THANH SƠN


Tổng Thư Ký Thanh Sơn Nguyễn Anh Sơn
Tổng Thư Ký Thanh Sơn Nguyễn Anh Sơn
ͼ  Quê quán Dục Mỹ, Khánh Hòa.  Gia đình gốc Bắc di cư vào Nam năm 1954. Vượt biên đến trại tị nạn Pulau Bidong, Malaysia. Định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1981.  Hiện cư ngụ ở Orlando, Florida.
ͼ  Tốt nghiệp trung học Saint Peter’s Prep New Jersey, sinh viên Đại học Rutgers College Arts & Sciences, Newark, NJ.
ͼ  Thành viên Ban Tổ Chức kim Trưởng Ban Văn Nghệ của Trại Hè Văn Bút 2016 ở Houston, Texas.
ͼ  Nguyên Phó Chủ Tịch Nội Vụ Ban Chấp Hành Cộng Đồng Việt Nam Trung Tâm Florida.
ͼ  Cộng tác với nguyệt san Phụ Nữ Diễn Đàn và các báo địa phương. Đóng góp trong nhiều sinh hoạt cộng đồng, đặc biệt tham dự và phụ trách các chương trình văn nghệ.
ͼ  Hướng dẫn đội bóng đá Sài Gòn United ở Orlando, Florida.
ͼ  Cựu Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ Ban Đại Diện Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vùng Đông Nam Hoa Kỳ.
ͼ  Đại biểu Đại Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại kỳ 10 vào tháng 12-2014 ở Westminster, California.


Tác phẩm:  
Tri Kỷ
Tịnh Tâm Thư (ebook)

Secretary General Anh Sơn Nguyễn
Secretary General Anh Sơn Nguyễn
Penname: Thanh Sơn
Author, Community Leader
One of the youngest members of Vietnamese Abroad PEN Centre, Anh Sơn Nguyễn studied at St. Peter’s Preparatory School in Jersey City and Rutgers College of Arts & Sciences in Newark, NJ.
His family moved to Orlando, Florida, where Anh Sơn Nguyễn became active in the Vietnamese community.  He was elected Vice-President of the community in Central Florida in the past.  Beside works, Anh Sơn Nguyễn sponsors and manages the soccer team Sài Gòn United in Orlando, Florida.
Thanh Sơn Nguyễn served as Vice-President of the Vietnamese Abroad PEN Centre’s Southeast USA Chapter and an official delegate to the Vietnamese Abroad PEN Centre’s 10th Congress in Southern California in 2014.
Thanh Sơn Nguyễn was one of the main organizers of the first Vietnamese Abroad PEN Centre’s Summer Camp which was highly praised by Mayor of Houston Sylvester Turner, who proclaimed the three camp days as “Vietnamese Abroad PEN Centre Days in Houston, Texas.”  Anh Sơn Nguyễn’s works include Tri Kỷ (True Friendship), Tịnh Tâm Thư (Book of Cogitation).
Time
I was born in the land of love
where we called the Pearl of the East
with great mountains and beautiful rivers
with people who are simple but dedicated.
But the dream of peace keeps slipping away
as the Northerners invaded our land.
Many losses. Many families suffered,
asphyxiated by the emptied promise of liberty.
Democracy, human rights are detained in dark cells
as the enemy continues to attack
our ancestry, our way of life
and destroy our 4000-year culture.
More than four decades I am still longing
for justice released from the deep dungeon
to break the chains of slavery
and remove the foreign sacks.
When will my homeland attain democracy
for the flame of liberty burns brightly?
When will my people achieve happiness
and sing the notes of justice and compassion?
My tears flow with my awaken soul
When will, when will the time come?
Thanh Sơn
 Đến Bao Giờ
 Tôi sinh ra giữa lòng Đất Mẹ
Nơi người gọi Hòn Ngọc Viễn Đông
 Với núi sông trải dài hùng vĩ
Dân tộc tôi chất phác cần cù
Giấc mộng chưa yên hòa bình chưa đủ
Bỗng Bắc Phương cuộn lũ tràn về
Nước mất nhà tan thâm tình cốt nhục
Chết gục theo lời ảo tưởng tự do
Dân chủ nhân quyền cuộn sâu ngục tối
Bắc thuộc ngang tàng giày mả tổ tiên
Độc hóa chủ quyền văn học bốn ngàn năm
Hơn bốn mươi năm vẫn mỏi mòn đợi chờ
Đến bao giờ công lý thoát đáy ngục sâu
Phá gông cuồng thống trị ách ngoại sầu
Đến bao giờ đất nước tôi dân chủ
Thổi bùng lên ngọn lửa tự do
Đến bao giờ dân tộc được ấm no
Cùng hát lên lời công lý nhân ái
Nước mắt tôi rơi hồn thổn thức
Đến bao giờ, không biết đến bao giờ?
Thanh Sơn
Xuân Quên Lãng 
Thanh Sơn
Không khí của mùa Xuân đã đổ tràn đầy trong lòng của người dân đất Thần Kinh. Đường sá tấp nập xe cộ qua lại, tiếng còi xe trỗi lên inh ỏi như muốn đánh thức những người còn ngái ngủ, xa xa những làn sương vẫn còn phủ trắng như muốn níu chặt những nhịp cầu, những tia nắng Xuân non nớt của bình minh cũng đang hòa mình trên những đám sương nhạt của dòng Hương có lẽ chúng muốn xem tan dần hơi lạnh cuối đông.
Dòng nước Hương Giang vẫn nhịp nhàng như hơi thở của người dân bản xứ. Nó đã gắn liền với người dân bình dị, chén cơm manh áo của họ trong suốt chặng dài lịch sử. Có lẽ miền Trung đã gánh chịu nhiều mất mát đau khổ, khó nhọc qua nhiều giai đoạn lịch sử dân tộc. Thời gian vẫn cứ trôi, vẫn quằn quại trong lòng mỗi người dân. Có lẽ họ vẫn chưa hài lòng, vì trong tiềm thức họ vẫn luôn bị ám ảnh cuộc sống nghèo nàn khốc liệt của chiến tranh tàn phá, của lũ lụt đã trút lên vùng miền đất sỏi đá khô cằn. Trên tầng lầu bốn khách sạn, Tâm đứng vươn vai ngáp một hơi dài như thỏa mãn với một giấc ngủ dài sau khi trải qua những ngày mệt mỏi của chuyến xe đò từ Nam ra Huế. Nhìn xuống dưới đường đi đã tấp nập người qua lại, hương mùa Xuân đã tràn ngập khắp đường phố. Có lẽ người dân vẫn luôn trông ngóng mùa Xuân mà họ vẫn mơ ước sẽ tới, nhưng họ vẫn tiếp tục mòn mỏi chờ đợi. Cuộc đời họ như vòng bánh xe, lăn mãi nhưng vẫn không thoát khỏi sự khó khăn vất vả của cuộc sống.
Tâm quay về phía giường bên cạnh khẽ gọi người bạn đồng hành:
– Trí à! Chuẩn bị dậy chưa, ra lấy vé xe lửa cho kịp chuyến đi Hà Nội !
Trí xoay mình trong chăn như nửa tỉnh nửa nghe rồi lại thiếp đi. Tiếng ngáy lại tiếp tục… thấy thương bạn, Tâm tự dọn dẹp thu xếp hành lý rồi thưởng thức những giây phút còn lại bên song cửa.
Thu xếp trả phòng xong bước ra khỏi khách sạn mặt trời cũng đã đứng bóng. Như chợt nhớ ra điều gì, Tâm thúc giục bạn:
– Trí à! Mày ra ga mua vé tàu lửa kẻo không kịp, tao vào chợ mua ít thức ăn đi đường ăn lót bụng.
Trí như đã hiểu được kế hoạch nên chạy thẳng ra ga. Tâm rẽ qua một quãng đường ngắn thì chợ Đông Ba đã xuất hiện phía trước, người người đã tấp nập rộn ràng chen chúc đi tưởng như không chỗ bước tới, những con buôn niềm nở đón khách hàng không ngớt, họ không muốn bỏ sót một ai vì những ngày cận Tết khách hàng ai cũng muốn mua nhiều và rất hào phóng. Tâm dạo một vòng quanh chợ vừa để nhìn ngắm những món hàng chưng bày vừa để hưởng thụ hương vị mùa Xuân. Tâm dừng lại ở một quầy hàng gần cuối dãy, cô bán hàng vẫn thoăn thoắt hai tay xếp đặt những món hàng cho ngay ngắn, làn tóc dài đen mượt xõa quá bờ vai được che bởi chiếc nón lá, thân hình thon gọn nhẹ nhàng chiếc áo nâu đen dài tay cũng đã úa màu, bàn tay trắng ngần đều đặn như vẫn còn giữ nguyên nét tiểu thơ. Bất chợt tiếng nói nhẹ nhàng vọng ra từ chiếc nón:
– Anh cần mua chi?
