
Tiểu Sử Tên: Trần Đức Hân Pen: Tranduc Han Prudence 1942: Sinh năm Nhâm-Ngọ tại Bắc Việt-Nam. TĐH được cha mẹ dẫn theo đoàn người Di-Cư vào Nam-VN trước vài tuần Hiệp Định Geneva tuyên bố chia đôi nước Việt-Nam ngày 21 tháng Bảy năm 1954. 1961: Học xong trung học tại Sài-Gòn. 1961-62: Dạy học tại thành phố Ban-Mê-Thuột. 1962-65: Học tại Văn-Khoa Sài-Gòn. Dạy học tại Nguyễn-Bá-Tòng. 1965-68: Khóa 20 Thủ-Đức, khóa 15 Thiết-Gíáp. Phục vụ tại Thiết-Đoàn 5 và 10. Bị thương và giải ngũ năm 1968. 1968-72: Tiếp tục học tại Văn-Khoa Sài-Gòn. Dạy học tại NBT và Thánh-Toma. Tốt nghiệp cử nhân năm 1972. 1972-75: Dạy học tại Minh-Viễn và Saint-John. 1975-79: Dạy học tại Bùi-Thị-Xuân Sài-Gòn (Nguyễn-Bá-Tòng bị đổi tên.) 1980-2000: Định cư tại Cộng-Hòa-Liên-Bang-Đức cùng với gia đình. 2000-….. Toàn gia đình di dân qua California, USA. 2002-….. Hội viên Văn Bút Việt-Nam Hải-Ngoại (Vienamese Abroad PEN, thành viên của PEN International.) – – – – – Qúy vị muốn biết sách tác giả xin vào Internet ‘type’ Tranduc Han Prudence hoặc tên sach ‘click’ Search – – – http://www.pagepublishing.com/books/?book=an-upright-research-on-the-vietnam-war An Upright Research on The Vietnam War Biên Khảo Ngay Thẳng Chiến Tranh VN (Biên khảo Lịch-sử Chính-trị) Tiếng Việt Đáng Yêu (Biên khảo Ls Văn-học) Sách tiểu thuyết có liên quan đến Chiến tranh VN * * * * * Blurbs from the Books in English – – – – – An Upright Reseach on The Vietnam War People of good-will admit the truth to improve their successes and correct their mistakes. Disasters have come to Vietnam since its rulers and people from South to North have not adapted or accepted the policies of the USA like Japan or FR Germany after WWII. (Please, read this whole book before you give any comments.) The Clan Divided – (Epic & Gripping Novel of 270 pages): It reminds and warns utopian and gullible persons about sly and clever sophistries of greedy hypocrites or imposters who camouflage as admirable persons to deceive people. Women Victims of Wars – (Tragic Novellas of 405 pages): They focus on how women are viewed for their physical charm, and how a part of them is abused. They bring social awareness and respect for women to new heights, as they place the spotlight on how women, from all walks of life, should never be treated. Solving the Adversities – (Short Stories of 267 pages): The stories in the books cite many helpful ways of solving several adversities and sufferings of victims during and after The Non-Triumphant War (The Unpopular War). |












Tinh Hoa của Tiếng Việt-Nam – – – – – I. Nhập Đề: Phần này đề cập tới vài việc làm của người Việt tỵ nạn cộng sản ở các nước dân chủ Âu Mỹ để gìn giữ truyền thống văn hóa, đặc biệt là chữ viết alphabets khác hẳn với tất cả chữ viết khác trên thế giới. Tuy đã nhập quốc tịch xứ đang sinh sống, nhưng lòng yêu nước luôn ghi khắc vào óc và tim chúng tôi. Bản sắc dân tộc Việt đã trải dài trong suốt lịch sử hơn bốn ngàn năm với nhiều lãnh vực nghệ thuật và văn học. Hiện nay, truyền thống văn học và nghệ thuật đã bị soi mòn và đang trong tình trạng nguy cơ bị phá hủy ở quê nhà do tham vọng bành trướng của một nước lớn lân bang. Môt trong những âm mưu thâm độc là họ muốn phá tan chữ viết alphabets hiện tại với những tài liệu sách vở viết về văn học, nghệ thuật, sử địa, vân vân, nhằm