Ngày Quốc Hận 30 tháng 4

ĐẤT THÉT GÀO
Đã hết an bình trong mắt nhau
Đau cây lá rụng đất thét gào
Điên người không thét không gào nữa
Lấm lét vô lùm chôn cọng rau

Bão đỏ xuân đen ruộng cháy vườn
Ghe bầu tan máu đặc đại dương
Bao nhiêu con mắt chưa kịp nhắm
Trời đất chưa màu áo tha hương 

Những giấc mộng đầu cũng chết con
Những tay chưa nắm được thỏi son
Những lời chưa nói môi chưa ấm
Một chiếc hôn nào thực như ngon

Ngày cướp đêm quan no ngủ khì 
Giam cầm bao tử bắt chân qùy
Thương trâu-người kéo cày cổ tích
Trụ đèn hận chẳng có chân đi

Hang ổ nào còn được riêng tư
Mắt nào lén giữ được bóng xưa
Nước nào được uống không nhiểm độc
Người được bằng cây được trồng hư
 
Cày xới tan tành ruộng hết dưa
Trồng hoa dâm bụt gỉa hoa chùa
Dụ người non dạ khôn mê dại
Nạp mạng chằng ăn chẳng tốn bùa
 
Bỏ dép mang hài cóc nghiến răng
Phình bụng ễnh ương dọa chị hằng
Ngăn sông cấm chợ tình man rợ
Đỉnh-cao-trí-tuệ-ác ai bằng
 
Những điệu kèn tây điệu kèn ta
Kèn đưa đám cưới đưa đám ma
Chết oan chết nhục không kèn trống
Cưới chẳng xe hoa chẳng thuyền hoa
 
Lạnh nước kinh hoàng lạnh máu sôi
Vẫn ăn vẫn uống vẫn nói cười
Giữa lòng xương trắng cao hơn núi
Nuí lở sông bồi đá nước đui
 
Không giàu ba họ khó ba đời 
Quá gian quá dữ giành học bơi
Bơi nhanh bơi chậm đều không kịp
Thuyền đã vớt đầy xác mồ côi…
MD.03/24/06
LuânTâm
   
Trai Thời Loạn- Lão Mã Sơn
Thương Tiếc- Lão Mã Sơn
MẮC BẪY SỤP HẦM

“Tháng tư đi tậu trâu bò
Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm “(1)
Người mắc bẫy trâu sụp hầm
Đồng hoang cỏ cháy kiến ong trở cờ


Núi xương sông máu vỡ bờ
Trại tù nở rộ trẻ thơ ăn bèo
Chó tuyệt giống chuột ăn mèo
Ròng ròng mất nước cá kèo lột da


Xác con vịt hồn mẹ gà
Đạn cười bom khóc khổ qua bị đòn
Thân tàn vượt thác trèo non
Băng rừng đói rách thăm con nuôi chồng


Tép riu nhái bén mất rong
Cùng đường tuyệt giống lấp sông kinh hoàng
Chim trời cá nước đầu hàng
Bóng chim tăm cá điêu tàn bóng đen


Miệng hùm lưỡi rắn tự khen
Độc trùng độc vật trống kèn dã nhân
Ông lò ông táo thiêu thân
Khát khao vượt biển không chân kiện trời


Vu oan hại chủ đổi đời
Ăn lông ở lỗ kiếm lời khoẻ re
Sâu đen bọ đỏ lên xe
Cò con cu đất luỹ tre chìm tàu


Không nghìn trước không nghìn sau
Đòn thù tuyệt đỉnh cỏ rau hết hồn
Sử kinh bóp méo vo tròn
Tráo bùa đổi phép dạy con rượu chè


Ngày đất khóc đêm trời đè
Lưà thầy phản bạn kết bè yêu tinh
Con thơ khát sữa cầu kinh
Tội đeo kính trắng nhục hình tha ma


Trần gian điạ ngục thương ca
Bừng con mắt dậy cướp nhà tay không…(2)


