vọng ngông cuồng. Hỡi ơi ! Bức tượng Thương Tiếc, hạ sĩ Võ văn Hải và điêu khắc gia Thiếu Tá Nguyễn thanh Thu vẫn sống mãi với lịch sử nghìn năm của hậu thế. Tôi lặn sâu xuống mấy từng ký ức, để tìm lại những người bạn năm xưa cùng viết cho tập chí Nghệ Thuật của nhạc sĩ Lê Dinh và tôi đã gặp ngay: 4.-HỒ ĐẤC VŨ : Bỏ qua những chức vụ, công tác, việc làm của anh thời VNCH – chỉ đề cập đến khía cạnh văn chương chữ nghĩa của nhân vật nầy : Đời sống phóng khoáng, hào sảng, sành ăn, cùng Trường Kỳ cũng nổi tiếng về sở trường lục lạo tìm món ăn ngon. Anh có một văn phong độc đáo – văn phong mà khi đọc đến là biết ngay là của Hồ Đắc – tương tự như văn phong Tưởng năng Tiến, Hồ biểu chánh, Vương hồng Sển. Dù đọc đến thiên kinh vạn quyển, cũng không thể lầm với một tác giả nào khác. Văn phong HỒ ĐẮC VŨ : * “Nhổ hành lá” : “ Vào mùa hè, mỗi sáng sớm, có xe đưa rước thẳng xuống nông trại, lấy thùng, đeo bao tay,nhào vô nhổ, làm được bao nhiêu, ăn bấy nhiêu, trả tiền mặt, sòng phẳng rõ ràng…” ( 10 sự việc, tóm gọn thành một câu). ( “ Và tôi cười khóc – Chuyện chó, trang 7” ) * “ Casino” : “ thay vì coi ngó, chuyên chở, bao thầu cho tụi tui nhổ hành lá, thì hai người nhào vô casino, đem vốn liếng nhổ chip Ru- lét, hái Xì – Dách , và tất nhiên như những con bạc khác, hai anh chị cháy túi, buồn tình bỏ về tỉnh nhỏ làm ăn để quên đi cái lỗi lầm lớn…” ( Cũng như trên, 12 sự việc tóm gọn thành 1 câu)( sđd , trang7) * Tán cô Đầm : Giăng bẫy lớn : “Tôi ( Hồ đắc Vũ )ba xạo nói mình là nhân viên tình báo – một nhân vật then chốt trong chiến trường Việt Nam – cô đầm nhìn tôi ngưỡng mộ – con cá đã cắn câu – cô đầm nhìn tôi ái ngại sợ tình báo đối phương ra tay, nguy hiểm cho tôi, cô đầm mời tôi về nhà , cô ôm sát tôi sợ tình báo CS rình rập xung quanh ám hại tôi. Về nhà, “ em có đủ hết, em mời anh ăn tối có caviar, steak Kobe hảo hạng. Tụi mình vui một đêm. Em khoái cưng quá ! Tôi sướng run cả người”. Vậy là con cá Tây nuốt trộng cả cần câu lẫn lưỡi câu của tôi. Tôi đứng dậy trả tiền, ôm cô đầm đi ra tinh bơ, bỏ lại sau lưng tiếng cười khúc khích.”. “Cô đầm ôm lấy tôi, đôi môi ướt át, người mát rượi, mùi dầu thơm, mùi da thịt đàn bà làm tôi mờ mắt, run chân, cái Nam Nhi của tôi vùng lên… tôi đẩy cô xuống giường : Ư! Á! Ư.. Ư Ứ! ôi ! Ủa ? chết cha! Rầm! Crac ! hự ! bịch!” Trong vòng một giây đồng hồ, tôi choàng dậy, phóng xuống 5 tầng lầu, chạy tuốt ra cửa, núp ở góc nhà, mặc lại cái áo… cũng may là chưa cởi cái quần”. Trời ơi ! Nó là thằng lại cái”. ( Và tôi cười khóc – Đi lạc, trang 32) Tôi nhớ Hồ đắc Vũ – nhớ cái văn phong độc đáo. cái hư cấu ly kỳ, đối thoại hấp dẫn nhứt là cái tóm gọn nhiều sự việc trong một câu có ý nghĩa. Hồ đắc Vũ ơi ! Cuộc sống của anh bây giờ chắc là phong lưu lắm! phong lưu như con người của anh. Có về Mộng lệ An ghé thăm Trưởng lão cái bang và anh em của tờ Nghệ Thuật ngày xưa. Thôi ! Nhớ nhau vẫy bút làm mưa gió – Cho đoá hoa đời được nở hương. Tiếp theo tôi tìm ra được : 5.KIỆT TẤN . -Xin dừng hiểu thấy sang bắt quàng làm họ hay mặc áo thụng vái nhau. Cả hai, tôi đều rất kỵ . Vậy mà bây giờ, tôi viết về anh – tôi cũng bỏ qua mấy thứ lỉnh kỉnh như cùng học một trường ( trường lá), một lớp. một thầy, đi và về cùng một con đường ( đường Võ Tánh ) ở tại tỉnh Vĩnh Long.Tôi viết về anh vì thấy anh có một văn phong khác người : – Không giống ai : Rất ít chuyện hư cấu trong văn chương anh, tất cả cốt truyện đều là truyện thật, không e dè, tránh né những điều cấm kỵ (tabou) trong chuyện anh viết. Nói toạt móng heo, nói như một bức hình chụp, nói đúng, viết đúng như tự nó có, không thêm thắt, màu mè, khách sáo. Có khi anh trào lộng một câu thơ khiến người đọc không bao giờ quên : « Thơ ông em đọc sau hè. Mỏi lưng ngồi xuống em tè ông coi ». – Những chuyện anh làm, những tên anh viết đều là THẬT. Ngay cả tên phu nhân của anh tên ÁNH, cũng là tên THẬT Tên những người phụ nữ trải qua đời anh như Diane, Tuyết , Louise, Danyèle v.v…đều là tên thật ( “ Thương nàng bấy nhiêu, trang 82, trang 112 ”); “ Em điên xoả tóc” “Em yêu xứ tuyết”; “Đêm cỏ Tuyết”; “Người em Xóm Học v.v… đều là tên THẬT, người THẬT, việc THẬT và ngùn ngụt nhục cảm. – Đam mê đàn bà : KT nói : “Tôi ghiền đàn bà như ghiền ma tuý. Tôi đến một thành phố lạ nào, việc đầu tiên của tôi là đi tìm đàn bà…… Tôi cần có sự hiện diện của người đàn bà. Không có nàng, tôi thấy đời sống trống rổng mênh mông, hoang vu dễ sợ.( Kiệt Tấn « Thương nàng bấy nhiêu » ). Bao nhiêu đó cũng đủ để nói lên cái Thật, cái táo bạo, dám sống và dám viết, dám đi sâu vào vùng cấm địa( tabou) của đạo đức – vùng mà xưa nay các cây bút khác đều e dè tránh né. Nguyễn mộng Giác viết về Kiệt Tấn : Kiệt Tấn đã sống hết mình và viết cũng hết mình. Khi sự chân thành đã đến độ giống như một sự khoả thân trước cuộc đời cộng với tài năng, ắt thành nghệ thuật. Đoàn nhã Văn cũng không tiếc lời với Kiệt Tấn : « Ở Ông hừng hực một ngọn lửa : dám sống hết mình, dám viết tường tận về những điều mình sống, đặc biệt là dám đẩy ngòi bút mình vào những vùng cấm kỵ, để rồi trở thành một hiện tương văn học : Hiện Tượng Kiệt Tấn » ( Đoàn nhã văn ). Nguyễn mạnh Trinh : « Viết là một cách sống. Nhưng ở Kiệt Tấn, viết là một cung cách sống hết mình và ông không thấy điều gì khiến mình giới hạn không gian và thời gian của mình. Giữa biên giới của dung tục thô thiển và phóng khoáng, không câu thúc- giữa tính dục và tình yêu, với ngôn ngữ diễn tả có phong cách riêng – vẫn nổi bật một chân dung nghệ thuật. Và nhà phê bình văn học Nguyễn hưng Quốc : « Tôi tin Kiệt Tấn. Tôi ít tin nhà văn nào như tôi đã tin Kiệt Tấn. Ờ những nhà văn khác, tôi thấy sự tài hoa. Ở Kiệt Tấn, tôi vửa thấy tài hoa vừa thấy sự thành thật. Và Một câu thơ , khi đọc lên thì biết chính là thơ Kiệt Tấn : Thơ ông em đọc sau hè Mỏi lưng ngồi xuống em tè ông coi. Kiệt Tấn Còn rất nhiều nhà văn, nhà phê bình – với nhiều nhận xét khác nhau – nhưng tất cả đều có chung một ý tưởng : Kiệt Tấn viết thật, sống thật, thật đến cả những cuộc tình mà KT đã sống qua và dám xông thẳng vào vùng kiên kỵ của đạo đức. Nhưng tất cả những sự thật, những điều kiêng kỵ, đều nổi bật lên một chân dung của nghệ thuật. Anh không cần tôi viết nhưng tôi vẫn thấy có một sự thôi thúc để viết về anh như một niềm hãnh diện có được một nhà văn miền sông nước phù sa. Mừng cho anh có một chỗ đứng vững chắc trên văn đàn hải ngoại. Cuối cùng, trí nhớ còm cõi của tôi bỗng loé ra cái tên : 6.-CUNG TRỌNG BẢO : Người bạn cùng khoá, hiền lành, dung dị, khiêm cung, bạn bè yêu mến, đồng hương ái mộ cảm tình. Cuộc sống êm đềm không sóng gió. Đó là phần thưởng mà Thượng đế tặng cho con người hiền lành, khiêm tốn của anh, Trong những năm tháng cuối đời, tôi không thể quên anh được. Mấy dòng nầy là tấm lòng tôi nhớ đến người bạn tài hoa, đã mang một nỗi buồn như tôi : « Tôi với anh có chung niềm phẫn hận Nỗi u buồn, khi đất nước sang trang Lạc mất nhau từ buổi ấy tan hàng Khi gặp lại, chúng mình đầu đã bạc… Mấy mươi năm nổi trôi đời lưu lạc Ngày tha hương, mỗi dứa một phương trời Anh xứ Bắc, tôi miền Nam vời vợi Có xa đâu dù khoảng cách muôn trùng Gặp lại anh, gặp lại nụ cười tươi Tôi hạnh phúc gửi anh lời ngưỡng mộ « MỘT GÓC TRỜI QUÊ », nỗi lòng anh đó. Cũng lòng tôi khi cố quận xa vời Khi sơn hà đã khuất nẻo trùng khơi Và quê hương lạc mất từ độ ấy… » CUNG TRỌNG BẢO San Diego 9/2012 « Thư bất tận ngôn, Ngôn bất tận ý ». Chỉ biết rằng mấy câu thơ mộc mạc nhưng chân tình nầy đã làm rung động lòng tôi, tác động sâu xa đến tâm hồn tôi và nổi trôi cùng tôi – qua những thăng trầm vinh nhục của cuộc đời… LÊ QUỐC Montreal 6/ 2017 ![]() ![]() ![]() ![]() |
MỘT VÌ SAO VỤT TẮT Bài đã đăng tại báo CĐNVQG số 155 Tết Nhâm Dần. Gửi lại quý vị xem thêm một lần nữa để tưởng niệm một tài năng đã nằm xuống vì Tổ Quốc. Bài đăng báo còn thiếu mấy dòng chữ ghi trên tấm mộ bia để nằm dài trước mộ phần của Giáo sư Nguyễn văn Bông ( được cải tang về chôn tại Mỹ) : HỌC VIỆN KHÓC DANH SƯ PHONG TRÀO ĐAU LÃNH TỤ NHÂN DÂN BUỒN CHÍ SĨ TỔ QUỐC XÓT TÀI HOA |






LÊ QUỐC________________________________________________________ CÓ MỘT NGƯỜI *** Câu chuyện tưởng chừng như một đoạn phim hay, hoặc một đoạn văn hư cấu hấp dẫn của một nhà viết tiểu thuyết. Nhưng không. Đây là một chuyện thật I00%. Cả nước Pháp, từ trí thức đến bình dân, đều biết. Trong nước, ngoài nước – đều hay. Có một người,bị tình phụ, vợ bỏ theo trai – theo một thằng nhóc tì 15 tuổi, học trò của mình và tuổi đáng con mình – bỏ lại mái ấm gia đình hạnh phúc với ba con và một ông chồng có địa vị, hiền lành đứng đắn, rất mực yêu vợ, thương con. Trước cảnh ngộ đau lòng vợ bỏ ông ra đi theo tình nhân mới mà ông không một lời oán trách, cũng không lên tiếng phàn nàn ồn ào, nói xấu vợ minh như thường tình thiên hạ mà âm thầm, lặng lẽ chịu đựng, nhẫn nhục hy sinh cho vợ được hạnh phúc trọn vẹn trong tình yêu mới. Sự nhẫn nhục phi thường nầy đã làm nên tên tuổi ông. Thói thường, người ta hay có cái nhìn hướng ngoại, nhìn người khác mà phê phán, nhưng ít ai quay lại nhìn chính mình để tìm hiểu khuyết điểm của minh. “Người nầy” khác hẳn người khác, quay lại nhìn mình trước tiên, tìm xem minh có những khuyết điểm gì ? Có phải vì mãi lo sự nghiệp mà lơ là, thiếu sự âu yếm thương yêu, thiếu sự chăm sóc chiều chuộng vợ để vợ mình phải đi tìm tình yêu mới. Nghĩ là lỗi tại minh nên ông tự sửa làm một người chồng thật tốt, khắc phục mọi khuyết điểm, để mong vợ trở về sống hạnh phúc với ba con. Nhưng vô vọng! Trước nghịch cảnh đau lòng, mỗi người đều có một phản ứng riêng: Những văn nhân tài tử xưa nay, trong giây phút ngã lòng, thất thế, hay bị tù đày, thường lấy câu thơ làm chỗ dựa hay làm chiếc nạng vững chắc, để từ đó đứng lên làm lại cuộc hành trình. Như Alfred de Musset bị bà Amantine Aurore Lucile Dupin (tức nữ tiểu thuyết gia George Sand) bỏ rơi, đi theo bác sĩ Piétro Pagello mạnh khỏe, đẹp trai. Đêm tháng năm ( nuit de mai) – một đêm đau khổ cùng cực, nhà thi sĩ vốn ốm yếu bẩm sinh, “tiên thiên bất túc” loạng choạng bước đi, ngã gục bên đường, bỗng nghe một tiếng gọi từ xa xăm của nàng Muse ( Nàng thơ) như một lời an ủi vỗ về,như một tiếng nói thì thầm thúc giục: “ Đừng làm con đà điểu gục đầu rên rỉ khóc than mà hãy thét gào lên, hãy biến những khổ đau thành những vần thơ bát hủ”.“ Rien ne nous rend si grands qu’ une grande douleur”.( Không gì làm ta vĩ đại bằng sự khổ đau). Quả nhiên như có một sức mạnh thăm thẳm từ trong nội tâm thúc đẩy, nhà thơ bừng tỉnh vùng dậy biến sự khồ đau thành những vần thơ bất tử. Les plus désespérés sont les chants les plus beaux J’en sais d’ immortels qui sont de purs sanglots ( Alfred de Musset) Người ta cũng thấy có Trần Dần, Hoàng Cầm, Phùng Quán, Phùng Cung, Trần đức Thảo, Nguyễn mạnh Tường và những nhà văn trong Nhân Văn Giai Phẩm đều vịn bài văn, câu thơ mà đứng dậy tiếp nối hay làm lại cuộc hành trình… Và ngày nay thơ không chỉ giúp thi sĩ vượt qua nỗi khổ đau khi bị bị tình phụ như Alfred de Musset hay dằng dặc buồn thương tiếc nuối như T.T Kh, thầm yêu trộm nhớ như Félix Arvers mà thơ ngày nay, rõ nét nhứt là từ 45-54 trở về sau : Thơ là chiếc nạng vững chắc cho người già, là chỗ dựa cho người thất thế, từ đó đưng lên làm lại cuộc đời (Nguyễn mộng Giác giới thiệu Tạp chí Khoa Hữu). Phùng Quán cũng lên tiếng : « Có những phút ngã lòng, ta hãy vịn câu thơ mà đứng dậy » Nhưng « CÓ MỘT NGƯỜI » không phải là thi sĩ trong giây phút cực kỳ đau khổ thì lấy gì làm chiếc nạng hay chỗ dựa để từ đó đứng lên tìm cho mình một lối đi ? « Người ấy » cố đè nén cơn giông bão đang sôi sục trong lòng, lấy sự nhẫn nhục làm phương châm, sự tha thứ làm vũ khí, sự rộng lương bao dung làm chỗ dựa, để âm thầm chịu đựng nghịch cảnh đau lòng nầy. « Người ấy » – cũng như thiên hạ trong cõi ta bà nầy – cũng mừng giận thương yêu ghét muốn, nhưng riêng ông, ôm mối hận lòng chôn sâu vào tâm khảm và âm thầm chịu đựng, để rồi sau khi ly dị bà Brigitte, ông hết lòng lo lắng cho ba con ăn học thành đạt và chuyển hết tài sản cho các con.Trước khi ông rời Amiens, nghe đâu ít lâu sau khi ly dị bà Brigitte, ông cưới một cô gái xinh đẹp làm việc ngành ngân hàng nhưng cuộc tình mới nầy ngắn ngủi, không thể vá lành vết thương lòng đã hằn sâu trong trái tim ông. Ông buồn bã rời Amiens đến vùng ngoại ô Paris sống ẩn dật tránh gặp Brigitte, kể cả những buổi tiệc gia đình với các con. Trái với thường tình thiên hạ, Ông hành xử rất cao thượng với người vợ mà ông yêu thương rất mực. Không bao giờ quấy rầy, làm ổn ào, hay bực tức nói xấu sự phản bội của vợ. Ông tôn trọng tình yêu mới của Brigitte, để yên cho nàng sống hạnh phúc với Macron. Một con người thật đáng ngưỡng mộ. Như một đoạn phim ly kỳ – mỗi người là một tài tử thủ một vai xuất sắc – diễn tiến thành một thiên tình sử để đời trong lịch sử nước Pháp. Thiên tình sử nầy được thai nghén từ mối tình tay ba: Macron-Brigitte André- Louis-Auzière : 1.