
Tác giả Lê Xuân Nhuận sinh ngày 2 tháng 1 năm 1930 là một nhà thơ và nhà văn người Mỹ gốc Việt. Từng tham gia Who’s Who in New Poets, được giới thiệu là thành viên của Poers’ Guild, và được Hiệp hội các nhà thơ quốc tế bầu vào Đại sảnh Danh vọng Thi ca Quốc tế dưới bút danh Thanh-Thanh |
*Tên thật: Lê Xuân Nhuận. *Ngày sinh: 02-01-1930. *Nơi sinh: Huế. *Quê cha: chính-quán Làng Phượng-Lâu, Phủ Kim-Ðộng, Tỉnh Hưng-Yên; sinh-quán Hà-Nội (Bắc-Việt). *Quê mẹ: chính-quán Làng An-Cựu, Huyện Hương-Thủy, Tỉnh Thừa-Thiên; sinh-quán Huế (Trung-Việt). BÚT-DANH: *Thanh-Thanh (thơ); *Kiều-Ngọc (truyện, tùy-bút); *Nguyệt-Cầm (kịch, kịch thơ); *Nguời Thơ (thi-thoại, bình+luận thơ); *Tú Ngông (thơ trào-phúng); *Lê Chân-Nhân (thời-đàm); *Đức-Cố Lê (biên-khảo); *V.v… |
** Ðã góp phần phiên-dịch trong các tuyển-tập thơ Việt-Mỹ tại Hoa-Kỳ: *“The Silence of Yesterday” của “Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn” của Song Nhị ở San Jose, bắc California; *“Flowers of Love” I, II, III, IV của “Hội Thơ Tài-Tử Việt-Nam” của Như Hoa ở Dallas, Texas; *“The Old Days” của Như Hoa ở Sacramento, bắc California, 2001; *“Poems in Rain & Flowers” của Vi Khuê ở Burke, Virginia; *“Tiếng Hót Loài Chim Di” của Song Nhị ở San Jose, bắc California, 2004; *“Viet Pen” của “Trung Tâm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại” qua Yên Sơn ở Spring, Texas, 2010; *“Ru Thầm Tiếng Gọi Việt Nam” của Ngọc An ở San Jose, bắc California, 2013 ; *“Còn Lại Chút Tình” của Nguyễn Phú Long ở Glen Allen, Virginia, 2016; *“Suối Nguồn Tâm Thức” của Thái Tú Hạp ở Rosemead, nam California, 2019; |


CHÍNH-NGHĨA Tác-giả tự chuyển-ngữ bài “Just Cause” Em hỏi anh về nước Việt quê anh, Và gật đầu ra vẻ cảm-thông nhanh; Nhưng anh biết: em không hề chú-trọng Mà chỉ hiếu-kỳ vớ-vẩn chuyện xung quanh. Anh hỏi thế này (quá đáng không nao?): Em nghĩ thế nào về cuộc chiến hư hao Dai-dẳng nhất và đầy mâu-thuẫn nhất (Dân-ý ngại-ngần, hùng-chí lao-đao)? Đừng kể gì năm-vạn-tám vong-thân! Đừng kể gì trăm-tám tỷ phù-vân! Sự-thể ra sao? trong ngày qua đắng xót: Hội-chứng di-lưu về xã-hội, tinh-thần… Em cảm nghĩ gì khi có kẻ rêu-rao: “Thiếu Chính-Nghĩa!” Em phản-ứng ra sao? (Trong lúc An-Ninh, Lợi-Quyền nước Mỹ Dù ở đâu trên thế-giới cũng gồm bao!) Mỹ tiêu-trừ Phát-Xít Đức, giúp Tây-Dương! Mỹ chận đường Quân-Phiệt Nhật, cứu Đông-Phương! Không để Liên-Xô lấn xâm Tây-Đức! Và Triều-Tiên cho Hoa-Cộng nới biên-cương! Lẽ tất-nhiên phải tốn kém phần nào Để đạt cuối cùng Quyền Lợi Tối-Cao! Nếu họ phân-trần là “Không Chính-Nghĩa” Chỉ là vì họ đã lỡ-làng bỏ cuộc binh-đao! Em hãy chờ xem! Mỹ sẽ lại lu-bù Can-thiệp mỗi Vùng, yểm-trợ từng Khu: Trung-Đông, Phi-Châu… có phù, có chống, Hết “Lạ! Xa!”, “Không hiểu rõ quân thù!” Đấy! Hoa-Kỳ đang chuộc lỗi của ngày qua! (Cương hay nhu: do chiến-thuật mà ra!) Thế-Giới Tự-Do phải phục-hồi thể-diện Để chứng-minh Chính-Nghĩa thuộc về ta! THANH-THANH |