Tâm giật mình chợt hiểu thì ra cô bé đã biết mình đứng đây từ bao giờ liền trả lời:
– Tôi muốn mua một vài món ăn đặc sản để làm quà trong dịp Tết.
Cô bán hàng ngước mắt nhìn lên thấy một chàng trai đang chăm chú nhìn mình liền nở một nụ cười nhưng vẫn không giấu được nét thẹn thùng, nàng hỏi:
– Chắc anh từ trong Nam ra chơi?
Thấy cô bé có vẻ thân thiện, Tâm đáp:
– Vâng ạ! Tôi nghe nói nhiều về miền Trung nên tiện dịp tôi ghé ra chơi. Tôi nghe nói Huế rất nhiều món ngon vật lạ nên cô nghĩ tôi thích món gì cứ lựa bán cho tôi.
Thấy anh chàng nầy có vẻ thực thà nên cô bé lên tiếng chọc ghẹo:
– Anh mua nhiều thế nầy sao không trả giá? Không sợ mua hớ sao?
Biết cô bé này chọc mình nên Tâm vui vẻ trả lời:
– Tôi cũng muốn trả giá lắm chứ, nhưng sợ Tết mà bị cô rủa thầm trong bụng nên… xin được chấp nhận thiệt thòi!
Biết mình bị đùa lại nên cô bé mắc cỡ đến đỏ mặt hỏi lãng qua chuyện khác:
– Anh đi rồi bao giờ trở lại?
– Tôi chỉ mới tính đường đi chứ chưa tính đường về, nhưng hy vọng có dịp trở lại thăm Huế.
Tâm như chợt nhớ ra điều gì vội hỏi:
– Mãi nói chuyện mà chưa được biết tên cô bé, tôi là Tâm còn cô tên chi?
– Cô bán hàng mỉm cười với vẻ tinh nghịch đáp:
– Anh hỏi tên em làm gì? Anh có bao giờ trở lại nữa đâu mà hỏi.
Biết cô bé muốn đùa với mình, Tâm cũng thẹn thùng đáp:
– Ừ nếu không gặp lại thì cũng còn biết tên nhau mà gọi!
– Đùa với anh tí thôi, em tên Phượng, nhà ở thôn Vỹ Dạ… Thời thế thay đổi nên phải bỏ học ra buôn bán lúc gia đình gặp khó khăn.
Tâm chợt hiểu thì ra cô bé này là một tiểu thơ, cách nói chuyện nhẹ nhàng, càng nhìn càng thấy nét xinh đẹp. Nếu nội thành không có biến đổi thì kẻ phàm phu cũng chẳng bao giờ có được cơ hội ngắm được một trang tuyệt sắc.
Từ phía sau Trí đã đứng chờ tự lúc nào, liền giục:
– Chẳng còn bao lâu xe lửa khởi hành, chắc mình cũng nhanh đi kẻo trễ!
Tâm đỡ lấy bao thức ăn từ tay cô bé đáp lời:
– Cô lựa cho nhiều thức ăn quá, ăn đến bao giờ mới hết?
Cô bé giả vờ làm ra vẻ nhạc nhiên, nói đùa:
– Đâu có, em lựa bán cho anh chứ em đâu có cho?
Cả hai như hiểu ra, phá lên cười. Cô bé giục:
– Thôi, anh đi đi kẻo trễ, chúc hai anh đi chơi vui vẻ!
Tâm cười bảo:
– Anh chào em!
Cả hai cùng bước về phía sân ga Huế. Hành khách đã lên toa, chỉ còn một vài anh bảo vệ chờ đợi những giây phút cuối trước khi tàu bắt đầu khởi hành.
Lần đầu tiên được đi xe lửa, Tâm cảm thấy vô cùng thích thú xen lẫn sự hồi hộp. Sân ga bấy giờ đã vắng, hành khách đã vào toa. Xe lửa gồm nhiều toa khác nhau, có toa chỉ có ghế ngồi, có toa có cả giường ngủ cũng có toa trang bị cả máy lạnh theo giá vé khác nhau. Trí loay hoay tìm chỗ của mình theo sự hướng dẫn của người bảo vệ. Mỗi toa chia làm nhiều phòng, mỗi phòng gồm có bốn chiếc giường, hai chiếc giường tầng dưới có ngăn để đựng hành lý. Tiếng còi tàu rít lên báo hiệu tàu sắp khởi hành, tiếng loa phát thanh đã vang lên nhắc nhở những thủ tục an toàn cần thiết trước khi tàu rời ga.
Trí cất hành lý vào hộc xong cũng nằm sóng soài trên giường thở phào nhẹ nhõm. Tâm ngồi bên cửa sổ nhìn ra ngoài lấy làm thích thú vì nghĩ rằng mình cũng được nhìn thấy được mảnh đất mà mình đã nghe nhiều trong cuộc chiến 1975! Xe lửa chầm chậm lăn bánh, tiếng va chạm giữa bánh xe và đường rầy tạo nên một âm thanh rùng rợn như dọn đường cho một khối sắt khổng lồ đang tiến tới.
Tàu ra khỏi Huế, tiến về một vùng đất trống không thấy một bóng người hoặc nhà cửa, trải dài một bãi cỏ hoang không người chăm sóc, nếu Tâm không lầm thì đây là tuyến đầu của cuộc chiến tàn khốc, cảnh những sự chết chóc, rùng rợn di tích còn lại của mùa hè đỏ lửa 1972? Và có lẽ nơi đây đã vùi chôn biết bao nhiêu thân xác của những người lính cưu mang một lý tưởng giải phóng cho dân tộc. Họ đã để lại bao nhiêu ước mơ của một con người, một tuổi thơ chưa được trọn vẹn, hẹn hò của những cuộc tình mong manh không đoạn kết, một mái ấm bên cạnh vợ hiền con dại đang đợi chờ sự trở về của chồng cha, nhưng tất cả chỉ có sự ném trả của chia ly đứt đoạn, những địa danh Quảng Trị, Khe Sanh, Đông Hà, Vinh tất cả đã đi vào quên lãng, khép kín vào ký ức của thời gian. Lý tưởng đó đã chết dần theo những con người đang chạy vội theo nhịp sống hiện tại, gội sạch trí nhớ để không còn nhìn nhận sự theo đuổi của một quá khứ ngặt nghèo.
Dòng thời gian vẫn tiếp tục trôi, Xuân lại trở về trên mảnh đất khô cằn, bên cạnh những hố bom sâu thẳm, chỉ còn lác đác những cành mai dại. Tiếng kêu của côn trùng như thì thào ru ngủ những con người đã hy sinh nằm xuống bởi những giấc mơ không trọn vẹn, nỗi cô đơn của sự quên lãng, hắt hủi chỉ còn được an ủi bởi những làn hơi lạnh hoặc những ánh tà dương yếu ớt như muốn trốn chạy của một ngày sắp tàn.
Tiếng ồn ào của hành khách qua lại làm Trí không nhắm mắt được nên nhìn lên thấy Tâm đang chăm chú nhìn qua cửa sổ như đang bị thôi miên, Trí liền hỏi:
– Tâm à! Mày đang nghĩ gì vậy?
Tâm như tỉnh giấc vì câu hỏi của Trí đã đưa Tâm về với thực tại, không muốn cho bạn mình biết nên chàng trả lời qua chuyện khác:
– Tao đang nghĩ về cô bé bán hàng ở chợ Đông Ba lúc nãy, đang tưởng tượng ra việc tao phụ giúp xếp hàng ra cho cô ấy bán, cuộc sống như thế tao cảm thấy rất lý tưởng và thú vị.
Trí phá lên cười chọc bạn:
– Mày mới gặp mà đã lưu luyến, mày cũng đa cảm đấy chứ! Nhưng tao sợ cô ấy đã có chồng và đang vất vả buôn bán vì đàn con đang chờ chực ở nhà.
– Nhưng cô ta còn rất trẻ, trên tay lại không đeo nhẫn cưới.
– Tao sợ nhẫn cưới nó không đeo mà nó đeo nhẫn cỏ mới khốn nạn chứ!
Thấy bạn mình cũng dí dỏm nên Tâm cũng vui vẻ trả lời:
– Thế mày không muốn tao lập gia đình à?
– Hôn nhân là cả một vấn đề sinh tử chứ đâu phải sự quyết định một sớm một chiều. Tao thấy nhiều cặp đã từng thề non hẹn bể thế mà cuối cùng anh đi đường anh, em đi đường em tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi!
Thình lình bên ngoài cửa có tiếng vọng vô:
– Mời hai chú ăn bát cháo gà!
