THƠ LÊ ANH DŨNG Người Cổ Tích (Duy Xuyên Tacoma) Hôm nay, ngày 29 tháng 6 năm 2022, tôi nhận được TẬP THƠ của tác giả letamanh gởi tặng. Tập Thơ do nhà xuất bản Nhân Ảnh ấn hành năm 2022 tại Hoa Kỳ. Hình thức: Tập thơ được trìmh bày trang nhã, đẹp mắt. Nội dung: Gồm thơ, văn và nhạc. Gồm nhiều bài thơ, văn và nhạc với đủ thể loại. Tập thơ dầy 242 trang. Bìa được in trên giấy láng. Bìa sau in vài dòng Tiểu sử của Tác giả letamanh. Sau đây, tôi xin phép trình bày cảm nhận của tôi qua Tập Thơ của tác giả letamanh như sau: Thơ của letamanh vô cùng hay! Tuyệt vời! Duy Xuyên tôi, thật ngạc nhiên vì THƠ của letamanh đã diễn tả ý nghĩa vô cùng phong phú mà nội dung đã theo sát hoài niệm, tâm tư với những vần thơ vừa mộng mị vừa chân thật như những vành môi tìm nhau với hương sắc trong cuộc đời mênh mông. Chữ nghĩa, ca từ trong những bài thơ phổ nhạc của letamanh vô cùng uyên bát. Hàm ý và hoài niệm của những bài thơ thật lãng mạn nhưng chữ nghĩa bao giờ cũng được tác giả mô tả chừng mực, một nửa là siêu lãng mạn, nửa kia còn lại là cổ điển, trử tình, thể hiện phong cách siêu hiện thực mà nhà thơ letamanh, đã dùng lý trí để kiềm hãm con tim, không để cho ngôn ngữ tràn bờ, mà tác phong của nhà thơ bao giờ cũng đạo đức, thể hiện được tính chất của người Lính đã từng có mặt trên khắp các nẻo đường đất nước và hiện nay đang là thành viên của Diễn Đản Võ Tanh & Nữ Trung Học Huyền Trân Nha Trang; Tác giả đã làm xao xuyến tâm hồn của nhiều độc giả qua các thể văn xuôi, viết về tuổi Vô-Cùng-Học-Trò, với số tuổi loanh quanh đời Lính. Ai cũng thương, letamanh ai cũng trân quý tímh hiền hòa, nên bạn bè thân hữu, ai cũng vô cùng trân quý nhà thơ . Thật sự, tôi không biết làm thơ nhưng trời ban cho tôi biết đọc thơ và biết nghe nhạc để nhận thức được, thơ nào hay, ca khúc nào tuyệt vời, đẻ tôi lại phải nghe đi nghe lại nhiều lần, trong các buổi sáng thức dậy, bên tách cà phê một mình với thơ và tiếng nhạc trong thơ letamanh Thơ Lê Tâm Anh thuộc NHÓM THƠ HAY. Viết nhiều thêm nữa nghen người Lính trẻ năm nào! Và đây là Hành Trình Truy Tầm Tính Chát Lãng Mạn Qua Thơ letamanh. Tính đến ngày nay và vào giây phút này, letamanh vẫn còn là một thành viên trong Diễn Đàn Võ Tánh & Nữ Trung Học Huyền Trân Nha Trang. Thơ letamanh theo khuynh hướng lãng mạn nhưng nhà thơ cũng đã biết dừng lại để trở về tư tưởng cổ diển, vừa thanh cao, vừa đôn hậu như một người Lính, luôn giữ đuợc tác phong kỷ cương mà giá trị đạo đức là nền tảng tác phong của một quân nhân trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Viết về nhà thơ, ngàn lần vẫn chưa đủ. Vì thơ của letamanh là một hiện tượng khó tìm được ngôn ngữ, để có thể diễn tả được các tiết tấu mà âm hưởng của thơ, vừa mang sắc thái lãng mạn rồi ngược dòng trở về cổ điển, mà chữ nghĩa tuy bình dị như chàng trai Qui Nhơn của quê hương ta; vả đã từng sống tận phương trời Cát Trắng, miền thùy dương sóng vỗ thì thầm, xứ sở Việt Nam, của một loài chim Yến, song ngẫm nghĩ cho thật kỷ tưng câu chữ, ca từ, cách ghép vận, chúng ta mới định hình được những từ ngữ bác học, vô cùng cao siêu của triết học Đông Phương. Ai trong chúng ta cũng đều biết nhà thơ letamanh chỉ trình làng vài bài thơ, để làm ca từ cho những nốt nhạc trầm buồn của nình đã sáng tác cho tiếng hát lưu ly, trong như thủy tinh dễ vỡ của ca sĩ TRẦN THỊ TUYẾT NHUNG, hòa lẫn với thanh âm trầm và đục như loài cá vàng đang chìm nghỉm tận đáy sâu của mạn thuyền, vẫy đuôi vọng về, hòa tan trong bầu trời đang có vầng mây tim bay thật thấp, đã trở thành một hiện tượng hiếm quý ngày nay tại Hải Ngoại. Letamanh thường viết văn xuôi, nay lại viết “Thơ”, đây là một lý lẽ của tình cảm, hay vì cái căn nguyên của nghệ thuật mà Tiếng Réo Gọi Của Thi Ca đang tiềm ẩn trong tâm hồn của nhà thơ. Thật vậy, qua thơ với những con chữ, rung động, có những thanh âm bùi ngùi, chúng ta cũng đã tìm thấy “thi nhân” cũng đã vì lời thơ, tiếng hát mà sáng tác thành TẬP THƠ, dầy 242 trang, với trên 100 bài thơ thật hay. Tôi hân hạnh được phép giới thiệu Thơ của tác giả letamanh trên Diễn Đàn Võ Tánh & Nữ Trung Học Huyền Trân Nha Trang cùng với các Điễn Đàn khác như Văn Bút Hải Ngoại, Văn Nghệ Tự Do. Và Diễn Đàn Tình Thân… Mùa Hạ mà mỗi sáng nhà thơ, thơ thẩn, bước chầm chậm để nghe chân mình vô cùng xôn xao mà thơ thấp thoáng với niềm thương nỗi nhớ Quê Xưa, Xóm Làng cũ, Mẹ Việt Nam Ơi! xa vời vợi! Mà niềm thương nỗi nhớ vẫn mãi đong đầy! “Sớm mai sương chưa tan Trời Cali sao thoảng mùi hương Mẹ Ánh nắng xiên long lanh dòng sữa Vào hồn con nhè nhẹ điệu ru xưa” Và dường như nỗi lòng nhớ Mẹ còn ấp ủ trong lòng: “Trên quê người cô đơn Nhìn phố phường trong ngày nhớ Mẹ Quà trên tay lời chúc nghe khe khẻ Con cũng muốn mang một đóa hoa hồng.” Và dù xa cách Mẹ ngàn dậm nhớ, tác giả cũng còn luyến tiếc, bầu sữa Mẹ còn ấm nồng, thơm ngon: “Mẹ trời Đông nuôi con bầu sữa ấm Trẻ trời Tây chỉ nhuần thắm sữa bò…” (Trang 29) Còn nhà thơ, lòng vừa rộn rã nhặt lá vàng đang rơi bên vệ đường, để truy tầm những notes nhạc, chờ mong Mùa Hè Này, nhà thơ sẽ sáng tác thêm một vài ca từ nữa cho ca sĩ Tuyết Nhung để đời bớt quạnh hiu. Kể ra, từ Mùa Đông với tiết trời băng giá của mưa rừng mà phải chờ đến Mùa Hạ, nắng rộn ràng bò về đầu ngõ trên bầu trời Tacoma, có Non Đoài chờ đợi, thì quả thật thời gian quá dài của những ngày hiu hắt, chờ đọc cho được những bài thơ tromg niềm thương nỗi nhớ Mẹ, cũng thật quá dài trong tuổi xế chiều hiu quạnh của đời Người Cổ Tích… Quả thật đợi chờ, ngày tháng thật vô cùng lênh đênh… Theo ý tuởng của bài thơ “Thế thôi!”, thật vô cùng lãng mạn khi tác giả ra tận vườn dừa, không phải để quạt gió cho hoa dừa sớm nở, mà ý thơ đã biểu lộ được sự trìu mến của chàng, để tặng “áo tím ngày xưa”, hay để đón giòng sông diệu vợi dưới những cụm hoa dừa đang nở rộ, mà trời xuân, tình xuân bao giờ cũng bao quanh đôi chân tác giả với bài thơ này! “Ngàn thu áo tím ôi áo tím Tím cả trời xuân thuở học trò Vương mang kỷ niệm tình quyến luyến Ta đếm màu mơ trong giấc mơ…” Tôi biết chắt như vậy, vì thơ tác giả đã chỉ rõ: “Áo tím lạc loài nơi xứ lạ Nhớ mái chèo khua ai biết không! “ Nhà thơ letamanh ơi! Người tình áo tím rồi cũng sẽ biết thôi ! Rồi tình cũng sẽ lên hương thôi! Bỗng dưng nhà thơ đã đến đây làm rơi áo tím nơi xứ lạ, “để trao vóc ngọc “ “Một thời áo tím, tím sân trường Một thời mơ mộng cõi Trưng Vương” (Trang 32) Tình như đã Áo em màu tin tím Mắt em sầu Tím ngắt cả đồi hoang Người Cỏ Tích Chữ nghĩa trong thơ letamanh, ở đây thật trong sáng. Tính chất lãng mạn trong thi ca Thơ letamanh vô cùng lãng mạn hiếm quý như tên tamanh vậy! Tên nhà thơ tựa như một Tâm Hồn trong sáng, hồn thơ mượt mà như thác nước tinh anh vỡ bờ. Do đó, thơ có lúc thật vô cùng lãng mạn…mong manh như tấm lụa đào. Đôi khi e ấp trử tình như …dòng sữa Mẹ. Theo văn học sử: Định nghĩa theo chiết tự, lãng mạn là: sóng và nước vỗ tràn bờ, khó có gì ngăn cản nổi. Trong văn thơ còn có nghĩa: Tư tưởng, lời văn, ý thơ, tiếng nhạc, được tự do tuôn trào theo những ý nghĩ của lời thơ như thác đổ, mà không cần dùng lý trí để kiềm hãm con tim, để lời thơ, tiếng nhạc, dòng văn tuon ra suối, nước vỗ tràn bờ… Thơ letamanh theo khuynh hướng vô cùng lãng mạn ấy, mà ý tưởng đang chắt chiu thầm kín của phong trào “định hướng về thi ca hiện thực”. “Thế là em cũng đi Nhìn trùng khơi biển động Từng nỗi nhớ cơn si Tìm yêu thời mộng mơ” (Trang 35) Trong bài thơ, “Gió” với những cụm thơ vô cùng lãng mạn có chắt chiu hiện thực: “Lúc cuồng phá nát mọi nơi Tạo ngàn sóng dữ biển đời dương oai (khuynh hướng Hiện thực) “Lúc hiu hiu quyện thở dài Cho đời quên lãng ru ai ngậm ngùi…!” (Vừa trử tình vừa lãng mạn) (Trang 37) Quả thật, tôi tìm thấy trong câu chữ của letamanh, đã thể hiện tính cách lãng mạn trong khuynh hướng hiện thực. Tôi đã nghe thấy nắng hanh vàng lóng lánh như thủy tinh, nắng bò vào hiên, nắng đứng đợi bên thềm, nắng ngủ trên vai em, nắng hôn môi ai … nhung lần này letamanh đã cho tôi biết thêm: “Ánh nắng xiên long lanh dòng sữa Vào hồn con nhè nhẹ điệu ru xưa” (Câu thơ trên có hàm ý, mà tác giả muốn hỏi ai đó: ‘Em có thấy nắng phớt nhẹ xiên lên môi qua dòng sữa Mẹ không? Hay: Em có thấy nắng pha màu sữa Mẹ đậu nhẹ trên vai áo em không? Tác giả đã bắt nắng trên vai, trên tóc của em! Tác giả ngắt nắng vỡ đôi, một nửa tác gỉa mớm cho người yêu, nửa kia còn lại, liệng cho nắng về trời! Nắng mang vóc dáng của mây ngàn, một tượng hình được tác giả tạo thành nhân cách hóa cho nắng xiên qua màu sữa Mẹ, như dung nhan của một thiên thần, chỉ để dành riêng cho tình mẫu tử mà không mộng mị như nắng lang thang cuối chiều hay nắng ngất ngây trong mắt em. Giọt-nắng-trong-mắt-em của tác giả là danh-động-tự mà lại mang tính chất của tính-từ-hóa, do đó nó còn có thể gọi là tính-ngữ-hóa trong văn chương hiện đại. Phu nhân letamanh ơi, có khi nào cô em nghĩ Nhà Thơ mà cô em đã từng phối hợp song ca tình khúc trong những đêm trăng với cô em là nhà ngôn-ngữ-học không? Riêng cá nhân tôi, tôi đã nghĩ như thế! Trong ca từ, không những đã vô cùng lãng mạn, mà nhà thơ đã biết dùng con tim để đưa thơ từ khuynh hướng lãng mạn, trở về tính chất cổ điển… của thi ca Việt Nam hải ngoại: “Những địa danh nhảy lộn mèo tromg óc Quân Trường Đồng Đế em nằm xõa tóc” Chữ *lộn mèo* trong câu thơ này, tôi còn tìm thấy có nghĩa bóng mà nhà thơ đã dùng: “Thao diễn một thời an giấc ngủ chưa? Anh đứng đợi nhìn thời gian vụt khóc” Hai câu thơ trên, được thể hiện trong ngôn ngữ siêu hiện thực nhưng vô cùng kín đáo như nữ văn hào Pháp Francois Sagan, trong tiểu thuyết hiện thực “Buồn Ơi Chào Mi” Câu thơ hiện thực của tác giả còn mang tính chất hiện thực hơn cả tiểu thuyết gia Francois Sagan. Trong một cụm thơ khác, lời thơ cũng đã thể hiện theo phong cách tràn đầy hiện thực: “Ngày tình yêu Hai mươi Hai mươi Quà cho em một khẩu trang màu hoa vạn thọ! Anh cũng phải mang cho đời biết rõ Hai chúng mình chẳng dám ôm nhau ! Hai cánh môi núp sau lớp giấy trắng phau Hôn ‘hàm thụ’ tay chân sờ nhau sợ hãi (Trang 53) Tác giả rất mạnh dạn viết và dùng chữ nghĩa theo phong trào hiện thực, để dám nói cái vô cùng rạo rực của mình mà không cần che giấu cái bồi hồi của xương tủy, thân xác đang mong đợi, đoái hoài, mong manh như khói sương chiều: “tay chân sờ nhau”…”sợ hãi!” Chữ nghĩa của nhà thơ dùng rất bình dị nhưng bác học, vô cùng thanh cao: “hai cánh môi” một cụm từ như một thành ngữ vô cùng phong phú ! Ngôn ngữ, chữ nghĩa đã biểu lộ tình cảm ở đây thật trong sáng nhưng cũng thật vô cùng kín đáo: “Anh chết lặng ngắm em ngồi mặc niệm Valentine con phố trống vươn dài…” Chao ôi! Bóng dáng ai đó, đang ngồi mặc niệm trên con phố vắng, cho ta thầy tình yêu mộng mị, bao giờ cũng là tiền đề vào bậc nhất, thật vô cùng lãng mạn trong thi ca của tác giả. Thật vậy, tại đây tôi tìm thấy não nộ của nhà thơ, có rất nhiều chủng tử tình yêu trong sáng mà lấp ló tình cảm thầm kín, mà câu thơ đã bộc lộ được vừa lãng mạn, vừa cổ diển mà thầm kín trong hiện thực, để ai muốn hiểu sao thì hiểu: “Thôi hãy quên đi quá khứ ưu phiền Đời vẫn đẹp hãy dìu nhau vào mộng!” (Thời gian – Trang 64) Trong một câu thơ khác: “Ta lặng nhìn sâu trong mắt sâu” (Ý trong câu thơ này thật kín đáo, nửa câu đầu: “Ta lặng nhìn sâu”: mang vóc dáng cổ điển với khái niệm: ‘trử rình” nửa câu sau: ‘trong mắt sâu’, chủ nghĩa hiện thực được thực hiện với ý niệm ‘cuồng si!’ Francois Sagan, tiểu thuyết gia theo khuynh hướng hiện thực khi đọc được câu thơ này, thì Francois cũng phải chào thua. Giá trị chữ nghĩa mà tác giả bao dung rất tuyệt vời! Phải rồi đó, trong tĩnh niệm của tuệ giác mà tác giả không phiền não, đã minh định, cũng đủ đầy tính chất cổ điển đang chập chùng với khuynh hướng hiện thực rồi! Còn gì lãng mạn bằng: “Bóng chiều phản chiếu vào ngấn lệ Vò xé đời nhau chuyện tình sầu!” Gối mộng nằm chờ, còn tai thì lắng nghe trong tĩnh lặng tiếng thì thầm từ cõi mộng: “Sao không quay lại cho anh ngắm Để biết rằng ta vẫn còn nhau!” (Trang 66) Nhà thơ letamanh chỉ viết có 4 câu thơ tự do, theo thể loại thơ mới, cũng chỉ vỏn vẹn có 27 chữ mà nhà thơ đã tạo được cả âm điệu của nhạc, gợi cho ta những liên tuởng với nhiều âm thanh hòa lẫn trong đó có quang cảnh: “Sớm mai sương chưa tan Trời Cali sao thoảng mùi hương Mẹ Ánh nắng xiên long lanh dòng sữa Vào hồn con nhè nhẹ điệu ru xưa” Vệt nắng nhẹ lơn xiên long lanh dòng sữa Mẹ, bên hiên cũ với đêm trừ tịch không trăng soi lối trong một chiều thu dần xuống của một khu vườn dừa, có tiếng gió xôn xao, với tiếng vóc ngọc thì thầm che sầu, nằm sâu trong giấc ngủ trẻ thơ, xa phố thị muôn dặm với vầng mây tím bay thật thấp mà tác giả thao thức từng đêm, từ năm này qua tháng khác rồi mơ màng thơ thẩn lang thang với đêm trừ tịch, không trăng soi lối em về, để ai ngóng trông ngồi chờ, là một khoảng không gian vô định vào một chiều Đông nắng đi hoang chưa về, khi những vầng mây tím bay thật thấp rồi bỗng chốc có ai đó cất tiếng hát, làm cho các cành dừa đang ngủ no say, cũng phải thức giấc để lắng nghe và những hoa dừa cũng phải hát theo âm thanh dìu dặt, cho thân phận của một loài hoa dừa dăng nụng nịu: “Bãi cát vườn dâu Xanh xanh tà áo Hương hoa dừa Thơm ngát tóc ai (Trang 59) Những bàng hoàng rồi cũng qua nhanh, tình yêu vẫn là giọt nước long lanh huyền ảo, cho dù đó là giọt nước mắt long lanh của tình yêu mặn đắng với kỷ niệm chập chờn, với ký ức bùi ngùi, với ngỡ ngàng nuối tiếc, mà lòng nhà thơ vẫn giữ lại chút xao xuyến để nhớ về, một nơi với bước chân chim trên xác hoa dừa trong vườn dâu với sao đêm, với tiếng sóng thì thầm vỗ bờ của đêm nào sông vắng. Và nơi đó, bây giờ không phải em mà là mây tím đang lamg thang cuối trời. Trong tâm hồn nhà thơ nhà thơ chợt có những nỗi buồn bất thuờng. Đêm đêm dưới ánh trăng xuyên qua song cửa sổ, nhà thơ chắc đã tìm bóng dáng ai trong tĩnh lặng, nhắm mắt lại để giữ nguyên vẹn hình ảnh đó khỏi xóa nhòa trong trí nhớ và đêm đêm trong giấc ngủ mơ màmg, hồn nhà thơ chết lịm trong đam mê mà chàng đã lưu giữ được những hình ảnh cô đơn đó để mãi đến hôm nay tác giả viết lại theo trải nghiệm để có thể cho chúng ta một hoạt cảnh… có mây, gió, nắng, trăng, tơ trời, sóng biển, chén rượu, bóng rèm lay, kéo về và chàng sẽ khúc khch cười như dòng sông bến đợi. Để hiểu rằng: “Ta một thời lận đận Em một thời đơn côi Cùng nhin nhau tóc bạc Như mây trắng lưng đồi” (Trang 60) Thơ có nỗi nhớ hoang đường. Thơ có bóng dáng ai đó trong khoảnh khắc khó quên mà nỗi nhớ tháng ngày chưa hết. Tình thơ rất vô cùng lãng mạn… Thơ làm cho tôi mềm nỗi nhớ! “Gặp em Xóm Bóng dáng thon thon Tóc dài tha thướt thoát bước son,” (Trang 62) Tác giả quả thật là nhà thơ lãng mạn. Cám ơn nhà thơ, đã viết giùm tâm tư của tôi mà cũng có thể cho tình cảm riêng tư của nhiều nguời khác… Tôi đọc thơ letamanh với một cảm xúc thật mạnh mẽ như nguời vừa nghe đuợc tiếng thơ. Thôi, cứ để cho tiếng thơ, chấp cánh bay cao theo cơn gió lạnh năm này 2022, trôi qua thật nhanh. Biết đâu trong một khoảnh khắc nào đó, dư âm của lời thơ, tiếng ngâm thơ sẽ quấn quít, quyện vào những giọt nhớ, thơm ngon trên môi, vẫn còn phảng phất đâu đó và biết đâu trong tâm hồn của nguời viết thơ, hiền hòa vẫn còn âm ỉ bóng dáng ai, đang đứng đợi tại một cổng truờng điểm hẹn… ngày xưa ấy, ảo ảnh cả một đời học trò và hoa mộng của tuổi lính quạnh hiu. Mỗi một nguời đều có một cái gì đó để nhớ để thương, để ru đời mình vào giấc ngủ no say. Letamanh cũng đã có những lời thơ diệu ngọt chưa lành. Tác giả rất thanh thơát nhưng cho đến bây giờ vẫn còn nghẽn ở một chỗ nào đó trong những ngăn tế bào, mà tác giả thỉnh thơảng tuôn trào dòng nghĩ như nuớc tràn bờ. Nhờ vậy mà chất thơ bao giờ cũng mang một chút ít hiện thực rồi đưa độc giả đến ngồi cạnh một thiên đuờng, bên bờ triết học sâu xa, mà nếu không chịu khó tìm những ý tuởng tiềm ẩn thì tuởng là đơn thuần nhưng thực chất, lời thơ mang nghĩa bóng của đời thuờng. Thơ thật hay. Thanh thóat và tuyệt vời. Giản dị nhưng bao hàm trong đó còn chất chứa những cung bậc của nhạc vàng Boléro muôn thuở. Mấy hôm nay, không biết từ đâu, có đàn chim se sẻ nhỏ bay về đây, thành phố Tacoma, nơi tôi đang cư ngụ. Từng ngày trôi qua buồn hiu vì nắng đi hoang chưa về, bỏ tôi ngồi uống cà phê cô đơn một mình. Bỗng nhiên, sáng nay, nắng lung linh giọt nhớ trong vườn nhà tôi. Tiếng chim ríu rít bên giàn hoa giấy đỏ thẩm. Những đóa hồng nở rộ khoe sắc thắm. Người Cổ Tích lắng đọc từng chữ, từng lời thơ, để nghiệm ra rằng tiếng ru trong bài thơ Em Khánh Hòa của Letamanh đã để lại trong tôi một thoáng hương hoa dịu dàng cõi nhớ: “Vĩnh Xương ngày nọ tình si Bóng in Cầu Đá người đi không về Viện Pasteur ủ lời thề, Hòn Chồng còn đó phu thê lỡ đời. (Trang 101) Tiếng thơ mượt mà, óng ả như màu lá me non đang vang vọng trong nắng sớm, hòa quyện với tiếng thơ diệu vợi trong tác phẩm Em Khánh Hòa, lời thơ vừa réo rắt, vừa ngây ngất như giọt cà phê trên vành môi người đang thưởng thức lời thơ qua tâm tình ấy. Thơ Lê Tâm Anh vô cùng lãng mạn trong chất thơ nhưng ý niệm lại luôn hướng về thi ca cổ điển. Tiếng thơ như sóng vỡ tràn bờ, mà nhà thơ đã buông xõa tâm tư theo những ý nghĩ buông lõng mà tác gỉa chưa cần dùng lý trí để kiềm hãm con tim. Hãy nghe ngôn ngữ có tính chất lãng mạn: “Anh từ Võ Tánh làm thơ Gởi em Trường Nữ ngày xưa… bụi hồng! Chao ôi! Lời thơ sao mà mộng mị quá! Trử tình quá! (Trường đã thay tên đổi họ 47 năm rồi, mà nhà thơ còn nhớ mãi những đàn bướm trắng, lung linh tan trường về…) Vấn vương uống rượu tiêu sầu nhưng chén rượu chưa làm quên được bóng dáng xưa mà thơ đã hòa chung với hoài niệm để gợi nhớ người xưa trở về trong chung rượu. Thật vậy, thơ đã làm tôi ngây ngất say. Tôi chưa say vì rượu, vì rượu tôi chưa uống đã say, đã ngẩn ngơ vì chất thơ len lén vào cõi buồn! Thật buồn! “Bạn, ta ôm bầu say khướt, Kiếp tằm dâu – cho – mất – được – đồng qui? Tôi say vì thơ. Rượu chưa uống đã ngất ngư say rồi! Không còn ý niệm nào lãng mạn bằng hai câu thơ trên. Người Cổ Tích ngẫn ngơ theo tiếng thơ thật êm ái ở những lời thì thầm mà tác giả đã viết lên một bài thơ mà nửa câu thơ này thì cổ điển “Kiếp tằm dâu” … rồi tiếp đến lời thơ trở về vừa cổ điển, vừa hiện thực “ – cho – mất – được – đồng qui?”