mục đích con cháu người Việt không đọc được nên không biết gì về quá khứ nữa, để họ dễ dàng xâm chiếm và đồng hóa. Do đó, ở Âu Mỷ, người Việt có nhiều sách, báo, tạp chí, viết bằng chữ alphabet-script, cùng với đài radio, TV, trung tâm sản xuất băng nhạc, compact-discs, vân vân bằng ngôn ngữ tinh hoa của người Việt để gìn giữ những lãnh vực kể trên. Một ví dụ, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ (Affection Artists’ Club) được thành lập bởi cố soạn nhạc gia Anh-Bằng, hiện được nhiều tài năng trẻ đóng góp đứng đầu là Anthony Cao Minh Hưng. Club có rất nhiều chương trình giá trị diễn xuất trên TV và trực tiếp trước khán gỉa trên các sân khấu trong những dịp lễ hội của dân tộc Việt-Nam. ![]() II. Những nhận xét khách quan về tinh hoa của Tiếng Việt Tiếng Việt và tiếng Tầu đơn âm (monosyllable), mỗi từ vựng chỉ có một âm với ý nghĩa nó muốn diễn tả. Các tiếng của Âu Mỹ, Nhật, và Korea đa âm (polysyllable), hầu hết các từ vựng do nhiều âm ghép lại. Tiếng đa âm không đòi hỏi phải có thật nhiều âm tiết (cách phát âm khác nhau), vì mỗi âm tiết có thể ghép vào âm tiết khác làm thành một từ vựng mới có ý nghĩa khác. Tiếng Việt có 2,402 âm tiết. Tiếng Tầu có 409 âm tiết. Tiếng Việt có nhiều âm tiết nhờ mức độ phát âm lên bổng xuống trầm khác nhau (không dấu, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng) nên có rất ít đồng âm. Do đó Việt Ngữ (Quốc Ngữ) mới có thể dùng Portugese-Latin Alphbets mà không bị rối nghĩa. Do mức độ lên bổng xuống trầm khác nhau nên khi nói tiếng Việt rất gần như hát vậy. Vì vậy khi các Catholic Missionaires (Cố truyền đạo) đến Việt Nam đều có cùng nhận xét, “. . . nghe người Việt nói như chim hót vậy”. Cố thi sĩ Đông Hố Lâm Tấn Phác (Phác) cựu GS Văn Khoa SG xác định lại nhận xét trên trong bài thơ sau: Tiếng Việt Đáng Yêu ![]() ![]() Chú thích 1: Một số bài hồi ký của mấy Missionaries khi tới Việt-Nam ở thế kỷ 16 viết rằng họ nghe người Việt nói như chim hót vậy. Chú thích 2: So sánh về các âm tiết của vài ngôn ngữ trong vùng: a). Tiếng Đại Hàn có 9 nguyên âm đơn, 12 nguyên âm ghép: 9 + 12 = 21. Tiếng Đại Hàn có tất cả 140 âm tiết. b). Tiếng Tầu Phổ Thông có 8 nguyên âm đơn, 28 nguyên âm ghép: 8 + 28 = 36. Tiếng Tầu Phổ Thông có 409 âm tiết. c). Tiếng Việt có 12 nguyên âm đơn (a ă â e ê i o ô ơ u ư, y), 152 nguyên âm kép + ghép (ai au ay âu, iê, oai, oay, uya, yêu . . .) 12 + 152 = 164, sáu thanh (không dấu, huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã). Tiếng Việt có 2,402 âm tiết. Bài “họa lại” này có phổ nhạc và nằm trong quyển Tiếng Việt Đáng Yêu. Chữ viết cho Tiếng Việt phải ghi đầy đủ 2,402 âm tiết. Nếu thiếu, nó sẽ trở thành bẩn tục và ngây ngô. Vì tiếng Tầu không đủ giàu âm tiết cần thiết để đáp ứng tiếng đơn âm, nên có quá nhiều đồng âm (homonym) cùng âm nhưng nghĩa khác. Do đó tiếng Tầu phải dùng chữ tượng hình (ideograph) cùng âm nhưng chữ viết khác nhau để phân biệt nghĩa khác nhau. Từ thời “bắc thuộc” lần thứ nhất (111 TTL – 939 STT), có khoảng 10% người Việt học chữ Tầu. Các thế hệ sau dần dần đọc khác đi và đặt tên là Chữ Nho. * * * * * Trở lại vấn đề tiếng nói của dân Việt, ngày trước, có mấy trí thức người Việt dùng cách viết chữ Nho để viết tiếng Việt, nhưng nó quá khó vì rất phức tạp khi dùng chữ Nho để ghi âm tiếng Việt, vì chữ Nho có nhiều từ đồng âm, nên khi phiên