LuânTâm

(1) Ca Dao
(2) Mượn ý câu thơ :”Bừng con mắt dậy thấy mình tay không ” của Ôn Như
Hầu Nguyễn Gia Thiều trong tác phẩm “Cung Oán Ngâm Khúc”
NGÀY QUỐC HẬN
Ba Mươi tháng Tư, đại tang Tổ quốc
Tang tóc quê hương, tang tóc muôn dân
Cộng sản Đệ Tam Quốc Tế vô thần
Nga, Tàu, và lủ ác ôn Việt cộng
Phát động chiến tranh tàn phá quê hương.
Người  dân Miền Nam khốn khổ khôn lường
Hàng triệu triệu người vượt biên bỏ nước
Chết trong rừng sâu, chết trôi ngoài biển
Chết trong trại tù rừng núi cao nguyên
Mối hận nầy muôn kiếp không quên.
 
Ba mươi, Tháng Tư là ngày Quốc hận
Không bao giờ nguôi trong trí người dân.
Hởi đồng bào hãy vùng lên diệt Cộng
Cứu quê hương, Tổ quôc sẽ tri ơn.
                         
                         Hoa Đô, 30-4-2020
                        Trần Gò Công/Lão Mã Sơn
THÁNG TƯ ẨN ỨC

Muốn nói với anh chuyện cũ 
Cách đây đã 46 năm 
Non nửa trăm năm dang dở 
Những tên ” cướp cuộc ” bạo tàn 


Anh nhìn em không chớp mắt 
Hỏi rằng mỗi ” tháng tư đen ” 
Bom rơi, đạn nổ, bươi đất 
Thẻ bài chiến hữu tìm tên


Những người đi không trở lại
Những người mất mát chân, tay 
Những tâm tư còn tan nát 
Những ai đang sống lưu đầy 


Anh cười nghe như tiếng khóc 
Cờ vàng phủ giấc oan khiên
Tháng tư mang nhiều ẩn ức 
Kể ra, không hết ưu phiền 


Em đến bên anh sầu muộn 
Tóc dài che mắt buồn thương 
Mỗi năm một lần giỗ bạn 
Để vơi uất hận sa trường …

     CAO MỴ NHÂN 
CHẾT VÌ SÔNG NÚI
“Những ai đã chết vì sông núi
Là sống muôn đời với núi sông”
Đất nước tôi sanh bao vị anh hùng
Để tôi hảnh diện làm người dân Việt
Nợ núi sông tôi vững tâm gánh vác
Khi giặc thù còn giày đạp quê hương
Người dân tôi sẽ hy sinh tới giọt máu cuối cùng
Quyết gìn giữ sơn hà từng tấc đất
Có ngàn người bị giết
Hàng triệu người sẽ bất khuất vùng lên
Sẽ cùnh nhau một dạ một lòng
Quét sạch hết kẻ thù dân tộc
Sẽ cương quyết giữ tự do, độc lập
Để muôn dân có đời sống bình an
Thân nhược tiểu nhưng không hể khuất phục ngoại bang
Trân thế giới ,nước Việt Nam đời đời ngạo nghễ
Chương Hà
Giải Phóng Gì Đây?
 
Tháng Tư Đen ngày ba mươi tủi hận
Đất Miền Nam nhuộm máu bởi dấu giày
Bộ đội áo xanh đến từ Miền Bắc
Đi giải phóng gì đây hỡi các anh?
Để mẹ già da thêm những nếp nhăn
Ngồi chết lịm bên quan tài mới nhận
Cho con thơ đầu vòng khăn tang trắng
Và vợ hiền phải góa lúc còn xuân
Anh về đây giải phóng hở anh?
Hay đẩy thanh niên lao động vào rừng
Đem máu đỏ làm mồi ngon cho muỗi
Đưa nhiều người đi vùng kinh tế mới
Kiếm khoai rừng nuôi cơ thể gầy khô
Biến phố phường thành một bãi tha ma
Bởi cái gọi là kiểm kê tài sản
Anh đến đây người dân thêm lúa chín?
Hay vét vơ vào hợp tác riêng mình
Nói chính quyền xây dựng bỡi nhân dân
Sao dân bỏ nước đi không tiếc nuối
Từ Bắc vào Nam anh gây nhiều tội
Lập chiến công cho cộng sản Nga Tàu
Giết bao người trại cải tạo rừng sâu
Hành động ấy sao cho là chân chính
 
                                   Dương Việt-Chỉnh
NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA.