. Không những chỉ một câu thơ này, mà tác giả đã đưa ta về chốn nửa mê, nửa tỉnh: “Sau mùa nắng hạn lại mưa Cali ẩm ướt lưa thưa giọt sầu Em ở đâu anh ở đâu Nào người nào cảnh nào sầu nào thương Lời thơ đã ‘nhân cách hóa’, được thể hiện vô cùng táo bạo vì lẽ từ trước đến giờ chưa ai ví ‘Lá xào xạc tưởng oan hồn réo gọi’ như thế này. Âm điệu của tiếng thơ như dòng suối, như tiếng khúc khích cười của trăng, rủ nhau trôi ra biển khơi và trăm ý thơ đã cùng hòa với sóng nước mênh mông, tiếng thơ xuôi dòng thênh thang như cung bậc trong sáng, thật thanh cao và vô cùng mộng mị! Rồi lời thơ ngậm ngùi, như thì thầm tiếc nuối, giấc mơ đã xa lắm rồi! Mà hoài niệm tưởng chừng như vỡ tan trong tiếng nức nở nghẹn ngào: “Lòmg đất mẹ những u hoài thấm hận Bốn mươi lăm năm những oan thiên trường hận,” (Trang 148) Chao ơi! Tôi nghe cô đơn trên đỉnh đồi Hill Top Tacoma. Nơi tôi ở, đêm nay mù sương. Không trăng sao! Tôi chờ nghe tiếng trăng khúc khích cười trong vô vọng của niềm đau nỗi nhớ! “Vầng trăng ngày cũ soi song cửa Quá khứ đường xưa bỗng bàng hoàng” Tôi cũng đã hòa tan một vài giọt nước mắt bởi tiếng thơ diễn tả quá truyền cảm như có thật, có người mộng du tay vẫn cầm vững chén rượu sầu và ngay bây giờ, giữa tiếng thơ thật GIAO CẢM với tâm tư người đọc. Letamanh không phải là nhà thơ chuyên nghiệp nhưng tôi thấy tác giả, với nỗi xúc động bùi ngùi như chính mình là người trong thơ, xa xưa của một thuở nào đó! Tiếng thơ đã diễn tả như tiếng reo của dặm nhớ. Tiếng thơ, nói lên nỗi day dứt, tiếc nhớ “người xưa giờ đã thật xa, nhưng chỉ trong phút chốc, mềm mại như mây nõn bỗng vút cao, nghe khắc khoải: Phải rồi, người xưa đã đi thật xa về chốn phiêu bồng mà tác giả vẫn còn để lại vóc dáng ai bên thềm trăng cũ, để nỗi nhớ dai dẳng còn đây. Lời thơ như sương khói mông lung nỗi nhớ! Tiếng thơ lay lắt như lá thu phai rồi năm tháng mãi đi qua bên thềm trăng cũ, người đã đi xa thật xa: “Em một cõi đời xa xưa mật đắng, Tình bay cao như mây trắng tan mau” (Trang 169) À! Phải rồi! Người Lính trẻ năm xưa, trước 1975, lúc đó nhà thơ chừng 24-25 tuổi, thanh bạch như hoa Hướng Dương, ấp ủ nồng thắm như hoa biển, đang thả hồn bên góc đường Duy Tân, mà hồi đó tôi thường ghé qua, bỗng chốc đỏ sụp, rồi tác giả về Qui Nhơn, rồi ngọn dừa cao, xum xuê, đã che mưa, che nắng, để chàng có được nỗi nhớ lưu dày mãi đến hôm nay… Tiếng thơ letamanh như đưa ta về cõi mộng mà bụi hồng, phấn trắng, bảng đen đã làm nhiều người, trong đêm nay nước mắt rơi rơi, có giọt buồn khoảnh khắc trong khe tim đang vỡ vụn. Rồi lòng tôi lại chùng xuống; bước từng bước, tìm đến ngôi trường xưa, có ông cai Ốm, người Phú Vinh, nhà ở góc Me Tây cua Trườmg Tiểu Học Nha Trang, đang đứng cạnh cổng trường Võ Tánh, chờ tiếng trống giục giã, mở tung cánh cửa sắt, và đàn chim non hớn hở ùa ra khi tan trường về. Tôi ngất đi trong hiện tại và trả ước mơ về quá khứ hoang đường. Và tiếng thơ lại tha thiết, như lời vỗ về ấm áp, chân tình đem lại niềm lạc quan, một không gian rộng mở: Hạ Vy! Bây giờ em đâu rồi? Hồi đó, hai đứa mình thức canh thùng bánh tét Mẹ đã nấu trong Đêm Trừ Tịch. Hạ Vy đã bẻ đôi một góc bánh Quế, em mớm cho anh. Anh đã cắn ngón tay em thật lâu! Một chập lâu sau, ahh buông ngón tay em ra vì sợ Mẹ thấy. Hạ Vy giả vờ khóc. Anh hỏi: -Sao Hạ Vy khóc? Hạ Vy e ấp hỏi anh: “Em bắt đền anh đó! Sao anh không cắn tay em nữa đi!” À! bây giờ mà có em, anh sẽ cắn nát cả năm ngón tay, nhỏ xíu, trắng nõn như búp măng non đó, ra thành trăm mảnh vụn, để giờ đây, bớt nhớ bớt thương! Tiếng thơ của letamanh thật truyền cảm với ngôn ngữ nhẹ nhàng đã đưa độc giả đến với nhiều ý thơ vô cùng cảm xúc. Chừng ấy chữ nghĩa, cũng đã quá đủ, để nói lên ngôn ngữ vô cùng trong sáng, vừa mộc mạc, hiền hòa như thơ và đã cho ta thấy người làm thơ thật giản dị như “Lưng ngựa gầỳ yên rách nát buồn tênh” nhưng vô cùng lãng mạn như ai đã từng cạp một nửa trái tra, nửa kia còn lại mớm trên môi hồng cho ai, rồi nghe trùng dương vạn dặm, mà cành tra đã che mưa che nắng cho hai đứa khi tan trường về! Đây là lời tản mạn của người viết qua bài thơ letamanh Tôi nghe tiếng thơ vọng về từ cõi nhớ của những tháng năm xa vời vợi, mà mhà thơ, thanh bạch như nụ hoa giấy tím vừa chớm nở trên vòm cổng nhà ai. Buổi sáng hôm nay thật đẹp, có nắng hồng bên song cửa, có màu lá nõn, và những nụ hoa e ấp …Đẹp quá, vì có tiếng thơ, phổ nhạc của tác giả, vô vàn hạnh phúc! Một chút tâm tình như rượu say… mà vành môi chưa cạn, khe tim đang tìm suối rủ sóng về với biển khơi, xa tít nghìn trùng …Dẫu cuộc đời như thoáng mộng du, ta vẫn vui ý đời trong thơ có nụ cười trên môi và có nụ hôn trìu mến trong căn nhà lộng gió, dưới gốc dừa đêm nay, đêm mai và mãi mãi trong niềm hạnh phúc vô biên. Cảm xúc khi đọc bài thơ letamanh, họa lại bài thơ của Người Cổ Tích, mà tôi nghe thấy dòng đời vội vã giọt buồn. Tôi đọc được bài của letamanh chia sẻ những nỗi trăn trở, khát vọng của nhà thơ muốn trình bày với chúng ta những vụn vỡ ngoằn ngoèo mà, mhà thơ và Người Tình của một thời ký ức đã vuốt mặt ra đi và những nỗi đau đó vẫn còn tồn tại, đày đọa trong cơn điên tỉnh ngủ. Theo linh cảm của tôi, tác gỉa cũng đã tâm sự với độc giả: “làm thơ để đốt nỗi đau và chẳng còn gì giữ lại.” Thật vậy, nhà thơ gốc Lính đã viết lên những trang thơ thật phong phú, mang nhiều thanh âm của tình yêu đôi lứa. Tình yêu dù ở hay ra đi, buồn vui hay hạnh phúc cũng chỉ là những viên sỏi lăn mòn trong ký ức trên chặng đường của vô thường. Còn thân phận con người như là chiếc lá bay qua cõi tạm rồi một ngày chỉ còn lại sự im lìm vô vọng. Nhớ về hay giữ lại, tác giả đã đưa chúng ta vào tâm tư ngậm ngùi với nỗi đau lạnh cóng trong ngăn tim lãng quên. Đối với cá nhân chúng tôi, Tập Thơ, có thể nói là những cụm thơ hay; được viết dưới ngòi bút giản dị, mộc mạc, vừa cảm nhận được, vừa nhớ lại từng chi tiết còn đang hằn sâu trong tâm khảm, để viết lại, như một nhiếp-ảnh-gia chuyên nghiệp. Nhà Thơ đã thu được trong ống kính và nay mới cho chúng ta xem những phóng ảnh thực tế, được chọn lọc trong những không- ảnh của ngăn tim. Một tập thơ thật giá trị để cống hiến đến quý độc giả với những tâm tình cao quý nhất, và có thể là những từ ngữ xuất phát từ nội tâm riêng