- Emmanuell Macron : Một con người kỳ lạ, hành động khác thường. Yêu đương cũng không giống ai, tranh cử cũng ngược đời. Khí thiêng sông núi, hồn thiêng dân tộc Pháp hòa hợp với linh khí cha mẹ tổ tiên mà sản sinh ra người thanh niên thông minh, ăn nói lưu loát, lý luận thuyết phục, am hiểu tường tận mọi vấn đề trong nhiều lãnh vực. Lại mang một ý chí cao, một hoài bảo lớn, từ một thằng nhóc 15 tuổi, học giỏi, luôn luôn đứng nhứt lớp và 15 tuổi đã biết yêu. Tình yêu cũng quái gỡ, kỳ lạ trái với « định kiến của gia đình và xã hội đương thời » Trước các cô gái đẹp đẻ, xuân xanh hơ hớ, điện nước đầy đủ, lại dửng dưng lạnh lùng! Trái lại, đi yêu một bà có chồng ba con, quắt queo, khô cạn, đáng tuổi mẹ mình. Thế mà lại yêu mê đắm đuối, chặt không đứt, bứt không rời! Nghe tin con trai mình vướng vào một mối tình « đôi đũa lệch » trái cựa gà, tréo cẳng ngổng, ông Jean Michel Macron-Tiến sĩ y khoa, giáo sư khoa thần kinh tại bệnh viện thuộc trường Đai Học Y khoa Amiens, sau khi biết được chắc chắn con mình yêu một người đàn bà lớn hơn mình 2 con giáp, ông ngã gục suýt té xuống ghế, Còn bà mẹ là bà Francoise Noguès tỏ ra không bằng lòng và đề nghị cô giáo đừng đến gần con trai bà cho đến 18 tuổi. Thế nhưng, cô giáo Brigitte nói: « Thưa bà, tôi không thể hứa với bà điều gì hết ». Còn một trường hợp ly kỳ hơn nữa : Cô Laetitia Casta-người mẫu, diễn viên, đạo diễn, vì nghe Macron dửng dưng trước các cô gái và có lẽ vì thích Macron quá, bèn cởi quần áo trước mặt Macron, nhưng cũng không làm ông lay chuyển. Câu chuyện nầy càng chứng tỏ mối tình Macron & Brigitte là một tình yêu thật sự, đến với nhau vì phục tài nhau, vì là tri âm với nhau trong lãnh vực văn chương, kịch nghệ, không phải một tình yêu thường tình của thế gian. Tình yêu thật sự của Macron Brigitte đánh đỗ cả tuổi tác, cả cái xuân xanh của những người con gái xinh đẹp, miễn thật sự yêu nhau, cảm phục tài nhau, cùng đi trên một đường nghệ thuật. 2.- Brigitte Trogneux : Người đàn bà đã có chồng ba con, đang sống an vui hạnh phúc với một ông chồng có địa vị, giàu có, hiền lành hết lòng yêu thương vợ khiến mọi người xung quanh ngưỡng mộ. Brigitte con một gia đình khá giả, làm nghề sản xuất bánh kẹo, chocolate nổi tiếng và được nuôi dưỡng cho ăn học tốt nghiệp Đại Học, trở thành cô giáo Trung Học dạy văn và Latinh tại một trường Trung Học cơ sở thuộc Amiens. Brigitte là người mê văn chương và kịch nghệ. Sống với nghề cô giáo dạy văn gò bó, đơn điệu, nhàm chán. Cô giáo lúc nào cũng muốn mở tung xiềng xích để tìm một chân trời mới lạ hơn. Cô xin với chồng mở một câu lạc bộ văn chương và kịch nghệ.Người chồng lúc nào cũng tôn trọng và chiều chuộng vợ.Thế là một câu lạc bô kịch nghệ và văn chương thành hình. Có lẽ đây là nguyên nhân khởi đầu tấn thảm kịch. 3.- André-Louis-Auzière : thuộc gia đình trí thức, cha làm nghề kiểm toán cho nhà nước, ông André tốt nghiệp Đại Học, làm việc rất giỏi ngành Ngân Hàng. Về sau, trở thành một chủ nhà băng ( banquier), có địa vị xã hội, giàu sang, cuộc sống sung túc. Tháng 7 năm 1974, ông thành hôn với cô giáo Brigitte. Vợ chồng André và Brigitte sống rất ấm êm hạnh phúc. Ba đứa con ra đời là một mối giây thắt chặt tình yêu vợ chồng ông thêm gắn bó. Ông André là một người chồng hiền lành, yêu thương chiều chuộng vợ rất mực, khiến cho những người xung quanh ngưỡng mộ. Nhưng, đất bằng sóng dậy… Đức tính, địa vị xã hội, sự giàu sang, cuộc sống sung túc và tình yêu vợ rất mực của ông André vẫn không thắng được tình yêu của Brigitte đối với Macron. Cái éo le của tình yêu là ở chỗ nầy. Trái tim có lý lẽ của nó mà lý trí không biết ( Le ceur a ses raisons que la raison ne connait pas). *** Cuối cùng, cuộc tình Macron & Brigitte kết thúc trong sự vinh quang tột đỉnh. Hai người nắm tay nhau bước vào điện Elysée trước sự hoan hô nồng nhiệt của dân chúng, những tràng pháo bông tỏa rực trời, tiếng reo hò dậy đất… Ngày 14-05-2022 tại điện Elysée, lễ đăng quang nhậm chức nhiệm kỳ II của tân Tổng Thống Emmanuell Macron 44 tuổi và đệ nhứt phu nhân Brigitte Trogneux diễn ra vô cùng long trọng trước hơn 500 quan khách gồm những nhân vật nổi tiếng đương thời như Cựu Tổng Thống Francois Hollande, Nicolas Sarkozy, chủ tịch lưỡng viện Quốc Hội, các tướng lãnh quân đội, toàn thể nội các, các vị khách mời đại diện cho các ngành văn hóa, tôn giáo, thể thao và các đòan thể chính trị. 11 giờ sáng hôm nay, Chủ Tịch Hội Đồng Bảo Hiến Laurent Fabius chánh thức công bố kết quả bầu cử T,T Pháp năm 2022. Emmanuell- Macron chiến thắng với 58,55% số phiếu trước bà Marine LePen . Tổng Thống Emanuell-Macron đọc một bài diễn văn đầu tiên của nhiệm kỳ 2, trong đó ông nhấn mạnh đến các điểm « môi trường, giáo dục, y tế, an ninh, hòa bình » là những ưu tiên. T.T E-Macron còn nêu cao ưu tiên cho 5 năm sắp tới : « Hành động không ngơi nghỉ » để nước Pháp sẽ là một cường quốc công nghiệp và nông nghiệp của thế giới, độc lập trên bàn cờ quốc tế, hành động vì nước Pháp « công bằng », để hàn gắn vết thương rạn nứt trong xã hội. Hai mươi mốt phát súng đại bác thần công bắn từ điện Invalide, gần bên điện Elysée vang rền cả một vùng trời Paris. Trong khuôn viên điện E1ysée ban nhạc cử hành bản quốc ca « Lamarseillaise » hùng hồn uy dũng, xen vào bước chân đi rầm rập theo nhịp bước quân hành của đội diễn binh, cùng những đoàn xe tăng, xe quân đội biểu dương sức mạnh của quân đội Pháp theo đoàn diễn hành chầm chậm lăn bánh. Trên không, phi cơ chiến đấu bay thành hàng, nhào lộn biểu diễn đẹp mắt. Cung cách của một vị Tổng Thống tài năng, thông minh, với tham vọng lớn lao, cách làm việc khác người, đã gây được một ấn tượng sâu sắc, một tin tưởng vào một tương lai đầy hứa hẹn cho quan khách hiện diện và cả dân chúng Pháp đang reo hò ủng hộ nồng nhiệt vi tân Tổng Thống của nền đệ ngũ ộọng Hòa Pháp. ![]() Tổng thống Emmanuell-Macron tiếp Tổng Thống Ukraine Volodymyr Zelensky ![]() ![]() ![]() ![]() Tổng thống Emmanuell-Macron và Đệ nhứt phu nhân Brigitte Trogneux Nhưng “ CÓ MỘT NGƯỜI” không phải là thi sĩ, trong những giây phút cực kỳ đau khổ thì lấy gì làm chiếc nạng, hay chỗ dựa, để từ đó đứng lên chọn cho minh một lối đi ? “ Người ấy” lấy sự nhẫn nhục làm phương châm, sự tha thứ làm vũ khí, sự rộng lượng bao dung làm chỗ dựa, để âm thầm chịu đựng nghịch cảnh đau lòng nầy. Ông cũng như muôn ngàn người trong cái thế giới ta bà nầy, tránh sao cho khỏi lòng thương yêu ghét muốn nhưng ông đành chôn chắt nỗi hận lòng dưới ba tấc đất. Ông hết lòng lo cho các con ăn học và sau khi ly dị, chuyển hết tài sản cho các con rồi rời Amiens đến vùng ngoại ô Paris sống ẩn dật, không xuất hiện và tránh gặp Brigitte – dù trong những bửa tiệc gia đình với các con. . Trong khi nhiều thành phố dân chúng tổ chức reo mừng, lễ đăng quang rộn ràng lời chúc tụng, nhạc quốc ca hùng hồn vang dội một góc trời thì “CÓ MỘT NGƯỜI” buồn ủ rũ,viết một lá thơ “Thơ cuối ngày gửi em Brigitte”. Bài thơ hay, lời lẽ cảm động, gây một ấn tượng sâu sắc, một rung động cảm thương cho số phần người chồng cũ của bà Brigitte: ![]() Ông André-Louis-Auzière – một banquier tại Amiens Pháp – chồng cũ của bà Brigitte Trogneux Đây là lá thơ cuối ngày gửi em Brigitte : “Cả thế giới hồi hộp theo dõi những gì đang diễn ra tại điện Elysée. Anh phải đóng cửa ngồi một mình trong ngôi nhà ngoại vi thành phố. Vậy mà tiếng tivi vẫn cứ vang lên trong từng căn phòng nhỏ. Người Pháp đang đón chào Macron – vị Tổng Thống trẻ trung nhất lịch sử nước mình. Chắc là em không còn tâm trí nào để nghĩ đến anh Cái tên André – Louis đã bị xóa rất lâu rồi trong bộ nhớ Nhưng anh không thể quên Trogneux tóc vàng một thuở Những thanh chocolate vùng «Rua » đâu dịu ngọt bằng nàng Anh nhớ lại những buổi chiều anh phải lang thang Chạy khắp mọi nẻo đường Paris để tìm cho con hộp thuốc Chỉ mười năm với ba đứa con có được Ba đứa con – minh chứng cho tình yêu chúng ta – đẹp hơn cả thiên thần Anh không ngờ chuyện bắt đầu từ một ngày em đòi ly thân Rồi em nhất quyết kêu anh ra tòa bằng cái đơn ly dị “Không thực sự hạnh phúc”- em tự nhiên nói thế Cuối cùng anh phải chiều em thôi Vì anh biết em đã tìm thấy một phương trời Cứ như Newton bất ngờ tìm ra định luật quả táo rơi Em ngỡ ngàng tìm ra một chàng trai kém minh hai con giáp Cũng chẳng có gì bất thường ( nhất là nước Pháp ) Song gia đình của chúng ta thì lại giống bao gia đình kia tất thảy ở trên đời Em đã có một mái nhà, một mái ấm đó thôi Dù ai đó cao siêu,là hoàng tử, là nhà vua, hay Chúa Trời đi nữa Em nên nhớ chữ Thủy Chung là muôn đời muôn thuở “Công chúa lấy thằng bán than”, cũng theo nó lên rừng Có thể em đang mơ một sự nghiệp lẫy lừng Tổng Thống với Đệ Nhất Phu Nhân tâm đầu ý hợp Hai mốt phát đại bác vang trời, em choáng ngợp Tiếng khóc trẻ thơ năm xưa mới đúng nghĩa gia đình Thật buồn trong giây phút nầy chỉ anh nghĩ đến anh Nhưng bỗng thấy ấm lòng Khi Sébastien, Laurence, Tiphaini vừa nhắn tin cho bố “ Chúng con yêu bố ngàn lần, Bố hãy tin điều này bố nhớ Lát nữa, tan cuộc tại điện Elysée, chúng con sẽ về nhà Cuộc sống sẽ thực sự bắt đầu với bốn bố con ta” André- Louis- Auzière Nhân vật chính trong khúc phim nầy là cặp Emmanuel Macron và Brigitte Trogneux. Họ đã sánh bước vinh quang vào điện Elysée, trước sự reo hò nồng nhiệt của dân chúng ủng hộ vị tân Tổng Thống trẻ tuổi, tài năng của nền Cộng Hòa nước Pháp. Có một người đứng sau cuộc tình nầy đang đau khổ cực kỳ nhưng lặng lẽ âm thầm chịu đựng, hy sinh với một sự nhẫn nhục phi thường. « Có Một Người », Người ấy là ai ? Một gia đình hạnh phúc : Mấy mươi năm về trước, tại thị trấn ở phía Bắc nước Pháp – có một gia đình trí thức: Cha trước làm nghề kiểm toán nhà nước, người con theo học ngành Ngân Hàng. Sau khi tốt nghiệp Đại Học, người con làm việc rất giỏi trong ngành Ngân Hàng. Về sau trở thành một banquier: Chủ nhà băng tại Amiens. Có địa vị xã hội, có tiền bạc, đời sống sung túc. Tháng sáu 1974 (Juin 1074) Người nầy thành hôn với Brigitte – một cô giáo dạy văn và Latinh tại một trường Trung học cơ sở. Brigitte con nhà khá giả, sản xuất bánh kẹo và chocolate nổi tiếng. “Người ấy” hết sức thương yêu chiều chuộng vợ khiến cho người xung quanh ngưỡng mộ. Brigitte rất hạnh phúc dưới một mái ấm gia đình, với chồng có địa vị, giàu có, hiền lành, thương yêu vợ rất mực và ba đứa con ra đời là một mối dây ràng buộc cặp vợ chồng thêm gắn bó. Lúc đó, Brigitte chỉ biết có mái ấm gia đình sung túc, chồng thương yêu, con ngoan ngoãn. Niềm hạnh phúc mà biết bao người khát khao thèm muốn.` Người ấy là ai ? Xin xem tấm hình đám cưới người có vòng tròn đỏ trên đầu ![]() Một gia đình hạnh phúc Nhưng Đất bằng song dậy Brigitte là người thích văn chương và kịch nghệ. Kéo dài lê thê nhịp sống đơn điệu, buồn chán, Brigitte bèn gợi ý với chồng lập một câu lạc bộ nghiên cứu văn chương và kịch nghệ. Người chồng bao giờ cũng tôn trọng ý của vợ và ủng hộ việc làm nầy. Bây giờ Brigitte thấy cuộc đời có ý nghĩa hơn, việc làm đáp lại sở thích của mình. Sự xuất hiện của thằng nhóc 15 tuổi Cuối thế kỷ 20, tại thị trấn Amiens miền Bắc nước Pháp xuất hiện một chàng trai 15 tuổi tại lớp học của cô giáo Brigitte. Chàng trai mà Laurence, con gái của Brigitte, khen là một chàng trai tuyệt vời am hiểu tường tận mọi việc. Còn cô giáo Brigitte choáng ngợp trước sự thông minh của Macron. Bà nói : Macron có lồi tư duy mà tôi chưa từng thấy trước đây. Mọi ngày thứ sáu, chúng tôi dành nhiều thì giờ để xây dựng các vở kịch. Nhưng chỉ là cái cớ để chúng tôi gần gũi nhau. Một người bạn của Macron tiết lộ: “Cô giáo bị quyến rũ bởi tài viết lách của cậu ấy”. Con người kỳ lạ hành xử cũng rất lạ kỳ. Con gái tuổi xuân hơ hớ không lấy mà lại lấy bà già đáng tuổi mẹ minh, lại là người có chồng ba con. Cuộc tình đôi đũa lệch, được đánh giá là “vượt mọi định kiến của gia đình và xã hội”. Cuộc tình trái cựa gà, tréo cẳng ngổng nầy lại là cuộc tình của một con người phi thường, xuất chúng, thông minh tuyệt đỉnh: Cặp E.Macron & Brigitte Trogneux Cuộc tình huyền thoại Macron Brigitte được loan truyền khắp thế giới nhưng không nghe ai nhắc đến “ MỘT NGƯỜI” – mặc dầu người ấy về tư cách, sự hy sinh, đức nhẫn nhục ít người sánh được, Thói đời là thế. Phù thịnh chớ ai phù suy! Thiên hạ Đông Tây, Tư bản, Cộng Sản đều thế cả. Con người đáng kính ấy qua đời tháng 12 năm 2019. Tang lễ ông được tổ chức trong vòng bí mật.Mãi đến ngày 7 tháng 10 2020, con gái ông Tipun Ozier mới thông báo tin cha minh đã qua đời. Trong một tweet, cô viết : “ Cha tôi đã qua đời. vào ngày 24/12/2019. Ông ấy đã được chôn cất trong sự bảo vệ quyền riêng tư nghiêm ngặt nhất.Tôi rất ngưỡng mộ cha tôi. Ông nói rằng ông không muốn làm phiền quá nhiều sau khi mình qua đời. Vì vậy, chúng tôi phải tôn trọng ý muốn của ông.Theo tạp chí Tatler của Anh Quốc, trò chuyện với Paris Match, một những đứa con gái của “Người ấy” và Brigitte nói : “ Tôi rất ngưỡng mộ cha tôi là người không thích lề thói, luôn coi trọng sự ẩn danh hơn bất cứ thứ gì. Ông phải được tôn trọng”. Ý tưởng nầy rất phù hợp với sự xa rời mọi người và chuyển sang Paris vùng ngoại ô sống ẩn dật cho đến khi qua đời. Người nầy không bao giờ khuấy động chuyên phản bội của vợ. Ông chọn cách xa rời thế giới theo cách riêng tư của minh là sống ẩn dật với lòng vị tha và sự nhẫn nhục phi thường. Đánh giá một con người, không phải chỉ sự thành công nổi tiếng mà còn tư cách, sự nhẫn nhục, lòng hy sinh cao cả, âm thầm chịu đựng, lấy sự nhẫn nhục làm phương châm, lòng vị tha làm tình thương, suốt đời không thay đổi. Con người đó không đáng cho đời ngưỡng mộ hay sao? Đoạn phim ly kỳ, éo le, đầy sóng gió của cuộc tình tay ba : Emmanuel- Macrron, Brigitte Trogneux và Andre – Louis – Auzière. Cuối thế kỷ 20, tại thị trấn Amiens vùng Bắc nước Pháp xuất hiện một con người KỲ LẠ. Làm việc gì cũng kỳ lạ, hành xử cuộc đời cũng kỳ lạ, khác thường. Mười lăm tuổi (15) đã biết yêu. Ghi chú : Tạm thời xin hiểu bức thơ cuối ngày gửi em Brigitte là của ông André -Louis- Auzière trước khi có nhận xét của nhà biên khảo nổi tiếng và uy tín là Ông Trần việt Long ( Cao học 8, Học Viện QGHC ). Sự nhận xét của nhà biên khảo xuất sắc nầy, người viết rất đồng ý nhứt là không có bản tiếng Pháp mà chính người viết đã khổ công đi tìm bản tiếng Pháp nhưng không hề có trên các diễn đàn tiếng Pháp và Việt. Như vậy, ông André không viết được tiếng Việt và cũng không thể nhờ người dịch ra tiếng Việt nếu không có bảng tiếng Pháp. ![]() Hình đám cưới của ông André-Louis-Auzière ( vòng tròn đỏ ) và bà Brigitte Trogneux ( tháng Juin 1974) ![]() |