QUEN THUỘC Có những con đường quen thuộc cũ Từ ngày đôi lứa mới yêu nhau. Tóc nàng phủ xõa lên vai gã, Tiếng nói người thương quá ngọt-ngào. Những chuyện không đề, không đoán được, Ðêm này chưa hết, tiếp đêm mai. Cổng nhà chặng ấy quen không khép Lũ chó tuôn theo cứ sủa hoài. Tay nhỏ ngang mày che ánh chói, Có cô con gái lãng văn-bài, Bâng-khuâng một phút hồn trinh-nữ, Chừng mộng ngày mai, mộng với ai… * Lâu lắm, hôm nay về nẻo thuộc, Chúng mình sống lại tuổi hai mươi; Sau lưng tiếng chó ùa theo sủa, Chồng vợ nhìn nhau ngặt-nghẽo cười. Thuở ấy ân-tình mà gãy đổ, Lòng nào thanh-thản tối hôm nay: Ði trên đường cũ đầy quen thuộc, Trời rộng ghì trong bốn cánh tay… THANH-THANH (trong “Tuần Trăng Mật”) |
JUST CAUSE You asked me to tell about my native land, And you made as if you did all understand; But, I was aware you gave to it no priority, Except to amuse yourself with your curiosity. Would it be too demanding if I asked back Your opinion on the war that became a crack As the longest and most controversial conflict To bedevil and cause people to contradict? Do not mention the fifty-eight-thousand lost, One-hundred-and-eighty-billion dollars cost, And the way it happened in that painful past, Its social and mental syndrome thence to last. Just tell me what you feel, think, and react When they claimed lack of Just Cause a fact While National Security and Interests’ scope Is asserted to include anywhere on the globe! Why not to let Europe for the Nazis to take, And Asia for the Mikado militarists to invade, And West Germany for the Soviets to fool, And South Korea for the Red Chinese to rule? Of course, the States had to pay some prices To win and gain the biggest and best slices! Thus, they had recourse to “No Just Cause!” Only because they came to a defamed pause! Wait and see! I bet, it will be taking actions To intervene for and against certain factions. The Middle East, Africa… the cons and pros: No more “Far! Strange! Misjudging the foes!” Now, you have got it: It is remedying things! Iron fists? velvet gloves? just tactical swings! The Free World must win to redeem its pride And justify that the Just Cause is on our side! THANH-THANH 1992 |
NẾU Nếu chiếm được nàng, chàng sẽ khoe: Phục chàng, tình-địch hết ho-he! Thoả nguyền, chàng sẽ không than tiếc Rằng bản đàn tim trỗi lạc bè! Nàng, nếu thành-công, sẽ tự-hào Xứng danh học rộng với tài cao! Sẽ không thua kém gì nam-giới, Không thẹn-thùng chi phận má đào! Bạn nếu hoàn-toàn sống hảo-lương, Chắc mai sau sẽ nhập thiên-đường, Sẽ chê những kẻ lâm tai-ách Là vụng đường tu, tội-lỗi vương! Họ nếu tìm ra Chính-Nghĩa rồi Thì đâu còn quản máu xương phơi! Hoà-Bình trân quý nên ngưng bắn, Chứ chẳng vì… hèn, sợ chết thôi! Mỹ nếu tiêu-trừ Việt-Cộng ngay, Thì vinh biết mấy Quốc+Dân này! Có đâu mặt-nạ-ma ra* mặt Tự-thán: “sai lầm khủng-khiếp thay!” THANH-THANH McNamara, cựu Bộ-Trưởng Quốc-Phòng Hoa-Kỳ, tác-giả cuốn hồi-ký “In Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vietnam.” |
SAU NĂM 2000 trong tuyển-tập thơ Outstanding Poets of 1994 Maryland: The National Library of Poetry, 1994. Sau năm hai ngàn, ta vẫn sống an-nhiên; Loài súc-vật, loài côn-trùng cũng thế. Cây cỏ mọc mầm, vi-trùng nhiễm thể; Ðời vẫn thường, mưa+nắng như xưa nay. Quả đất vẫn tròn, và chẳng ngừng quay; Biển chẳng cạn, khí trời không đặc lại. “Ngày tận-thế” chỉ hù ai dốt+dại; Thế-giới, loài người: chẳng mất đi đâu! Chiến-tranh vẫn còn, từ Á sang Âu, Ðể thử-thách lòng hiếu-hòa nhân-loại. Bệnh-tật, ngu, nghèo: vẫn còn tồn-tại; Ích-kỷ, tham, tàn: chẳng sót chừa ai! * Tuy thế, bao giờ trong cảnh thương tai Cũng vẫn có lương-tâm và thiện-chí: Bậc tài+đức cứu dân qua vận bí Cho yên+vui thịnh-vượng đến muôn nhà. Ta còn có nhiều bước tiến thêm xa, Còn thám-hiểm nhiều hành-tinh viễn+dị. Ðã bước an-toàn vào tân-thế-kỷ Ta cần tự mình quyết-định chính đời ta! THANH-THANH |