Nửa thế kỷ trước anh là lính chiến
Ngoài biên cương chống giặc giữ quê hương
Thời thế đổi thay, Miền Nam mất nước
Đất khách lưu vong, sống kiếp tha phương.

Nửa thế kỷ sau, tóc đã nhuộm sương
Ôm mối hận lòng là người thua trận
Đêm đêm lang thang nhớ về cố quốc
Buồn nỗi buồn người mất quê hương.

Chiến hữu ơi, hãy tạm gác bi thương
Sống an vui khi tuổi thọ cuối đường
Một ngày nào đó giã từ trần thế
Hồn ta sẽ về thăm lại cố hương.

Hoa Đô- Mùa Tháng Tư Đen.
Lão Mã Sơn 2021

              LỜI CỦA BIỂN.

BIỂN VÌ AI THÉT GÀO GIẬN DỮ.
NỔI SÓNG NGẦM KHUẤY ĐỘNG KÌNH NGƯ.
LÀM CUỒNG PHONG BẢO TÁP MỊT MÙ.
SÓNG CUỘN SÓNG TRÙNG TRÙNG LỚP SÓNG.
    LÒNG ĐẠI DƯƠNG NGÚT NGÀN SÂU THẲM.
    BIỂN MÊNH MÔNG HUN HÚT BẾN BỜ.
    BIỂN HỜN CĂM SƯƠNG KHÓI DẬT DỜ.
    NÊN NGHẸN NGÀO SỤT SÙI ĐỔ LỆ.
TA NÀO MUỐN CHÔN VÙI THẾ HỆ.
VẠN NGƯỜI TRONG TĂM TỐI BAO LA.
CUỘC HẢI DU… VĨNH BIỆT QUÊ NHÀ.
NAY NGỦ YÊN DƯỚI LÒNG BIỂN LẠNH.
   TA LÀM GÌ CHO NGUÔI CƠN GIẬN?
   NHỮNG NGƯỜI CON NAY Ở NƠI ĐÂU?
   KHẮP ĐẤT TRỜI BỐN BỂ NĂM CHÂU.
   PHÚT SA CƠ!ĐÂU LÀ TUYỆT LỘ?
BIỂN NÓI GÌ TRONG CƠN THỊNH NỘ?
HOÀNG-TRƯỜNG SA MẤT CHỦ,LẠC THẦY.
MẤY MƯƠI NĂM GIẤC NGŨ ĐÃ DÀI.
HỠI DŨNG SĨ!MAU MAU TỈNH GIẤC.
   “HẢY LẤY LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ MẤT”.
    CÁC THỦY QUÂN,CON CHÁU NGÔ-QUYỀN.
    ĐỒNG BÀO TA DÙ ĐÃ NẰM YÊN.
    VẪN MIỆT MÀI THIÊN THU TRĂN TRỞ.

Kỷ niệm thảm cảnh vượt biên tìm tự do sau ngày mất nước.
                     Hoàng Phú.