Những nhà văn đi qua đời tôi Những nhà văn đi qua đời tôi – những nhà văn mà tác phẩm và cuộc đời của họ – đã làm rung động lòng tôi, tác động sâu xa đến tâm hồn tôi và theo đuổi tôi đến suốt một đời … Thưở thiếu thời, nhiều khi đọc một bài thơ hoặc một tác phẩm mà không hề biết tên thật hay con người thật của tác giả – nhưng có những câu thơ hoặc một đoạn văn, ở lại rất lâu trong lòng tôi… sống với tôi, nổi trôi với tôi – qua những thăng trầm, vinh nhục của cuộc đời . Như bài “Kẻ ở ngưỡi đi” trong quyển Quốc văn Giáo Khoa thư : “Vừa ra khỏi nhà, thì trong lòng tôi tự nhiên sinh ra buồn rầu vô cùng. Từ thưở bé đến giờ, chỉ quen vui thú ở nhà, nay tôi mới biết cảnh cảnh biệt ly là một ! Chân bước đi, mặt còn ngoảnh lại : từ cái mái nhà, cái thềm nhà, cái lối đi, cho đến bụi cây đám cỏ, cái gì cũng làm cho tôi quyến luyến khác thường ! Thuyền đã nhổ sào, ai nấy đều chúc cho tôi thuận buồm xuôi gió, bình yên khoẻ mạnh. Thuyền đã đi xa, mà tôi còn đứng nhìn trở lại, nhìn mãi cho đến lúc không trông thấy nữa mới thôi. Ôi ! cái cảnh biệt ly sao mà buồn vậy!” Đời tôi cũng trải qua nhiều cảnh biệt ly : Ôm gói quần áo bằng một đòn bánh tét, từ giã mẹ già dưới quê lên Tỉnh học – quải một cái túi xách nhỏ lên vai, quay lại nhìn những khuôn mặt yêu thương rồi lửng thửng bước đi .. lên đường nhập ngủ – rồi cũng một túi xách, lần nầy cũ rách hơn, nhìn lại ngôi nhà, nhìn lại những đôi mắt đẫm lệ… để buớc vào nhà tù cãi tạo… và lần sau cùng – quay đầu lại nhìn 2 đứa con gái đèo nhau trên chiếc xe đạp, lẽo đẽo theo sau tôi cho đến khi mất hút, tôi đứt ruột mà bước đi… để trốn chạy thoát khỏi cái Thiên Đưòng ảo tưởng nầy. Đời sao mà nhiều biệt ly như vậy ! Mỗi lần từ gĩã người thân yêu tôi thấm thía nhớ đến câu : ” Ôi ! cái cảnh biệt ly sao mà buồn vậy !” Một đoạn văn ngắn ngủi . Lạ thay ! nó ở lại rất lâu trong lòng tôi cho đến bây giờ. Văn viết như thế quả thật là tuyệt ! Không biết chính ai là người đã viết ra, chỉ biết 3 người ký tên chung soạn quyển sách nầy. Nay ba vị đã đi vào lòng đất… Nhưng văn của họ vẫn còn sống trong lòng tôi – sống mãi cho đến khi tôi chết – và có lẽ cả về sau khi tôi chết . Về sau nầy- có lần tôi đọc đâu đó, mấy câu thơ tả cảnh biệt ly : Có lần tôi thấy một bà già Đưa tiễn con đi trấn ải xa Tàu chạy lâu rồi bà vẫn đứng Lưng còng đổ bóng xuống sân ga Thơ nghe như những giọt nước mắt của bà mẹ già nheo mắt nhìn theo bóng con tàu đã đi mất hút… mà bà vẫn còn đứng đó , bóng ngã dài trên sân ga . Bà già đó có thể là mẹ tôi – mẹ của bạn tôi. mẹ của những Việt Nam bất hạnh… rưng rưng đưa tiễn con vào ngục tù cải tạo … hay bịn rịn chia tay con trên đường vượt biển . Năm 1979 – đau đớn thay ! một bà mẹ còn rất trẻ lúc bây giờ là mẹ của con tôi . Hôm ấy, một ngày cuối tháng tám, trời âm u nhỏ từng giọt lệ .. bà đưa tiễn thằng con xuống miền Vĩnh Châu ( Bạc Liêu ), để ráp nối tàu lớn vượt biển tìm Tự Do : Tháng tám âm u, trời nhỏ lệ… Gió thu buồn run rẩy mấy hàng sao Con thuyền lướt nhẹ trên giòng nước Mẹ lén nhìn con, ngấn lệ trào . …. Từ ấy con đi chẳng trở về Đêm trường nghe tiếng gió lê thê… Một chuyến đi định mệnh . Thằng con không bao giờ trở lại nữa ! Trong quãng đời dài – đó đây, tôi đã gặp những bài thơ buồn : Buồn thoáng qua,buồn man mác … Có khi xúc cảm đến ngậm ngùi ! Nhưng chỉ lần đứng dưới chưn tượng “Thương Tiếc” đã bị đập tan nát, ngó mông nhìn xa xa, những ngôi mộ hoang phế, cỏ dại mọc đầy, nằm im lìm dưới ánh nắng chiều vàng vọt – tôi thật sự thắm thía một nỗi buồn mênh mang và cảm nhận được tất cả sự phi lý của chiến tranh, cái hắt hiu của kiếp con người và cái đời khốn nạn của người lính chiến. Khi sống, phía trước mặt đối diện từng giây phút với cái chết – sau lưng, hình ảnh đói khổ của một bầy con nheo nhóc.. nhưng họ vẫn âm thầm chiến đấu cho người khác được sống, chiến đấu để đồng bào được yên ổn ở hậu phương. Còn biết bao nhiêu người lính khác tử trận,thân xác nằm vắt vẻo trên bờ giao thông hào hoặc được đồng đội vùi lấp sơ sài bên bìa rừng, cạnh giòng suối, con đê, rồi rút đi … Họ chết không có được một nắm mồ .Tên tuổi, không ai biết đến. Thi thể họ vùi sâu dưới lòng đất lạnh.Thời gian xóa mờ, người đời quên lãng. Nhưng : “Họ là những anh hùng không tên tuổi Sống âm thầm trong bóng tối mông mênh”…… Và họ là những người :Tuy công nghiệp không ghi trong sổ sách Tuy bảng vàng bia đá chẳng đề tênTuy mồ hoang xiêu lạc dười trời quên Không ai đến khấn nguyền dâng lễ vậtNhưng máu của họ đã len vào mạch đất Thịt cùng xương trộn lẫn với non sôngVà anh hồn chung với tấm tinh trung Đã hòa hợp làm linh hồn giống Việt . “Đằng Phương ( Anh hùng vô danh) Thi sĩ Đằng Phương đã biết đến họ và còn làm cho người khác và nhiều thế hệ khác -biết đến họ – những vị anh hùng vị quốc vong thân . Dù mồ hoang xiêu lạc, dù sử sách chẳng ghi tên, nhưng máu của họ đã thắm vào lòng đất và linh hồn hòa nhập với núi sông thành hào khí muôn đời của dòng giống Việt . Thi sĩ Đằng Phương đã biến cái chết hào hùng của những chiến sĩ vô danh thành một bản anh hùng ca bất diệt, chói lòa muôn đời trong lịch sử. Tác giả những câu thơ chân tình, hùng tráng ,dào dạt tình yêu thương dân tộc – ắt hẳn phải là người có lòng yêu nước thiết tha.. Người sĩ phu miền Nam đó, có lần đứng trên bờ sông Gianh trong tưởng tượng, chạnh lòng khóc cho nỗi bất hạnh của dân tộc Việt Nam: “Đây sông Gianh, đây biên cương thống khổ Đây sa trường đây nắm mộ trời NamĐây dòng sông, ngàn dân Việt thác oan Đây cổ mộ, xương tàn xưa chất đốngSông còn đây,hận phân ly nòi giống Và còn đây niềm cốt nhục tương tàn” ( Đằng Phương – Hân sông Gianh) Đau thương, bất hạnh cho dân tộc Việt Nam ! Huynh đệ tương tàn. Máu người vô tội loang loáng dòng sông. Đống xương vô định chất cao đầy núi. Trang lịch sử đã xảy ra trên 500 năm mà còn gây xúc cảm cho nhà thơ Đằng Phương gửi gấm tâm tư mình qua những vần thơ thiết tha, đầy máu lệ.. Nhà thơ còn nghe được tiếng hô dõng dạc của 13 liệt sĩ, hiên ngang bước lên đoạn đầu đài trong ngày tang Yên báy: “Việt Nam muôn năm – một đầu rơi rụng Việt Nam muôn năm, người khác tiến lên Và tử thần kính cẩn ghi tên Những liệt sĩ vào bia tuẩn tiết …………………………………… Trong nắng sớm,gió căm hờn quét mạnh Như thề cùng tử sĩ anh linh Vang dội cùng trên đất nước điêu linh Những tiếng thét uy hùng vì giống Việt” (Đằng Phương – Ngày tang Yên Bái ) Hùng tráng, bi ai ! Vừa thương cảm bồi hồi, vừa uất ức đau thương ! Đọc thơ mà nghe máu nóng trong người sôi sục..! 13 liệt sĩ đã được ghi tên trong sử sách. Ý chi bất khuất , Hào khí ngất trời ! lòng yêu nước sắt đá – đã làm cho quân xâm lược run sợ và nung nấu tình yêu quê hương đất nước của nhiều thế hệ .. Những vần thơ trên đây đã gây một rung động âm thầm và ở mãi trong tôi . Tuy không trở thành máu thịt,nhưng chập chờn như một cái bóng đi cạnh tôi suốt một đời.. Nó mang một ý nghĩa thiêng liêng như một tiếng gọi xa xâm của những người đã nằm xuống cho quê hương, nằm xuống cho người khác được sống… Đọc nhiều thi văn – qua những tang thương dâu bìển của cuộc đời – rồi trong những đêm vắng lặng một mình trước ngọn đèn khuya … tôi thử nghiệm lại lòng mình xem những vần thơ đẹp, những áng văn hay – có còn lưu lại một chút ý thơ hay một đoạn thơ văn nào trong lòng mình . Quả tình – sau trên 50 năm – mà tôi vẫn còn nhớ, còn thấm thía được ý thơ bi hùng, chan chứa tình thương những người chiến sĩ vô danh đã chết vì Tổ Quốc : “Họ là những anh hùng không tên tuổi ..Sống âm thầm trong bóng tối mênh mang“ . Và “Máu của họ đã len vào mạch đất.. Thịt cùng xương trộn lẫn với non sông”. Một niềm thương cảm pha lẫn lòng biết ơn những tiền nhân vô danh đi xẻ núi lấp đồng sâu..những người đã nằm xuống… để bảo vệ Tự do,chống sự xâm lược từ phương Bắc và những người “ Cùng nhau cạn chén lên đường , chia gánh tang bồng quải bốn phương “ Và cuộc đời tranh đấu đầy vô định.. Tái ngộ mai đây được mấy người “. Dẫu biết ra đi là không hẹn ngày trở lại …nhưng vẫn hiên ngang quải gánh lên đường, ngất ngưởng hào hùng như người tráng sĩ thời trung cổ : “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi “. Hơi thơ bàng bạc, mênh mang, thấm đậm nét bi hùng khiến cho người đọc liên tưởng đến những chiến sĩ vô danh đi trong bóng tối âm thầm , những người lính chiến nằm dưới giao thông hào lạnh lẽo …hay xông pha dưới làn tên mủi đạn – nhưng người yêu nước bôn ba khắp 4 phương trời , đề tranh đấu không phải cho bản thân họ mà cho Tự Do dân tộc, cho quê hương thanh bình, đồng bào ấm no hạnh phúc… Cao quý biết chừng nào ! Trời ơi ! Ước gì tôi được gặp người đã viết nên những vần thơ ấy. Và cuối năm 1969 – bất ngờ, tôi gặp nhà thơ Đằng Phương trong ghế diễn giả trước một cử tọa gồm toàn những nhà chính trị tiếng tăm,những giáo sư khoa bảng, những trí thức học có học vị cao cấp, những người đang giữ những chức vụ trong guồng máy chính quyền VNCH . Ngày ấy- tôi được biết nhà thơ mà tôi hằng ái mộ – chính là gíáo sư Nguyễn ngọc Huy – Tiến sĩ chính trị học, đại học Sorbonne Pháp và còn là một nhà hùng biện có trí nhớ vô song, có tài ăn nói thao thao bầt tuyệt, lôi cuốn thính giả im lặng ngồi nghe trong suốt 4 tiếng đồng hồ liên tục mà không ai muốn đứng dậy đi ra ngoài… Con người tài hoa đó còn là : – một lý thuyết gia thuyết DÂN TỘC SINH TỒN – một kết tinh từ sự san định, bổ túc và hệ thống hóa chủ nghĩa dân tộc sinh tồn của Trương tử Anh . – Một nhà đấu tranh không mệt mỏi : Xả thân vì chính nghĩa, suốt đời hy sinh tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ cho đến phút cuối cùng của cuộc đời. – Một tấm lòng yêu nước thiết tha : Đi làm cách mạng năm 21 tuổi, suốt đời bôn ba đây đó, hiến dâng trọn vẹn đời mình cho Tổ Quốc Việt Nam . – Một học giả uyên thâm : Tinh thông cả 3 thứ tiếng Pháp,Anh,và Hán văn. Đã viết nhiều bộ sách giá trị : Dân tộc sinh tồn , Một chiến lược mới, Perestroika bằng ( Anh,Pháp Việt ),Quốc Triều Hình Luật, Phê bình nhân vật Tam Quốc và Đông Châu Liệt Quốc, Lịch sử các học thuyết chính trị, Lịch sử tranh đấu cho Độc Lập và Tự Do của Dân Tộc Việt Nam thế kỷ 19 , tập thơ Hồn Việt, các ẩn số chính trị trong tiểu thuyết Kim Dung, Pour une nouvelle stratégie de la défense du monde libre contre l`expansion communiste và quyển “ The Le Code : Law in traditional ViêtNam . Cùng với giáo sư Stephen Young – quyển Understanding ViêtNam . – Một nhà cách mạng chân chính : Nhờ tài năng , đạo đức và lòng yêu nước thiết tha, cả cuộc đời dâng hiến cho quê hương, ông đã đánh động được lương tâm của hàng trăm chính khách và lãnh tụ quốc tế, ủng hộ Phong trào chính trị của ông tại hải ngoại . Điều mà mọi người kính trọng – kể cả những người bất đồng với ông – là suốt đời tranh đấu, ông không hề đả kích đoàn thể bạn, không bôi bác, nói xấu,chụp mủ những người cùng chiến tuyến . Khi bị đánh phá, ông chủ trương: “Không đánh trả, chỉ chịu đựng và thuyết phục.” Trong những tác phẩm trên – tác phẩm đắc ý nhứt là bản dịch “Perestroika”ra đời khi chủ nghĩa cọng sản bắt đầu sụp đổ.. và tác phẩm có giá trị quốc tế, gồm 3 tập , 1200 trang :” The Le Code : Law in traditional VietNam” do Viện Đại học Harvard xuất bản năm 1987 . Giá trị tác phẩm được nhiều học giả viện Đại học Harvard công nhận- trong đó có giáo sư Alexander Wooside – một học giả thượng thặng vê Việt Nam thuộc Đại học Harvard đã viết : “ One of those very rare works about Vietnam that may claim to be definitive . This is undoubtedly the most important single achievement scholarship to come thus far from the rank of Vietnamese intellects exiled from Vietnam since 1975 . It also represents a significant landmark in Vietnam Western cultural relations ( Pr Alexander Wooside – Harvard ) : (Đó là một trong vài cuốn sách rất hiếm về Việt Nam có gia trị toàn hảo. Chắc chắn đó là thành tích học thuật quan trọng nhất xuất phát từ hàng ngũ trí thức lưu vong ở hải ngoại sau 1975. Đó cũng là tiêu mốc đầy ý nghĩa đánh dấu kỷ nguyên mới trong tương quan văn hoá Viêt Nam và Tây Phương . Giáo sư Douglas Pike của Đại học University of California ,cũng không tiếc lời khen ngợi tác phẩm “Law in traditional VietNam “ : “ Đó là một tác phẩm học thuật Viêt Nam đáng kính nể nhất trong thập niên qua“( The most impressive piece of vietnamese scholarship in the past decade .) Tiến sĩ Tạ văn Tài ( 1 ) xuất thân từ Đại học Harvard cùng làm việc chung với giáo sư Nguyễn ngọc Huy- đã phải thốt lên : “ Giáo sư Huy là một học giả giỏi nhất tôi đã gặp“. Và tiếng vang trong Cộng Đồng Người Việt hải ngoại, trên diễn đàn chính trị thế giới không lấy gì làm lạ bằng việc coi trọng tác phẩm trên của Viện Sử học Cọng sản Hà Nội. Ông Nguyễn văn Tạo trả lời Giáo sư Oliver Oldman một cách trang trọng:“ Cám ơn giáo sư – chúng tôi sẽ giới thiệu cuốn sách nầy trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử của chúng tôi“( Tài liệu đã dẫn ). Ý nghĩa lớn lao nhứt Luật Pháp đời Lê Việt Nam – theo giáo sư Tạ văn Tài : “ Có thể là một giải pháp dung hòa giữa 2 nhu cầu “Ổn định và Dân chủ“trong một nền Dân Chủ Pháp Trị tương lai cho Việt Nam. Dâng hiến trọn đời cho quê hương dân tộc, Giáo sư Nguyễn ngọc Huy trải qua cuộc sống gia đình thật hẩm hiu : “Eó le thay,muốn phụng sự quê hương Phải dẫm nát lên bao lòng mình kính mến” Vợ chết vì một tai nạn tại Vũng Tàu . Đứa con trai út,mồ côi mẹ từ thưở bé, bên mình không có một người thân. Thường xuyên sống trong cô độc, lại nghe cha mắc bệnh nan y – đã mất mẹ rồi bây giờ lại sắp mất cha … cháu Khánh Thụy, trong một phút cực kỳ đau khổ – đã quyên sinh tìm đường về bên mẹ.. Giáo sư Huy tự thán : “Việc nước đa đoan,bỏ việc nhà Trong khi lưu lạc góc trời xaĐể con đau khổ trong cô độc Ba đã không tròn nhiệm vụ cha” Mấy mươi năm trước – ông đã phải gạt lệ tiễn đưa người bạn đời ra đi…về miền vĩnh cữu – cõi lòng tan nát, chán chường : “ Từ lúc Thu đi chẳng trở về Cuộc