Trí đưa tay đỡ lấy hai bát cháo và cám ơn người phục vụ rồi đưa một bát cháo cho Tâm và nói:
– Đây là tiêu chuẩn của mỗi hành khách nên không trả tiền. Ăn đi cho đỡ đói!
 
*  *  *
Mặt trời dần khuất sau rặng núi, những con chim én cũng rối rít bay lượn tìm lối về tổ. Màn đêm buông xuống chụp lên vùng đát hoang vu hiu quạnh như báo hiệu một ngày đã tắt. Con tàu vẫn tiếp tục băng mình qua màn đêm tiến về một vùng trời mới xa xa có những ánh đèn lấp lóe báo hiệu sắp đến một sân ga mới. Phía trước, thành phố Vinh đã hiện ra. Xe cộ qua lại tấp nập, kẻ bán người mau vẫn rộn ràng trên những dãy phố. Xe lửa chạy chậm lại rồi ngừng hẳn ở nhà ga để lấy khách rồi lại tiếp tục băng vào màn đêm.
Tâm thấy con tàu chạy băng qua khu nhà dân sát đường rầy trông thật… ngộ nghĩnh liền hỏi Trí:
– Trí à! Xe lửa chạy qua sát nhà cửa của dân ồn ào thế làm sao ngủ được!
– Tao cũng không hiểu nữa. Theo thống kê, người ta nói gia đình nào ở gần sân bay hay đường rầy xe lửa đều đông con. Chắc nửa đêm mỗi lần tàu qua lại làm người ta giật mình thức giấc…
Thấy Trí hay chế diễu mình nên Tâm đánh trống lảng:
– Thôi ngủ đi để mai còn thức sớm.
Con tàu tiếp tục lăn mình trong bóng đêm. Trời tờ mờ sáng, tiếng loa phóng thanh trỗi lên như đánh thức hành khách đã đến ga Hà Nội. Sau những lời dăn dò, những lời chúc Tết của hướng dẫn viên, mọi người đổ ra ga đông nghẹt, kẻ gánh người khiêng tấp nập.
Tâm bám sát lấy Trí cùng theo đoàn người ra ngoài cổng, vừa đi vừa từ chối lời mời mọc của những anh xe ôm, xe tắc xi rồi đi lách qua dãy phố có khách sạn. Tâm thúc giục Trí vào mướn phòng vì ở gần ga cho tiện. Lấy phòng xong, Tâm nhảy vào tắm, còn Trí lấy điện thoại liên lạc với người bạn ở Hà Nội. Sau khi nói chuyện điện thoại một lúc, Trí gõ cửa phòng tắm dặn:
– Tí nữa tao có hẹn với người bạn cùng ăn sáng ở đường Tôn Đức Thắng, mầy chuẩn bị lẹ lên rồi cùng đi.
– Ủa! Tao chưa từng nghe mầy nhắc đến người nào ở Hà Nội?
– Ừ, lâu lắm không liên lạc giờ mới nhớ ra bạn cùng trường hồi trước!
– Ừ! Nếu có người hướng dẫn đi chơi thì tuyệt vời.
Trí và Tâm đón tắc xi đến điểm hẹn. Đường sá Hà Nội cũng sạch sẽ, sắc hoa đào cũng đã rực rỡ đó đây, mọi người đang nô nức đón Tết vì mùa đông nên những việc đồng áng cũng tạm gác lại để hưởng thụ để bù lại sau những ngày dài mệt mỏi.
Xe tắc xi vừa dừng lại bên đường, một cô gái đã niềm nở đứng đón. Trí bước ra bắt tay cô ta như đã là bạn thân lâu lắm. Cô ấy rất ngạc nhiên khi nhìn thấy Tâm vì Trí chưa từng nhắc Tâm cho cô ta biết. Trí liền giới thiệu:
– Đây là Tâm bạn anh từ thửa bé cũng muốn ra Hà Nội cho biết.
Cô gái cũng vui vẻ bắt tay rồi tự giới thiệu:
– Em tên Duyên, bạn của anh Trí hồi em vào Nam thực tập.
Tâm cũng vui vẻ bắt tay lại:
– Xin chào cô, rất hân hạnh được biết cô.
– Em mời các anh ăn sáng!
Nói rồi, Duyên dẫn hai người đến một tiệm ăn gần đó. Bà chủ thấy khách vào, niềm nở chào đón và giới thiệu đủ món ăn. Bà chủ chợt nhớ ra điều gì liền nói:
– Mời cô cậu ăn món tiết ngan kẻo hết thì hoài.
Duyên vui vẻ gật đầu:
– Vâng! Cô cho giùm ba bát!
Thấy Tâm có vẻ ngạc nhiên, Duyên liền giải thích:
– Ngoài Bắc họ chỉ ăn tiết canh ngan chứ không ăn tiết canh vịt như trong Nam.
Duyên gọi thêm vài món khác cho ba người. Chỉ trong vài phút, thức ăn đã được dọn ra đầy bàn tỏa mùi thơm ngào ngạt làm Tâm và Trí cảm thấy đói bụng định cầm đũa lên thì thình lình một tiếng la hốt hoảng phía vỉa hè xa xa làm mọi người giật mình quay về phía đó.:
– Bà con ơi! Ông Hạnh chết rồi!!!
Trí nghe tiếng la của người đàn bà cũng cảm thấy nóng lòng quay sang nói với Tâm:
– Mầy cứ ăn đi! Để tao ra đó xem chuyện gì!
Duyên nghe Trí nói vậy nên bảo:
– Vậy anh cứ đến đó xem, để em ở lại với anh Tâm cho!
Tâm nhìn Duyên như tỏ vẻ cám ơn rồi quay qua bà chủ tiệm ăn hỏi:
– Bác ở đây lâu chắc cũng biết về hoàn cảnh ông Hạnh… nào đó?
Bà chủ tiệm biết khách lạ nên được dịp vừa múc thức ăn vừa kể cho khách hàng nghe:
– Tôi nghe nói trước kia ông là bộ đội theo Việt Minh kháng chiến chống Pháp. Ông ta cũng lập nhiều chiến công ở chiến trường Điện Biên Phủ, sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam thì ông về lập gia đình sinh được hai mống con trai. Hai đứa theo cách mạng vào Nam, nghe đâu thằng lớn chết ở trận Khe Sanh, còn thằng út đi Căm- bu- chia rồi mất tích luôn. Hai ông bà sống lang thang, nhà nước cũng chẳng để ý gì đến nên hai vợ chồng dọn về đây bắt lều để ở. Thế rồi vợ ông ta cũng bỏ đi, còn một mình sống lây lất đến giờ. Thấy tội nghiệp, lâu lâu tôi nghé ngang cho bát cháo!
Bà chủ tiệm kể xong thì Tâm và Duyên cũng vừa ăn xong cùng lúc ấy Trí cũng bước vào tiệm mặt nhăn nhó thuật lại:
– Ông ấy chết thảm quá, người thì chỉ còn da bọc xương, chân tay lở loét nằm trên võng, tay vắt lên trán, mắt trợn ngược. Hình như thân nhân không có một ai!
Duyên nghe Trí nói cũng tò mò muốn đến xem liền rủ Tâm:
– Anh Tâm à, em với anh đến xem coi ra sao.
Thấy cô gái cũng hiếu kỳ nên Tâm quay sang Trí bảo:
– Mày ở lại ăn kẻo đói! Tao đi với Duyên một chút, mày ở đây chờ nhé!
Nhiều người đứng chung quanh cái võng ông Hạnh đang nằm chết vắt vẻo với bộ quần áo rách tả tơi. Một ông lão trong đáng đông cất tiếng:
– Này ông Chiến, ông là việc ở đội tuyên truyền sao ông không nói vài lời thay cho thân nhân của ông Hạnh để ông được yên tâm nhắm mắt?
Ông Chiến nghe ông lão nói cũng ngậm ngùi:
– Thôi, tôi già rồi, trước kia kêu gọi theo Việt Minh đánh Pháp thì còn hăng say, chứ bây giờ thì chả còn gì. Miếng cơm không có mà ăn thì còn biết nói gì!
Thấy mọi người im lặng, Duyên ghé sát bên tai Tâm nói:
– Anh Tâm à, hay anh nói vài câu giúp gia đình ông ta chứ ông ta không có người thân thấy tội nghiệp quá!