VIỆT NAM Tang Thương
 
Tôi lớn lên trong khúc quanh Lịch Sử
1975… Nước mất… Nhà tan
30 Tháng Tư … đau xót … ngỡ ngàng
Miền Nam mất vào tay bọn Cộng sản
Mẹ tôi đã theo giòng người hoảng loạn
Bỏ lại tôi…tim thổn thức héo hon
Mẹ phải đi…mai… nuôi trẻ sống còn
Tôi ở lại với Ngoại già con mọn…
Chữ”giải phóng” chẳng ai mừng chào đón
Nghèo xác xơ mà giải phóng giàu sang
Như đàn bò từ rừng rú đồng hoang
Vào thành phố muôn sắc màu chói rạng
Miền Nam hỡi…Hòn Ngọc đang tỏa sáng!
Một Miền Nam ngẩng mặt khắp Năm Châu
Một Miền Nam trù phú trắng gạo nâu
Niềm kiêu hãnh…Miền Nam tôi yêu dấu!
Mẹ Cha khóc tay bế bồng con, cháu
Bỏ sau lưng mảnh đất cả đời thương
Sống lênh đênh trên biển cả dặm trường
Đi không biết đâu là phương… là hướng..?
Bởi không muốn ở chung loài khỉ vượn
Vượt Trường sơn mang theo máu tanh hôi
Cướp đất lành cho ma quỷ sinh sôi
“Đừng tin nhé những gì Cộng sản nói”
Cơm không đủ…trộn khoai, ngô đỡ đói
Miền Nam tôi…thành nghèo xác nghèo xơ
Cha đi tù “cải tạo”… Mẹ bơ vơ
Chồng khổ ải…Vợ ôm con sầu nhớ!
“Thiên đường” đó…bọn tham tàn đã mở
“Địa ngục trần gian” đày đọa Miền Nam
“Hãy nhìn đi… tội ác Cộng sản làm”
Câu nói đó đã đi vào tâm khảm
Ngày xưa ấy…còn đây màu ảm đạm
Giòng lệ rơi…tôi khóc hận Tháng Tư…
Giận bạo tàn đẩy Tuổi trẻ thói hư
Dìm Đạo đức suy đồi trong đối xử
Tâm miệng ác tạo ngàn lần nghiệp dữ
Các Bạn Trẻ ơi…có thấy?có hay?
Đất nước mình từng giờ phút lung lay
Giặc Tầu cộng đang lăm le chiếm lấy
Từng tấc đất thấm lời ru thưở ấy…
Một Hoàng Sa cũng là đất Ông Cha
Một Trường Sa cũng giọt máu ruột rà
Ta phải giữ…không tiếc gì mạng sống
Bọn Cộng sản lũ họ hàng Chiêu Thống
Cắt Đất ta hai tay ngửa tặng không
Chia ruộng Nhà…dân ở lỗ ăn lông
Tuổi trẻ hỡi…! Nuớc Việt Nam đang mất…
 
Erlinda Thùy Linh
05/01/2020  3:30PM
Hai Vai Nặng Gánh
Nước Nhà Ngửa Nghiêng

 
Từ anh cúi mặt rưng rưng.
Cảm người Lính trận lẫy lừng xông pha.
Làm trai giềng mối Quốc Gia.
Hai vai nặng gánh nước nhà ngửa nghiêng.
Chẳng nghe nửa tiếng lụy phiền.
Không hề chùn bước mọi miền hành quân.
Chiến trường nào thiếu gót chân.
Lên non… xuống biển… vạn lần gieo neo.
Tủi thân ngựa qụy chân đèo.
Tiếc thương vó ký nương theo bóng cờ.
Anh đi ngày ấy đến giờ.
Người ưu tư cũng bất ngờ! Vì đâu?
 
Nguyễn Thế Giác
HỆ LỤY CỦA NGÀY 30-4 TRONG THƠ LÃM THÚY

Lãm Thúy

“ Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu
Cổ  lai chinh chiến kỷ nhân hồi ! 

Câu thơ bất hủ ấy, chinh phụ nào không biết, ngay cả nhà thơ Hữu Loan cũng còn viết:
Lấy chồng đời chiến binh
Mấy người đi trở lại ?

Bởi vậy, khi chấp nhận làm người  chinh phụ, Lãm Thuý đã chuẩn bị sẵn cho mình những tình huống’ đau thương:
Nếu Anh chết khi chúng mình chưa cưới
Em mang thân đi phục vụ cho đời
Dạy học trò: “Quê hương mình lửa khói
Các em lớn lên nối lại tình người .”

Nếu Anh chết khi chúng mình mới cưới
Cho em xin một viên đạn chung tình
Dù với Mẹ Cha – Em thành trọng tội
Với đàn em – Không trọn nợ gia đình !

Nếu Anh chết khi con chưa chào đời
Em sẽ nén lòng  nuốt lệ làm vui
Nói với con thơ còn trong bụng mẹ:
“Chưa biết Cha – Con đã mất cha rồi !”