của mỗi nguời trong chúng ta. “Tập Thơ” là đứa con tinh thần thứ mhất của nhà thơ trong vòng vài tuần lễ gần đây; sau các tản văn , cùng với nhóm văn thi hữu Nha Trang khác. Các tác phẩm này hầu như đã được nồng nhiệt tán thưởng. Đọc thơ letamanh, “trên đỉnh núi Hill Top buồn. Tôi có cảm giác như từ một nơi nào đó thật xa, tiếng nhạc rừng khuya vang vọng lại, mỗi lúc càng gần hơn, thanh âm nghe đìu hiu, xoáy vào tim óc làm tan nát lòng nguời đọc. Tôi im lặng, trầm ngâm trong suy tư chìm nghỉm với lời thơ buồn phổ nhạc và thả hồn mình theo từng giai âm với nỗi thương đau, lắng sâu trong tâm hồn qua thơ như có tiếng nhạc: “ Có những chiều ta ngồi nghe em hát. Có những chiều ta ngồi ngắm em đan” Chao ôi! Âm vang của một thời hoa mộng! Một thời để chết! Một thời để yêu Theo tôi được biết tác giả cũng là người viết văn đã thành danh ở hải ngoại. Tác gỉả thường viết văn và làm thơ về quê hương, những cành dừa, những gốc bàng cổ thụ, ven biển Nha Trang. Riêng tập thơ là một tuyệt tác, bất hủ vì đó là những bài thơ hay mà khi chúng ta đọc dường như là những bản tình ca với muôn ngàn âm thanh lẫn lộn trong đó có tiếng sóng vỗ thì thầm. Những âm thanh đó quyện vào nhau thành một bản truờng ca bất hủ, với khoảng không gian vô định vào một chiều thu tắt nắng, khi những vầng mây bay thật thấp rồi bỗng chốc có ai đó cất tiếng cười khúc khích dưới trăng. Letamanh viết thơ lãng mạn, đã không quên và tác giả nhất định không bao giờ muốn quên bất cứ một ai đã là bằng hữu thâm giao. Thật vậy, triết lý trong thơ letamanh đã tiềm ẩn trong thế giới mênh mông. Có … Có. Không … Không. Có đó rồi mất đó như bọt biển vô thường trong tâm thức của nhà thơ lúc thì như sóng vỗ tràn bờ, tự để cho con tim của mình trôi theo dòng nước lũ rồi đến một lúc, tác giả dùng lý trí để kiềm hãm con tim thác loạn trở về với nhịp thở rất cổ điển của văn học. Những từ ngữ rất bình dân, đơn giản, thô thiển nhưng rất linh động khi được nhà thơ ghép lại thành thơ, thì quả nhiên lại trở thành phong phú trong thi ca riêng biệt khó tìm thấy bất cứ ở đâu. Tôi thấy vầng trán nhà thơ thật cao với nếp nhăn nhân thế, với ánh mắt kiêu hãnh của một thi nhân. Nhưng nơi trú ẩn bình an nhất vẫn là dòng sữa Mẹ, nơi yêu thương hạnh phúc nhất vẫn là vòng tay Mẹ chở che. Tôi đọc thơ letamanh với một cảm xúc thật mạnh mẽ như nguời vừa nghe được tiếng thơ. Tác giả làm tôi nhớ lại, mình cũng đã từng có những vết thương đau chưa lành trong những giấc ngủ mơ màng. Thơ thật hay. thanh thoát và tuyệt vời. Giản dị nhưng bao hàm trong đó còn chất chứa những cung bậc của lời nhạc trử tình. Thơ hay, ý và câu thơ lạ, không bị trùng lập với thơ của ai và không bị sáo rỗng! Chỉ cái tựa đề cũng đã làm cho tôi suy nghĩ rất nhiều. Những e ấp đó luôn xoáy tròn trong tâm trí tôi như giục giã để tôi viết những rung động bùi ngùi này. Ngay cả không gian và thời gian đã đưa tôi vào ảo giác, mơ hồ như trong một giấc ngủ chiêm bao. cô đơn và hiu quạnh. Như thể, tôi đã chết rồi linh hồn hối hả trở về trong mộng mị, đứng vén màn, nhìn ai đó trong đêm, có người thiếu phụ còn rất trẻ đang tựa song cửa với ngấn lệ ưu sầu. Chao ôi! Sao mà cảnh trí của đêm buồn như thế nhưng vẫn chưa nói lên đủ, để mô tả quá khứ đìu hiu. Tôi không biết dùng ngôn ngữ gì để thay thế những chất liệu của những đêm cô đơn trong những bài thơ của tác giả, vì chữ nghĩa tràn đầy như dòng thác đang chảy ngược về tim. Những nhóm từ mà tác gỉa đã dùng như một cánh rừng tràn đầy bông hoa hé nụ. Tôi càng đọc càng thích thú với những từ ngữ đó. Thật thế, nếu dùng văn xuôi mà diễn tả đầy đủ như ý và tình cảm chan hòa như những bài thơ của tác giả,người viết văn có lẽ phải dài dòng tâm sự với nhiều trang giấy; mới có thể lột trần cái ray rứt của những đêm dài mất ngủ. Letamanh đã gieo cho người đọc cái hoang lạnh mong chờ: Phải rồi đó! Không gian thật dài lâu, thời gian cũng rất xa xưa… với bao nhiêu năm tháng, ai phải ngồi trong những đêm vắng lặng, để chờ người đi xa vạn dặm mà mãi chưa về thì mới cảm nhận đuợc cái buốt giá, trống trải của những đêm ôm gối chiếc chờ đợi mà mồ hôi của người đi xa vẫn còn là hương vị thoang thoảng trên môi ai nghe như âm vang giao động của răng môi người tình, mới hôm qua mà đêm nay sao hoang vắng, hiu quạnh dị thường mà môi hôn không phải là điểm tựa, cũng không phải là vòng lưng của người tình mà là khoảng trống mù mịt, giá lạnh trở về trong những đêm đông nằm chờ sáng, để nghe tiếng đại bác dội về rồi giựt mình tỉnh giấc mới nhận biết mình còn đang sống hay sẽ chết trong những đêm thật dài mất ngủ, đã trải nghiệm ra rằng Đêm Xa Vắng sao thật buồn da diết. Thơ đã làm cho lòng người giao động mà nỗi cảm xúc tự nó buông trào theo dòng nghĩ của người thích thơ letamanh, có tài làm thơ nhanh như chớp, mà không kém phần cảm xúc, nghẹn ngào nhất là bài thơ họa “Người Cổ Tích” trong đêm thức trắng nghe tiếng lá rơi mà ngỡ bước chân người về, như vầng nguyệt khuyết lẻ loi tràn đầy xót xa! Và tôi sẽ trở lại với bao nỗi cảm xúc của bài thơ họa Người Cổ Tích này, trong nhiều trang giấy tím và nét mực xanh này!… “Đọc tập thơ “Tưởng” đã làm cho độc giả cái hy vọng mong manh, mà như đó là tâm sự chính mình. Từng chữ, từng câu thơ xoáy buốt tâm can của người thưởng thức thơ letamanh như tôi. Tôi, người viết bài cảm nhận thơ letamanh đã không có cái hạnh phúc tràn đầy thân quen, gần gủi để biết rõ hoàn cảnh của tác gỉa, nên đã không dám đoan chắc tác giả viết bài cho Người hay viết cho chính mình. Tôi ngập ngừng bởi lẽ một người bạn thâm giao với tác giả đã nói nhỏ: -” Đọc thơ letamanh làm cho Người mà như tâm sự của Chính Mình. Thơ của tác gỉa, cho tôi cái cảm giác mơ hồ, trong cái thực lẫn lộn cái hư vô. Có… có không… không. Sắc bất dị không! Cái gì rồi cũng vô thường mà mỗi định mệnh trong chúng ta ai ai cũng sẽ phải có ít nhất là một vài đêm thức trắng mà tâm hồn mình vẫn còn vấn vương một bóng dáng đã đi qua và để lại những vết hằn còn trong mi mắt của đời tình. Đối với tôi, qua cảm xúc của người đọc, tôi nhận thấy dù cho tác giả viết cho Người Trong Hư Cấu hay viết cho Chính