Nghe Duyên thúc giục, phần thì thấy thương hại ông già nên Tâm mạnh dạn bước gần đến xác ông ta, nhìn mọi người xung quanh rồi nói:
– Kính thưa quý vị, có lẽ quý vị cũng như tôi đang xúc động trước cảnh thương tâm không thân nhân của ông Hạnh nên không nói thành lời, tôi xin có vài lời trước khi tiễn linh cữu của ông về bên kia thế giới. Thưa quý vị, như quý vị đã biết ít nhiều tiểu sử của ông Hạnh, riêng tôi chỉ mới biết về ông vài phút trước đây thôi: Ông là một người đã vì lý tưởng dân tộc hưởng ứng lời kêu gọi đứng lên góp sức đánh đuổi ách thống trị, đô hộ của Pháp, ông ta đã vào sanh ra tử cũng vì lợi ích của dân tộc. Nhưng khi trở về, ông đã bị đối xử bởi sự bất công của xã hội, đàn áp của thế lực và ông cũng chấp nhận sự hất hủi của người thân rồi cuối cùng ông phải chết trong vũng lầy của loài người. Thượng đế là người bao dung, nhân hậu sẽ xét xử công bằng tội của mỗi người. Hôm nay chúng ta hãy cùng hiệp lời cầu nguyện cho linh hồn ông sớm được siêu thoát để về cùng Thượng Đế an hưởng một cuộc sống vĩnh cửu. Amen.
Tâm vừa dứt, mọi người cũng sụt sùi nước mắt, kẻ hỏi thăm, người cám ơn vì lâu lắm họ mới có dịp hâm nóng lại tình cảm con người. Rồi họ chia nhau ra kẻ dọn, người khiêng. Duyên cũng nhanh nhẹn gọi xích lô chở ông Hạnh đi chôn vội vàng ở một nghĩa trang gần đấy. Mọi việc hoàn tất, Tâm cảm thấy nhẹ nhàng vì đã làm một việc tốt cho một người vừa nằm xuống. Duyên sánh bước với Tâm trở lại quán ăn nói:
– Cảnh tượng lúc nãy làm em xúc động quá. Ông Hạnh mất mà không còn lấy một người thân bên cạnh lúc nhắm mắt. Không ngờ tình cảm con người cay nghiệt đến thế.
Tâm nhìn Duyên như cảm thông được nỗi băn khoăn trong lòng nàng, anh phân tích:
– Cái chết của ông Hạnh cũng tốt, giải thoát giùm ông những phiền muộn, khốn cùng, giúp chúng ta nhận thức được giá trị cuộc sống một cách vững vàng hơn, đồng thời nó hâm nóng lại sự băng giá tình cảm giữa con người với con người.
– Anh mới ra Hà Nội chơi lại gặp phải chuyện như thế, em cũng cảm thấy áy náy.
– Ồ, em đừng bận tâm. Được đi bên người đẹp trò chuyện lại được ngắm quang cảnh miền Bắc những ngày hội xuân cứ tưởng nằm mơ đấy chứ!
– Nếu thế, em sẽ đi bên anh đến khi nào anh chán thì thôi.
Tâm thấy tâm hồn dâng lên niềm hạnh phúc nên ghé vào tai Duyên khẽ đùa:
– Nhớ nhé! Đã hứa thì phải giữ lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay!
Hai người sánh bước bên nhau đi về phía quán ăn. Trí đang ngồi chờ có vẻ sốt ruột hỏi:
– Cô cậu đi đâu mà lâu thế.
Duyên vui vẻ thuật lại chuyện xảy ra lúc nãy. Nghe xong, Trí cũng pha trò nói:
– Tiếc thật, lúc nãy không được đến xem!
Ăn sáng xong, Trí cùng Tâm rót trà ra uống. Duyên băng qua đường đón tắc xi cho mọi người lên phố. Thấy Tâm có vẻ suy tư, Trí đùa:
– Tao thấy con bé có vẻ thích mầy đấy, còn chần chờ gì nữa!
Tâm cười như thú nhận:
– Ừ! Tao cũng có cảm giác tâm hồn mình lâng lâng!
– Thế thì chừng nào trở lại Huế đây? Điệu nầy chắc tao phải về Nam một mình quá!
Biết Trí đang đùa với mình, Tâm móc lại:
– Ủa! Tao tưởng mầy cản tao trở lại Huế chứ! Còn lý sự là hôn nhân không phải một sớm một chiều. Bây giờ lại còn xúi tao… 
Lúc tất cả mọi người đã ngồi trên xe tắc xi, Duyên bắt đầu hướng dẫn tài xế chạy thẳng ra phố, đường sá quang đãng, sạch sẽ… Người mua, kẻ bán tấp nập thật nhộn nhịp. Khi xe băng qua hồ Gươm, Tâm như bị thôi miên bởi cảnh vật nơi đây, nhất là hoa trái nở rộ chung quanh hồ Gươm đã tạo nên nhiều sắc thái như điểm tô thêm cho thành phố cổ.
Những ngày ở Hà Nội, Duyên đã dẫn đi thăm viếng rất nhiều nơi như Sapa (Laocai), cửa khẩu Lạng Sơn, Móng Cái, Vịnh Hạ Long với những cánh đồng lúa bát ngát, xanh um trải dài theo những dãy núi hùng vĩ tạo nên một bức tranh vô cùng thơ mộng!
 
*  *  *
Một năm đã trôi qua… Mùa Xuân lại trở về cùng vạn vật, Tâm nhìn những nụ mai vàng lòng không khỏi nhớ tới cái Tết bên Trí và Duyên, nhưng chết của ông Hạnh ngày nào lại là một sự ám ảnh khôn nguôi với chàng!
Mùa Xuân cũ đã đi vào quên lãng, nhưng Tâm vẫn còn nghe lòng bồi hồi như câu chuyện vừa mới xảy ra hôm qua. Chàng nhìn vào cõi xa xăm lòng thầm khấn nguyện cho ông ta được bình yên bên kia thế giới!
Thanh Sơn
Va hè vô ti
Thanh Sơn
Mặt trời đã dần khuất sau những tòa nhà cao tầng, bóng tối cũng đồng lõa với những cơn gió cuối thu quyện lên những vỉa hè như hăm dọa những chiếc lá cuối mùa vẫn đang cố bám lấy sự sống trên những nhánh cây khô.
Trên những dãy phố New York, hầu như tất cả những cửa hàng đã dóng kín, chỉ còn lác đác một vài gian hàng chợ trời đang chuẩn bị thu xếp đồ đạc, hình như đang chờ đợi những vị khách cuối cùng để mua lơi bán vội. Rồi tất cả cũng vội vả biến dần khuất trong bóng đêm. Có lẽ họ chưa quen với những cơn lạnh bất chợt sau những ngày dài của nắng hè, rồi tất cả đều chìm đắm trong im lìm tĩnh lặng.
Trong khuôn viên của hội từ thiện cô nhi viện cũng đã trở nên vắng lặng hơn mọi ngày, có lẽ lũ trẻ đã tập trung vào bên trong bù đầu trong đèn sách chuẩn bị cho những tháng đầu của niên học. Trong căn phòng nho,û Cương đang nằm miên man nửa tỉnh nửa mơ, thân thể mệt mỏi sau một ngày dượt đá banh cho đội của trường. Chàng cố guợng dậy vì biết còn rất nhiều bài vở cần phải ôn cho bài thi ngày mai. Thân xác mệt mỏi làm chàng cố náng thêm một vài phút.
Thình lình tiếng chuông điện thoại reo như  xé nát không gian tĩnh mịch của căn phòng, Cương cũng chẳng buồn nhấc lên vì biết chắc nó không quan trọng. Tiếng chuông càng lúc càng dồn dập làm Cương không thể bỏ qua.
Mắt nhắm, tay mệt mỏi nhấc phone. Bên kia đầu dây giọng thằng Hùng lớn tiếng như trách móc:
– Mày làm gì mà không bắt điện thoại! Mặc quần áo lẹ lên đi thọc bi da với tao.
Cương như chẳng để ý lời mời, giọng cương quyết:
– Chắc tao đi không được đâu, sắp thi mà bài vở cả đống chưa nhét vào đầu một chữ mà đi đâu.
Thấy Cương không cảm thấy thích thú, thằng Hùng xuống giọng năn nỉ:
– Mày vui lòng đi với tao tối nay thôi. Tao có cá độ lớn với thằng Hiệp, nếu thằng nào thua phải bao anh em ăn uống đồng thời trả hết tiền vé đại nhạc hội, độ này lớn, mày phải theo ủng hộ tao, mười phút nữa tao đến chở mày.
Cương chưa kịp trả lời, thằng Hùng bên kia đầu dây đã cúp ngang.
Nghe thằng Hùng quảng cáo cũng hay hay, tánh mình lại hay tò mò, vả lại một khi thằng Hùng đến đón, có muốn từ chối nó cũng nhất định kéo đi cho được, nghĩ vậy nên Cương cũng ráng cố theo nó một đêm nữa. Chưa kịp mặc quần áo, tiếng còi xe của thằng Hùng đã kêu inh ỏi ngoài đường, sợ phiền những người chung quanh nên Cương chỉ kịp khoác vội cái áo choàng, tiện tay ôm đôi giầy rồi phóng vội.
