NHÀ BÈ NƯỚC CHẢY CHIA HAI” tác giả Nguyễn Lý-Tưởng,  sách nghiên cứu lịch sử viết về những nhân vật Miền Nam 

NHÀ BÈ NƯỚC CHẢY CHIA HAI” tác giả Nguyễn Lý-Tưởng,  sách nghiên cứu lịch sử viết về những nhân vật Miền Nam 
 
(Nam kỳ lục tỉnh) thời các chúa Nguyễn và các vua nhà Nguyễn có công mở mang vùng đồng bằng sống Cửu Long trong thế
 
 kỷ 17, 18, 19…  phát hành năm 2003 tại Hoa Kỳ…gồm những đề tài chính sau đây:
 
1. Vị Ẩn Sĩ (thay cho lời giới thiệu)
 
2. Vụ án Lê Văn Khôi chiếm thành Gia Định ( Hoàn cảnh lịch sử – Sơ lược lý lịch của Lê Văn Duyệt – Duyên kỳ ngộ giữa 
 
Gia Long và Lê Văn Duyệt – Vai trò của Lê Văn Duyệt tại Gia Định thời Gia Long và Minh Mạng – Bất đồng giữa Lê Văn Duyệt
 
 và vua Minh Mạng – Vấn đề cấm đạo Thiên Chúa …- Thái độ trả thù của Vua Minh Mạng sau khi Lê Văn Duyệt chết – 
 
Lê Văn Khôi nổi loạn chiếm thành Gia Định năm 1833 (Lý lịch của Lê Văn Khôi – Những người theo Lê Văn Khôi tại Gia Định) –
 
 Sự có mặt của Linh Mục Joseph Marchand (Du) trong thành Gia Định – Hành quan tái chiếm Gia Định – (lý lịch Nguyễn Tri
 
 Phương, Kế hoạch đánh thành Gia Định của Nguyễn Tri Phương ) – Bản án dành cho phe phản loạn  (hình phạt đối với
 
người sống -Hình phạt đối với người đã chết – Hình phạt dành cho Linh mục Josep Marchand Du – Joseph Marchand Du bị 
 
hỏi cung lần cuối trước khi bị xử bá đao) – Kết luận
 
3. Phần phụ lục về Lê Văn Duyệt: -Lê công miếu bi(phiên âm Hán Việt – Bản dịch tiếng Việt bia mộ Lê Văn Duyệt)- 
 
Công cuộc trùng tu lăng Lê Văn Duyệt..
 
4.Người Minh Hương góp công xây dựng Miền Nam thời chúa Nguyễn – Những Thuyền nhân Trung quốc đến tỵ nạn – 
 
Chúa Nguyễn cử đại binh đánh Hoàng Tiến và Nặc Thu – Trần Thượng Xuyên được dân xây miếu thờ – Mạc Cửu ở Ha Tiên – 
 
Mạc Thiên Tứ : văn võ kiêm toàn
 
5. Những vị tướng của nhà Nguyễn có công mở mang bờ cõi tại Miền Nam: 
 
Nguyễn Hữu Cảnh: người đimở mang bờ cõi
 
Nguyễn Cư Trinh:Kẻ sĩ của xứ Đàng Trong 
 
Nguyễn Văn Thoại: người được sông núi ghi tên.
 
6. Hoạt động gián điệp thời Trinh Nguyễn
 
7. Ấn ngọc tỷ truyền quốc thời nhà Nguyễn
 
8. Tam hùng dất Gia Định:
 
Châu Văn Tiếp: chiếm núi Trà Lang, anh hùng một cõi – không theo Tây Sơn – Dựng cờ “Lương Sơn Tá Quốc” kéo quân 
 
vào Gia Định theo chúa Nguyễn
 
Đỗ Thanh Nhân: chiếm núi Châu Thới tự xung Đông Sơn Thượng Tướng Quân chống lại quân Tây Sơn.
 