Mình, tựu điểm nhà thơ vẫn là một thiên tài của chữ nghĩa. Dù viết cho ai thì sự rung cảm theo nhịp đập của con tim mà bị tắt nghẻn, vầng thơ khó tuôn trào theo những ý nghĩ mà tác gỉa muốn diễn đạt thì cũng khó đi sâu vào lòng người đọc. Tôi bùi ngùi với dòng lệ chia sẻ, nỗi đau, niềm nhớ mà dĩ vãng là cổ tích xa xưa, nửa thực nửa hư, hồn thì bơ vơ trong những đêm thao thức mong chờ… Tôi nghe được bước chân hiu quạnh trong những đêm dài mà ai đó đang ngồi một mình trong gian phòng trong nỗi trống vắng để chờ người đi xa trở về. Và khi không còn chịu nổi những nhớ nhung quay quắt, ai đó đã gục đầu trên cái bàn gỗ, bật lên tiếng nấc tức tưởi để thấy nỗi đau buốt của những đêm buồn tênh và nghe từng giọt nước mắt âm thầm rơi trên má, với bao hệ lụy ưu phiền, mà bóng người về vẫn còn mờ mịt khói sương, để gợi cho ai đó nỗi nhớ xanh xao, rồi nhận biết ra chính hồn mình chênh vênh, đất trời chật hẹp và nỗi chờ mong vẫn lẩn quẩn quanh đây, để rồi chợt mơ một bóng hình luôn ấp ủ trong lòng trở về, một người tình đã nhiều lần hò hẹn mà bây giờ bóng dáng ai vẫn biền biệt mù khơi… “Ta rưng rưng nhìn gió hút rừng thưa Lá xào xạc tưởng linh hồn réo gọi” Tôi đọc hai câu thơ trên với một cảm xúc cực mạnh. Òa Vỡ! Tôi nghe thấy rõ hình dáng của một Người Lính còn rất trẻ, mất người yêu, trải nghiệm qua những đêm thao thức chờ sáng, ngồi úp mặt trong lòng bàn tay, lắng nghe từng tiếng động nhỏ, đamg âm vang, mà tưởng chừng như tiếng chân nàng về. Có những đêm như đêm nay, ai đó nghe lòng mình hối hả, rưng rưng những giọt nhớ, ngồi thơ thẫn, nghĩ về người yêu, khi trăng mớm tình về, rồi chợt nghe môi miệng người tình thật ngọt lịm như máu thịt nàng đang sinh chồi nảy lộc trên da thịt ta. Đọc hai câu thơ trên, tôi tự hỏi: – Đã có lần nào, vào những đêm trăng, như đêm hôm nào… rất xa mà mình tưởng như rất gần, trăng đang lặng lờ, mọc ngay trên mặt nước, vài cụm mây hồng bay giăng giăng trên biển Nha Trang, mờ nhạt bóng mây, đã ghi dấu muôn vàn kỷ niệm đẹp, đáng yêu, đáng nhớ, dễ gì quên, mà tình hồng đã len lén tìm về, hằn sâu, trên từng mỗi hạt cát, vẫn còn in dấu tay của ai trên từng làn da, sớ thịt, dấu môi hôn của ai đã hằn sâu, chìm ngỉm trong tim óc ai, mà ở đó đã có lần chàng và nàng nằm rã rời bên nhau mà nay thì gối chiếc, chăn đơn không có thể nào làm điểm tựa. Và dáng vóc ai bé nhỏ chỉ còn biết ôm trọn cái không gian mênh mông chìm đắm của tuổi mộng mơ. Tháng ngày thơ mộng đó đã xa xôi lắm rồi, có phải không tác giả? Những hình ảnh thân thương, những cái siết nhau thật chặt, với những ham muốn tận cùng xương tủy, bây giờ chỉ còn là kỷ niệm, ghi sâu vào tâm trí, chôn chặt trọn vẹn trong tiềm thức, rồi cuồng si trổi dậy, khi nghĩ đến người mình yêu, rồi nuối tiếc, thương nhớ ngậm ngùi. Hình dáng người tình đã đi xa để những đêm cô đơn mất ngủ, thức trắng đêm, chờ sáng. Rồi như không còn gì nữa, tình như si như dại, nửa thất tình nửa nuối tiếc bâng quơ! Trọn tập thơ, tác giả đã gieo vào lòng người đọc cái cảm giác thật vắng lặng, lòng buồn rười rượi. Tôi như thể rơi từ thiên đàng xuống tận vực sâu của địa ngục, để lắng nghe tâm tư mình lịm chết. Tôi nghe thấy gót chân ai đang lang thang trên những con đuờng hiu quạnh. Sân ga Nha Trang hay toa xe lửa đìu hiu đi về Sài Gòn, vóc dáng người tình, u sầu trong chiếc áo ấm, mà những hạt sương khuya vô tình đậu nhẹ trên vai, phiêu bồng như cành lau, hay như những hạt sương vụn vỡ, chưa kịp tan vì bầu trời giá lạnh. Đêm Đông giá rét kéo về, dài lê thê với gió bấc từng cơn thổi lạnh buốt thấu xương, mây đen vần vũ, sương mù giăng tỏa, mà niềm thương nỗi nhớ trỗi dậy, ngập tràn thân thể với ray rứt, nhớ thương len lén vào xương tủy, mang đến cho ta nỗi cô liêu tràn ngập tâm hồn. Mà thật vậy, tác giả chỉ viết có tám chữ: “Nước sông Ba vỡ òa sang màu đỏ” Tôi đã liên tưởng đến dường như có cái gì quen thuộc, trông giống như Tacoma quạnh hiu, nơi tôi đang cư ngụ, mà mùa Đông kéo về dài lê thê, tưởng chừng như niềm xót xa, quạnh hiu của tôi dài vô tận. Thật vô cùng ảm đạm. Sương tuyết ngập tràn vạn nẻo. Xơ xác. Đìu hiu! Tôi ước mơ, cuối cuộc đời, xin một lần đuợc cái ân sủng huyền thoại, gặp vợ chồng Lê Tâm Anh, đễ tôi chỉ dám đứng lặng thinh trước hái tâm hồn tươi trẻ của vợ chồng tác gỉa, để rồi sau đó tôi sẽ đứng nghiêm như người Lính già, dưa tay lên trán để chào thân thương, hai người bạn kết thân mà tôi chưa bao giờ gặp mặt. Thơ Letamanh, tôi đã nghe thấy những nốt nhạc âm vang của ‘Cung ‘ Sí Mineur. Thật thà mà nói, tác giả đã dùng chính ngữ trong yếu tố ngôn ngữ của tình yêu một cách thiết thực nhất, trong vô thuờng, rời sẽ có, cái có tron vĩnh cửu… vì trămg là một thiên thể hiện hữu, chưa bị ảnh hưởng của nguyên lý vô thường… Bốn chữ ‘nào’ trong một câu thơ 8 chữ, nhưng không phải là bóng dáng của ‘điệp ngữ’ đã làm cho bài thơ thêm mộng mị, mà : ‘Em ở đâu anh ở đâu Nào người nào cảnh nào sầu nào thương’ được tác giả ghép thành một câu thơ nghe rất êm tai. Nói tóm lại, letamanh đã cho tôi tìm bắt tính chất lãng mạn vô cùng phong phú, rồi tác giả thả hồn mình trong hiện thực để e ấp đưa ta về khuynh hướng cổ điển đích thục trong luân lý cổ truyền của thi ca Việt Nam. Nghệ thuật đão ngữ của tác giả rất tuyệt vời. Theo tôi nghĩ cách dùng điệp ngữ hay đão ngữ trong một câu thơ, một câu chữ, không phải là một lỗi lầm trong thi ca, nhưng nếu dùng nghệ thuật để ghép vận như letamanh, quả thật tác giả đã là người tiên phong, đưa đường dẫn lối để chúng ta khỏi ngại ngùng về sự trùng dụng của điệp ngữ hay đão ngữ. Bây giờ, chúng ta thử đọc qua bài thơ “Em Tự Nguyện” của tác giả đã đăng trong Đặc San KỶ NIỆM 60 NĂM TRƯỜNG NỮ TRUNG HỌC/HUYỀN TRÂN NHA TRANG (1960- 2020) trang 254. “Em tự nguyện như tín đồ dâng hiến Mắt lim dim khấn vái cõi huyển vi Cùng quấn quít nỗi đau thời chinh chiến Nghiệt ngã xa nhau giữa tuổi xuân thì” letamanh Thơ của Lletamanh tự nó, đã có giá trị tuyệt đối trong thi ca hải ngoại và cũng sẽ có một chỗ đứng trong làng thơ phú của ĐẤT VIỆT chúng ta… Tôi xin phép được chia xẻ những nỗi trăn trở, khát vọng của tác gỉa muốn trình bày với chúng