Thấy Cương hấp tấp chạy, Hùng khoái chí mở giọng diễu cợt:
– Ủa tao tưởng mày ở nhà ôn bài!
Cương nghe thằng Hùng ghẹo tức đến nghẹn lời:
– Tao biết tao mà có ở nhà cũng không xong với mày, nên buộc phải câm miệng chiều mày lần này thằng cà chớn!
Nói rồi Cương mở cửa phóng lên xe.
Cương và Hùng hai đứa vượt biên, gặp nhau trên đảo Bidong, tình cờ hai đứa được phái đoàn Mỹ nhận định cư theo diện cô nhi. Cương cảm thấy gần gũi với thằng Hùng nhất so với mấy đứa khác. Hai đứa tính tình khác nhau. Thằng Hùng thì nóng nảy xông xáo, gặp bất cứ chuyện gì cũng lăn xả vào không cần biết thiệt hơn, điển hình như ngay trong đội banh, mỗi lần đá hình như trận nào nó cũng bị trọng tài thưởng cho ít nhất một thẻ vàng. Tánh Cương thì đắn đo suy nghĩ trầm tĩnh, việc gì làm cũng đều có mục đích, tư tưởng như cái đèn pha soi rõ cuộc đời trước khi cất bước. Có điều cả hai đứa chơi rất thân, hình như chúng nó cần có nhau để tiếp tục duy trì cuộc sống trong những lúc thiếu đi tình thương của gia đình trên miền đâùt lạ. 
 Từ chỗ ở ra đến quán bi da cũng một độ hơn mười phút lái xe. Cả phố chỉ có một tiệm, chủ nhân là một người Đại Hàn, dân Đại Hàn cũng rất sành chơi bi da. Cả tiệm chỉ có ba bàn. Tất cả đều có giá cả nhất định, một người chơi mỗi giờ là mười đô, còn hai người chơi sẽ tính mười bốn đô một giờ. Tiệm mở từ sáng đến khuya, lúc nào cũng đông nghẹt khách. Đối với bọn trẻ ngoài việc cắp sách đến trường, cuộc sống cũng không có gì là thú vị, tương lai cũng chẳng rõ ràng để phải bận tâm suy nghĩ, có lẽ cá độ bi da là một cái thú tạm thời cho bọn trẻ giaỉ trí trong những lúc buồn tẻ không có chỗ đi chơi.
Vừa thấy bóng hai đứa xuất hiện, cả bọn trẻ cùng nhìn về phía bọn chúng, nét mặt đều lộ vẻ hớn hở nhưng tất cả lại quay về vị trí cu,õ mắt đăm chiêu nhìn về phía thằng Mễ đang chơi một mình. Thân hình hắn đô con vạm vỡ. Hắn mặc quần jean, áo thun xách nách. Vừa nhìn thấy thắng Sì, Cương đã hiểu ít nhiều tình huống. Cương đã nghe rất nhiều về thằng này, chuyện tụ tập băng nhóm của nó để hành hạ những đứa trẻ mồ côi mới bước vào trường. Hôm nọ thằng Hải từ trại tị nạn qua, ngày đầu cắp sách đến trường quen đi chân đất, thế mà thằng Sì thấy khó chịu, hắn tụ tập băng nhóm đánh thằng con bầm tím mặt mày. Sợ hãi hôm sau không dám bước đến trường. Cương học trường tư  nhưng biết ít nhiều những cuộc xung đột giữa hai băng Việt Nam và Mễ. Từ khi bước vào đại học, Cương cũng không còn để ý.
Hùng cũng cảm thấy khó chịu nhưng cố gắng dằn lòng tiến đến phía thằng Mễ ra vẻ xuống giọng năn nỉ:
– Tối nay tụi tao đánh độ, mày vui lòng nhường bàn cho tao được không?
Thằng Mễ biết trước Hùng sẽ hỏi câu này, hắn vẫn nét mặt thản nhiên:
– Tao đến trước tao chơi trước, mày là ai mà tao phải nhường?
Như bị tạt nước vào mặt, thằng Hùng hai mắt nó đỏ ngầu, cố dằn lòng vì biết rằng thằng Mễ nó có cái lý của nó.
Cương đứng gần thấy tình huống xảy ra, phần sợ thằng Hùng làm ẩu, phần sợ nó quê mặt, nên Cương tiến đến kéo thằng Hùng ra khuyên:
– Thôi chắc không xong rồi, bỏ qua đi, để chơi dịp khác, gây sự với nó làm gì.
Chưa kịp trả lời Cương, thằng Mễ đã xồng xộc tiến đến trước mặt Hùng ném cây cơ vào lòng bàn thằng Hùng, miệng thốt lên câu như dằn mặt:
– Mày thích thì tao đưa, tụi mày chơi ra gì mà bày đặt cá với độ.
Nói xong hắn rảo mắt nhìn quanh một lượt, tỏ vẻ khinh bỉ rồi hắn nghênh ngang bước ra khỏi cửa. Thấy cử chỉ hành động của hắn, thằng Hùng không dằn nỗi cơn tức giận, mắt nó hừng lên nỗi căm hờn, bất chợt hắn thẩy cây cơ cho Cương, vội vàng phóng theo thằng Mễ Vừa thấy bóng thằng Mễ, thằng Hùng phóng đến giơ chân đạp thẳng vào cổ hắn một tiếng “hự” thoát ra, thằng Mễ không kịp trở tay, thân hình nó chúi về phía trước một bước như bị ai xô. Hắn quay lại thấy thằng Hùng ngã sõng soài trên mặt đất, nó nhảy đến đè thằng Hùng đâém túi bụi vào mặt thằng Hùng. Cương vừa chạy tới thấy cảnh thằng Mễ hành hạ thằng Hùng dã man quá, lòng căm hờn sôi lên, phóng đến miệng hét lớn “stop” đồng thời giơ cây cơ giáng thẳng xuống đầu thằng Mễ một tiếng “rắc” khô khan, cây cơ téc làm đôi, một nửa bay mất trong bóng đêm. Thằng Mễ đau điếng phóng đến vồ lấy Cương, không kịp phản ứng, Cương lùi vài bước thình lình vấp té ngã bật ngửa trên mặt đất. Không còn cách nào kháng cự, tiện nửa cây cơ trên tay, Cương nhắm nghiền mắt lại đâm thẳng cây cơ về phía trước, một tiếng “hự” khô khan phát lên, tức khắc cả một thân hình vạm vỡ đè lên người Cương, khi bàng hoàng mở mắt, Cương giật mình khi thấy thân hình thằng Mễ nằm bất động. Mắt hắn trợn lên áp sát vào mặt Cương. Rồi Cương đưa bàn tay vuốt mắt thằng Mễ. Có lẽ đó là một ân huệ cho nó. Thằng Hùng chập choạng đứng dậy, dùng sức đẩy xác thằng Mễ qua một bên, đưa tay kéo Cương đứng dậy.
Lũ trẻ đã úa ra ngoài, tất cả đã chứng kiến tất cả những cảnh tượng xảy ra. Hùng đưa tay lên mặt lau chùi những vệt máu còn rỉ trong mũi, hướng về đám trẻ dõng dạc tuyên bố:
– Anh em nghe đây, tất cả những sự việc xảy ra hôm nay đều giữ kín không một ai được tiết lộ ra ngoài kể cả người thân. Tối mai chúng ta sẽ họp để bàn lại vấn đề. Bây giờ xin tất cả giải tán ai về nhá nấy.
   Tất cả đã nghe lời hằng Hùng cùng giải tán trong trật tự. Chỉ còn Cương và thằng Hùng ở lại. Cương biết không còn chần chờ được lâu nên thúc Hùng khiêng xác thằng Mễ liệng vào thùng rác, cả hai đứa hì hục mãi mới nhấc qua khỏi miệng thùng. Hùng cảm thấy có lỗi với Cương, tất cả đều tại hắn nên mới xảy ra. Nó quay về phía Cương vừa phủi bụi trên áo Cương vừa an ủi:
– Xin lỗi mày nhé, cũng tại tao nên mày phải liên lụy.
 Nhìn vẻ mặt thằng Hùng tỏ vẻ hối hận, Cương dịu giọng an ủi:
– Thôi chuyện đã lỡ xảy ra, đừng tự trách mình, sau này có chuyện gì xảy ra cũng đừng nóng vội kẻo phải ân hận.
Bất chợt xa xa lấp lóe ánh đèn xe càng lúc càng gần, Hùng bất chợt phác giác ra xe cảnh sát đang tiến về phía bọn chúng, giọng hốt hoãng:
– Chết rồi, cảnh sát đến Cương ơi!
Cương vừa thấy xe cảnh sát chợt suy nghĩ:
– Thật vô lý chuyện mới xảy ra làm gì cảnh sát biết nhanh vậy.
Nói rồi Cương rút gói thuốc từ túi áo thằng Hùng châm lửa đốt rồi đua lên miệng hút, hai tay sửa lại cổ áo khoác cho thằng Hùng ra vẻ như không có chuyện gì xảy ra. Tên cảnh sát ngừng xe, nhìn quanh thấy hai đứa trẻ đang hút thuốc bên lề đường. Cảnh vật chung quanh đều yên tĩnh nên hắn an tâm cho xe tiếp tục lăn bánh. Đợi cho xe cảnh sát đi khuất , hai đứa đã hốt đất lấp đi những vết máu loang trên lề đường. Khi công việc hoàn tất, cả hai đứa lên xe phóng vội.
Cả đêm Cương nằm không sao chợp mắt được, suy nghĩ về những chuyện sẽ xảy ra trong những ngày sắp tới. Nghĩ lại cảnh tượng lúc nảy Cuơng cảm thấy toát mồ hôi. Tuy nhiên Cương cảm thấy việc mình làm đã trút hết gánh nặng phiền phức lo âu cho cả đám trẻ mồ côi khi phải sống trong hoang mang sợ hãi. Nghĩ vậy Cương đã thiếp đi lúc nào không biết.
Cương gõ cửa nhà thằng Hùng, chợt nghe tiếng chân người bước dần trên thềm gỗ, cánh cửa dần dần hé mở, người đàn bà vợ Hùng, Ngọc với một nụ cười tươi hiện trên mặt như chào đón khách quen:
– Chào anh Cương, mời anh vào.
Cương cám ơn rồi lách nhẹ qua cửa, vừa bước vào trong đã thấy cả bọn ngồi quây quần chung quanh phòng khách. Thấy Cương xuất hiện, cả bọn đều lộ vẻ  mừng rỡ. Cương nét mặt bình thản, vui vẽ bắt tay từng đứa rồi ngồi xuống.
Hùng nóng lòng muốn đi thẳng vào vấn đề đã cất giọng hỏi thằng Tài:
– Tài à buổi sáng vào trường mày có thấy động tĩnh gì về sự mất tích của thằng Sì?
Thằng Tài lộ vẻ lo âu như đã nắm được ít nhiều tin tức, nên cũng không dám giấu:
– Lúc sáng tao đến lớp thì thấy cả bọn Mễ xôn xao, ngoài hành lang thì cảnh sát điều tra cả đám bạn của nó. Tao cố gắng theo dõi thì hình như chúng vẫn chưa tìm ra bằng chứng đích thực. Tao nghĩ chúng mình phải tìm cách giúp anh Cương lánh xa chỗ này càng sớm càng tốt.
   Trong đám có Aân, anh của thằng Hải gốc Tàu Chợ Lớn đã ngấm ngầm hoạt động trong băng China Town, cảm thấy tình cảnh có vẻ căng thẳng, phần hắn đã cảm thấy mang ơn Cương đã giúp trả thù cho em nó nên hắn quay qua Cương đề nghị:
– Anh Cương à, hay là anh qua vùng em ở an toàn hơn, em có chỗ ở rất kín đáo, chúng mình có thể dùng no ùlàm điểm chính cho mọi hoạt động.
  Hùng thấy sự đề nghị của thằng Tài rất hay, hắn lộ vẻ mặt hớn hỡ phát biểu:
– Kể từ nay chúng ta sẽ thành lập một băng và sẽ chọn anh Cương làm anh Hai sẽ hướng dẫn mọi hoạt động trong nhóm, các bạn có đồng ý không?
   Cả bọn đứa nào cũng hớn hỡ vui mừng cùng đồng thanh la lớn:
– Đồng ý!
Từ nảy giờ Cương ngồi nghe tất cả sự bàn bạc và đề nghị của anh em, trong thâm tâm cũng cảm thấy phân vân chưa biết quyết định ra sao, nếu chấp nhận thì chưa bao giờ nghĩ tới rồi, không biết cuộc đời sẽ về đâu, còn ở lại thì chắc chắn sẽ ngồi tù suốt đời. Tuy trong thâm tâm thì rối bời nhưng Cương vẫn giữ ngoài mặt một nét bình thản, nhìn một lượt tất cả anh em có mặt cất giọng:
– Thưa anh em, Cương này thành thật cảm ơn sự tín nhiệm của anh em, nhưng vẫn không có đủ khả năng để giúp đỡ anh em nên vẫn chưa dám quyết định, tuy nhiên tôi xin thề sẽ làm hết sức mình để hoàn tất trách nhiệm.
Cả đám trẻ nghe lời phát biểu của Cương trong lòng đứa nào cũng phập phồng hồi hộp, nhưng vẫn cảm nhận đuợc ít nhiều hy vọng từ lời nói của Cương. Trong bầu không khí trầm lặng, thằng Hùng đứng lên tuyên bố:
– Cuộc họp tối nay sẽ được tạm ngưng nơi đây, chúng ta hãy để cho anh Cương có chút ít thời gian suy nghĩ , xin cám ơn tất cả anh em.
Đợi tất cả anh em ra về, Hùng quay qua Cương mở lời khuyên:
– Cương à! Tao nghĩ mình cứ lập lên một băng, sống chết có nhau, bằng không mày cũng không thoát khỏi cảnh tù tội, vả lại đám trẻ cứ lang thang khắp nẻo không nơi nương tựa, cuộc sống không nề nếp trật tự. Có lẽ tụi nó rất cần sự dìu dắt của tụi mình.
Cương cũng cảm thấy lời khuyên của Hùng là có lý gật đầu như thông cảm rồi xin phép hai vợ chồng Hùng ra về.
Trời đã về khuya, những làn tuyết trắng vẫn nhịp nhàng rải đầy trên hè phố, lác đác chỉ còn thấp thoáng vài bóng người cắm đầu về phía trước mà đi như để tránh cái buốt giá của mùa đông. Cương vẫn bước nhịp nhàng trên vỉa hè, tâm hồn nặng nỗi ưu tư cho cuộc sống tương lai và thế hệ. Về đến nhà Cương nằm sõng soài trên giường gác tay lên trán, mắt nhắm nghiền suy nghĩ về những việc phải làm, một khúc rẽ trong cuộc đời mà có thể nói không còn nhiều thì giờ để quyết định những nghiệt ngã của cuộc sống đến bất ngờ như một cơn lốc cuốn trôi đi tất cả những mơ ước của tuổi trẻ, những ước vọng tương lai có lẽ bây giờ mới thật sự dở dang. Nếu phải ở lại chắc chắn sẽ không thoát khỏi cảnh tù tội mà nếu phải dùi mình vào thế giới băng đảng thì cuộc đời cũng chưa biết sẽ về đâu. Nhưng dù sao nó vẫn là một  tia hy vọng mang manh để an ủi lúc bối rối bí cùng. Mở mắt nhìn đồng hồ đã quá canh khuya, Cương vẫn cố gắng chòang người dậy viết vài chữ để từ giã Ngọc, cô bạn gái đã gần gũi Cương suốt quãng đời niên thiếu, nét xinh xắn và vẻ đẹp của tâm hồn nàng đã giúp Cương tồn tại những ngày tháng dài cô đơn. Đối với Ngọc, Cương là một người đàn ông lý tưởng, giản dị, thông minh,  chất phác, cả hai  đã âm thầm nâng niu ấp ủ khuyến khích lẫn nhau trong cuộc sống đặt nhiều hứa hẹn cho tương lai. Suy nghĩ một hồi, Cương cũng ráng cầm bút viết vài dòng:
   “Ngọc yêu dấu,
   Khi em cầm đọc thư này có lẽ anh đã đi xa lắm. Anh cũng không tiện giải thích lý do, chỉ xin em hiểu những đôi lúc trong cuộc sống có những chuyện khó có thể giải thích, một ngày nào đó em sẽ hiểu mà tha thứ cho anh, cám ơn em đã cho anh những ngày dài  hạnh phúc, có lẽ anh không còn ở bên cạnh em, thì thôi em hãy tự quyết định cuộc sống của mình. Tương lai  em còn nhiều hứa hẹn, em hãy cố quên anh để tiếp tục cuộc sống cho riêng mình. Anh biết sau này nếu chúng mình có phải tìm lại nhau thì hoàn cảnh của chúng mình cũng chỉ là những ngang trái xót xa. Vài lời viết vội mong em hiểu nhiều, riêng anh lúc náo cũng nhớ và yêu hoài một hình bóng.
   Thương nhiều, tạm biệt.”
Thình lình bên ngoài có tiếng gõ cửa, Cương giật mình chợt nghĩ không lẽ cảnh sát tìm mình? Cương lên giọng khẻ hỏi:
– Ai đó?
– Em là Ân đến tìm anh đây!