Võ Tánh: chiếm vùng Gò Công, tự mình tổ chức quân đội chống lại Tây Sơn, về sau nhận được thư của Nguyễn Phúc Ánh
 
(Nguyễn Vương) mời về hợp tác…
 
VỊ ẨN SĨ (Lời giới thiệu sách NHÀ BÈ NƯỚC CHẢY CHIA HAI của GS Nguyễn Lý-Tưởng – bàn về “địa lý chính trị” của Saigon
 
và Nam Kỳ lục tỉnh – tư tưởng về địa lý chính trị của NLT)
 
“Vào những năm sau 1954, dưới thời của TT Ngô Đình Diệm, Miển Nam Việt Nam sống trong cảnh no ấm, thanh bình, nhạc sĩ
 
 Phạm Duy đã sáng tác bài “Điệu Hò Miền Nam”, khiến ch rất nhiều người sống ở Miền Nam, trong đó có cá nhân tôi vô cùng
 
 xúc động: 
 
Nhà Bè nước chảy chia hai,
 
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.
 
(A li hò lờ, A li hò lợ)
 
Đường về lối bạn không xa,
 
Qua vùng đất đỏ thì ra Biên Hòa
 
(A li hò lờ, A li họ lơ)
 
Quê hương tôi ở tận Hà Tiên,
 
Có hạt tiêu cay, có tình quyến luyến,
 
Đưa em tới miền Cân Thơ,
 
Có hàng dừa cao, trái thơm ngọt ngào…
 
….
 
Ngày nà cạn nước Đồng Nai,
 
Ngày nào cạn nước ngoài khơi,
 
Non sông ta xóa mờ,
 
Không ai nghe tiếng hò,
 
Thì lời nguyền mới phai,
 
Thì lời nguyền mới phai.
 
       Những địa danh của Miền Nam như Đồng Nai, Nhà Bè, Gia Định, Biên Hòa, Cần Thơ, Hà Tiên,v.v. đã đem lại cho tôi một
 
niềm mơ ước đi xa, vào Miền Nam…
 
       Sau hiệp định đình chiến tại Đông Dương đã được ký kết giữa Pháp và Việt Minh, ngày 20-7-1954, thường được gọi là
 
 hiệp định Geneve (Thủ đô nước Thụy Sĩ), một biến cố chính trị xảy ra tại Quảng Trị vào mùa Xuân 1955 (thường gọi là vụ 
 
Đại Việt Ba Lòng…) khiến cho gia đình tôi lầm vào hoàn cảnh khó khăn, tôi bỏ học đi lang thang hoặc vào thư viện đọc sách,
 
báo suốt cả năm.
 
     Hồi đó, tôi mới 15, 16 tuổi, nhưng đã có nhiều ưu tư về chính trị và những tiếp xúc với người nầy, người khác, nghe bình
 
 luận về những tin tức thời sự, nhận xét về những điều đã được ghi chép trong sử sách, đặc biệt là giai đoạn từ 1945 về sau…
 
     Tôi thường dến nhà một vị ẩn sĩ, đó là một nhà Nho sinh bất phùng thời, khoa cử lận đận, tự nghiên cứu sách vở nhất là
 
Tướng  Số, Tử Vi, Dịch Lý, Phong THổ, Mồ Mả, Nhà Cửa,v.v….để tiêu khiển. Trước năm 1954, trong thời chiến tranh, ông bị 
 
mù cả hai mắt do tai nạn.
 
     Có lần tôi tâm sự với ông: Tôi nhận thấy những người làm cách mạng, tranh đấu, đi vào con đường chính trị, khi thất bạ
 
phải ở vào thế đối lập với chính quyền..
 
     VÌ bất đồng chính kiến mà từ bạn ra thù, bị đàn áp, mất việc, bị bắt, bị tù tội, có khi phải chấp nhận những cái chết oan
 
 uổng, mờ ám, gia đình vợ con không biết tìm xác ở đâu…Trong số đó cũng có những người bà cn dòng họ hay bạn hữu của
 
 tôi. Vì thế, sau nầy khi ra đời, tôi muốn làm nhà giáo để sống cuộc đời an nhàn, không liên quan gì đến tranh chấp chính trị…
 
     Hôm đó, vị ẩn sĩ mà tôi đã từng kính trọng như bậc thầy, sư phụ…đã giữ tôi ở lại nhà của 6n ăn cơm, nói chuyện đến khuya
 
 mới cho tôi về…Ông đã nói nhiều về tương lai của tôi dựa trên chỉ tay, tướng học và Tử Vi…Ông khuyên tôi nên vào Nam, vào 
 