ta những vụn vỡ ngoằn ngoèo mà tình yêu – cuộc đời – – Nguời Tình của một thời mơ mộng mà ký ức tác giả và những nỗi mong chờ đó vẫn đang tồn tại, đầy đọa trong cơn tỉnh-ngủ của tác giả: “Những địa danh nhảy lộn mèo trong óc Quân Trường Đồng Đế em nằm xõa tóc Thao diễn một thời an giấc ngủ chưa? Anh đứng đợi nhìn thời gian vụt khóc! Letamanh Thơ tác gỉả có khi tuy hồn nhiên, nhưng cuồng nhiệt hơn. Có khi lại thiết tha cương quyết mhớ lại: “Anh Võ Tánh mối tình hờ Ngắm em Trường Nữ bây giờ nơi nao!” Bây giờ đôi mắt Người Xưa của letamanh vẫn còn hiện hữu đâu đây, trong những đêm Đại Hội tương lai đó! Nhưng theo Duy Xuyên nghĩ: “Hồi đó letamanh, chỉ ngắm em mà không dám trao tình, thì dù bây giờ leramanh, có gặp lại Người Xưa, letamanh còn dám lén ngắm mắt Em Trường Nữ bây giờ nữa không? Người con trai Võ Tánh nào, khi giận người mình yêu Trường Nữ Huyền Trân, cũng lật đật, vội vã viết thư cho người yêu, rồi đọc, rối xé, rồi viết đi viết lại, cho đến khi hoàn tất, lại đi đến quyết định giữ thư lại không gửi đi cho người yêu, mà thư được giữ lại ở một góc tủ vô cùng kín đáo. Đôi khi đời tình đã vỡ mà thư vẫn còn nằm y nguyên tại chỗ như một đời tình, cũng không thoát ra khỏi hiện tượng này. Thật vậy, letamanh gốc Lính, đã viết lên những trang thơ thật phong phú, mang nhiều thanh âm của tình yêu đôi lứa, mà tình yêu là những âm điệu tĩnh mịch nhưng lời thơ bao giờ cũng là thành trì luôn ngạo nghể trong những khe tim của tác giả, có vóc dáng của người tình chưa bao giờ mờ phai: Tình yêu dù ở tuổi vàng Thu hay mai kia mốt nọ, buồn vui hay hạnh phúc cũng chỉ là những viên sỏi lăn mòn trong ký ức trên chặng đuờng hoài niệm của đời thuờng. Còn thân phận con nguời như là chiếc lá bay qua cõi tạm mà… “Hồi đó, không hiểu tại sao những thằng học trò Đệ Nhị Cấp, kể cũng ở tuổi biết yêu, thế sao chỉ nhìn em thôi mà không dám tỏ lời!” (Letamanh trang 252, ĐS 60 Năm) mà mãi cho đến nay, chỉ còn lại sự im lìm vô vọng. Nhớ về hay giữ lại, tác giả đã đưa chúng ta vào tâm tư ngậm ngùi với nỗi đau lạnh cóng của nguời tình nhưng vì hoàn cảnh phải sống xa nhau, nhưng vẫn hoài mong: “Vùng trời mơ xưa đâu bóng dáng em Khuất nẻo trời xa tìm mái tóc mềm Ta ngục tù chết ngất đời trai trẻ Nhớ em! Nhờ ámh sáng sao đêm! (Trang 253. ) Nhưng tình lại luyến tiếc trong sâu thẩm và thản thốt như một lời thệ nguyện: “Anh đứng đợi nhìn thời gian vụt khóc” letamanh Và dù tình có còn hay mất, dặm nhớ của những khe tim, Letamanh vãn còn âm ỉ như tiếng suối reo: Thật tình mà nói, tính chất lãng mạn trong thơ, ý thơ, đã thật vô cùng phong phú và ngay cả ý thơ cũng đã đạt được dỉnh cao của nghệ thuật lãng mạn. Tại sao ý thơ nơi đây không phải là chủ nghĩa hiện thực đã được hòa tan như một ước lệ trong khuynh hướng lãng mạn? “Hẹn nhau vào mộng mơ say Để cho bướm vẫn có ngày vờn hoa…! Leanhdũng (Đâc San Áo Trắng Ngày Xưa – trang 2o2o) Tiền đề vào bậc nhất của tình yêu bao giờ cũng được viết, được phối trí thành phim ảnh để vài chục năm sau, mầu ký ức xanh tươi của hoài niệm thành phong trào thi ca hiện thực, tác giả sẽ là người tiên phong tích cực với khuynh hướng hiện thực… nhưng vẫn còn khép nép trong thi ca của Người Việt chúng ta. Theo tôi biết trong tuổi học trò, không một người nào đã không theo ai đến lớp. Vậy tác gỉa cũng đã theo ai đến lớp là chuyện rất bình thường. Nhưng câu thơ này vô cùng hiện thực, không phải cuộc tình đã kéo dài gần 60 mươi năm, mà vàng tuổi yêu, khi một đêm trở giấc, mới thao thức, cho dù ‘theo ai đến lớp’ thì suối vẫn muôn đời tuôn nước trong… và tình yêu vàng tuổi giờ đây là mặn nồng của thơ ca thi phú … mà đời tình như đôi tim dựng túp lều bên bờ suối. *Chữ nghĩa của tác giả thật giản đơn, quá mộc mạc nhưng thật gợi tình: Con thơ cho ta thấy cảm giác ngây ngất, quấn quít vừa khêu gợi làm sao! Phải rồi, ai đó vẫn còn ngập ngừng muốn hôn lên môi má của nguời yêu, nhưng chàng vẫn còn chần chờ chưa dám. Đối với cá nhân chúng tôi, các bài thơ của tác giả có thể nói là những trang thơ hay, được viết dưới ngòi bút giản dị, mộc mạc mà tác giả vừa cảm nhận được, vừa nhớ lại từng chi tiết còn đang hằn sâu trong tâm khảm, để viết lại, như một nhiếp-ảnh-gia chuyên nghiệp. Tác giả đã thu được trong ống kính và nay tác gỉa mới cho chúng ta xem những phóng ảnh thực tế, được chọn lọc trong không- ảnh của ngăn tim mà hình ảnh cực kỳ sống động. “Đêm cô đơn, bút thơ đề, Mài mực óc biển tràn trề sa mạc!!! letamanh (Hai câu thơ trong bài thơ SAY, trang 449, trong ĐS GÔM CÁNH CHIM TRỜI Một bài thơ thật giá trị để cống hiến đến quý độc giả của tác giả với những tâm tình cao quý nhất, và có thể là những từ ngữ xuất phát từ nội tâm riêng biệt của mỗi thi nhân đang hiện hữu trong tâm thức và vô cùng ngưỡng mộ của độc giả chúng ta: “Sương xây thành sầu viễn xứ, Lá vàng lăn lóc khách lữ hồn quê!” Rồi: “Bỏ quê hương đời lư lạc Bao thu qua mang dòng thác cô đơn! Có thù nào nặng kiếm hờn Gươm tráng sĩ chẳng hề sờn trong vỏ!!! (SAY, letamanh, trang 449, ĐS VT&NTH2015) Độc giả sẽ có dịp may mắn để nghiền ngẫm, ngấu nghiến từng chữ, từng lời của ý thơ rất linh động, để ta có cái hạnh phúc to lớn quá đỗi đó! Cõi thơ letamanh vừa trử tình, vừa lãng mạn, vừa hiện thực lại đoan trang mẫu mực, mộng thực đan nhau. Có những khổ thơ tả cảnh, tả tình thâm sâu, cũng có những đoạn thơ tả tình rất tinh tế và hiện thực. Ta thử đi tìm ý thơ vừa trử tình vừa lãng mạn trong thơ Lê Tâm Anh mà chúng tôi đẵ nhắc đến… “Đôi mắt e một thuở tưởng lạnh lùng Ôi trái cấm đời anh hái trộm! (Trang 16) Thật vậy, thơ letamanh trữ tình, và lãng mạn thật: *Trử tình: “Bốn mươi bốn năm nhớ trường đau xót Con dế mèn kêu tiếng vọng từ xa” (Trang 80) Và: “Đứng bên bờ sông Nhìn bóng dừa rợp mát không gian” (Trang 60) Rồi bỗng chốc, tác giả lại đưa thơ về khuynh hướng cỏ điển: “Mênh mang chiều thế kỷ À ơi ! tiếng võng đu đưa…” (Trang 60) * Khuynh hướng Lãng mạn trong thi ca letamanh: “Áo tím lạc loài nơi xứ lạ Nhớ mái chèo khua ai biết không? hay “Đời vẫn cho ta nét diễm kiều Để đời còn được những nụ hôn Con tim lần nữa sao rung động Đã lỡ nhiều lần chẳng biết