Nếú Anh chết khi con còn  trong nôi
Em sẽ buồn đau đê’n suốt kiê’p người
Nhưng còn có con, là còn lẽ sống
Nó như hiện thân của kẻ qua đời

Chiến trường giết dần những người tuổi trẻ
Súng đạn còn hơn định mệnh khắt khe
Nếu phải bỏ lại một phần thân thể
Em vẫn thiết tha mong đón Anh về .

Vậy mà Lãm Thuý đã lầm, những người chiến sĩ ấy không chết giữa sa trường mà bị đày đoạ trong chốn ngục tù đói lạnh, để người vợ trẻ mòn mỏi trong nỗi nhớ thương, đau xót:
Từ ta thôi mặc áo len
Để cơn lạnh nhắc đừng quên có người:
Aó không đủ ấm đêm dài
Cơm không no dạ những ngày lao lung …

Những người đàn bà trẻ ấy mới hơn hai mươi tuổi, lòng đầy mộng mơ, cơn quốc biến cuốn người chồng đi vào nơi rừng sâu núi thẳm, tù ngục đoạ đày, để lại đám con thơ. Nàng vừa nuôi con, vừa nuôi chồng, vừa chịu đựng nỗi cô đơn, vừa chống chọi với những nỗi cám dỗ. Đêm đêm nằm nghe thanh xuân trôi đi …:
Dẫu không thể chờ nhau mà hoá đá
Thì mười năm đâu phải chỉ vài đêm
Bao nhan sắc cùng thanh xuân tàn tạ
Lòng xót xa từng buổi nắng qua thềm !

Thời gian nào mà chẳng vô tình với nhan sắc của phụ nữ, cho nên:
Dẫu chưa bạc tóc thề xưa óng mượt
Nhưng thời gian đâu phải chẳng vô tình
Những năm tháng cách xa và chờ đợi
                      Chắt cạn đời ta trọn vẹn xuân xanh !

Chờ đợi, chờ đợi trong vô vọng, không mong có ngày về, không mong còn tương phùng, thế nhưng vẫn chờ vì dù thân phận đàn  bà, chẳng biết gì về chính kiến, nhưng có một điều những “NGỤC PHỤ” ấy không bao giờ quên. Đó là chồng nàng chiến đấu cho lý tưởng  QUỐC GIA và nàng đứng cùng chồng trên một chiến tuyến.
Cũng chính lý do đó, khi đang dạy học dưới mái trường “Xã hội chủ nghĩa”, Lãm Thuý_dù sức yếu thế cô, bị tru` dập phũ phàng vì lý lịch, cũng đã đứng lên hùng dũng đính chính rằng: “Chồng tôi bị bắt ngoài mặt trận, chồng tôi là TÙ BINH  chứ không phải HÀNG BINH !”
Và người cô phụ ấy luôn luôn nghĩ về nỗi đói’ lạnh, nỗi đoạ đày cuả chồng mình:
Chăn  chiếu vô tình không đủ ấm
Làm sao chia bớt lạnh phương Người ?

Thay chồng để nuôi dạy con thơ,  người đàn bà nhiều lúc quá yêú mềm, không đủ uy dũng để làm cho con nghe lời, đã phải giả lời nhắn nhủ cuả chồng để dạy con ngoan hơn:
Con ơi ! Con ở lại nhà
Nghe lời Mẹ dạy, cho Cha vui lòng
Cha đi cách núi, xa sông
Nói con Thuý Trúc n
ó không có lỳ
Cha đi, mai mốt Cha vê`
Mua bánh, aó đẹp đủ đầy cho con.

Vậy mà có kết quả mới hay chư’ !
Rồi thì “Cách Mạng”  cũng “Khoan hồng”, trả ngưi về. Nhưng đó hoàn toàn là một người mới. Con ngươi` mới này nếu không bệ rạc về thân xác thì cũng chán chường về tinh thần, không yếu đau bênh tật thì cũng ngơ ngẩn, yếm thế và  ngườìvợ sau bao nhiêu năm daì thăm nuôi, chơ` đợi đã phải thất vọng mà than rằng:
Có những lúc gặp nhau ta phải đổi
Nghìn gian nan đường dịu vợi, sơn trường
Hơn ai hết, ta tưởng mình sẽ hiểu
Thế nào là giá trị của trùng hoan