Cương thở phào nhận ra giọng nói, vội rón rén ra mở cửa. Ân vội vả giục:
– Anh thu xếp rời khỏi đây ngay kẻo không còn kịp nữa.
Cương vội vả lượm vài những đồ cần thiết bỏ vào giỏ xách, cả hai bước nhẹ ra cửa rồi mất dạng trong bóng đêm.
Ân mở khóa cánh cửa sắt đẩy nhẹ. Cửa mở Cương bước theo sau đi xuống thang lầu một quãng thì hiện ra một căn hầm, bước vào cửa hầm thì đèn điện sáng trưng, đầy đủ tiện nghi như một nhà trọ. Cương thấy căn phòng đẹp rộng rãi nên buộc lời khen:
– Em ở đây an toàn quá!
Thấy anh Cương có vẻ thích thu,ù hắn mở nụ cười nói đùa:
– Ở đây an toàn lắm, nếu anh có phải giết một tên thị trưởng New York thì cũng chẳng ai tìm ra chỗ này. Phía sau có cánh cửa thoát ra ngoài. Em chưa bao giờ phải dùng tới.
Ân dẫn Cương đến một gian phòng và nói:
– Từ đây phòng này sẽ là của anh, anh cứ tùy tiện sử dụng. Mai em sẽ nói tụi nó thu xếp đồ đạc đến cho anh.
Nhìn vào căn phòng Cương đoán ngay căn phòng của Ân nhường lại cho mình. Cương cảm thấy dễ chịu thoải mái vì nó không còn phải va chạm nhiều với cuộc sống bên ngoài, vừa đặt mình xuống giường Cương đã ngủ thiếp đi lúc nào không biết.
Nghĩ ngơi được vài ngày, Cương bắt tay vào công việc ngay, Cương phân chia công tác cho anh em mỗi người một trách nhiệm tùy theo năng khiếu. Hùng coi chung tất cả mọi hoạt động bên ngoài, Ân coi về ngoại giao thương lượng với những băng khác Tàu và Việt. Anh em mới gia nhập băng thì coi tiệm cho những người buôn bán hai bên đường. Những anh em cũ đứa gác sòng bài, đứa thu tiền cá độ lấy huê hồng. Còn lại tất cả những hồ sơ của các sòng bài lậu và chủ thầu. Cương đều kiểm soát, những lần có những vụ lớn, Cương phải đích thân giải quyết vào ban đêm. Mấy tên ba Tàu chủ thầu phần lớn thắng hoặc thua đều nhờ tiếng tăm của Cương lấy cho bảo đảm. Nhiều tay ra đường mặc quần đùi áo thun thế mà trong tay nắm cả bạc triệu. Tiền bạc anh em thu về, Cương chia đều, phần Cương giao cho thằng Ân lo cho những công việc hàng ngày. Tất cả anh em gọi Cương là anh Hai để tránh sự điều tra của cảnh sát  nên tiếng Cương không còn nghe nữa. Chẳng bao lâu băng Canal Boys đã khét tiếng cả phố Tàu. Những tên du đảng khét tiếng lúc trước phần bị thanh toán, phần đã biến mất vì  biết rằng đường Canal không còn là chỗ cho chúng hoạt động. Giới bụi đời nghe tiếng anh Hai  là khiếp vía dù chưa một lần đối mặt. Những lúc nhàn rỗi Cương thường đọc những cuốn sách về xã hội đen trinh thám và chính trị. Học hỏi nhiều kinh nghiệm để đối đầu với thế giới băng đảng.
Cương đang ngồi đọc dở tờ báo The New York Post thì Ân bước vào, vẻ mặt có vẻ lo ngại:
– Anh Cương à! Có thằng David trưởng băng Tile Tiger của China Town muốn gặp anh để bàn rõ vấn đề ranh giới.
– Ân à! Lai lịch thằng David này ra sao?
– Nó từ Hồng Kông đến, một trong những tên đầu não của đảng Hồng Kông điều đình qua New York để dàn xếp trật tự băng đảng China Town.
Cương cảm thấy cuộc gặp gỡ này cũng cần thiết nên giục Ân lấy hẹn.
Cương khoác lên người một chiếc áo choàng dài, tiện tay với lấy khăn quàng lên cổ. Trời New York hơi lạnh, những làn tuyết vẫn trải nhẹ trên đường. Cương cùng vài anh em bước đều trên vỉa hè nét mặt đăm chiêu như chờ đợi những gì sẽ xảy ra trước mắt. Khi bước đến điểm hẹn Ân ra hiệu cho tất cả anh em ngừng lại, quay qua nói với Cương:
– Anh Cương à, tụi nó nói chỉ có một mình anh vào.
Hùng đứng bên cạnh nghe thấy khó chịu vì không có ai theo để bảo vệ, bèn lên tiếng trách:
– Sao lại chỉ có một người?
Cương suy nghĩ một lát rồi trả lời:
– Không sao, đi một mình cũng được.
Hùng rút khẩu súng trong người đưa cho Cương dặn:
– Cương à, nhét cây colt này vào người phòng bất trắc.
– Tao nghĩ không cần thiết. Đi tay không đỡ nguy hiểm hơn. Tao sẽ vào đó trong vòng nửa tiếng đồng hồ. Nếu không thấy tao trở ra lập tức dẫn anh em ập vào, bên trong tao sẽ tự lo.
Ân hướng dẫn Cương đi về chỗ điểm hẹn. Cương rẽ vào con hẻm lặng lẽ bước trong bóng đêm lòng phật phòng không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Đi vừa hết ngõ hẻm thì nghe một âm thanh phát ra từ bóng tối:
– Đứng lại! Có phải anh là Cương?
Cương nhận ra đó là giọng một cô gái, vừa nhìn thấy bóng nàng xuất hiện Cương trả lời:
– Đúng, tôi chính là Cương có hẹn nói chuyện với David.
– Vậy xin anh vui lòng theo tôi.
Cương bước theo đằng sau cô ta, xuống cầu thang lách qua một đường hầm tiến về phía cánh cửa, hình như đã có người mở sẳn, dưới ánh sáng Cương giật mình khi nhìn thấy sắc đẹp của nàng, thì thầm nảy giờ mình đi bên cạnh một trang tuyệt sắc, có lẽ cô ta đến từ Hồng Kông. Thì ra đây là một sòng bài lớn của phố Tàu, người đông nghẹt, khói thuốc nghi ngút, cô ta nắm tay Cương kéo về phía trước, cử chỉ như đã quen biết lâu lắm. Đến một cửa phòng cô nàng ra hiệu:
– Anh ngồi đây đợi chút xíu, anh David sẽ ra ngay.
Cô ta vừa khuất thì David bước vào, hắn mở nụ cười thân thiện đưa tay bắt tay Cương, hắn mời Cương uống rượu nhưng Cương đã từ chối. Nhưng với phép lịch sự xã giao anh đã xin được uống trà. Thế là cả hai ngồi uống trà nói chuyện. David không lưỡng lự đi thẳng vào đề tài:
– Tôi mời anh đến đây là để bàn về những sự tranh chấp giữa hai đảng Canal Boys và China Town, gây tổn thương rối loạn cho những hoạt động của hai bên trong thời gian qua.
Cương như đã biết trước vấn đề trên tiếp lời:
– Tôi có nghe anh em tôi về kể lại nhưng vẫn không khẳng định lỗi của bên phe nào. Tôi nghĩ chúng ta là những băng lớn nên giải quyết trong ôn hòa để tránh đổ máu.
Cương vừa dứt lời, hắn cảm thấy nhẹ nhõm bớt căng thẳng nên mở lời đề nghị:
– Tôi đã nghĩ ra một giaỉ pháp chúng ta sẽ chia ranh giới , nửa bên kia đường Canal của băng anh hoạt động, còn nửa bên này là của tôi, bên nào xăm phạm sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Cương cau mày suy nghĩ vì mới nghe thì cuộc thương lượng có vẻ công bằng nhưng Cương vẫn nhìn thấy mục đích của hắn, lý do là phía bên Cương bao gồm Liltle Italy mang một truyền thống băng đảng khét tiếng của New York đã lâu đời chẳng ai dám đụng. Cách đây hai tháng hai thằng trong băng Bóng Ma của Tàu đến một tiệm Ý phá phách, tụi Ý bắt được đem xuống hầm, một tên bị chặt ra từng khúc thả vào máy xay bột pijja nghiền nát còn thằng kia làm chứng và được thả về. Tin đó làm chấn động cả băng đảng New York. Mục đích của thằng David chỉ không muốn đụng tụi Ý mặc kệ băng Canal Boys chém giết. Đối với Cương cũng chẳng có gì khó khăn, miễn làm sao đừng đụng độ. Nghĩ vậy Cương ra vẻ tán thành ý kiến của David:
– Ý kiến của anh rất hay chúng ta nên tiến hành như vậy.