AFTER THE YEAR 2000 Thanh-Thanh. Outstanding Poets of 1994. Maryland: National Library of Poetry, 1994. After the year two thousand, we will be still alive, And so will other animals and worms. There still will be vegetables and germs, And mundane life as ever, rain or shine. Not the earth to stop revolving will tend, Neither the seas to dry, nor the air to condense; Each day will be a new one, not the last hence; And the world – humanity – will face no end. Wars will continue to erupt here and there As an ordeal to test Man’s thirst for Peace. Poverty, ignorance, and diseases will not cease For egoism, greed, and cruelty will not care. * But, anywhere on the globe, in any event, There always will be conscience, common sense. The elites still will vow the innocent’s defense, For people to be safe, prosperous, and content. We still will have much more progress to make And many more stars to explore and win. Having set safe the twenty-first century to begin, We need self-reliance striving for our own sake. THANH-THANH |
THANK YOU, AMERICA! Thank you, America! for rescuing us from hell, Humble humans deprived of all rights to life. In our old country our enemies cruelly quell Laborers, intellects, revolutionaries, monks alike. Thank you, America! for teaching us systematism By which military is only a part of attribution. In our late republic existed militarism Causing dictatorship to erode the constitution. Thank you, America! for the example to settle The difference between politics and religion. In our poor nation the priests did meddle In worldly powers, and it was mutual demolition. Thank you, America! for granting us medium To develop our bodies and expand our minds. In our left-behind state there is no freedom To work and enjoy, think and express any kinds. Thank you, America! for nursing us deep hope For a near future we can True Virtue attain So that our Motherland emerge on the globe, Our People, with your help, Man’s Value regain. THANH-THANH |

TỰ-BẠCH Đây là những vần thơ tha-thiết nhất Tôi đã làm trong đáy ngục trần-gian. Mẹ Việt-Nam càng khốn-đốn nguy-nan Càng đau xót lòng con, dân hiếu-tử. Ấy là lúc lương-tâm mình tự-xử Dù cho mình chẳng có tội-tình chi! (Thà gian-tham, nhũng-nhiễu, bạo-tàn đi! Hay dốt-nát, biếng-lười, ham hưởng-lạc!) Nhưng, đại-nghiệp đã lâm thời mục-rạc: Oán trách gì thì cũng đã long-đong! Tổ-Quốc ơi! Day-dứt lẽ hưng-vong* , Sầu hận ấy biết ngày nào rửa sạch? “Quốc-Gia hưng vong, thất-phu hữu-trách!” * Gửi về đâu, niềm cô-trung thiết-thạch, Khi biển trời khuất bặt bóng cờ thiêng? Gác nợ chung, về bám níu tình riêng; Chính tổ ấm: đường cùng, nhưng lối thoát. Vâng! Giữa cảnh thân tàn, đời dập nát, May-mắn thay! tôi đạt được thiên-đường: Một gia-đình với vợ qúy, con thương, An-ủi, dưỡng nuôi tinh-thần, vật-chất. Nên tôi dệt những vần trìu-mến nhất Dành cho con, cho vợ, cho người thân, Để phần nào ghi nhớ mối thâm-ân Đã nâng đỡ, nếu không thì đã qụy! * Trong đày-đọa, trong tận cùng thế-lụy, Giữa đàn cừu dưới móng vuốt sài-lang, Có những bạn tù khí-phách hiên-ngang Đã đứng dậy, khinh lờm phường độc giống. Họ đã chết để cho mình được sống, Được tự-hào mà ngửng mặt, vươn lên. Thà ở nơi nào, không tuổi, không tên; Chứ đã biết, làm sao quên họ được? Nên tôi chép một đôi lời tóm lược Để di-lưu cho họ với gia-đình, Và để họ dưới mồ đỡ tủi vong-linh Đã xả thân lót đường cho mình tiến tới! * Thơ tôi đó: có người xưa, cảnh mới, Từ trong tù ra đất rộng, trời cao; Có nghiã mẹ hiền bát-ngát trăng sao; Có tình chị qúy bao-la đất nước; Có anh, có bạn, có em… lỡ bước Theo đường tà rồi mới thấy sa chân; Có chàng “đối-lập” ngưỡng-vọng thù-quân Đợi địch đến mới vỡ lòng, sáng mắt; Có nàng thiếu-phụ, tay bồng, tay dắt, Tìm Tự-Do mơ ước vượt trùng-dương; Có chú tu-hành cũng vướng tai-ương Phải nhập-thế để giành quyền sống đạo; Và, chế-độ, với ngu đần, ngược-bạo; Và, đồng-bào, trong kìm kẹp, lầm-than… * Ở trong tù, có những lúc bầm gan: Không chỉ giặc, mà còn do phía “bạn”! Tôi đã dùng thơ mài gươm, đúc đạn… (Nhưng, hiện-thời xin tạm gác sang bên) * Có những bài thơ mà trí lụn vùi quên Nên tiếc mãi, khôn vãn-hồi chính-xác: Những ý xuất-thần, những vần tuyệt-tác, Những con yêu phiêu-lạc của tinh-thần… * Thơ cũng ào vào mạch máu, luồng gân Với tin-tức về bà-con hải-ngoại: Hoàng Cơ Minh, Võ Đại Tôn… thắp sáng lại Ngọn đuốc soi đường giải-cứu Quê-Hương, Và có em tôi, Lý Tống thân thương, Với cuộc vượt ngục lừng danh thế-giới . * Tôi hãnh-diện là không hề động tới Hồn Thơ mình khi ở dưới búa, trên đe . (Sao có người đem Nghệ-Thuật ra khoe Làm của đút dâng cho loài ghẻ gớm!) * “Cơn Ác-Mộng” tuy không ra mắt sớm (Vì thiếu tiền!) song muộn vẫn hơn không. Nó vẫn là chứng-tích của thuở gai chông Mà Đất Nước rơi vào trong bất-hạnh. * Xin cầu nguyện cho trời quang, mây tạnh, Chôn chuyện buồn theo Thế-Kỷ Hai Mươi … THANH-THANH |
THƯ TÙ Muốn nói cùng em cả vạn điều Mà rồi chẳng nói được bao nhiêu, Mặc dù đã định trong tâm trước Mà gặp nhau là ý bạt phiêu! Cũng có vài điều có nhớ ra Mà vì bên cạnh lắm người ta, Và vì thẳng mặt mà phân-tích Thì quá… sỗ-sàng, quá… khổ-qua… Nên mượn lời thơ để giãi-bày Nỗi lòng ấp-ủ bấy lâu nay … Em ơi, bình-tĩnh nghe anh nói: Ta hãy vươn lên khỏi cảnh này! Ta đã yêu nhau thuở trẻ-trung, Xây nên tổ ấm đẹp vô cùng. Cõi trần ví thử bình-yên cả Thì đã trọn đời hưởng phúc chung. Với bát cơm ngon, tấm áo lành, Người đời bắt buộc phải đua tranh. Phũ-phàng cuộc sống làm lem-lấm “Hai trái tim vàng, một mái tranh”. Anh cứ ngây-ngây dại-dại hoài, Lợi-quyền cấp-chức gác ngoài tai. Nửa đời mẫn-cán cam cơ-cực, Đơn độc khư-khư luyện đức+tài (!) Anh đã (là khôn hay dại đây?) Nằm ngoài tất cả mọi vòng vây . Thức trong giấc ngủ, trong mơ tỉnh; Bảo-bọc hồn hoa trong xác cây. Anh đã (đương-nhiên là dại rồi!) Tự mình đày đọa chính mình thôi! Lại còn ép-uổng con và vợ Thiếu-thốn quanh năm chật-vật hoài. Bạn-lứa: đô-la với hạt xoàn! Chồng người: đại-phú với cao-quan! Chồng em thủ-phận nghèo, cô-thế; Chẳng chịu chen chun, chỉ chịu gàn! Đến lúc đem thân đi ở tù Anh không để lại một đồng xu! Một mình mọi việc em lo-liệu; Viễn-ảnh tương-lai quá mịt-mù. Em đã lo cho con học-hành