đời trống trải lạnh lùng ghê Trong lòng đã hết còn sinh thú Chỉ thấy u buồn với chán chê” Để rồi : “ Đành phải từ đây chỉ một mình Trên đường nhiệm vụ rộng mênh mông Một mình nếm hết mùi cay đắng Trải hết vui buồn với nhục vinh” Nhà ái quốc Nguyễn ngọc Huy đã ra người thiên cổ. Nhà thơ Đằng Phương cũng vĩnh viễn ra đi .. Những tiếc thương kính phục xuất phát từ hàng ngũ chiến hữu, môn đệ , những đoàn thể chính trị, những nhà cách mạng lão thành, những chính khách đồng hành, những học giả ngoại quốc . Đã đành . Nhưng sự tiếc thương, kính nể xem như một tấm gương ái quốc cho đời – còn thoát đi từ hang ngũ chống đối,bất đồng như cựu Nghị sĩ Phạm nam Sách trong bài :“ Suối tuôn giòng lệ “: Tiếc thương dào dạt,pha niềm ân hận chẳng phai,mong anh mỉm cười nơi suối vàng , hổ trợ kẻ còn lại đi nốt con đường lận đận mà anh đã đi trong những ngày còn lại ở dương trần nầy “ Hoàng Đế của Đệ nhứt siêu cường – Tổng Thống G.Busch cũng bày tỏ lòng ngưỡng mộ sâu sắc : “ Professor Nguyen ngoc Huy left behind a distingued record of service to the people of Viet Nam and of United states which will serve as an exemple for futur generation“. Dân biểu David Kilgour của Quốc hội Canada xem ông là “ Một Gandhi Việt Nam “ Giáo sư Cao thế Dung không dấu giếm : Tôi rất khâm phục giáo sư Huy về sở học uyên bác, ông quả thật là một hào kiệt hiếm quý, một hào kiệt văn hóa. Cái tâm của giáo sư Huy rầt lớn – tuy lúc nào cũng ẩn dấu trong cái phong cách khiêm cung bình dị nhưng tràn đầy tình người và tình dân tộc“ . Nhà thơ Đằng Phương đi qua đời tôi bằng những vần thơ bi hùng, dạt dào tình yêu quê hương … và ở lại mãi trong tôi cho đến bây giờ. Lời thơ chân thực, không màu mè, sáo rổng, nhưng có sức lôi cuốn kỳ lạ, có tác động khơi dậy lý tưởng và tình yêu nước trong lòng người và trong nhiều thế hệ thanh niên . Và bằng một cuộc đời đấu tranh dâng hiến trọn vẹn cho quê hương dân tộc – thơ ông là một bản bi hùng ca, thể hiện trọn vẹn cưộc đời ông – một cuộc đời gian khổ, bôn ba khắp bốn phương trời, hy sinh cả bản thân và gia đình. Đối với mẹ già :“ Nhưng đất nước chưa qua hồi tang tóc. Phải nghiến răng cắt đứt mối thâm tình “( Thơ tạ tội với mẹ già). Đối với con : “ Trong khi lưu lạc góc trời xa.. Để con đau khổ trong cô độc Ba đã không tròn nhiệm vụ cha.“ Suốt đời làm cách mạng nhưng chưa bao giờ gặt hái được thành quả cách mạng :“ Nửa đời nếm đủ mùi cay đắng. Giấc mộng ngày xưa vẫn chửa thành“(Xuân cảm)-con đường cách mạng đầy sóng gió nhưng vẫn bền gan chiến đấu, không lùi bước :“Trong gian truân, cố chuyển lại cơ trời .Giữa đám sâu, mưa máu rộn tơi bời . Vẫn thẳng tiến, không rời đường cách mạng“ (Anh hùng đất Việt )– Nhà thơ cách mạng Nguyễn ngọc Huy, đành mang một giấc mộng chưa thành đi vào lòng đất .. Ô hô ! Một vì sao đã tắt Tài năng không chuyển nổi cơ trờiHồn thiêng sống mãi cùng sông núi … Gương cách mạng ngàn năm lòa nhật nguyệtTiếng anh hùng muôn thưở rực trời Nam . Nhà thơ Đằng Phương đi qua đời tôi trong sự thương tiếc khôn nguôi, trong tiếng khóc thầm uất nghẹn ! Tôi thật sự yêu thương con người tài hoa đó, yêu thương cuộc đời và những vần thơ rung động, chan chứa tình yêu quê hương dân tộc. Và tôi cũng yêu tiếng kêu bi thương của một giấc mộng không thành, tiếng thét uy linh của một mối căm hờn thiên cổ… Anh linh nhà thơ Đằng Phương chập chờn đây đó trên khắp quê hương Việt Nam .. để cất lên tiếng kêu tuyệt vọng của con chim Đổ Quyên mòn mỏi trong đêm khuya : “Thiết tha một mối căm hờn Ai xui vận nước từng cơn đọa đàyCơ trời anh đã xuôi tay Như con chim quốc lạc loài kêu sương” (Nguyễn thế Giác) LÊ QUỐC |
MỘT GIAI THOẠI VĂN CHƯƠNG… Bài của Lê Quốc Một giai thoại văn chương vô vùng thú vị. Người đời sau, khi đọc giai thoại nầy ắt phải thầm phục một người có một tài năng hiếm có và một sở học uyên thâm, đã làm rạng danh nền văn học Việt Nam trước một cử toạ gồm toàn người ngoại quốc. Thế hệ sau ắt sẽ tỏ lòng biết ơn và hãnh diện về giá trị của nền văn hoá của ông cha lưu truyền lại cho con cháu. Câu chuyện xảy ra trong bối cảnh một buổi sinh hoạt của hội truyền bá thơ Tanka của Nhật bản tại Paris năm 1964. Buổi họp gồm toàn là người Nhựt và người Pháp. Chỉ một người Việt duy nhứt được mời là giáo sư Tiến sĩ Trần văn Khê. Diễn giả là một ngưởi Pháp. Bước lên diễn đàn, diễn giả mở đầu buổi nói chuyện: “Thưa quý vị, Tôi là Thuỷ sư đề đốc đã sống ở Việt Nam 20 năm mà không thấy một áng văn nào đáng kể. Nhưng khi sang nước Nhật, chỉ trong vòng một, hai năm mà tôi đã thấy cả một rừng văn học. Và trong khu rừng ấy, Tanka là một đoá hoa tuyệt đẹp. Trong thơ Tanka, chỉ cần nói một ngọn núi, một con sông mà tả được bao nhiêu tình cảm. Chỉ 31 âm tiết mà nói bao nhiêu chuyện sâu sắc, đậm đà. Nội hai điều đó thôi đã thấy các nước khác không dễ có được. » Phân tích bài phát biểu của ông Đề đốc trên, người ta nhận thấy những điểm sau : 1.- « Sống ở Việt Nam 20 năm mà không thấy một áng văn nào đáng kể »: Không thấy, giả định rằng ông đã đọc nhiều văn chương Việt Nam mà không thấy một áng văn nào đáng kể ? Điều nầy không đúng vì nếu ông đọc nhiều văn chương Viêt Nam, nhứt định ông sẽ thấy được một hay nhiều áng văn đáng kể. ( Thí dụ như truyên Kiều, Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc v.v…) Hoặc không thấy vì ông không hề tìm hiểu hay giao du với giới văn học, nên dốt đặc về văn chương Viêt Nam. “ Không thấy một áng văn nào đáng kể” là một câu nói hồ đồ để lấy lòng một cách vụng về, nhóm truyền bá thơ Tanka Nhựt Bổn và làm tổn thương đến danh dự của nền văn học Việt Nam và cả đến người Việt Nam. Thật đáng tiếc cho một sĩ quan cao cấp mà ăn nói khoác lác, hàm hồ, tự làm giảm danh dự mình trước một cử toạ trí thức. 2.- « Trong thơ Tanka, chỉ cần nói một ngọn núi, một con sông mà tả được bao nhiêu tình cảm. » Mặc áo thụng vái thơ Tanka nhưng lại gián tiếp chê văn chương Việt Nam trong khi mù tịt về thi ca Việt Nam. Quả thật ông nầy là người « dốt hay nói chữ ». Văn học Trung Quốc có câu : Tri chi vi tri chi. Bất tri vi bất tri. Thị tri giả. »( Biết thì nói là biết. Không biết thì nói là không biết, Ấy là biết vậy). Ông Đề Đốc nấy quả thật là « người điếc không sợ súng ». Đáng tiếc ! 3.- « Chỉ 31 âm tiết mà nói bao nhiêu chuyện sâu sắc đậm đà. » : Vì thiếu hiểu biết về văn chương Việt Nam mà chỉ nhìn vào thơ Tanka, nên ông nầy mới ca tụng thơ Tanka như thể không có thơ nào đặc sắc như vậy. Thi ca Việt Nam có hàng ngàn, hàng chục ngàn câu thơ nói về một ngọn núi hay một dòng sông mà chứa đựng bao nhiêu tình cảm sâu sắc đậm đà. Lấy một thí dụ : « Dáng chàng theo lớp mây đưa, Thiếp nhìn ngọn núi ngẩn ngơ nỗi nhà » 4.- « Nội hai điều đó thôi đã thấy các nước khác không dễ có được. » Chỉ biết thơ Tanka thôi mà dám đại ngôn cho rằng các nước khác không dễ có được. Các nhà bình luận lừng danh thề giới khi bình luận thơ Apolinaire, thơ Verlaine, Lamartine cũng không bao giờ dám buông lời ngông cuồng như thế. Điều nầy chứng tỏ ông đề Đốc nầy là cái thùng rổng kêu to. Giáo sư Trần văn Khê là một trí thức, có một sở học uyên thâm, ông chứng minh từng điểm cho ông Đề Đốc thấy cái dốt và cái « dốt hay nói chữ » của mình đồng thời trình bày với quan khách vè nền văn học kiệt tác của Việt Nam. 1. Giáo sư Khê hỏi ông Đề Đốc « Ở Việt Nam ngài chơi với ai mà hỏi không thấy một áng văn nào đáng kể ? » Để mắng xéo ông Đề Đốc, giáo sư Khê tự trả lời luôn câu hỏi : « Có lẽ ngài chỉ chơi với những người quan tâm đến sự ăn uống, chơi bời, hút xách… (Ý nói ngài chỉ ăn chơi, trác táng, truỵ lạc thì làm sao thấy được cái gì gọi là văn chương nghệ thuật. ) Phải chi ngài chơi với giáo sư Émile Gaspardone thì ngài sẽ biết đến một thư mục gồm trên 1500 sách báo về văn chương Việt Nam, in trên Tạp chí Viễn Đông bác cổ của Pháp số 1 năm 1934. Hay nếu ngài gặp ông Maurice Durant thì ngài sẽ có dịp đọc qua hàng ngàn câu ca dao Việt Nam mà ông Durant đã cất công sưu tập…Ông còn hiểu biết thêm về hát chầu văn, ông còn xuất bản sách ghi lại các sinh hoạt văn hoá của người Việt. Nếu ngài làm bạn với những người như thế, ngài sẽ biết rằng nước tôi sẽ có đến hàng ngàn, hàng chục ngàn áng văn kiệt tác. Mặt khác, giáo sư Khê còn gián tiếp phê phán ông nầy « phách lối » : « Tôi không biết ngài đối xử với người Việt Nam thế nào, nhưng nạgười nước tôi thường rất hiếu khách, sẵn sàng nói cái hay của văn hoá mình cho người khác nghe. Nhưng họ cũng chọn mặt gửi vàng, với những người PHÁCH LỐI, có khi chúng tôi không tiếp chuyện. Việc ngài không biết một áng văn nào của Việt Nam cho thấy ngài giao du với những người Pháp như thế nào, đối xử với người Việt Nam ra sao. Tôi rất tiếc về điều đó. 2.- Ngài nói về thơ Tanka : « Chỉ cần một ngọn núi, một con sông mà tả được bao nhiêu tình cảm. » Thi ca Việt Nam chúng tôi cũng có nhiều ca dao, hò vè của giới bình dân, nói về ngọn núi, một con sông, hay dùng hoa lá nói thay tâm sự của mình như : « Núi cao chi lắm núi ơi ! Núi che mặt trời không thấy người yêu Hoặc : « Đêm qua mận mới hỏi đào ; Vườn hồng đã có ai vào hay chưa » ( Ca dao) Thật ra, giáo sư Khê chỉ dùng những câu thơ ngắn để so sánh với thơ Tanka vốn là một thể loại thơ ngắn của Nhật. Tanka là « Đoản ca » và chõka là Trường ca. Còn văn chương của ta không thiếu những câu thơ dùng núi và sông, suối còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc hơn nữa. Thí dụ : « Dấu chàng theo lớp mây đưa Thiếp nhìn ngọn núi ngẩn ngơ nỗi nhà. » Về sông : «Chàng ở đầu sông Tương Thiếp ở cuối sông Tương Nhớ nhau mà không gặp Cùng uống nước sông Tương. » Nguyên bản : Quân tại Tương giang đầu Thiếp tại Tương giang vĩ Tương cố bất tương kiến Đồng ẩm Tương giang thuỷ. ( Trường tương tư – Lương ý Nương ) 3.- Về 31 âm tiết trong thơ Tanka : Giáo sư Khê kể lại một câu chuyện vô cùng lý thú : Đời nhà Trần nước Việt Nam chúng tôi vào thế kỷ 13. Nhân lúc một bà phi của vua nhà Nguyên qua đời. Vua nhà Trần sai Trạng Nguyên Mạc đỉnh Chi đi sứ sang Tàu để chia buồn với vua nhà Nguyên. Bà phi nầy rất được sũng ái, nên vua nhà Nguyên vô cùng thương tiếc. Trong một buổi đại trào gồm bá quan văn võ, các văn nhân, học giả, sứ thần các nước, vua nhà Nguyên muốn có một kỷ niệm với bà phi tần yêu dấu, nên đưa ra một đề tài cho tất cả quan viên và sứ thần có mặt làm một bài ai điếu. Quan Lễ bộ Thượng Thơ bước lên diễn đàn, cầm một bao thơ ( niêm kín ) có chứa đề tài của vua, xé ra đọc : Đề tài chỉ có : Bốn chữ Nhứt . Các quan viên văn võ, các sứ thần đều hoảng sợ vì đề tài khó quá. Chỉ 4 chữ nhứt làm sao sáng tác nổi bài ai điếu.Trạng nguyên Mạc đỉnh Chi, sứ thần của Việt Nam, không chút sợ sệt, ung dung bước lên diễn đàn sang sảng đọc bài ai điếu có 4 chữ Nhứt : « Thanh thiên NHỨT đoá vân Hồng lô NHỨT điểm tuyết Thượng uyển NHỨT chi hoa Dao trì NHỨT phiến nguyệt. Y ! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết. » Dịch nghĩa : « MỘT đám mây giữa trời xanh MỘT bông tuyết trong lò lửa MỘT đoá hoa trong vườn Thượng Uyển MỘT vầng trăng trên mặt nước ao hồ Ô hô! Mây tán, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết. » Tất cả có 29 âm tiết, chứ không cần 31 âm tiết như ông Đề Đốc dẫn thơ Tanka. KhiGiáo sư Trần văn Khê giải nghĩa những cân thơ nầy thì khán giả vỗ tay hoan nghinh nhiệt liệt Ông Thuỷ sư đề đốc đỏ mặt, nói: Tôi chỉ biết ông là một nhà âm nhạc nhưng khi nghe ông dẫn giải, tôi biết mình sai khi vô tình vô tình làm tổn thương giá trị văn chương của dân tộc Việt Nam.Tôi thành thật xin lỗi ông và cả dân tộc Việt Nam. Kết thúc buổi nói chuyện, ông Thuỷ sư đề đốc gặp riêng Giáo sư và ngỏ ý mời ông đến nhà dùng cơm tối. Giáo sư Khê tê nhị từ chối. Ông Thuỷ sư đề đốc nói : « Vậy là ông chưa tha thứ cho tôi » Giáo sư đáp lời : « Có một câu mà tôi không thể dùng tiếng Pháp mà phải dùng tiếng Anh. Đó là : « I forgive, but I cannot yet forget ( Tạm dịch : Tôi tha thứ, nhưng tôi chưa thể quên được.) Mạc đỉnh Chi là một nhà khoa bảng, học vấn uyên thâm, có tài ứng đối nhanh nhẹn, thông minh hơn người. Năm 1308 Mạc đỉnh Chi đi sứ sang Tàu, đối đáp thông tuệ, học vấn uyên thâm. Trong một phiên chầu, sứ giả nước ngoài dâng vua một cây quạt quý.Vua nhà Nguyên sai các sứ thần làm một bài thơ vịnh cây quạt. Mạc đỉnh Chi nhanh chóng làm một bài thơ thật hay, có khí phách lớn, chữ nghĩa đối nhau rất tài tình. Hoàng Đế nhà Nguyên xem thơ xong hết mực ngợi khen và phê ngay vào bài thơ 4 chữ “ Lưỡng Quốc Trạng Nguyên” rồi tự tay trao cho Mạc đỉnh Chi. Thật là một vinh dự tột đỉnh cho ông và cho cả nước Việt Nam có được một nhân tài xuất chúng. Viết theo Hồi ký Trần văn Khê do Quang Minh tổng hợp. Mùa Đông Canada, ngày 11- tháng 12- 2020 ![]() Tiến sĩ Trần văn Khê |