    Cả hai vui vẻ chấp nhận ý kiến của nhau rồi tiếp tục bàn thảo cho những công việc sắp đến. Mãi nói chuyện nhìn đồng hồ chỉ còn năm phút Cương phải kiếu từ David trước khi cuộc đổ máu xảy ra.
   Bước ra khỏi cửa Cương cảm thấy nhẹ nhõm tinh thần vì đã bàn xong một vấn đề quan trọng. Cũng vẫn cô gái lúc nảy hướng dẫn chàng ra ngoài với nét duyên dáng mĩm cười như đã quen Cương lâu lắm mở miệng:
– David thích anh lắm!
– Cám ơn cô, nhờ cô nhắn lại với David là tôi cám ơn anh ấy nhiều.
Sắc đẹp của nàng cũng làm Cương rung động  đôi chút, nhưng vẫn nghĩ  về Ngọc, người con gái Cương yêu đã bỏ lại sau lưng. Vả lại trong những cuộc bàn luận giữa băng đảng điều kỵ nhất là vấn đề trai gái. Vừa bước ra phía ngoài thì vừa đúng nửa tiếng. Bóng anh em đã lấp ló chuẩn bị nhảy vào, vừa thấy Cương bước ra cả bọn thở  phào nhẹ nhõm vì biết  tất cả đều an toàn.
Mải miết làm việc, thời gian qua thật nhanh, thấm thoát đã hơn hai năm. Cuộc sống băng đảng đôi lúc cũng mệt mỏi cô đơn vì Cương luôn nghĩ dấn thân vào chỉ là bất đắc dĩ chứ không phải là một lý tưởng trong đời.
Đang soạn lại những hồ sơ sổ sách thì thình lình tiếng điện thoại trong phòng reng…  Cương bắt điện thoại thì bên kia đầu dây tiếng thằng Hùng khóc nức nở:
– Hello Ngọc hả, có chuyện gì?
– Anh Cương, anh Hùng anh lấy hết tiền đi đánh bạc về thua hết bắt em lấy thêm, em đâu còn đồng nào anh nạt nộ đòi đánh em.
– Thằng Hùng thật tệ, vợ con tốt thế nó còn đòi gì nữa mà dở chứng, đưa anh nói chuyện với nó.
– Hùng hả có chuyện gì vậy?
– Tao chuẩn bị làm theo ý kiến của mày rời khỏi New York, nên đi sòng bài Atlantic City một phen để thử vận không ngờ thua hết tiền, tính lấy thêm tiền để gở lại.
– Tao dặn mày đừng chơi bạch phiến nhưng quên dặn mày đừng cờ bạc. Thôi để tao tính cho, mày đừng hành hạ vợ mày tội nghiệp nó.
Cương cúp phone, mở ngăn kéo lấy ra khẩu súng nhét vào sau lưng, tiện tay với lấy áo khoác rồi bước ra ngoài. Đến một tiệm vàng, Cương đứng bên ngoài chờ cho người khách cuối cùng bước ra khỏi tiệm, lấy che mặt Cương lẻn vào bên trong thấy bà chủ đang đếm tiền, chắc vừa vớ được món bở. Cương rút súng chỉa thẳng vào đầu bà chủ quát:
– Đứng im tại chỗ không được la! Mở tủ lấy tiền ra nghe chưa?
Bà chủ chưa kịp mừng vì vớ được món bở, mặt bà ta hốt hoãng nhăn nhó. Nhưng vẫn tiếc của chần chờ không dám mở tủ, tiện tay Cương hất lọ cá kiểng trên mặt bàn rớt xuống nền nhà nước bắn ra lai láng, những con cá vàng dãy đành đạch trên nền nhà. Cương đưa chân đạp lên con cá xương thịt nát bét trên nền nhà cất tiếng dọa:
– Bà mà không mở tủ tôi sẽ phanh thây bà như con cá này.
Máu cá bắn tung tóe trên san nhàlàm bà sợ hãi nên tiến đến tủ đựng tiền mở khóa băng số mật mã. Cánh cửa tủ vừa mở, cương đẩy bà sang một bên, tủ chứa đủ thứ đồ tiền mặt, vàng thẻ, hột xoàn đầy đủ. Cương lẹ tay với lấy bó tiền mặt toàn giấy một trăm đô la thả vào lưng quần, bước lẹ ra phía ngoài, miệng nạt nộ:
– Tôi nghe người ta đồn là bà bán nữ trang cắt cổ, ăn lời nhiều nên tôi đến đây để trả thù cho họ, bà mà gọi cảnh sát tôi sẽ trở lại lấy xác bàbiết chưa?
Cương phóng ra cửa tiệm một cách an toàn. Bên ngoài người vẫn đi lại tấp nập như chẳng có gì xảy ra. Cương vẫy chiếc taxi đến nhà vợ chồng Hùng. Cương gõ cửa, vợ Hùng ra mở mặt vẫn sưng húp có lẽ khóc cũng đã lâu, mặt cũng ráng ra vẻ tươi cười khi thấy Cương.
– Hùng có nhà không Ngọc?
– Ảnh đang ở phía trong phòng.
Vừa thấy Hùng bước ra Cương rút cọc tiền trao cho Hùng rồi nói:
– Đây là món tiền tao để dành từ lâu mày giữ nó mà tiêu đừng đánh bài nữa.
Hùng chưa kịp cám ơn Cương, Ngọc nhanh tay giựt lấy bó tiền nói:
– Anh đưa cho ảnh cũng như không, để em giữ cho.
Hùng cũng cảm thấy hơi thẹn nhưng cũng đã tự biết lỗi, và biết Cương cũng quá hiểu nên cũng chẳng phản ứng gì.
– Thôi mày thu xếp đi đi, chuyện ở lại tao lo.
Ngọc cũng thấy thương hại giục Cương:
– Sao anh không cùng đi với tụi em?
– Không được anh còn nhiều việc phải lo.
Hùng biết câu hỏi của vợ chỉ bằng thừa, vì trong băng đảng, gia nhập thì dễ còn bước ra thì chẳng khác gì tự tìm lấy cái chết, Hùng nhờ Cương lo giùm nên mới bước đi dễ dàng. Hùng xúc động ôm choàng lấy Cương, một người bạn đã hy sinh quá nhiều cho hắn. 
Thế giới băng đảng New York càng ngày càng khốc liệt, đâm chém, thanh toán lẫn nhau xảy ra mỗi ngày. Thị trưởng mới rất gắt gao tuyên bố sẽ dẹp sạch băng đảng trong thành phố. Cương tự nghĩ đã đến lúc cũng phải rời khỏi chỗ này. Cương âm thầm viết lại mảnh giấy ủy nhiệm công việc lại cho anh em, nói dối là bận công chuyện phải đi xa một thời gian. Sợ bại lộ nên Cương cũng chả mang gì theo ngoài bộ đồ đã mặc sẳn trong người, lẻn bước ra cửa đón taxi ra phi trường.
Đang ngồi chờ máy bay thì hình nghe có tiếng ai gọi tên mình phía sau lưng, Cương giật mình vì giọng nói quen cũng chưa hẳn là quen, mà lạ cũng không lạ, chưa kịp quay lại thì người gọi đã xuất hiện trước mặt, thì ra là thằng David. Cương cũng cảm thấy mừng ra rỡ như gặp lại người bạn thân, bắt tay hỏi:
– Anh đi đâu đây?
– Tôi trở về Hồng Kông, vì đất New York không còn là nơi an toàn để hoạt động, băng đảng không còn giữ luật pháp để kìm chế, an ninh trật tự lại gắt gao nên tôi muốn về lại Hồng Kông sống với gia đình.
– Tôi cũng nghĩ như anh nên dọn qua tiểu bang khác sống.
– Nếu có dịp mời anh qua Hồng Kông chơi.
Cả hai ngồi nói chuyện một lát thì giờ bay bắt đầu, David từ giã Cương và anh cũng để lại điện thoại cho Cương, Cương cũng vui vẽ nhận, nghĩ thầm không biết bao giờ mới có dịp qua Hồng Kông.
Ngồi trên máy bay nhìn ra cửa sổ thành phố New York như nhỏ dần, nghĩ lại khoảng thời gian qua mà lòng thấy lưu luyến như đánh mất một cái gì gần gũi thân thương, vùng trời đã chứa đựng những hạnh phúc, gian nan. Rồi tất cả cũng trở thành quá khứ, bốn mùa vẫn về trên những vỉa hè, dòng đời vẫn tiếp tục trôi cuốn theo vết tích của dĩ vãng chỉ còn ít nhiều những kỷ niệm ôm ấp để tiếp tục sống dù chỉ là những hứa hẹn của một ngày mới.
 Thanh Sơn