Nhưng cuộc sống những con người thất chí
Sự moỉ mòn chai san. với đau thương
Đã biến chúng ta thành người ích kỷ
Và đánh mất đi những nỗi dịu dàng

Chính cuộc sống chung đầy ngỡ ngàng ấy đã khiến ngươì vợ tự hỏi :
Có thật lòng vẫn yêu như ngày  cũ ?
Rất ngọt ngào từng tiếng nói, bàn tay
Hay ta đã tặng nhau nghìn thác lũ
Những đắng cay, hằn học của cuộc đời
 ?
Và rồi nàng chợt hiểu: Hệ lụy cuả ngày 30-4, hệ luỵ của cuộc đổi đời là trùng trùng đổ nát, tang thương. Đổ vỡ tận tâm hồn !
Rồi đến cuộc tái định cư sang Hoa Kỳ, thêm một cuộc đổi đời nữa, lần này thì xa lắc, xa lơ. Nỗi hệ lụy  vươn dài cánh tay bi đát.

Người Anh hùng xưa, với tháng năm đoạ đày.với niềm đau tủi khôn nguôi của kẻ chiến bại, với lòng ngao ngán, chán chường, dường như không thể nào thích ứng được với cuộc sống mới, người vợ, thay vi` là người được bảo bọc, che chở, lại phải cố gắng biến mình thành vững mạnh, một sức mạnh mà mình không hề có, để nâng đỡ cho chồng, nương nhau mà sống qua những năm tháng khó  khăn, lạ lẫm giữa xứ người bơ vơ:
Em biết Anh nhiều đêm không ngủ
Giấc mơ còn đói lạnh, gian nguy
Em biết Anh xứ người thua thiệt
Sống như người câm điếc mà đi !

Em biết Anh một đời bất toại
Anh hùng mạt lộ đứng chôn chân
Công danh, lý tưởng thành mây khói
Tâm sầu bạch phát, hận muôn năm

Chính sự cảm thông sâu sắc ấy làm trái tim người vợ xót xa vô hạn :
Em nghĩ trên đời này nếu có
Một người cảm hiểu được hồn Anh
Thì em chắc hẳn là người đó
Thương Anh đến xót cả tim mình !

Em muốn làm sao bù đắp lại
Những gì Anh để mất trong đờì
(Mười năm cô phụ sầu tê tái
Trái tim em cũng héo khô rồi ! )

Nhưng cái hệ lụy đau thương ấy bi thảm ở chỗ nó làm cho mọi thứ trở thành khô héo, lạnh lùng, chai sạn:
Mà khổ nỗi lòng em nguội tắt
Tấm thân khô giờ cũng mỏi mòn
Ngọn lửa cũ đã không còn thắp
Trái tim buồn nhịp đập héo hon !

Em nói đây thay lời tạ lỗi
Đã vô tình làm tủi buồn Anh
Biết làm sao khi lòng đã nguội
Đêm xuân tàn đã lạnh gối chăn !

Sống với những đa đoan hệ lụy, những cay đắng ngậm ngùi như vậy, nơi mà:
Quanh đi quẩn lại bốn bề người dưng
thực cuộc sống cũng chẳng biết lấy chi gọi bằng thú vị.
Xa quê hương, như đàn chim thiên di, bỏ lại quê nhà có cha mẹ già mong đợi, có bầy em nhỏ ngóng trông:

Ta bỏ đời giông bão
Bay tìm trời tự do
Bỏ quê nghèo nương náu
Khói lam vương giọng hò

Cha mẹ già mong đợi
Đàn em thơ mong chờ
Chán đời ra nông nổi
Bỏ thâm tình bơ vơ

Nỗi đau xót, nhớ thương ấy biết làm sao nói hết. Đó là nỗi ước mơ:
Cuối một đời luân lạc
Ta lại về quê xưa
Như thuở còn ấu thơ
Vùi trong lòng từ mẫu

Hay đó là niềm lo sợ khôn nguôi:
Tưởng tượng một ngày con trở lại
Không còn Mẹ đợi bến sông xưa
Trước ngõ, bùi ngùi con đứng mãi
Nghe lạnh trường giang tiếng gió lùa