TUỲ BÚT NHỮNG NĂM THÁNG CUỐI ĐỜI… Tôi về thăm lại dòng sông cũ Đám cỏ bên bờ đã rách tưa Bìm bịp kêu chiều buồn rũ rượi Nắng tàn vàng vọt rụng lưa thưa… LÊ QUỐC Những ngày tháng cuối đời : Tương lai như cuồn chỉ tháo ra… gần hết. Hiện tại thì bệnh tật bên trong âm ỉ, bên ngoài bũa vây. Đành trở về quá khứ, vớt vát tìm chút sinh lực cho sự sống tuổi già, mặc cho ngọn đèn cạn dầu leo lét… Do đó : Tôi buông thả cho ngòi bút lang thang khắp nẻo đường xưa, lối cũ – những nơi mà tôi đã đi qua – rồi lặn sâu xuống mấy tầng ký ức, để tìm lại vài kỷ niệm buồn vui trong những tháng ngày phiêu bạt giang hồ … 1.- QUÊ TÔI : CHIỀU VỀ TRÊN DÒNG SÔNG CỬU : Tôi yêu những giọt nắng chiều trước khi hoàng hôn tắt. Giọt nắng mong manh, vàng nhạt, mỏng như sương khói, ngập ngừng bịn rịn như chưa muốn chia tay với những phút giây cuối cùng của một ngày tươi đẹp. ![]() Chao ôi ! rồi đến cảnh quê tôi mùa nước nổi: Dù xa cách muôn trùng, thời gian diệu vợi, dù nằm sâu dưới lớp bụi thời gian, những buổi chiều cuối thu lạnh lẽo, trời đất mịt mù, gợi nhớ quê hương lúc hoàng hôn, mưa rơi tầm tã, nước dâng tràn ngập ruộng vườn. Âm thanh “ nhắc nhen, nhắc nhen”của đám nhái bầu hoà lẫn tiếng “uềnh oang”của loài ểnh ương trong cánh đồng trầm thuỷ sau nhà, tạo nên khúc nhạc buồn hơn “Tristesse” của Chopin, thê thiết hơn khúc Symphony “Fur Elise “ của Beethowen . 2.-NỖI BUỒN MAN MÁC : Những người quen, những người chỉ quen trên mạng, không quen ngoài đời, cở tuổi như người viết, trước cuồn chỉ đời đoạn cuối, bất giác cảm khái như nhà văn Khuất Đẩu : “Ngày sẽ hết, tôi sẽ không ở lại Tôi sẽ đi, dù không biết đi đâu” Khuất Đẩu Khuất Đẩu không biết đi đâu, nhưng Lê Quốc biết, vì : Chẳng còn bao lâu nữa thì Lê Quốc sẽ : “Đón chuyến tàu đêm, tối mịt mờ Xuống đò thiên cổ, bước bơ vơ ” Lê Quốc Mười mấy năm về trước, Lê Quốc tiễn thằng bạn nối khố cùng lớp : “Hôm qua, trong đám bạn bè xưa Một đứa ra đi chẳng trở về Mấy thằng còn lại buồn không nói Uống rượu say rồi khóc tiễn đưa ”… Lê Quốc (khóc Nguyễn thanh Liêm) Năm 1979 – nỗi đau xé ruột còn được nhân lên gấp bội lần khi tiễn biệt thằng con lên đường tìm Tự Do : Tháng tám âm u, trời đỗ lệ Chiều thu hiu hắt, gió lao xao Con thuyền lặng lẽ xuôi dòng nước Mẹ lén nhìn con, ngấn lệ trào. …… Từ ấy, con đi không trở lại Đêm vắng trời khuya gió não nề ! Thằng con ra đi không kịp nói lời vĩnh biệt…Thân thể bị vùi sâu giữa lòng đại dương thăm thẳm. Nỗi buồn không nói được bằng lời- cũng không còn nước mắt để khóc… Nhìn lại đàn anh – nhiều người đã từ giã cuộc đời, đàn em cũng có người ra đi. Phía trước, phía sau, trái phải, đều có người đã từ giã cuộc chơi, tiêu dao ngày tháng nơi nước Nhược non Bồng. Phía trước không ai, phía sau vắng vẻ. Bỗng có cái cảm giác của Trần tử Ngang, khi lên U Châu Đài ngẫm nhìn thế sự : “Tiền bất kiến cổ nhân Hậu bất kiến lai giả Niệm thiên địa chi du du Độc sản nhiên nhi thế hạ ». Trần trọng San dịch: Ngoảnh lại trước : Người xưa vắng vẻ Trông về sau, quạnh quẽ người sau Ngẫm hay trời đất dài lâu Mình ta rơi hạt lệ sầu chứa chan!” Cuộc đời là vô thường, ngắn ngủi, phù du! Ai cũng biết, ai cũng nói. Phật cũng có hàng ngàn trang sách. Chúa cũng để lại trên thánh kinh muôn lời răn dạy. Cõi thọ đời đời, cõi vĩnh hằng, miền cực lạc, có hay không, không ai biết. Chúc linh hồn người chết được tiêu diêu miền lạc cảnh là để an lòng người sống. Thật ra anh linh người chết về đâu, cũng lờ mờ không ai biết. Dưới trần thế, con người muôn thưở vẫn tham sân si, vẫn ngút ngàn tham vọng. Chiến tranh chưa có thể chấm dứt bao lâu con người còn tham vọng. Mà con người, dường như ai cũng có tham vọng. Cho nên, chiến tranh cơ hồ như không bao giờ chấm dứt dưới trần thế nầy. Hãy nhìn thế giới, lúc nào và nơi đâu cũng có chiến tranh : chiến tranh nhỏ, lớn, chiến tranh cục bộ, chiến tranh toàn diện, chiến tranh ý thức hệ, chiến tranh uỷ nhiệm, chiến tranh lạnh, cuối cùng : thế chiến. Hỡi ơi! những kẻ độc ác, lòng đầy tham vọng, sao chưa ngừng nghỉ bàn tay đầy máu người dân vô tội ?! Người dân đâu cần đệ nhứt siêu cường. Người dân chì cần cơm no áo ấm và không khí tự do để thở. Mấy ngàn năm nay, chưa bao giờ có hoà bình. Phật, Chúa, Mohamed đều thất bại ! Ngòi bút đưa tôi đến một vùng trời mà tôi đã nhiều lần đi qua, nhưng lần nầy dừng lại khá lâu để nhìn kỷ : 3.- BỨC TƯỢNG THƯƠNG TIẾC TẠI NGHĨA TRANG BIÊN HOÀ : Buổi chiều tắt nắng. Tôi dừng lại nghĩa trang, bước lên mấy bậc tam cấp, đứng dưới chân tượng « Thương Tiếc » tại cổng Tam quan, nhìn xa hơn và cao hơn một chút, là « Đài Tưởng Niệm », kế đến là « Nghĩa dũng Đài » phảng phất chút khói nhang của ai đó vừa rời khỏi Nghĩa Trang. Nhìn xa xa, hàng hàng lớp lớp ngôi mộ thẳng tắp, trắng xoá, núp sau những cây thánh giá lố nhố, bao phủ một màn sương khói lờ mờ…Trời chiều vắng lặng. Bóng tối nhá nhem phủ lên nghĩa trang một màu âm u buồn thảm. Tôi nhìn lên bức tượng đồng đen màu xám xịt, lổ đổ vài vệt sáng yếu ớt của một ngày sắp hết. Người chiến sĩ, súng cầm tay để ngang trên đùi, nón sắt, giày trận, ba lô, quân phục biệt động quân uy nghi … Đôi mắt u buồn ngó mông về phía xa xâm như để nhớ thương đồng đội hàng hàng lớp lớp đã nằm xuống ngoài kia và cũng như đề nhớ lại thời oanh liệt oai hùng, trong những trận chiến lưu danh thiên cổ : “An Lộc địa, sử ghi chiến tích Biệt kích dù, vị quốc vong thân” . Trời nhá nhem tối, ngó lên bức tượng, tôi có cảm giác như đôi mắt đang nhìn tôi – đôi mắt có thần, phóng những tia nhìn như người sống. Đôi mắt ấy bỗng như lay động nhìn chòng chọc vào tôi. Tôi cảm thấy một luồng khí lạnh chạy dài trên xương sống…Toàn thân tôi ớn lạnh, sợ sệt. Tôi lùi xuống bậc tam cấp, suýt vấp té. Tôi định thần nhìn lại mới biết đó chỉ là ảo giác. Tôi nhớ lại, người ngồi làm mẫu cho điêu khắc gia Nguyễn thanh Thu, là hạ sĩ Võ văn Hải và cũng là người ngồi một mình trước 2 ly rượu : Một cho anh – Một cho một đồng đội vừa tử trận, xác còn nằm đó. Anh vừa uống vừa lầm thầm trò chuyện với xác chết của đồng đội của anh tại nghĩa địa Hạnh thông Tây Gò Vấp. Đại uý Nguyễn thanh Thu chứng kiến cảnh nầy, xúc động, tìm cách tiếp chuyện với anh lính, nhưng được trả lời bằng sư im lặng…vì không muốn ai quấy rầy mình trong giây phút thiêng liêng nói chuyện với người chết. Về sau, khi trình 6 dự thảo bức tượng cho T.T Thiệu, còn một dự ảnh vẽ trên bao thuốc lá mà anh rất tâm đắc nhưng không dám trình lên T.T, vì sợ bị cho là bất lịch sự. Nhưng T,T Thiệu là người lịch lãm tế nhị bảo dưa cho Ông xem. Quả tình đó là một dự thảo phát xuất từ sự rung động âm thầm của điêu khắc gia Nguyễn thanh Thu trước cảnh hạ sĩ Võ văn Hải khóc cho đồng đội vừa nằm xuống. Và hạ sĩ Võ văn Hải được dùng làm người mẫu cho Điêu khắc gia Nguyễn thanh Thu. Bức tượng là một sự hoà hợp giữa tấm lòng hạ sĩ Võ văn Hải khóc thương người đồng đội cùng với nỗi cảm thông sâu sắc, sự rung động thầm kín của người nghệ sĩ điêu khắc Nguyễn thanh Thu và sự hiểu biết của người lãnh tụ VNCH. Cả 3 sự cảm nhận tận cùng đó cọng với tài năng của người nghệ sĩ điêu khắc Nguyễn thanh Thu, tạo nên một công trình nghệ thuật : Bức tượng Thương tiếc để đời cho hậu thế. Vận nước đến hồi bĩ cực – Miền Nam bị bức tử. Bức tượng Thương tiếc bị giật sập. Thiếu tá Nguyễn thanh Thu bị 8 năm tù cải tạo. Ông tâm sự :“ Cũng vì bức tượng quá nổi tiếng mà cuộc đời tôi cũng gần như muốn chết theo bức tượng trong những ngày tù tội, tôi bị đánh đập nhiều, và đánh vào chỗ hiểm nên lỗ tai trái tôi bị điếc hẳn luôn đến giờ. Sau 8 năm cải tạo, tôi được qua Mỹ định cư 15 năm ( 1989-2004), tôi trở về Việt Nam cho tới bây giờ. Ông còn tâm sự với 3 người bạn đến thăm: « Tôi làm tôi chịu. Tàu chìm, tôi chìm theo. Máy bay rớt, tôi rớt theo.Tượng chết tôi chết theo, chứ tôi không đỗ cho người khác được”. “Có người hỏi mua, nhưng tôi nhứt định không bán, vì đó là kỷ niêm của đời tôi”. Sức khoẻ tôi bây giờ yếu lắm sau một cơn bạo bệnh.”( Nguyễn Chính – cuộc viếng thăm tại nhà Điêu khắc gia Nguyễn thanh Thu tại Việt Nam ) Tôi về nhà, suốt đêm trằn trọc không ngủ được. Nét mặt trầm lặng của bức tượng với đôi mắt u buồn nhìn về phía xa xâm như tiếc thương đồng đội, như hờn trách ai đã gây ra cuộc chiến tranh xâm lược. Chính nghĩa bao giờ cũng đứng về phía người tự vệ. Chế độ nào – dù nhân danh mỹ từ cao đẹp đến dâu – mà gây ra cuộc chiến xâm lăng – đều là phi nghĩa. Huống chi một lãnh tụ không giấu diếm : “ Ta đánh miền Nam là đánh cho Liên Xô và Trung Quốc”. Câu nói nầy tự nó nói lên sự xâm chiếm đất nước VNCH là phi chính nghĩa. Mấy triệu sanh linh 2 miền Nam Bắc , đều là nạn nhân đáng thương của một tham vọng ngông cuồng. Hỡi ơi ! Bức tượng Thương Tiếc, hạ sĩ Võ văn Hải và điêu khắc gia Thiếu Tá Nguyễn thanh Thu vẫn sống mãi với lịch sử nghìn năm của hậu thế. Tôi lặn sâu xuống mấy từng ký ức, để tìm lại những người bạn năm xưa cùng viết cho tập chí Nghệ Thuật của nhạc sĩ Lê Dinh và tôi đã gặp ngay: 4.-HỒ ĐẤC VŨ : Bỏ qua những chức vụ, công tác, việc làm của anh thời VNCH – chỉ đề cập đến khía cạnh văn chương chữ nghĩa của nhân vật nầy : Đời sống phóng khoáng, hào sảng, sành ăn, cùng Trường Kỳ cũng nổi tiếng về sở trường lục lạo tìm món ăn ngon. Anh có một văn phong độc đáo – văn phong mà khi đọc đến là biết ngay là của Hồ Đắc – tương tự như văn phong Tưởng năng Tiến, Hồ biểu chánh, Vương hồng Sển. Dù đọc đến thiên kinh vạn quyển, cũng không thể lầm với một tác giả nào khác. Văn phong HỒ ĐẮC VŨ : * “Nhổ hành lá” : “ Vào mùa hè, mỗi sáng sớm, có xe đưa rước thẳng xuống nông trại, lấy thùng, đeo bao tay,nhào vô nhổ, làm được bao nhiêu, ăn bấy nhiêu, trả tiền mặt, sòng phẳng rõ ràng…” ( 10 sự việc, tóm gọn thành một câu). ( “ Và tôi cười khóc – Chuyện chó, trang 7” ) * “ Casino” : “ thay vì coi ngó, chuyên chở, bao thầu cho tụi tui nhổ hành lá, thì hai người nhào vô casino, đem vốn liếng nhổ chip Ru- lét, hái Xì – Dách , và tất nhiên như những con bạc khác, hai anh chị cháy túi, buồn tình bỏ về tỉnh nhỏ làm ăn để quên đi cái lỗi lầm lớn…” ( Cũng như trên, 12 sự việc tóm gọn thành 1 câu)( sđd , trang7) * Tán cô Đầm : Giăng bẫy lớn : “Tôi ( Hồ đắc Vũ )ba xạo nói mình là nhân viên tình báo – một nhân vật then chốt trong chiến trường Việt Nam – cô đầm nhìn tôi ngưỡng mộ – con cá đã cắn câu – cô đầm nhìn tôi ái ngại sợ tình báo đối phương ra tay, nguy hiểm cho tôi, cô đầm mời tôi về nhà , cô ôm sát tôi sợ tình báo CS rình rập xung quanh ám hại tôi. Về nhà, “ em có đủ hết, em mời anh ăn tối có caviar, steak Kobe hảo hạng. Tụi mình vui một đêm. Em khoái cưng quá ! Tôi sướng run cả người”. Vậy là con cá Tây nuốt trộng cả cần câu lẫn lưỡi câu của tôi. Tôi đứng dậy trả tiền, ôm cô đầm đi ra tinh bơ, bỏ lại sau lưng tiếng cười khúc khích.”. “Cô đầm ôm lấy tôi, đôi môi ướt át, người mát rượi, mùi dầu thơm, mùi da thịt đàn bà làm tôi mờ mắt, run chân, cái Nam Nhi của tôi vùng lên… tôi đẩy cô xuống giường : Ư! Á! Ư.. Ư Ứ! ôi ! Ủa ? chết cha! Rầm! Crac ! hự ! bịch!” Trong vòng một giây đồng hồ, tôi choàng dậy, phóng xuống 5 tầng lầu, chạy tuốt ra cửa, núp ở góc nhà, mặc lại cái áo… cũng may là chưa cởi cái quần”. Trời ơi ! Nó là thằng lại cái”. ( Và tôi cười khóc – Đi lạc, trang 32) Tôi nhớ Hồ đắc Vũ – nhớ cái văn phong độc đáo. cái hư cấu ly kỳ, đối thoại hấp dẫn nhứt là cái tóm gọn nhiều sự việc trong một câu có ý nghĩa. Hồ đắc Vũ ơi ! Cuộc sống của anh bây giờ chắc là phong lưu lắm! phong lưu như con người của anh. Có về Mộng lệ An ghé thăm Trưởng lão cái bang và anh em của tờ Nghệ Thuật ngày xưa. Thôi ! Nhớ nhau vẫy bút làm mưa gió – Cho đoá hoa đời được nở hương. Tiếp theo tôi tìm ra được : 5.-KIỆT TẤN . -Xin dừng hiểu thấy sang bắt quàng làm họ hay mặc áo thụng vái nhau. Cả hai, tôi đều rất kỵ . Vậy mà bây giờ, tôi viết về anh – tôi cũng bỏ qua mấy thứ lỉnh kỉnh như cùng học một trường ( trường lá), một lớp. một thầy, đi và về cùng một con đường ( đường Võ Tánh ) ở tại tỉnh Vĩnh Long.Tôi viết về anh vì thấy anh có một văn phong khác người : – Không giống ai : Rất ít chuyện hư cấu trong văn chương anh, tất cả cốt truyện đều là truyện thật, không e dè, tránh né những điều cấm kỵ (tabou) trong chuyện anh viết. Nói toạt móng heo, nói như một bức hình chụp, nói đúng, viết đúng như tự nó có, không thêm thắt, màu mè, khách sáo. Có khi anh trào lộng một câu thơ khiến người đọc không bao giờ quên : « Thơ ông em đọc sau hè. Mỏi lưng ngồi xuống em tè ông coi ». – Những chuyện anh làm, những tên anh viết đều là THẬT. Ngay cả tên phu nhân của anh tên ÁNH, cũng là tên THẬT Tên những người phụ nữ trải qua đời anh như Diane, Tuyết , Louise, Danyèle v.v…đều là tên thật ( “ Thương nàng bấy nhiêu, trang 82, trang 112 ”); “ Em điên xoả tóc” “Em yêu xứ tuyết”; “Đêm cỏ Tuyết”; “Người em Xóm Học v.v… đều là tên THẬT, người THẬT, việc THẬT và ngùn ngụt nhục cảm. – Đam mê đàn bà : KT nói : “Tôi ghiền đàn bà như ghiền ma tuý. Tôi đến một thành phố lạ nào, việc đầu tiên của tôi là đi tìm đàn bà…… Tôi cần có sự hiện diện của người đàn bà. Không có nàng, tôi thấy đời sống trống rổng mênh mông, hoang vu dễ sợ.( Kiệt Tấn « Thương nàng bấy nhiêu » ). Bao nhiêu đó cũng đủ để nói lên cái Thật, cái táo bạo, dám sống và dám viết, dám đi sâu vào vùng cấm địa( tabou) của đạo đức – vùng mà xưa nay các cây bút khác đều e dè tránh né. Nguyễn mộng Giác viết về Kiệt Tấn : Kiệt Tấn đã sống hết mình và viết cũng hết mình. Khi sự chân thành đã đến độ giống như một sự khoả thân trước cuộc đời cộng với tài năng, ắt thành nghệ thuật. Đoàn nhã Văn cũng không tiếc lời với Kiệt Tấn : « Ở Ông hừng hực một ngọn lửa : dám sống hết mình, dám viết tường tận về những điều mình sống, đặc biệt là dám đẩy ngòi bút mình vào những vùng cấm kỵ, để rồi trở thành một hiện tương văn học : Hiện Tượng Kiệt Tấn » ( Đoàn nhã văn ). Nguyễn mạnh Trinh : « Viết là một cách sống. Nhưng ở Kiệt Tấn, viết là một cung cách sống hết mình và ông không thấy điều gì khiến mình giới hạn không gian và thời gian của mình. Giữa biên giới của dung tục thô thiển và phóng khoáng, không câu thúc- giữa tính dục và tình yêu, với ngôn ngữ diễn tả có phong cách riêng – vẫn nổi bật một chân dung nghệ thuật. Và nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc : « Tôi tin Kiệt Tấn. Tôi ít tin nhà văn nào như tôi đã tin Kiệt Tấn. Ờ những nhà văn khác, tôi thấy sự tài hoa. Ở Kiệt Tấn, tôi vửa thấy tài hoa vừa thấy sự thành thật. Và Một câu thơ , khi đọc lên thì biết chính là thơ Kiệt Tấn : Thơ ông em đọc sau hè Mỏi lưng ngồi xuống em tè ông coi. Kiệt Tấn Còn rất nhiều nhà văn, nhà phê bình – với nhiều nhận xét khác nhau – nhưng tất cả đều có chung một ý tưởng : Kiệt Tấn viết thật, sống thật, thật đến cả những cuộc tình mà KT đã sống qua và dám xông thẳng vào vùng kiên kỵ của đạo đức. Nhưng tất cả những sự thật, những điều kiêng kỵ, đều nổi bật lên một chân dung của nghệ thuật. Anh không cần tôi viết nhưng tôi vẫn thấy có một sự thôi thúc để viết về anh như một niềm hãnh diện có được một nhà văn miền sông nước phù sa. Mừng cho anh có một chỗ đứng vững chắc trên văn đàn hải ngoại. Cuối cùng, trí nhớ còm cõi của tôi bỗng loé ra cái tên : 6.-CUNG TRỌNG BẢO : Người bạn cùng khoá, hiền lành, dung dị, khiêm cung, bạn bè yêu mến, đồng hương ái mộ cảm tình. Cuộc sống êm đềm không sóng gió. Đó là phần thưởng mà Thượng đế tặng cho con người hiền lành, khiêm tốn của anh, Trong những năm tháng cuối đời, tôi không thể quên anh được. Mấy dòng nầy là tấm lòng tôi nhớ đến người bạn tài hoa, đã mang một nỗi buồn như tôi : « Tôi với anh có chung niềm phẫn hận Nỗi u buồn, khi đất nước sang trang Lạc mất nhau từ buổi ấy tan hàng Khi gặp lại, chúng mình đầu đã bạc… Mấy mươi năm nổi trôi đời lưu lạc Ngày tha hương, mỗi dứa một phương trời Anh xứ Bắc, tôi miền Nam vời vợi Có xa đâu dù khoảng cách muôn trùng Gặp lại anh, gặp lại nụ cười tươi Tôi hạnh phúc gửi anh lời ngưỡng mộ « MỘT GÓC TRỜI QUÊ », nỗi lòng anh đó. Cũng lòng tôi khi cố quận xa vời Khi sơn hà đã khuất nẻo trùng khơi Và quê hương lạc mất từ độ ấy… » CUNG TRỌNG BẢO San Diego 9/2012 « Thư bất tận ngôn, Ngôn bất tận ý ». Chỉ biết rằng mấy câu thơ mộc mạc nhưng chân tình nầy đã làm rung động lòng tôi, tác động sâu xa đến tâm hồn tôi và nổi trôi cùng tôi – qua những thăng trầm vinh nhục của cuộc đời… LÊ QUỐC Montreal 6/ 2017 |