khôn! (Trang 25) Tác giả đa viết, lời thơ rất mộc mạc, giản đơn nhưng chan hòa tình cảm. Thơ vừa trữ tình, vừa lãng mạn, đôi khi tác giả để cho con tim của mình tuôn trào theo những dòng thơ, ý thơ thật lãng mạn như sóng vỗ tràn bờ nhưng sau đó tác giả đã dùng lý trí để kiềm hãm con tim như thủy triều đang dâng, mà tác giả đã đưa hồn thơ từ lãng mạn về trữ tình rồi sau đó nhà thơ đã dùng ngòi bút điêu luyện của mình chuyển những dòng thơ đó trôi về cổ điển hay nổi trôi về khoẳnh khắc hoang đường của phong trào hiện thực: “Cho tôi ké một ly gặm chân con gà nướng ! (Trang 85) Những cụm từ: “Con nước xoáy vẫn thong dong lấn lướt...” là chữ nghĩa của tác giả còn e ấp trong thái độ đạo đức của thi ca Việt Nam nhưng quả thật cụm ừ “máu-ư-tim” nó vừa là động-tính- ngữ lại vừa là chính ngữ để mô tả thật thiết thực mà tiền đề vào bậc nhất của xương tủy vẫn là: “hận tràn lòng Hai câu thơ trên, khi chúng ta vừa mới đọc, nó biểu lộ được tính dung hòa, ngậm ngùi của tác giả, nhưng theo tôi hai câu thơ trên còn ẩn ý trong tiềm tàng vô cùng kín đáo của xương tủy đang bùi ngùi, mà tác giả đã kín đáo biết dùng lý trí để kiềm hãm con tim, để đưa ta từ ý thơ vô cùng lãng mạn, trở về với khuynh hướng cỏ điển, mà lời thơ ý thơ thật thanh khiết như bụi hồng trên trên nòng súng nở hoa. *Ta thử đi tìm NẮNG và TRĂNG trong màu mắt của tác giả: Đời còn NẮNG THỦY TINH VÀNG và TRĂNG KHUYẾT Muộn Màng Trong màu mắt của tác giả bao giờ cũng có màu nắng và trăng rất linh động như: nắng sớm rộn ràng, phố nắng tràn con ngõ… Nắng được viết vào trang thơ, và trăng cũng đã bước cạnh tác giả trọn cuộc đời! Nắng: “Ánh nắng vàng chiếu muôn màu Long lanh” và: ” Ánh nắng xiên long kanh dòng sữa” Và Trăng: “Ta đứng đây nhìn trăng khuyết muộn màng Nghe trĩu nặng hồn em về theo gió” Và: “Vầng trăng ngày cũ soi song cửa Quá khứ đường xưa bóng bàng hoàng!” (Trang 135) Nắng và trăng cũng đã vương vấn tác giả trong những bài thơ khác… Tác giả đã quan sát cảnh vật qua ống kinh một cách tường tận, để thấy được trăng và nắng đung đưa và tác giả đưa Trăng và Nắng vào thơ một cách rất mộc mạc nhưng câu thơ rất trử tình nếu không muốn nói câu thơ đó mang cung cách tích cực của chủ nghĩa lãng mạn. Ý niệm của tuổi đời trong quan điểm tình yêu qua thơ của tác giả, vóc ngọc trong nắng chiều, trong trăng ngà… không làm hư hao được tuổi tình…tuổi límh. Lời Thơ trử tình trong khe tim nhà thơ: Thơ letamanh không những chỉ có Nắng mà tác giả còn cho ta cái cảm nhận về Mây, Mưa, Gió, Bụi và cái rung cảm của mùa Thu, gió Thu… “Ta một cõi, phủ phàng ôm ngang trái Giữa chốn bụi đời ngơ ngẩn nhìn mưa…” hoặc: “Bốn mươi lăm năm ly biệt Mái tóc quấn tang ký ức chốn mây mù” Nơi đây Thu đã tìm về với vóc dáng hao gầy, cho ta mườn tượng được, dáng Thu đang về đâu đó, thật buồn hư hao hơn xưa và ngoài trời lá Thu đang rơi bên thềm… Chao ôi! Ở cuối nẻo con đường Thu có nắng vừa lên bên vệ đường rồi bỗng chốc “Gió Thu rơi ướt mi ai, và vóc ngọc ai về trong cõi nhớ” và “Gió Thu thổi bay từng chiếc lá Thu” và tiếng “Thu ở đây đẹp vô ngần” có “ Mây, có “Gió Thu từng đợt buồn rồi mưa Thu buồn hiu và tôi tìm thấy Gió Thu se đẫm mi mềm của tác giả, lửng thửng tìm về “ Bá Đa Lộc, có hàng sa cừ che bóng mát”. Thật vậy, thơ letamanh. e ấp như sương thu, khi muốn nói đến hình dáng của một chiều thu tan truờng về, bất chợt mưa thu tuôn ướt áo học trò! “Ngàn thu áo tím ôi áo tím Tím cả trời xuân thuở học trò Vương mang kỷ niệm tình quyến luyến Ta đếm màu mơ trong giấc mơ…” (Trang 31) Có những giọt mưa thu rơi từ mái tóc nhiễu xuống mi mắt, chảy dọc theo đôi má trắng ngần, từ từ lan ra thân áo dài mỏng truớc ngực, vai gày sau lưng làm chiếc áo dài bị nước mưa đẫm uớt… rồi mưaThu… rớt hạt trên áo làm em nữ simh cảm thấy ngại ngùng trên đường về và tác giả cô đơn không có ai để tác già được đưa đón. Tác giả cho tôi thấy dáng cô nữ sinh e thẹn nhưng vội vã buớc chân chim nhanh về căn phố nhỏ ven đường phố nhỏ, mà hồi đó, tôi thường ngắt tàu lá ổi thả ghe xuôi bờ nước, cho tôi muờng tuợng đuợc chiếc ghe mỏng dính chạy nghiêng ngã theo vệ đường, rồi vai gầy lồ lộ… dưới mưa Thu mà nắng Thu đang đi hoang chưa về, nhưng thơ vẫn xuôi dòng để phủ che Huyền Thoại Cuộc Tình của Một Thời Để Nhớ! Một Thời Để Vô Cùng Đắm Say… Và tôi cũng đã nghe, từng nhịp đập bồi hồi của áo ai! Tác giả đã dừng lại ở đây, vì ngòi bút của tác giả lúc nào cũng mẫu mực. Viết để cho nguời đọc tự hiểu, tự muờng tuợng, do đó tôi đã hình dung đuợc bước chân đôi của tác giả đang đạp trên lá vàng khô của cái không vô thường mà bây giờ mới có vô thuờng ôm áp! “Ôi chao cơn gió vô thường Lướt trên cây cỏ ngập đường hoang sơ Không màu nhưng gió là thơ Sắc không biến hóa huyền cơ ngập trời” Và: “Bức tranh đời trời tô màu rực rỡ Vườn hoa vô thường cứ ngỡ tuyệt luân” (Trang 16) Thơ thật lãng mạn nhưng chừng mực, dừng lại để nguời đọc phải tức tuởi, tò mò… Nhà thơ đã cho ta nghe thấy …rừng, suối, lá, gió, trời, trăng, nắng, mưa, hoa lá, mi mắt em, mây, sợi nắng… suong, tuyết… Ta hãy đọc hai câu thơ của tác giả, để chiêm nghiệm trong khe tim và trong màu mắt của tác giả đã viết về tình yêu ra sao? “hai bàn tay trắng nâng tim vỡ Tim vỡ bao lần vẫn đắm say” Thơ của tác giả cũng không vắng những mùa mưa…gió… Phải đó, giờ đây những ước mơ chỉ còn là bóng dáng mờ phai, nhạt nhòa của hoài niệm, mộng mơ vẫn mãi trốn chạy. Những bước chân lamg thang như chân chim xôn xao sẽ không bao giờ còn bắt gặp, dù trong một giấc ngủ thật bình thường, trong cảnh đời loi lẻ. Mùa Đông cũng vùn vụt trôi nhanh. Tuyết ngưng bay, thổi trắng áo ai trên đường về. Nắng Hè chứa chan trên các đường phố, có ai đó đang dìu ai trên đường đi dưới nắng. Nụ cười trên vai người tình còn đọng trong mi mắt. Tình Yêu oà vỡ! Môi ai thắp lửa tô hồng môi em. Hai câu thơ, đã nói lên nỗi giận hờn của tác giả vẫn còn ray rứt đong đầy trong lòng. “Con tim lần nữa sao rung động Đã vỡ nhiều lần chẳng biết khôn!” Thơ của letamanh vừa vui, vừa đùa, đã nói lên được tâm tình của người Lính trẻ với cơn mê hoảng hốt lji biết súng mình đã gãy./- Duy Xuyên Tacoma 29/6/22 |