Hay là sự ám ảnh thường xuyên:
Tưởng tượng con quì bên mộ vắng
Lòng đau khôn tả, lệ như mưa
Mơ hồ nghe lá âm thầm rụng
Lặng người con tưởng bước chân xưa

Cũng chính bởi sống cuộc đời lưu lạc tha hương, nên niềm hướng vọng quê  nghèo thật quá đổi thiết tha, nồng ấm:
Xin gửi qua giùm chút nắng Xuân
Bên này đã lạnh thuở thu phân
Bây giờ trời đất tràn băng giá
Không biết làm sao để ấm lòng?…

Và có lẽ nỗi nhớ quê quá mãnh liệt, nên lòng có sự bất công chăng?
Gió Bấc quê mình – Lạnh dễ thương
Có đâu tàn nhẫn – Sắc như gươm 
Hay là ta vốn luôn thiên vị
Bạc lòng nguyền rủa gió tha hương?

Không biết nữa, chỉ biết nhớ quá, nhớ đến quặn lòng:
Nhớ gửi giùm qua: Âm vang Xuân
Tiếng Mẹ cười rung tối cuối năm
Nghìn phương thực chẳng hề mơ ước
Quê nghèo một hướng nhớ rưng rưng.

Nói làm sao cho hết niềm nhớ thương. Ca dao có câu:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê Mẹ, ruột đau chin chiều

Lãm Thuý, sống xứ người, nhà không có ngõ sau, nên:
Quê hương ngàn dặm còn xa
Ngõ sau không thấy, nhớ nhà đứng đâu?
Đỗ Quyên khản giọng kêu sầu
Những hồn ứa máu còn thâu đêm chờ

Và dù không có ngõ sau, nỗi nhớ cũng chin chiều đau tủi:
Chín chiều đau khúc phân ly
Bờ  sông, cố quận, trời chia nghìn trùng …

Như thế, niềm hệ lụy vẫn rộng khắp, khôn cùng:
Vẫn là  ta – với riêng ta
Nói – Hay không nói – Cũng là vậy thôi
Đành thôi. Xứ lạ, quê người
Xót thân lưu lạc, lệ ngùi  đêm Xuân !

Nỗi nhớ âý không đo, không lường, không biên giới:
Vô cùng, vô tận, vô biên
Nỗi thương nhớ gửi về em, quê nhà

Nhớ quá, cả những điều rất nhỏ nhặt, rất tầm thường :
Còn xanh lá những con đường
Hoa cau, hoa bưởi sau vườn còn thơm?
Con đò neo bến chiều hôm 
Còn nghe tiếng gọi bên vàm sông  xưa?

Vậy đó, nhớ cả những điều không đáng nhớ, có khi chỉ là tiếng gió lùa :
Người có nghe buồn tiếng gió qua?
Chốn đây phòng kín, gió không luà
Vậy mà đôi lúc ta nghe rõ
Tiếng gió reo buồn vọng cõi xưa !

Trong cõi nhớ mênh mông đó, có ngươì cha già bên vườn Cam hoa nở trắng :
Ta nhớ vườn xưa hoa nở trắng
Chiều thơm ngây ngất dịu hương Cam
Cha ta thơ thẩn qua từng nhánh
Gõ nhẹ cho rơi những cánh  tàn

Sống giữa đời bon chen, vật chất, nhiều khi thèm một chút hương quê :
Dẫu về không kịp mùa hoa nở
Vườn xưa còn trắng đến thiên thuỞ đây đời sống bon chen quá
Ta thèm về lại góc vườn xưa

Năm tháng đã qua đi, bỗng giật mình nhớ lại :
Thương cha tuổi bảy mươi rồi,
Hiểu câu tóc bạc, da mồi mà đau …

Nhớ, thèm,…dù chỉ là một tiếng gáy gà trưa, dù chỉ là một câu Mẹ hát, dù chỉ là một lời vu vơ cha nói:
Thèm nghe  tiếng gáy gà trưa
Thèm nghe Mẹ hát ầu-ơ ví dầu
Thèm nghe cha nói vài câu …