HỆ QUẢ GẦN 2 NĂM THƯƠNG CHIẾN MỸ – TRUNG (Từ 22-3-2018 đến tháng 9 -2019) Lê Quốc Đốc sự Hành Chánh VNCH(*) Cổ nhân có nói : Trời không hai mặt, đất không hai vua. Thời hiện đại, thiên hạ cũng cảm nhận được rằng thế giới không thể có 2 siêu cường lãnh đạo. Thế nhưng – thế kỷ 21- một siêu cuờng mới trổi dậy có một nền kinh tế đứng thứ hai, sau Hoa Kỳ và lăm le soán đoạt ngôi vị của đệ nhứt siêu cường hiện tại là Hoa Kỳ. Siêu cường mới chímh là Trung Quốc. Thế là một trận chiến không thể tránh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc: Trận chiến không súng đạn, không phi cơ tàng hình, không hỏa tiễn gắn đầu đạn nguyên tử, nhưng vô cùng khốc liệt, bao trùm khắp thế giới, từ Á Châu sang Âu Châu, Phi Châu, Trung Đông và Mỹ Châu, ảnh hưởng đến nồi cơm của thế giới và quyết định sự tồn vong của 2 Quốc Gia Hoa Kỳ và Trung Cộng. Đó là trận chiến tranh mậu dịch long trời lỡ đất giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện nay. Cuộc thương chiến để quân bình cán cân thương mãi chỉ là cái lý cớ để khởi động chiến tranh. Nhưng đó chỉ là DIỆN. Đánh vào toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc mới là ĐIỂM. Trung Cộng âm thầm ra tay trước từ Mao (1949). Hoa Kỳ – Tổng Thống Donald John Trump quyết tâm ngăn chặn từ năm 2018. Trận chiến không thể tránh đã xảy ra vì: * Trung Cộng quyết liệt soán ngôi đệ nhứt siêu cường thống trị thế giới – Hoa Kỳ quyết tâm ngăn chặn * TRẬN CHIẾN MÔT MẤT MỘT CÒN : TRUNG CỘNG KHÔNG THỂ NGƯNG. HOA KỲ KHÔNG THỂ LÙI. Bởi cái giá của sự thất bại của Trung Quốc là chiếc ngai vàng của Tập cận Bình, có thể kéo theo sự thay đổi cơ chế của chế độ CS và của Hoa Kỳ là sụp đổ ngôi vị đứng đầu thế giới với những hậu quả khủng khiếp của nó. Nói như vậy, không phải là nói kiểu “ đao to búa lớn ” – Xin bình tâm xét thật kỷ nhưng sự kiên dươi đây : I.- TẠI SAO CÓ CUỘC THƯƠNG CHIẾN? Chiến tranh nào cũng có nguyên nhân . Nguyên nhân sâu xa là dòng máu xâm lăng và bành trướng của dòng Hán tộc. Nguyên nhân gần là sự xâm nhập gián điệp vào các cơ quan trọng yếu của Mỹ, những đại công ty, những xí nghiệp cao cấp của Mỹ, để len lõi vào đánh cắp các sở hữu trí tuệ, những kỹ thuật sản xuất – qua những triều đại CS kề từ Mao trạch Đông … đến Tập cân Bình là đại diện sau cùng cho quyền lực và tham vọng nầy. A.-Tham vọng “ đội đá vá trời ”của Tập cận Bình: Hung hăng, hiếu chiến, muốn ôm gọn quả đất trong lòng bàn tay – tham vọng ngút trời của Tập phát xuất từ: * Nòi Hán : Gốc là dân du mục Tây Di miền Tây Bắc Trung Hoa đi xâm chiếm đất đai, bành trướng và đồng hóa các bộ tộc vùng lưu vực sông Hoàng Hà, rồi lần xuống phía Bắc và Nam sông Dương Tử. Dòng máu xâm lăng và bành trướng nầy truyền qua nhiều đời đến các triều đại CS : Mao, Đặng, Giang, Hồ và đến hậu duệ đới thứ 5 là Tâp cận Bình ( Xi – Jingping). * Họ Tập lại được nung nấu tận tim gan, tác phẩm “ Giấc Mộng Trung Hoa ( China Dream) của Lưu minh Phúc ( Liu ming Fu ) và bừng cháy trong lòng, ngọn lửa trổi dây của Hồ an Cương- gs Đaị Học Thanh Hoa (Bắc Kinh). Tập cận Bình : Năm 2012 : Được bầu làm TBT/ ĐCSTQ . Năm 2013 : TBT kiêm CT nước Trung Hoa. Tập sửa đổi HP : nhiệm kỳ 2 lần 5 năm bị bãi bỏ, chỉ còn một nhiệm kỳ vĩnh viễn . Sự thay đổi nầy có nghĩa là Họ Tập nắm quyền bính trọn đời. Tập cận Bình tóm thâu toàn bộ quyền lực trong tay, lên ngôi hoàng đế như vua chúa thời phong kiến. * Năm 2017 . tại ĐHĐCSTQ lần thứ 19 , Tập đọc một bài diễn văn 3000 từ, 26 lần nhắc chữ siêu cường, dài 3 giờ 23 phút và quan trọng hơn hết là công khai ý đồ giấc mộng Trung Hoa : “ Sự phục hung vĩ đại của dân tộc Trung Hoa – giấc mơ lớn nhứt trong thời kỳ cận đại – là trở thành siêu cường hàng đầu thế giới năm 2049 ”. Nắm giữ một quyền lực nghiêng trời lệch đất, với một dự trữ ngoại hối đến 4 ngàn, 200 tỷ USD, họ Tâp – đầu mang giấc mộng TH, tay trái mang sáng kiến OBOR, tay phải xách kế hoạch “ Made in China 2025 ”,lưng đeo túi đầy Đô la Mỹ – Tập cận Bình đi chinh phục thế giới. B.- Quái Nhân Donald John Trump xuất hiện: Một nhân vật kỳ quái, chưa có một ngày làm chính trị, ăn nói bạt mạng, tự cao, ngông nghênh, kỳ thị, không chịu thua ai. Là một “ Độc Cô Cầu Bại ” trong truyện Kim Dung, là hiện thân của một đường lối chính trị phi truyền thống, phi chánh sách, nói là làm, mà làm thành công. Giữa những cái bừa bãi sôi nổi, báo TTDC chỉ trích, bươi móc, dập nát Trump như miếng giẻ rách, không một ngày yên ổn. Nhưng dưới cái rối reng như mớ bòng bong đó, lại chôn giấu một ngón võ công độc đáo là khó biết được Trump muốn gì, làm gì và một nền giáo dục gia đình hiếm có với một tấm lòng yêu nước đáng ngưỡng mộ.(Trump không hút thuốc,không xì ke ma túy, không cờ bạc, rượu chè, chỉ có chút mang tiếng về gái ăn bánh trả tiền). * Thời thế tạo anh hùng : Sai lầm chính sách của 7 trào Tổng Thống Hoa Kỳ đưa nước Mỹ vào tình trạng khốn đốn vì sự xâm nhập âm thầm gián điệp Tàu khắp 44 tiểu bang Hoa Kỳ.( Báo cáo của GĐ /FBI Christopher Wray tại QH Mỹ ngày 10-10- 2017 ). Quái nhân Trump xuất hiện như một vị cứu tinh nước Mỹ. Trước nhứt là hạ gục 16 chính trị gia sừng sỏ nhứt của Đảng CH và đắc cử Tổng Thống thứ 45 của Hoa Kỳ với số phiếu Đại cử tri 334 so với 227 phiếu của bà Hillary Clinton. * Trump đã thấy, trước khi đắc cử : Tàu cộng xâm nhập nuớc Mỹ bằng quyền lực mềm, trong đó có sự xuất cảng ồ ạt sang Mỹ, làm thiệt hại không lồ kinh tế Mỹ. Trump xuất bản tác phẩm : “ Time to get tough” ( Đến lúc phải cứng rắn” ( ngầm hiểu là cứng rắn với Tàu ) và “ Art of the Deal” ( Nghệ thuật đàm phán). Sách thuộc loại “Best seller” tại Amazon. * Chọn vũ khí để chống xâm lược bằng quyền lực mềm, không phải là chuyện dễ làm.Không thể dùng quân sự để mang tiếng là xâm lăng – cũng không thể dùng gián điệp vì đã đi sau TQ 69 năm ( kề MTĐ 1949). Sau cùng, khi nghe trình bày của Robert Lighthizer – Đại diện thương mãi Hoa Kỳ – Tổng Thống Trump và ban tham mưu đồng ý đánh vào tử huyệt là tấn công vào sự xuất khẩu của TQ vào Mỹ bằng biện pháp “Áp thuế quan”(Tariff ) lên hàng hóa xuât khẩu. Toàn bộ nền kinh tế TQ dựa trên hàng xuất khẩu.Tấn công vào xuât khẩu là đánh vào toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc. II.- HỆ QUẢ CUỘC THƯƠNG CHIẾN : Thương chiến là một cuộc chiến gây thiệt hại cho đôi bên.Dân Mỹ sẽ trả bằng giá chi phí tiêu dùng gia tăng. Trung Quốc sẽ trả giá bằng nền kinh tế chao đảo, hoảng loạn, suy sụp với tất cả hậu quả của nó ). Có thể phải trả bằng chiếc ngai vàng của họ Tập vì không hoàn thành được nhiệm vụ ĐCSTQ giao phó. Thử xét hệ quả cuộc thương chiến: A.- VỀ PHÍA TRUNG QUỐC : Nền kinh tế Trung Quốc hoàn toàn dựa trên xuất cảng. Giàu có, mạnh lên – dự trữ ngoại hối đến 4, 200 tỷ USD là nhờ xuất siêu vào Hoa Kỳ. T.T Trump đánh thẳng vào xuất siêu hàng hóa TQ sang Hoa Kỳ. Đánh vào mắc xích xuất khầu của TQ, sẽ kéo theo toàn bộ nền kinh tế TQ . Chiêu thức áp thuế quan vào xuất siêu hàng hóa của TQ vào Hoa Kỳ. đưa đến hệ quả gì? * Mô hình kinh tế : Mô hình kinh tế không lành mạnh, thiếu đạo đức kinh doanh, không dựa vào nội lực của mình mà hoàn toàn dựa vào sự vay mượn, đánh cắp sở hữu trí tuê, bí mật thương mãi Hoa Kỳ ( qua gián điệp cài đặt có hệ thống vào các công Ty lớn của Hoa Kỳ). Thí dụ : Một cellulaire bán sang Hoa Kỳ, TQ phải nhập cảng nhiều linh kiện, phần cứng, phần mềm và chip chiến lược của các Công Ty như Qualcom, Broadcom, Intel v.v . Vì phải đi đường tắt, ăn cắp phát minh, sáng chế nước khác mà không bao giờ trả tiền bản quyền như các nuớc văn minh khác. Chỉ cần một biến động nhỏ, nền kinh tế TQ hiện nguyên hình “ Người khổng lồ có đôi chận đất sét”, nghĩa là có thể sụp đổ vì đôi chân đất sét không chịu nổi sức nặng của người khổng lồ như nhận xét của các kinh tế gia Tây Phương. * Trump xuất chiêu : Đánh áp thuế với thuế suất 25% trên 34 tỷ, rồi 16 tỷ hàng hóa xuát cảng của TQ vào Hoa Kỳ. Sau đó là 200 tỷ, rồi 325 tỷ : Toàn bộ trị giá hàng hoá xuất cảng của TQ sang Hoa Kỳ năm 2018.Tuy nhiên, tại G.20 ở Osaka – bên lề hội nghị – Trump và Tập gặp nhau, mặc cả những bất đồng. Tập yêu cầu Trump dở bỏ lệnh cấm các công Ty bán chip chiến lược cho Hua-Wei.( bởi Hua wei không mua được chip chiến luợc của Qualcom, Broad com sẽ tê liệt, cellulaire 5G chỉ là mảnh sắt vụn…) Đổi lại TQ sẽ mua số lớn nông phẩm, đậu nành thịt bò,heo v.v.. của Mỹ tại các tiểu bang ruột của Trump. Nhưng, tại G7 ở Biarritz Pháp – Tập bất ngờ lật lọng nuốt lời không mua nông phẩm như đã hứa. Trump nổi giận áp thêm5% cho 200 tỷ tức là 30% và 10% cho 325 tỷ. tưc là 35%. Trân thương chiến càng leo thang, càng căng thẳng không lối thoát. Hệ quả rõ rệt với những bằng chứng cu thể: * Thị trường chứng khoán TQ : màu đỏ rực như máu. * GDP ( Gross Domestic Product ) sụt giảm từ 12,4% lần lượt tụt xuống còn 6,2% năm 2018 ( Theo Tổng cục thống kê TQ ). Thực tế còn thấp hơn nhiều . Tổ chức tham vấn “ Lombard Street Research” ở Anh thì GDP/ TQ 2014 chỉ ở mức 1,7%. * Nền KT chao đảo, hoãng loạn, dân chúng ồ ạt mua vàng, mua đô la dự trữ, một tâm lý bất an lan tràn khắp mọi tầng lớp. Giới đại gia, giới nhà giàu tìm cách thoát thân mang tài sản và gia đình sang ngoại quốc, tạo ra 1 hiện tượng xuất huyết tư bản vô tiền khoán hậu, làm suy yếu rõ rệt nền tài chánh TQ. * Bị áp thuế nặng, nhiều nhà máy ngưng sản xuất, đóng cửa, sa thải công nhân,thất nghiệp gia tăng cao. nhiều công ty di dời sang nước khác. * Chánh Phủ Tập cận Bình ra sức đối phó bằng nhiều biện pháp : bơm tiền vào cứu vãn Công Ty QD, tư doanh dưới sự kiêm soát của Nhà Nước, khuyến khích các cán bộ đầu tư vào TTCK v.v…Biện pháp kích cầu nầy làm núi nợ phình ra 303% GDP, bong bóng kinh tế có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. * Nhiều nghiên cứu khả tín cho biết : Có 20000 Công Ty ngoại quốc tạo ra 45 triệu việc làm, nay đã lần lượt rút hay chuẩn bị rút khỏi TQ. * Làn sóng Công Ty ùn ùn rút khỏi TQ : Apple dời sang Ấn Độ ( dĩ nhiên còn một chân tạiTQ) Samsung Elec. Sony, Toshiba, Sumitomo ( công nghiêp nặng) Kobe Stell ( thép) Fox.com, Panasonic, Mark Spencer ( sx đồ chơi trẻ em) v.v ( Còn nhiều công ty khác không thể kể hết được). Trung Quốc chịu thiệt hại nhiều mặt : Giá hàng tăng cao, sản xuất xuống, thất nghiệp tăng, xuất huyết tư bản, Công Ty ngoại quốc ùn ùn tháo chạy, dồng NDT mất giá, Núi nợ khổng lồ, chưa kể những bài tóán bên ngoài như Hồng Kong và Đài Loan, bế tắc, Tập và ban tham mưu thừa biết : Xí nghiệp tư doanh đóng góp tới 60% GDP.Trong khi xí nghiệp chủ đạo Quốc Doanh lại thua lỗ vì tham nhũng… Nhưng Tập không thể thả lõng cho tư nhân vì nguy hiểm cho chế độ. Do đó, khi bị Trump tấn công dồn dập bằng áp thuế, nền kinh tế Trung Quốc chao đảo, lung lay. Bong bóng kinh tế có nổ ra bất cứ lúc nào. TRUNG QUỐC TRẢ ĐŨA Trump gia tăng cường độ áp thuế. Trong cơn bối rối, Hoàng Đế Tập ngữa mặt lên trời thốt lên câu nói của Đô Dốc Châu Du thời Tam Quốc :“ Thiên sinh Du, hà sinh Lượng? ”( Trời sinh Du, sao còn sinh Lượng?) và ngay lúc nầy, Chủ Tịch Tập cũng gục đầu xuống đất than rằng :“ Thiên sinh Tập, hà sinh Trump?” (Trời sinh Tập, sao còn sinh Trump ?) Là một hoàng đế quyền nghiêng thiên hạ, Tập cận Bình không thể làm thinh, bèn trả đũa – dù yếu ớt: 1.- Ăn miếng trả miếng : Mỹ xuất khẩu sang TQ : 130 tỷ/năm. TQ xuất siêu sang Mỹ khoảng 550 tỷ/năm. Trump áp thuế tỷ 34 tỷ + 16 tỷ = 50 tỷ hàng TQ nhập vào Mỹ. Tập lập tức trả đũa 50 tỷ hàng Mỹ nhập vào TQ. Trump áp thuế 200 tỷ hàng TQ nhập khẩu . Tập hụt hơi, chỉ trả đũa được 80 tỷ ( 130 tỷ- 50 tỷ = 80 tỷ).Hết đạn để bắn, dưỡng khí để thở! Đành bắn đạn mã tử, đánh võ mồm ( Cảnh Sảng, Hoa xuân Oánh, Hoàn cầu TB đánh võ mồm). 2.- Dù hết đạn, TQ dùng binh pháp Tôn Tử đánh vào mắc xích yếu nhất của Trump : Không mua đậu nành, thịt bò, thịt heo, bắp và các nông sản Mỹ tại các tiểu bang chủ yếu ủng hộ Trump trong cuộc bầu cử 2020. TQ cùng với những phần tử cấp tiến XHCN, hy vọng ngăn chặn cử tri các tiểu bang nầy bỏ phiếu cho Trump. 3.- Họ Tập sử dụng bơm tiền để kích cầu các xí nghiệp QD, xí nghiệp tư doanh đầu tư vào các công ty hạ tầng cơ sở, hạ lệnh cho các cán bộ bỏ tiền vào để cứu TTCK, 4.- Phá giá dồng NDT ( 3 lần trong 1 tuần). Tìm thị trường xuất khẩu thay thế thị trường Mỹ, có biện pháp kích thích thị trường nội địa.Không thành công vì không thị trường nào có khả năng thay thế thị trường Mỹ. 5.