âm, ông này lấy chữ Nho này, ông kia lại lấy chữ Nho khác. Sau đó ghép thêm chữ Nho để có nghĩa. Vì thế, ba hậu quả đã xảy ra: (1) Vì theo âm chữ Nho, nên một âm chữ Nôm có thể lấy chữ Nho khác nhau để viết (xin xem bảng đính kèm chương 31 trong Tiếng Việt Đáng Yêu). (2) Một chữ Nôm có thể đọc khác nhau với nghĩa khác nhau (xin xem bảng đính kèm chương 31), (3) Chữ Nôm không được triều đình công nhận nên nhiều chữ Nôm được các nhà Nho khác nhau viết khác nhau và không phát triển được. Trong cuốn Dictionarium Annamaticum Lusitanum et Lasinum, cố Alexandre de Rhodes ước luợng chữ Nôm có khoảng 80,000 cách viết khác nhau. Vì các lý do trên, một nhà Nho phải miệt mài học chữ Nôm nhiều năm mới đọc được sách chữ Nôm, (do đó 99% dân Việt mù chữ Nôm). * * * * * III. Các vị đã có công sớm nhất trong việc thành lập Việt Ngữ : Vào thế kỷ XVII, các Missionaires đến Vietnam giảng đạo. Các cố đạo thấy 99% dân Việt không đọc được chữ ngôn ngữ của dân tộc mình nên dùng mẫu tự Portuguese và Latin để phiên âm. Người Việt đọc được chữ viết alphbet này dễ dàng. (1) Francisco Di Pina 1620 và (2) João Roiz 1621 (Portugese = Bồ-Đào-Nha) vài năm sau có chỉ dẫn bước đầu cho cố Alexandre De Rhodes (Đắc Lộ). (3) Cristoforo Borri, (4) Luis Gaspar, (5) Antonio De Fontes 1926, (6) Francesco Buzomi (Italians). (7) Gaspar D’Amiral (Italian) soạn quyển từ vựng Annamiticum – Lusitanum = Việt – Bồ. Cố Đắc Lộ tham khảo cho các tác phẩm của ngài. (8) Antoine De Barbosa (Italian) với quyển từ vựng Lusitanum Annamiticum = Bồ – Việt. Cố Đắc Lộ tham khảo cho các tác phẩm của ngài. (9) Alexandre De Rhodes (Pháp) sang VN 1624, có công lớn nhất, từ các công trình của các cố kể trên và hai sách tham khảo trên, cố đã xây dựng một hệ thống chữ viết khá hoàn chỉnh. Sau đó soạn sách và xin Vatican tài trợ để in (1) Dictionarium – Annamiticum – Lusitanum – Latinum = Việt – Bồ – La (1651), (2) Linguae Annamicae Seu Tunkinnesis Brevis Declaratio = Ngữ Pháp Việt Ngữ Đàng Ngoài (1652), (3) Catechismus = Phép Giảng Tám Ngày (1652). Ba quyển sách này cho ta biết Việt Ngữ đã tới mức độ 80% như ngày nay. Nhiều tác giả không biết rõ việc thành lập Việt-ngữ nên đã lầm viết rằng Cố Aleandre De Rhodes sáng tác chữ này và dạy cho người Việt học đạo Catholicism. Để hiểu rõ, tôi trích một phần của bài “Tựa” do chính Cố viết trong Dictionarium – Annamiticum – Lusitanum – Latinum = Việt – Bồ – La: “. . . Để viết quyển tự điển nầy, tôi không những đã học tiếng nói với người địa phương trong mười hai năm mà tôi ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, mà tôi còn học với những giáo sĩ khác. Tôi học với Francisco De Pina, một người Bồ-Đào-Nha thuộc Dòng Tên khiêm tốn của chúng tôi. Ông rất rành về tiếng nói địa phương, và ông là nguười đầu tiên đã đảm đương giảng đạo bằng tiếng địa phương. Ngoài ra, tôi còn nhờ công trình của giáo sĩ khác cũng thuộc Dòng Tên, nhứt là của Gapar De Amiral và Anonio De Barbosa. Cả hai đều có viết một quyển tự vựng: Gaspar D’Amiral thì viết quyển Annamiticum – Lusitanum, Antonio De Barbosa thì viết quyển Lasitanum – Anamiticum. Tiếc thay, cả hai người đều đã thất lộc. Tôi đã dùng các công trình đó để viết quyển tự vựng mới nầy, thêm phần La-Tinh đặng giúp cho người địa phương học tiếng La-Tinh, theo lời dặn của các đức hồng y . . .” Đàng Trong: Vua Nguyễn-Phước trong