Lại còn lo tiếp-tế cho anh. Hùn hoài tổ-hợp hàng không chạy; Bụng hiếm khi no, bệnh khó lành! Thân-thích lià xa hoặc mạt-thời; Gia-tài sự-nghiệp hóa ma-trơi! Nhà không bán được, người ta chiếm! Thuế nặng, hàng cao, chạy hụt hơi! Con lớn theo nhau đi lấy chồng, Còn đàn con nhỏ yếu gia-công. Em ngày một mệt, đau, gầy, yếu: Cực-khổ trăm đường, chịu nổi không? Em ạ! Ngày xưa, gái góa chồng: Ba năm * tang-chế thế là xong! Khổng Nho nghiêm-nghiệt chuyên vây thắt Mà đã buông lơi cả một vòng! Anh có còn gì để lại đâu? Cho em: chỉ một khối ưu sầu! Năm năm * đằng đẵng là thôi hết: Môi đã phai son, má nhạt mầu! *Thế mà tác-giả đã bị “cải-tạo” hơn 12 năm! Anh gửi về em lòng nhớ ơn, Và lời… tạ tội — Biết gì hơn! Cầm như anh đã thành thiên-cổ: Sông đã vơi khô, núi đã sờn! Hãy gạt anh ra khỏi cuộc đời! Đừng còn bận-bịu nữa, em ơi! Vai gầy gánh nợ khôn kham nặng: Em có toàn-quyền thở, thảnh-thơi! Có rẽ chia nào không đớn đau? Lấy lòng mà hiểu chút lòng nhau: Chấp-kinh đành phải tòng-quyền vậy! Lỡ một hành-nhân: lọt cả tàu … Rồi, một ngày kia… em sẽ quên, Như hơi gió nhẹ thoảng ngoài hiên, Bớt buồn rưng-rức trong muôn một Mới vợi trong anh mối muộn phiền!… “Nhà Trắng” (Thôn 5) 1980 THANH-THANH |
VƯỢT BIỂN Giữa đêm lén dậy dòm khe hở Nhìn những can-nhân bị bắt về. Tiếng khóc thơ nhi làm nghẹn thở; Trái tim thắt bóp nhói đau tê . Kìa, người thiếu-phụ bồng con dại; Đứa lớn lưng đìu, tay dắt em. Ánh mắt nhìn con đầy ái-ngại: Một bầu đen tối mấy trời lem… Cuộc đời như một trò may rủi; Không được thì thua, lẽ hiển-nhiên: Vốn sạch, sòng tan, tay trắng phủi; Hướng lai tâm-sự đối sầu miên… Ngó người tự thấy mình trong cuộc, Không khóc mà sao lệ bỗng trào ! Tình-cảm vô-hình mà trói buộc Cho cùng hạnh-phúc, tận thương-đau ! Hôm kia, nàng soạn xong hành-lý, Chỉ chọn mang theo cái tối-cần: Trước mắt, đàn con là của qúy, Một phần xương thịt chính châu-thân. Hôm qua, nàng mặc cho con ấm, Buộc tóc, trùm khăn, kín cả người; Lũ trẻ mừng như ăn trái cấm (Không cho ai biết chuyến “đi chơi”) Hôm nay, tất cả dầm sương giá, Mũi buốt xuyên thâu tận đáy lòng. Đám nhỏ ngỡ-ngàng “Sao thế, má?” Nghẹn-ngào nàng biết nói sao xong! Nàng đi tìm sống cho ra sống, Cho bản-thân và cho các con: Không chỉ cơm canh và áo xống, Mà còn… chí cả với lòng son… Những ai cất bước lên đường trước? Ai gặp duyên may, mộng ước thành? Ai gửi xương tàn về đáy nước? Và ai … mai mốt sẽ xuyên ranh? Thời-gian tưới tắt bao nhiêu lửa, Quét sạch tàn tro bếp củi rừng… Nhưng, những hỏa-sơn còn mãi thở: Lửa lòng âm-ỷ thuở nào ngưng! Người đi, không nói bằng lời nói, Mà nói xuyên qua việc dám làm: Bản án tuyên trên đầu hổ sói! Vết thương lở giữa óc phu phàm! Nhưng đàn con dại làm sao hiểu ? Từ độ đông về, đã mấy xuân! Đứa mới nhi-nhô hồn ấu-tiểu, Đứa chưa kết hạt bụi trong trần! Ngày mai mới thấy thân tù-tội, Chúng sẽ buồn hơn kiếp chó hoang: Chấp-nhận đêm đen là dạ-hội, Biết đâu địa-ngục với thiên-đàng! Ngày kia, nhiễm thói đời điên-đảo, Chúng sẽ căm-thù chính mẫu-thân: Chẳng chịu an-tâm đời “thiện-hảo”, Kéo con cùng kẹt cảnh gian-truân! Hỡi người thiếu-phụ không quen biết! Tôi khóc trong này, nàng biết chi! Nàng khổ từ đây cùng cốt-huyết, Từ lâu … tôi khổ… với thê-nhi … Trại Kho Đạn (Chợ Cồn) Đà Nẵng 80-81 THANH-THANH |