Nỗi mơ ước thường xuyên đeo đuổi, làm mình tưởng như mọi thứ vẫn còn nguyên đó :
Những bông hoa tím trong vườn cũ
Nở từ dạo đó đến nay chăng?
Ở giữa hôm nay và quá khứ
Dường như chẳng có mấy mươi năm

Và thương nhớ những đoá hoa tím trong vườn xưa, là thương nhớ nhà cũ, bờ sông, là nhớ Mẹ, nhớ Cha, nhớ em …
Vẫn tưởng như ta còn ở đó
Sông chiều ráng nhuộm tím hoàng hôn

Và:
Dường như ta chẳng hề đi khỏi
Vẫn ở nhà xưa mái lá nghèo
Mẹ quét sân chiều vang tiếng chổi
Đàn em cười nói điệu vui reo

Cứ tưởng chỉ cần ta gọi khẽ
Vẫn tiếng thân yêu Mẹ đáp lời
Chao ôi ! Cách biệt nhau là thế
Nhớ xót xa lòng quá, Mẹ ơi !

Xa xôi quá, xa đến nỗi đứa em gái qua đời cũng không kịp về vuốt mắt :
Chị không về bởi mịt mù
Mà em đi vội không từ tạ nhau

Để rồi lòng cứ hôí tiếc mãi :
Cái giờ chị gọi nửa đêm
Biết tin đất lạnh vùi em đời đời
Lửa từ đâu dậy lửa ơi !
Tim ta cháy bỏng một trời đớn đau !

Cứ hối tiếc, cứ đớn đau như vậy và rồi đành phải tự an ủi mình :
Cứ hối tiếc, cứ  “Giá như …”
Cũng không gọi được em về từ mộ sâu
Vậy mà vẫn tiếc làm sao
Giá như còn được với nhau một lần !

Nỗi hệ lụy của ngày 30 tháng 4 trải dài khắp quê hương đất nước, trên bao số phận con người, số phận của hàng triệu đồng bào bỏ xác ngoài biển Đông, trong đó có những chiến sĩ can trường, những giai nhân trinh liệt, những trẻ thơ  vô tội,…:
Hỡi ơi ! Chiến sĩ đời ngang dọc
Tiếc chẳng phơi thây giữa chiến trường
Máu chẳng nhuộm màu cờ tổ quốc
Mà lại  pha hồng sóng đại dương

Đâu những hồn ngây thơ non dại
Tay
 bạo tàn cũng đẩy ra khơi
Những linh hồn nhỏ hồn nhiên ấy 
Đã bặt thiên thu những giọng cười !

Xương trắng đã vùi sâu lớp lớp
Mà trang chiến sử máu còn hoen
Ai nghe biển động ngoài sông nước
Còn rền trong gió tiếng oan khiên !

Những cái chết đau thương oan khuất ấy, đã biến biển Đông thành một ngôi mộ khổng lồ, thành một THỦỶ MỘ QUAN , như tên gọi của nhà thơ Viên Linh :
Ngậm ngùi trong Thủy Mộ Quan
Có muôn dòng lệ chảy ngàn năm xưa

Ở đó;
Mơ hồ trong Thuỷ Mộ Quan
Trùng trùng máu lệ mang mang hải tần

Và :
Những hồn ma dậy biển đông
Trăng tàn thuỷ huyệt ngậm dòng thơ đau …
Xưa người nát ngọc trầm châu
Giờ kinh thiên địa nhịp cầu máu xương .

Nói lên tất cả những hệ lụy ấy là bao tâm huyết đã đổ ra, là bao đớn đau đã trải, bao ngậm ngùi đã mang, Lãm Thuý thành tâm gửi đến quí thân hữu như một tiếng than ai oán khi nhớ về những kỷ niệm đau buồn chung của thân phận lưu vong.
Xin chân thành đa tạ ông anh Dương Quân kính mến đã gợi ý cho Lãm Thúy viết bài này.
LÃM THÚY
Uploaded: May 02nd, 2007
TRƯỜNG HẬN THÁNG TƯ- SAO KHUÊ