- Trong khi 2 phái đoàn Mỹ -Trung thương thuyết đạt được thoả ước ( chưa ký) dài 130 trang, trong đó họ Tập hứa mua nông sản Mỹ tại các tiểu bang do Trump chỉ định. Nhưng Tập lật lọng, phủ nhận mục mua nông sản, để đổi lấy bỏ lệnh cấm bán “ Chip” cho Hua Wei, khiến Trump nổi giận tăng thêm 5% trên 200 tỷ và 10% trên 325 tỷ hàng hoá TQ xuất khẩu sang Mỹ. Cuộc thương chiến Mỹ Trung ngày càng leo thang quyết liệt. Các biện pháp trả đũa của Tập tỏ ra thụ động đỡ đòn, yếu ớt không mấy hiệu quả đối với nền Kinh Tế Hoa Kỳ. VÀI NGÓN VÕ CÓ THỂ GÂY KHÓ KHĂN CHO MỸ (1) Không mua nông sản Mỹ : đậu nành, bắp, thịt bò, thịt heo tại các tiểu bang Indiana, Visconsin, Illinois Ohio, N.Carolina là những tiểu bang da trắng ít học, ủng hộ triệt để Ông Trump. Bị thiệt hại nặng về thu nhập có thể có ảnh hưởng đến cuộc bầu cử 2020 – dù được trợ cấp 12 tỷ và 16 tỷ cho các nông dân các tiểu bang trên. (2) Ngưng bán đất hiếm ( hỗn hợp 17 chất kim loại ) cho Mỹ, hy vọng làm tê liệt công Ty sản xuất sản phẩm công nghệ cao cấp. Đòn nầy đã bị Hoa Kỳ hóa giải. (3) Lobby tại QH/HK, vận động chính trị gia DC cấp tiến thiên tả, tại các hội đoàn Hoa Kiều tại Mỹ, các tổ chức từ thiện thân TQ, để vận động cho Ứng cử viên T.Thống Dân Chủ thắng cuộc bầu cử 2020. B.- VỀ PHÍA MỸ .- Mỹ chủ động nên ở thế thượng Phong. Trung Quốc thụ động nên ở thế hạ phong. Mỹ tấn công hay hòa hoãn tùy nhu cầu . Trung Quốc chỉ đỡ đòn, hụt hơi, bối rối… * Nền kinh tế Mỹ có Tổng sản lượng GDP từ 22 đến 24 ngàn tỷ một năm, lại đứng vững trên đôi chân bằng bê ton, cốt sắt của mình nên vững vàng, không chao đảo. * GDP tăng trưởng đều đặn từ 2009 đến 2018 : 2017 = 3.9% . 2018, quý I và II = 4,2% . ( con số nầy có thể thay đổi chút ít tùy theo các cuộc nghiên cứu, nhưng nhìn toàn diện là GDP thật sự tăng và nền KT tế Hoa Kỳ dứng vững. * Thất nghiệp xuống thấp : Năm 2018, quý I & II=3,7%. Tháng 9-2019 : 3,5% thấp nhứt từ 60 năm qua. * Việc làm tăng trưởng liên tục, chỉ giảm nhẹ trong tháng 8/ năm 2019 chỉ co 164,000 viêc làm so với cùng thời năm trước là 222,000. Nhưng không ảnh hưởng nhiều đến chỉ số thất nghiệp 3,5% (Tháng 9 – 2019). * Trump đã trù liệu từ khi lên cầm quyền : Giảm thuế Lợi tức cho các Công Ty đang giấu lợi nhuận tại ngoại quốc từ 35% xuống tới 21%. Một số lớn công ty đem vốn về đầu tư, tạo thêm công ăn việc làm tại Mỹ như Apple, Samsung, Ford, Chrysler, Panasonic v.v… Một số vẫn chưn trong chưn ngoài. Trump còn giảm thuế cho tư nhân năm 2917 để bù đấp vào khoản gia tăng chi phí tiêu dùng khi Trump áp thuế lên hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Ai bảo rằng Trump lãnh đạo vô chánh sách? MỘT CÂU HỎI CẦN ĐƯỢC TRẢ LỜI MINH BẠCH Ai là người phải trả phần áp thuế lên hàng hoá Trung Quốc nhập siêu vào Mỹ? Trả lời : Người tiêu thụ Mỹ trả. Người dân Trung Quốc trả bằng sự tăng giá hàng hóa nội địa và của sự suy giảm kinh tế toàn diện giáng trên đầu của dân nghèo TQ. Cụ thể hơn, theo nhà bình luận Leonid Bershidsky của đài Bloomberg : “ Hàng tiêu dùng nhập khẩu ( NK) từ TQ sẽ tăng giá. Người tiêu thụ Mỹ sẽ phải trả giá đắt hơn một chút nhưng không quá đắt, trong khi người Lao Động Mỹ có thể được hưởng lợi từ cuộc chiến. 200 tỷ hàng nhập của TQ chỉ chiếm 1,68% chỉ số tiêu dùng, nên đòn áp thuế của Trump chỉ khiến cho tỷ lệ lạm phát tăng thêm O,5% ( không đáng kể ) nhưng nó tạo động lực tăng vệc làm ở thị trường lao động Mỹ ” . Theo John Ross trên XinHua thì mỗi hộ gia đình người dân Mỹ phải chi tiêu thê m 850 $USD/năm. Ngân Hàng Liên Bang New York ước tính mỗi hộ gia đình Mỹ phải tăng chi phí thêm 801$ USD/ năm. Theo tổ chức tư vấn Trade Partner ship world wide tại Anh thì mỗi hộ gia đình Mỹ phải trả 2294$ USD/năm. Tuy nhiên – nếu xét kỷ thì không phải hộ nào cũng mua hàng TQ. Và nếu hàng TQ bị áp thuế 25% thì có thể bằng giá hàng sx tại Mỹ ( Chưa thấy có nghiên cứu nào v/v nầy),. Như vậy người Mỹ quay lại xài hàng Mỹ – tốt và bên chắc hơn hàng TQ. Hon thế nữa, các nhà Nhập cảng Mỹ có thể điều chỉnh giá bán thấp hơn để giữ thị phần của mình. Còn nếu mỗi hộ gia đình phải trả 850$USD hay 2294 $ USD – cái giá nầy cũng nhẹ hơn nhiều so với cái giá khi bị Trung Quốc xâm lăng, với sự tiếp tay của TTDC, chính trị gia bán nước, nước Mỹ mất về tay Tàu Cộng. VÀI CHIÊU THỨC CỦA TRUMP TRONG CUỘC THƯƠNG CHIẾN Dưới lớp vỏ ồn ào, ăn nói bạt mạng, thay đổi bất thường, sáng thế nầy, chiều thế khác, che giấu một bản lãnh độc đáo khó lường là không ai biết thực sự Trump muốn gì, làm gì ? Hôm trước là bạn hôm sau là thù. Hôm trước được tiếp rước như một vị Hoàng Đế tại cung điện Tử cẩm Thành và ôm nhau hôn thắm thiết Tập cận Bình. Hôm sau, tuyên bố là đối thủ chiến luợc không đội trời chung ( tại Hội Nghị APEC – Đà Nẳng VN). Đang tiếp Tập tại nhà nghỉ dưỡng Ma-ra-Lago, bất thần ra lệnh bắn 26 hoả tiễn Tomahawk vào sào huyệt bọn IS. Tập rất khó chịu… 1.- Đàm phán thì luôn giữ thế thượng phong, tạo cho đối phương chạy lại xin thương thuyết với mình. 2.- Trump rất “Lì ” !. T.T Thiệu ngày xưa cũng “Lì ” ! Làm chánh trị thì phải Lì . Quả thật Ông Thiệu “Lì” .Ông Trump còn “ Lì” hơn Ô. Thiệu nhiểu…Trump bị phe Dân Chủ, truyền thông thổ tả dập tan nát như miếng giẻ rách. Trump vẫn bình tỉnh, xem như chẳng có gì xảy ra. Tại G20 và G7 – Trump thuyết phục được Nhựt và Đài Loan đồng ý mua giúp nông sản của Mỹ. Phi Trump, ít ai làm được. Trump bất thần tung thêm miếng võ bất ngờ: 3.- Trump đòi Tập phải trả món nợ lớn lao từ đời Thanh (108 năm trước): Trái phiếu do dân Mỹ mua giúp nhà Thanh để thiết lập đường hỏa xa từ Hán Khẩu tới Tứ Xuyên, trị giá gồm tiền vốn và lời gom lại hơn một ngàn tỷ $ USD. Trump viện dẫn luật công pháp quốc tế, chánh phủ sau phải chịu trách nhiệm về các món nợ của CP tiền nhiệm. Và Trump đã đi gặp các thành viên Quỹ Trái Phiếu Hoa Kỳ ( American Bondholder foundation ) để tìm đầy đủ bằng chứng đòi TCB phải trả món nợ nầy. Trên bàn thương thuyết Trump đã có trái phiếu có chữ ký của vuơng triều Mãn Thanh. Trong khi TCB bối rối chưa biết giải quyết ra sao… thì: 4.- Trump giáng tiếp một đòn khác hung hiểm hơn : Ra lệnh các công Ty Mỹ hãy rời Trung Quốc trở về Mỹ hoặc sang xứ khác. Một làn sóng tranh cãi ồn ào nổi lên : Hành pháp không có quyền bắt buộc các công ty tư nhân ngưng hoạt động trở về Mỹ hay di dời sang xứ khác… Trump quát to lên : Các ông hãy im mồm đi. Không có gì là vi hiến cả – Tôi có trong tay luật “ National Emergency Economic Act…” ban hành năm 1977. ( Luật khẩn cấp về kinh tế ). Đạo luật cho phép T,Thống tuyên bố là có đe dọa bất thường và nghiêm trọng cho nền ANQG, NGOẠI GIAO và KINH TẾ. Sau khi tuyên bố, Tổng Thống có quyền ngăn cấm việc giao dịch và phong tỏa tài sản, để đối phó với mối nguy đó. Hoa Kỳ đã 30 lần áp dụng luật nầy. Chưa biết Trump còn giáng xuống đòn nào nữa trong cuộc thương chiến ? Như đã nói ở trên – đây là cuộc chiến một mất một còn. Phải có kẽ thắng, người bại. Mọi sự hoà hoãn, ngưng chiến chỉ là tạm thời vì nhu cầu ở một thời điểm nào đó. Trump cần hòa hoãn vì nhu cầu ổn định cử tri cho cuộc bầu cử 2020. Tập cần nghỉ ngơi, để tìm sách luợc đối phó với Trump và giải quyết các bài toán sinh tử nhu Hồng Kông và Đài Loan, vấn đề nội bộ cũng không kém quan trọng cho chiếc ngai vàng của họ Tập. Trong thời gian gần 2 năm qua – hệ quả cuộc thương chiến cho thấy : Trung Quốc phải đối diện với những chao đảo hoãng loạn, suy thoái kinh tế – dù chưa đến khủng hoảng- nhưng cũng ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt chính trị.Hơn thế – một vành đai, một con đường bị phản đối khắp nơi, cả trong nội bộ lẫn ngoài thực tế. Giấc mộng Trung Hoa cơ hồ như khó thực hiện, giấc mơ làm đệ nhứt siêu cường lãnh đạo thế giới chỉ là một giấc mơ muôn đời trong tim óc của các lãnh tụ Hán tộc. Phía Mỹ – tuy vững chắc về kinh tế, công ăn việc làm tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm, đà tăng trưởng GDP vẫn giữ chỉ số khả quan… Tuy nhiên vẫn có những khó khăn về sự trả thu dai dẳng của phe Dân Chủ, của TT/ DC tìm mọi cách đánh phá , đàn hặc, để truất phế Ông Trump, lại còn còn chủ trương – với sự hổ trợ Trung Cộng – đem XHCN tròng lên đầu dân Mỹ. Lại còn có sự chia rẻ trong dân chúng về nạn kỳ thị, di dân, nạn súng ống tự do, nạn chủ trương da trắng thượng đẳng,v.v… Tất cả đã tạo nên hình ảnh một nước Mỹ lu mờ, chia rẻ và suy yếu… Trump một mình xông pha nơi chính trường như một Triệu tử Long trong trận “ Dương Dương Trường Bản”. Người Mỹ chân chính yêu nuớc chắc chắc đã nhìn thấy rõ Ai là kẽ phá hoại nền Dân Chủ Mỹ, Ai là kẽ xây dựng ? Xin ơn trên phù hộ cho những người yêu nuớc. Vài khuyết điểm trong chánh sách ngoại giao : Ông Trump không phải là thần thánh, cũng không phải là nhà chính trị, quân sự xuất chúng, siêu quần. Gần đây, ông vấp phải một sai lầm nghiêm trọng : Rút quân Mỹ khỏi Syria, bỏ rơi lực lượng người Kurd, sa thải một cách phủ phàng một vị Tướng TQLC tài ba James Mattis vì không đồng ý với Ông việc rút quân. Chính sách đối ngoại của Mỹ xưa nay là “ thay ngựa giữa dòng, đem con bỏ chợ ”, khi cần . Trung Hoa dân Quốc Tưởng giới Thạch, Việt Nam Cọng Hòa là những thí dụ lịch sử không thể chối cãi được. Nhưng tất cả những thành công hay thất bại, những ưu hay nhược điểm của ông Trump – đều phát xuất từ lòng yêu nước . Và thế giới lúc nào cũng e ngại Mỹ nhưng không thể không có Mỹ trong chánh sách ngoại giao của mình./. Ghi chú : ( * ) Bất đắc dĩ phải ghi nghề nghiệp thời VNCH, vì đã nhiều lần có người mạo danh Lê Quốc đem gán ghép cho người khác, rồi đem phổ biến khắp trên mạng khiến nhiều người lầm tưởng là bài viết không phải do chính Lê Quốc ( Đốc Sự Hành Chánh/ VNCH) là tác giả. Xin độc giả thông cảm cho viêc bất đắc dĩ nầy. Kính cáo. Lê Quốc. |
Cuộc Chạy Đua Marathon 100 Năm CHIẾN LƯỢC BÍ MẬT CỦA TRUNG QUÓC ĐỂ THAY THẾ MỸ TRONG VAI TRÒ SIÊU CƯỜNG LÃNH ĐẠO THẾ GIỚI. The Hundred -Year Marathon : China’s secretStrategy to Replace America as the Global Superpower by Michael Pillsbury Cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Cọng đã âm ỉ từ lâu trong não trạng của các lãnh tụ CS Trung Cộng, khởi sự từ Mao Trạch Đông và bùng nổ đời thứ V của vương triều đỏ: Tập Cận Bình. Phía Trung Cộng: Lợi dụng chánh sách sai lầm của nhiều trào Tổng Thống Hoa Kỳ, Trung Cộng đã cài một mạng lưới gián điệp khắp các cơ quan trọng yếu của Mỹ : Từ Ngũ giác Đài, các Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế đến các cơ quan Hành Pháp, Lập Pháp, cả đến cơ quan tối cao về chiến lược CSIS (Center for strategic and International studies) hoặc NSA( National Strategic Agency) của Hoa Kỳ. Giám Đốc FBI Christopher Wray cảnh báo: Nguy cơ gián điệp TQ trên khắp 50 tiểu bang của Mỹ – từ lãnh vực nông nghiệp, đến lãnh vực công nghiệp cao, tạo ra mối đe dọa lớn nhứt cho Hoa Kỳ (Business Insider). Phía Hoa Kỳ : Áp dụng một chánh sách sai lầm là nuôi dưỡng Trung Cộng cho giàu mạnh lên, với hy vọng là khi dân chúng có đời sống khá giả hơn sẽ áp lực làm thay đổi thể chế CS thành chế độ Tự Do Dân Chủ, gia nhập Cộng Đồng thế giới. Và TQ sẽ là một thị trường lớn lao 1 tỷ, 4 trăm triệu người cho Hoa Kỳ. Nhưng kết quả ngày nay chứng minh Hoa Kỳ đã sai lầm. Hoa Kỳ cũng như các nước Tây Phương đã không hiểu tường tận người CS – nhứt là Cộng Sản Tàu, Cộng sản Á Châu. Nhân vật khám phá ra đường đi nước bước, chiến lược bí mật kéo dài cả trăm năm của Trung Cộng chính là Tiến sĩ Michael Pillsbury – Giám Đốc viện nghiên cứu chiến lược quốc tế Hudson Institute – cũng là tác giả quyển sách nổi tiếng “The Hundred -Year Marathon” do nhà xuất bản Henry Holt and Co. phát hành năm 2015. CHIẾN TRANH MỸ- TRUNG ĐÃ PHÁT KHỞI TỪ NÃO TRẠNG CÁC LÃNH TỤ CỘNG SẢN Bản chất của dân du mục Hán Tộc là bành trướng lãnh thổ, xâm chiếm nước người. Bản chất nầy lại nẩy mầm, sinh sôi nẩy nở trên đất CS, sẽ là một cái họa lớn cho nhân loại. Đức Đạt Lại Lạt Ma nhận xét: “Cộng sản là loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng độc sinh sôi nẩy nở trên rác rưởi của cuộc đời.” Hai khuynh hướng bành trướng của nòi Hán và chiến tranh của chủ nghĩa CS, sáp nhập với nhau, dưới sự lãnh đạo hiện nay của Đại Đế Đỏ Tập cân Bình, đang gây sóng gió khắp thế giới – đặc biệt là muốn soán ngôi Hoa Kỳ. Thử xem lịch sử cận đại của dòng Hán tộc Trung Hoa. Nhìn lại lịch sử cận đại của Hoa Lục – dù là thể chế Dân Chủ hay Cộng sản – các lãnh tụ đều nuôi mộng làm bá chủ thế giới: – Tôn trung Sơn : Lãnh tụ phát động cuộc Cách Mạng Dân chủ, lật đổ vương triều Mãn Thanh, tuyên bố : “Trung Quốc phải chiếm vị trí siêu cường quốc đứng đầu thế giới.” – Mao trạch Đông : Thực hiện bước “Đại nhảy vọt, vượt Anh, đuổi kịp Mỹ” : “Trong vòng 75 năm nữa, TQ có thể bắt kịp và vượt qua Mỹ ” ( Lưu minh Phúc dẫn từ sách ” Giấc mộng Trung Hoa” ). – Đặng tiểu Bình: “Ẩn mình chờ thời ” (Thao quang dưỡng hối): Ẩn mình, che giấu thực lực, để chờ thời cơ chín muồi đứng lên giành vị trí đệ nhứt siêu cường làm bá chủ thế giới. – Tập cận Bình – đời thứ năm, kể từ Mao trạch Đông thành lập CHNDTH (1949) theo chủ trương trổi dậy của Hồ an Cương – Giáo sư Đại Học Thanh Hoa (Bắc Kinh) và “Giấc mộng Trung Hoa “của Lưu minh Phúc (Liu Ming Fu). Ông Tập – tại Đại Hội ĐCSTH 19 ngày 18-10-2017 – đọc bài diễn văn 3000 từ, dài 3 tiếng, 23 phút, nhắc lại 26 lần từ siêu cường hoặc cường quốc, nhấn mạnh ” Giấc mộng Trung Hoa” : ” Sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa – giấc mơ lớn nhứt của Trung Quốc trong thời kỳ cận đại là Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc hàng đầu thế giới vào năm 2049″. Ông Tập cận Bình ôm giấc mộng Trung Hoa, với vũ khí “Nhất Đới Nhất Lộ” và chương trình “Made in China 2025” đi chinh phục thế giới. Bằng chứng rõ ràng và cụ thể : Những lời tuyên bố trên đây của Tôn dật Tiên và 5 thế hệ CS – kể từ Mao Trạch Đông – chứng minh các ông con Trời – dù Dân Chủ hay Cộng Sản – đều muốn xâm lấn các nước khác và đến Tập cận Bình – tham vọng càng lớn hơn gấp bội : Lớn hơn cả Mao, vượt qua Đặng, bỏ đàng sau Giang, Hồ, tàn bạo hơn cà Tần thủy Hoàng, Ngô Khởi qua cuộc thanh trừng đẫm máu “Đả hổ diệt ruồi”, tiếp tục tiêu diệt Pháp Luân Công để bán nội tạng, tàn sát và đồng hoá các sắc tộc Mông, Hồi, Mãn, Tạng và đặt quan Thái Thú người Việt để cai trị Việt Nam. Không cần phải che giấu, Chủ Tịch Tập cận Bình đã công khai ý đồ thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa” trong buổi thăm viếng Viện Bảo Tàng Trung Hoa và trong bài diễn văn đọc tại ĐHĐCS 19 mơ làm bá chủ toàn cầu. Ông Tập cận Bình lấy tay che mặt trời. Trước đây, qua mấy trào Tổng Thống Hoa Kỳ, từ Nixon bắt tay Tàu cộng năm 1972, hy sinh VNCH, hy sinh 58,000 nhân mạng chiến sĩ Mỹ, 3 triệu thanh niên hai miền Nam Bắc – đến Bush cha, Bush con, Clinton. Obama- Hillary đều sai lầm trong chánh sách nuôi dưỡng cho Trung Cộng mạnh lên, mơ rằng nhân dân họ khá giả là họ chuyển biến thành thể chế Tự Do dân chủ, gia nhập cộng Đồng các nước Dân Chủ thế giới. Thực tế cho thấy Hoa Kỳ đã sai lầm : Nuôi ong tay áo” . Quả thật vậy – nay Trung Cộng mạnh lên, đủ sức quay lại cắn Mỹ, trở thành một địch thủ đáng gờm của Mỹ và một đại họa cho cả thế giới. Tiến sĩ M.Pillsbury đã xác nhận sự sai lầm nầy trong tác phẩm CUỘC CHẠY ĐUA MARATHON 100 NĂM 1949 – 2049 Năm 1949 Mao thành lập nước CHNDTH. Năm 2049 – hậu duệ đời thứ V Tập cận Bình tuyên bố sẽ làm lễ kỷ niệm 100 năm thành lập CHNDTH tại Hoa Lục. Mức đến của cuộc đua Marathon 100 năm nầy: Trung Quốc là một đệ nhứt siêu cường thay thế Hoa Kỳ lãnh đạo thế giới. Đây là cuộc chạy đua không công bằng.Trung Cộng đã đi trước 69 năm. Đi trên giấc ngủ yên, lòng tự mãn và chánh sách sai lầm của Hoa Kỳ. Họ đi hết 2/3 thời gian 100 năm. Tổng Thống D. Trump chính thức đối phó công khai với Tàu Cộng năm 2018. Như vậy Trung Cộng đã đi trước 2018-1949 = 69 năm. Hoa kỳ chỉ có 31 năm đề chạy Marathon với Trung Cộng. Đây là cuộc chạy đua khủng khiếp để vuợt Mỹ, soán ngôi Hoa Kỳ trong vai trò lãnh đạo thế giới. Tác giả quyển sách ” The Hundred -Year Marathon” vạch trần những âm mưu trong chiến lựợc dài hạn 100 năm của TQ, để mong trở thành một siêu cường thay thay thế Mỹ. 1.- Tiến sĩ Michael Pillsbury – người đã từng trải qua những vai trò tình báo tại LHQ, giữa CP Mỹ và Liên sô. Ông tinh thông tiếng Hán, hiểu biết sâu sắc về các thuật ngữ của ngôn ngữ ngoại giao, những bí mật về các mưu mô xảo huyệt, các thủ đoạn gian manh trí trá, những âm mưu lừa đảo, những chiến thuật tiến thoái, những đòn gián điệp và phản gián, những mưu mỹ nhân kế, khổ nhục kế, những ngón ngoại giao phong bì hiện các nhà ngoại giao Tây Phương gọi là ” bẫy nợ Ngoại giao” ( Debt-Trap- Diplomacy ). Tác giả đã khám phá rằng những đòn phép trên đã được các lãnh tụ Cộng sản nghiên cứu kỷ lưởng từ Binh Pháp Tôn Tử, các truyện Tam Quốc, Chiến Quốc Sách của lịch sử hai ngàn năm trước của họ, để áp dụng vào hoàn cảnh hiện đại. 2.- Trong cuộc chạy đua nầy, các lãnh tụ CS còn áp dụng chiến thụật ngụy trang, che giấu thật kỷ ý đồ hoặc hành động, để cho Mỹ ngủ yên trên sức mạnh và tinh thần tự mãn của mình. Trong khi Trung Cộng âm thầm thực hiện từng bước đi trong cuộc chạy đua Marathon 100 năm.(Sđd) 3.- Từ 50 năm nay, Hoa kỳ theo đuổi một chánh sách ngây thơ : “Hợp tác và xây dựng”, nhiều đời Tổng Thống Hoa Kỳ đã bật đèn xanh cho tư bản Hoa Kỳ ào ạt đầu tư vào thị truờng nhân công rẻ mạt, để thu lợi nhuận. Tương kế tựu kế, Trung Cộng bắt buộc các nhà đầu tư Mỹ phải giao nạp bí mật kỹ thuật sản xuất, để đổi lấy giấy phép hành nghề. Mặt khác, TQ còn gửi gián điệp kinh tế xâm nhập vào các công Ty, xí nghiệp Mỹ để ăn cắp sở hữu trí tuệ, ăn cắp dữ kiện công nghệ, để bắt chước sản xuất những phiên bản rồi xuất cảng qua Mỹ với giá rẻ hơn. Mỹ còn đào tạo cho TQ hơn 1 triệu SV tốt nghiệp ĐH trở về bắt chước các mẫu mã hàng hóa Mỹ, Nhựt và Châu Âu, để sản xuất những mặt hàng y như hàng Mỹ, giá rẻ để cạnh tranh với hàng Mỹ, Nhựt và Liên Âu. Theo counterfeit Report – cơ quan tư nhân chống hàng giả thì TQ sản xuất 80% hàng giả trên thế giới. TQ còn xin Mỹ can thiệp để vào WTO, để lợi dụng mọi sơ hở, cạnh tranh bất chánh và hưởng qui chế tối huệ quốc vì thuộc nước nghèo chậm tiến. TQ tung người vào Mỹ ” để tán tỉnh các học giả, thao túng các cố vấn của họ, các nhà chính trị nổi tiếng và những nhận vật hay tổ chức được xem là thân TQ và phải biết kiên nhẫn để tránh không bị bao vây.” . ( M. Pillsbury – Sđd ) 4.- Tiến sĩ M.Pillsbury còn tìm tiếp xúc với những nhân vật đào tẩu, bất đồng chánh kiến với CS như tỷ phú Quách văn Quý ( hiện sống ở New York ) và nhiều nhân vật khác, để tìm hiểu những bí mật, những mâu thuần trong nội bộ Đảng Cộng Sản TQ. 5.- Nghiên cứu về phía Mỹ, tác giả còn khám phá ra một sự thật mà báo chí ít ai nhắc tới : ” Tất cả các lãnh đạo Hoa Kỳ từ thời Nixon-Kissinger cho đến nay , đều đánh giá sai lầm về chủ trương và mục đích của Trung Quốc. Bằng chứng làm chấn động giới chính trị Hoa Kỳ : Quyết định của Jimmy Carter và Kissinger về việc sẵn sàng yểm trợ cho TQ nhiều mặt, trong đó có mặt Khoa học kỹ thuật, để hiện đại hóa Quốc Gia nầy” (M.Pillsbury – sđd) 6.- Trả lời phỏng vần của ký giả Hélène Vissìère báo Le Point ( Pháp), Ông M. Pillsbury nói : “Người Trung Quốc có vẻ như bị mê hoặc trước sự biến đổi của Mỹ thành một siêu cường. Họ nghiên cứu xem chánh sách thương mãi và công nghiệp đã giúp Mỹ vượt qua Anh Quốc và Đức như thế nào. Tôi đã sững sờ khi thấy ở thư viện trường Đảng, bên cạnh các sách về thời chiến quốc, có cả một phần dành cho kỹ thuật quản lý của Mỹ” (M.Pillsbury – Sđd) 7.- Sách của M.Pillsbury còn dẫn một bằng chứng động trời khác : Chính vị Tổng Thống nổi tiếng của Hoa Kỳ Ronald Reagan cũng phạm một sai lầm lớn là ” ký quyết định số NSDD 11 năm cho phép Ngũ giác Đài đem kỹ thuật tối tân về tên lửa, hải quân và không quân, bộ binh để chuyển hóa QĐND/ TQ thành lực lượng chiến đấu có tầm vóc quốc tế ( M.Pillsbury, The Hundred-Year Marathon). (Có lẽ đây là thời chiến tranh lạnh, Tổng Thống Ronald Reagan dùng chiến lược giúp Trung Cộng mạnh lên để liên minh đối phó với Liên Sô ). 8.- Mặt trận gián điệp : Kể từ thời Nixon – Kissinger (1972) – lợi dụng sự ngây thơ và sai lầm của CP/ Mỹ xem TQ chỉ là một nước nghèo, yếu kém – các lãnh tụ CS thiết lập một mạng lưới tình báo, cài điệp viên vào khắp các cơ quan đầu não từ Trung Ương đến địa phương Hoa Kỳ . Giám Đốc FBI Christopher Wray tường trình trước Quốc Hội Hoa Kỳ ngày 10-10-2018, về tình hình gián điệp Trung Quốc tại Hoa Kỳ và cảnh cáo rằng gíán điệp TQ có mặt khắp 50 tiểu bang Hoa Kỳ. Nó bao gồm mọi thứ từ hạt ngô ở Iowa đến các “turbin” gió ở Massachusetts, từ nông nghiệp đến công nghệ cao. ( Business Insider). Đây là một mối đe dọa lớn nhứt cho nền An Ninh Hoa Kỳ xuất phát từ Bắc Kinh. Phỏng vấn của báo Le Point về chiến lược quân sự của TQ, tác giả quyển sách cho biết :” Người TQ hiện nay không đi chinh phục thế giới như những nước khác kiểu Hitler của Đức và Tojo của Nhật trong thế kỷ qua.Họ thực tiễn hơn. Mối đe dọa thật sự là sự thiếu vắng cải tổ và sự say mê những kẻ độc tài như Assad hay Mugabe.Họ tập trung phát triển loại vũ khí có thể giúp đánh bại kẻ thù hùng mạnh hơn bằng cách tấn công vào những điểm yếu của đối phương. Quyển sách chiến lược mới của TQ đánh giá Mỹ yếu trên phương diện An Ninh mạng và không gian điện não. QĐNDTQ đã thiết lập được 16 đơn vị gián điệp chuyên trách tấn công tin học. và đã phát triển một chương trình vũ khí bí mật, để phá hủy các vệ tinh Mỹ. Tiến sĩ Michael Pillsbury nhận định : “Qua nghiên cứu, tôi được biết từ đời Mao đến nay, giới diều hâu TQ luôn luôn muốn nước họ sẽ thay thế Mỹ ở vị trí lãnh đạo kinh tế và quân sự của thế giới vào năm 2049, tức là năm kỷ niệm 100 năm ngày Mao lên cầm quyền”. ” Kế hoạch nầy được biết dưới tên ” Cuộc chạy đua Marathon 100 năm” mà không được ai nói đến. Nhưng bây giờ Bắc Kinh đã bắt đầu lên tiếng một cách công khai dưới trào của Chủ Tịch Tập cận Bình” . “Nếu Mỹ muốn cạnh tranh thì Mỹ phải thay đổi hoàn toàn quan điểm và nhìn nhận TQ là một đối thủ cạnh tranh chứ không phải một QG cần cứu trợ, phải nhận dạng những lãnh vực mà Mỹ có thể gây sức ép, thuyết phục các nước lân cận thiết lập một liên minh, để buộc TQ bớt hung hăng và phải bảo vệ các nhà ly khai Trung Quốc, hổ trợ giới cải cách và nghiên cứu thời kỳ chiến quốc” . Ông M.Pillsbury nói tiếp. Sách của Tiến sĩ Michael Pillsbury xuất bản năm 2015. Tổng Thống D.Trump lên cầm quyền năm 2017. Chánh phủ D.Trump đã hiểu rõ TQ. QH Mỹ cũng đã thức tỉnh và quyết tâm chống Trung Cộng qua Luật Ủy nhiệm Quốc Phòng (NDAA) 716 tỷ,3 $USD, với một số phiếu cao nhứt của Thượng Viện 87/10 Riêng chánh phủ D.Trump đang quyết liệt đối phó với TQ. Chiến tranh thương mãi chỉ là một cái cớ để T.T Trump mở mặt trận đánh toàn diện vào Trung Quốc. Mỹ nhứt định không để cho TQ chiếm vị trí siêu cường của mình. Mặc dù Mỹ đã sai lầm và đã chậm 2/3 đoạn đường 100 năm. Nhưng là một nước siêu cường, Mỹ có đầy đủ sức mạnh để ngăn chặn Trung Cộng. Cuộc chiến, dù cam go – kẻ thù, dù mưu mô xảo quyệt – nhưng Mỹ có nền văn minh khoa học cao nhứt thế giới, thể chế tam quyền phân lập, Mỹ xưa nay không xâm lăng lãnh thổ của bất cứ nước nào, đủ chứng minh với thế giới chính nghĩa về phía mình. Mỹ đã thực sự hành động: * Chiến tranh thương mãi đang quyết liệt với Trung Cộng. – Ban hành Luật ủy quyền Q.P ( NDAA) – Mở mặt trận qui mô chống gián điệp Trung Cộng tại Mỹ : *Sa thải, bắt và truy tố các nhà bác học gián điệp tại Viện Ung Thư Anderson TX. * Bắt nhiều kỷ sư Mỹ gốc Hoa, trong đó có kỷ sư Xiaoqing Zheng bị tội ăn cắp dữ kiện công nghệ “turbin” của CGE. Còn nhiều vụ tương tự khắp nước Mỹ, không thể kể ra hết . * Mỹ khởi tố 3 vụ gián điệp TQ lấy cắp bí mật công nghệ động cơ máy bay phản lực dùng cho máy bay chở hành khách. Bộ Tư Pháp Mỹ nêu rõ tên các điệp viên nầy thuộc sở An Ninh tỉnh Giang Tô : Chai Meng, Zhang Zhang Gui, Liu chun Liang, đã ăn cắp kỹ thuật cốt lõi của động cơ turbin cho các công ty hàng không thương mãi TQ. * Báo cáo của Bloomberg phát giác TQ cấy chip nhỏ hơn hạt gạo vào 30 Công Ty Mỹ bao gồm cả Amazon, Apple, các Ngân Hàng lớn và các nhà thầu lớn của CP. Các cuộc điều tra của An Ninh Mỹ cho biết : Các con chip nhỏ hơn hạt gạo cho phép kẻ tấn công tạo ra một cánh cửa tàng hình, để xâm nhập bất kỳ mạng máy tính nào. Chỉ đưa ra vài thí dụ điển hình, còn rất nhiều vụ án khác, không kể hết được. *Kiểm soát gắt gao, trục xuất các công Ty TQ là cơ sở hoạt động cho TQ như các đại công Ty ZTE , Huawei, Alibaba. **Ngăn chặn không cho Công Ty TQ hay công Ty trá hình TQ mua các công ty sx sản phẩm chiến lươc của Mỹ như công ty Qualcom ( sản xuất chip chiến lược) v.v… Tình báo TQ xâm nhập vào Mỹ từ năm 2012 – theo báo Washington Free Beacon- con số lên đến 25,000 người và hơn 15,000 điệp viên tuyển dụng, để gia tăng hoạt động do thám tại Mỹ. – Chánh phủ Trump chuẩn bi trục xuất 100,000 người Hoa tị nạn tại Mỹ *Trục xuất 350,000 SV/ TQ du học tại Mỹ. *Đóng băng tài sản các quan chức TQ *Đóng băngTài sản và doanh nghiệp nhà nước TQ *Cấm các chánh phủ, các tổ chức kinh doanh hoặc các các cá nhân chuyên gia làm ăn với TQ – thậm chí có thể ngăn cấm TQ sử dụng ngoại hối bằng đô la Mỹ.( Thời Báo Hồng Kông ) *Phá kế hoạch 1000 mgười của TQ Tóm lại Trung Quốc chuẩn bị cuộc chạy đua nầy 69 năm trước Mỹ : Phát khởi từ trong não trạng của Mao trạch Đông năm 1949 và các lãnh tụ 5 đời kế tiếp – ý đồ vượt Mỹ, thể hiện từng bước cạnh tranh với Mỹ. Đặng tiểu Bình mở cửa cải cách kinh tế thu hút vốn đầu tư ngoại quốc ( FDI ).Kinh tế TQ càng mạnh, tham vọng càng lớn, cuộc chạy đua càng tăng tốc. Đến đời thứ V, họ Tập không cần giấu giếm đã công khai mức đến của cuộc chạy đua là năm 2049 – kỷ niệm 100 năm thành lập CHNDTH- Trung Quốc sẽ là đệ nhứt siêu cường thay thế Mỹ trong vai trò lãnh đạo thế giới. Đi trên con đường ngây thơ “nuôi ong tay áo” suốt 69 năm (1949 – 2018) – Mỹ đã tỉnh giấc từ khi D.Trump xuất hiện. Chỉ còn 31 năm để chạy đua với Trung Quốc. Dù trễ nhưng còn kịp… Cuộc thương chiến chỉ là cái cớ, là Diện – không phải là Điểm. Điểm của Trung Cộng là đánh gục Mỹ để làm bá chủ thế giới. Điểm của Mỹ là ngăn chặn Trung Cộng không cho vượt Mỹ và thay thế Mỹ trong vị trí siêu cường. Do đó, Mỹ không thể ngưng. Trung Cộng không thể lùi. Như vậy, là một cuộc chiến phải có kẻ thắng người bại. Một cuộc chiến ” một mất, một còn” giữa Mỹ và Trung Cộng. Về kết quả cuộc đua ghê gớm nầy, báo Le Point ( Pháp) hỏi: “Có thể có chiến ttranh bùng nổ ra không”? Ông Pillsbury trà lời : Có đấy, có thể xẩy ra một cuộc chiến tranh ngoài ý muốn . Trung Quốc có thói quen tung ra những cú đánh cảnh cáo: “Họ can thiệp vào Triều Tiên năm 1950, rồi Ấn Độ năm 1962. Họ cho rằng cuộc tấn công phủ đầu thường đem lại chiến thắng.” Cuộc chạy đua Marathon 100 năm khủng khiếp nầy phản ảnh một cuộc chiến vô cùng phức tạp, khốc liệt không chỉ trên bình diện quân sự như các cuộc chiến tranh khác trong quá khứ – mà là một cuộc chiến toàn diện trên mọi lãnh vực: Kinh tế chính trị, thương mãi, Khoa học Kỹ thuật, ý thức hệ… Thêm một bằng chứng Mỹ quyết liệt trong mặt trận chống Trung Quốc : Bộ Tư Pháp Mỹ yêu cầu Canada bắt và dẫn độ bà Mạnh vãn Chu ( Meng Wanzhou) – Phó Chủ Tịch kiêm Giám đốc Tài Chánh công Ty Huawei – Công Ty sản xuất “chip tối tân 5 G ” lớn nhứt của Trung Quốc tại Mỹ. Mỹ ra tay ngăn chặn và phá vỡ Huawei – công Ty tình báo ngụy trang thực hiện kế hoạch “Made in China 2025” để vượt Mỹ và thay thế Mỹ trong vai trò lãnh đạo thế giới. Thế giới đang nín thở chờ xem diễn tiến ngày càng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc Lê Quốc |