Sai Gòn lập nghiệp. Ông ní rằng, dù tôi có quyết tâm học hành để trở thành một nhà giáo đi nữa thì sau này cũng bị gián đoạn
 
về công vụ, phải đổi ngành đổi nghề nhiều lần và trước sau gì cũng không tránh khỏi con đường “chính trị”, con đường tranh 
 
đấu, làm cách mạng…và có thể phải trải qua giannan, tù tội. Ưu điểm của con người tôi là lý luận, nói và viết để diễn đạt tư
 
 tưởng, để khuất phục kẻ khác…Trong các lãnh vực dạy học, viết văn, tranh đấu, hoạt động chính trị, đấu tranh nghị trường,
 
 hoạt động về luật pháp như luật sư, thẩm phán,v.v…chỗ nào tôi cũng có thể có mặt được, nhưng không lâu bền. Chỉ có tôn 
 
giáo là con đường tôi nên chọn và nên đi theo con đường đạo đức cho đến hết đời.
 
     Ông khuyên tôi nên đi vào Miền Nam, nơi đó tôi sẽ gặp được những người ưu tú, những người mà tôi sẽ hợp tác với họ. 
 
Ngay từ 1955, 1956, ông đã gieo vào đầu óc tôi những tư tưởng về địa lý chính trị, về phong thổ và con người anh hùng. Ông
 
nói rằng nước Việt Nam chúng ta vào thế kỷ thứ 10 là nơi có ba quốc gia, ba triều đại khác nhau. TỪ Miền Bắc vào đến Đèo
 
Ngang (giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình) là nước Đại Việt. TỪ Đèo Ngang vào đến Rừng Lá (Phan Thiết) là nước Chiêm Thành
 
 và vùng đồng bằng sông Cửu Long là nước Chân Lạp.
 
     Bán đảo Đông Dương có hình chữ “S” như con rồng uốn mình bên bờ Thái Bình Dương, có hai con sông lớn rất quan trọng:
 
 Hồng Hà và Cửu Long.
 
     Hồng Hà phát xuất từ Vân Nam (Trung Quốc), chảy qua Miền Bắc rồi ra biển với chiều dài 1200 kilomet. Mặc dầu đã đem
 
 phù sa ở Vân Nam bồi dắp nên đồng bằng Bắc Việt nhưng sông nầy đã gây nên nhiều trận lụt lớn làm cho đồng bào Miền Bắc
 
rất khốn đốn hàng năm. Chiều dài của sông Hồng trên lãnh thổ nước ta cũng không dài lắm so với sông Cửu Long.
 
     Do hoàn cảnh lịch sử, người dân Miền Bắc luôn luôn chịu áp lực nặng nề của một dân tộc vĩ đại và hiếu chiến là Trung
 
 Quốc ở bên cạnh. Các cuộc chiến tranh xâm lăng trong lịch sử từ Bắc phương, đã ch người Miền Bắc nước ta một kinh
 
 nghiệm: phải nhẫn nhục chịu đựng và phải biết vâng phục trước sức mạnh của kẻ thù. Trong hoàn cảnh như thế, bọn xâm
 
lăng bảo sao, người dân Miền Bắc đều “vâng, vâng, dạ, dạ” cho qua chuyện để sống. Do đó, người Miền Bắc bề ngoài nói
 
năng ngọt ngào, khéo léo, có vẻ ngoại giao…Nhưng trong bụng họ, đang nghĩ gì, đang mưu tính điều gì, khó mà biết được.
 
     Các triều đại từ Đinh, Lê, Lý, Trần, hậu Lê đã cai trị Miền Bắc, dặt thủ đô tại Hà Nội, có tổ chức hành chánh lâu đời; nhiều
 
người đỗ đạt nhờ có học hành, thi cử trải qua hàng ngàn năm. Đất Miền Bắc núi non hùng vỹ, có nhiều danh lam thắng cảnh
 
nên cũng là nơi phát xuất nhiều người có tài văn chương, thi phú. Miền Bắc ở gần Trung Quốc nên cũng chịu ảnh hưởng văn
 
minh, văn hóa từ Trung Quốc truyền sang nhiều hơn các miền xa khác của nước ta.