miền Nam. Đàng Ngoài: Vua Lê, chúa Trịnh ngoài miền Bắc. Dòng Tên: Dòng Jesuits. IV. Các vị dùng Việt Ngữ đầu tiên viết về Đạo Catholicism (Công Giáo): (1) Igesio Văn Tín (Việt), (2) Bento Thiện (Việt), (3) Pignau De Behaine (Bá Đa Lộc, người Pháp) soạn thêm từ điển Dictionarium Annamiticum. (4) Jean Tabert (Pháp) soạn từ điến Dictionarium Annamiticum – Latinum. (4) Philipphê Bỉnh (Việt), (5) Phan Văn Minh. – – – Một phần Việt sử cho ta biết rằng đạo Christian Catholics không luôn luôn được tự do truyền bá ở Việt-Nam. Có mấy thời kỳ đạo này bị cấm; các Missionaires bị giết hoặc trục xuất; nhiều người theo đạo bị xử tử. (Nếu tg không lầm thì Vatican đã phong thánh cho 118 vị tử vì đạo (cố đạo bị giết và một phần nhỏ tín hữu bị xử tử); hàng loạt các tín hữu phải trốn vào rừng sâu, do đó đạo này mới có sự tích Đức Mẹ La-Vang. Mặc dầu việc dùng chữ Alphabet-script có lợi lớn rất rõ rệt, nhưng không ai dám dùng công khai trước khi Pháp chiếm Việt-Nam giữa thế kỷ 19. Thật là một chuyện kỳ dị lạ thường trong lịch sử: một hệ thống chữ viết Alphabet-scipt hoàn thành cho tiếng Việt có lợi lớn như thế mà chỉ có thể sống èo ọt trong mấy quyển sách viết về Catholicism trong gần 300 năm bên cạnh một hệ thống Chữ Nôm mà hơn 99% phần trăm người Việt không đọc được! Tg dùng chữ “sống èo ọt” vì văn viết trong các sách Catholicism, tuy đã diễn tả được ý nghĩa như muc đích, nhưng chúng rất đơn sơ. Vài đoạn văn trong Việt Nam Giáo Sử của tác giả Phan Phát Huồn minh chứng rõ hơn sự kiện này: Nhưng tiếc một nỗi nếu Công-giáo đã sáng tác ra chữ Quốc–ngữ, nhưng không phải Công-giáo đã đưa nó đến chỗ văn chương thuần túy của nước nhà. Một đàng chúng ta không biết dùng chữ để diễn tả tất cả ý tưởng của chúng ta, một đàng chúng ta hình như mờ quáng gò bó trong một mớ chữ như “thì mà, song le, mà chớ, ngõ hầu, bởi vậy, cho nên . . . “Tất cả những khuyết điểm ấy đã mặc cho lối văn Công-giáo một danh từ không hay “văn nhà đạo” và “văn nhà thầy”. Những chữ này trong dân chúng có nghĩa là thiếu văn chương.” Đúng vậy, từ đầu thế kỷ 20, các văn thi sĩ của tất cả các tôn giáo, ví dụ nhóm Tự Lực Văn Đoàn, mới bắt đầu đưa Việt-ngữ lên đỉnh văn chương cho nước Việt-Nam. V. Các vị Catholics không viết về Đạo mà viết về truyện đời cho tất cả người Việt: Petrus Trương Vĩnh Ký (Việt) đã nâng cấp tiếng Việt viết bằng Alphabets để có thể sánh ngang hàng với các ngôn ngữ khác trên thế giới. Ông có 18 tác phẩm gồm chuyển từ Chữ Nôm sang Việt Ngữ a). Chiện Đời Xưa, Lựa Những Chiện Hay và Có Ích (Saigon 1866), b). Kim Vân Kiều – Nguyễn Du (SG 1875), c). Cours d’Histoire Annamite (SG 1877), d). Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca (SG 1877), e). Voyage au Tonkin en 1876 (1878), f). Chuyến Đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi 1881 (SG 1881), g). Nữ Tắc (SG Guillant et Matinon 1882), h). Chiện Khôi Hài (SG Guillant et Matinon), i). Bất Cượng Chớ Cượng Làm Chi (SG 1882), j). Phép Lịch Sự Annam (SG 1883), k). Grammaire à la Langue Annamite (SG 1884), l). Kiếp Phong Trần (SG 1885), m). Cờ Bạc và Nha Phiến (SG 1885), n). Lục Súc Tranh Công (Nhà Chung Catholic Publisher 1887), o). Tam Tự Kinh Diễn Ca (SG Guillant et Matinon 1887), p). Dư Đồ Thuyết Lược (SG Imprimerie et la Mission 1887), q). Tứ Thư: Đại Học và Trung Dung (SG Rey et Curiol 1889), r). Lục Vân Tiên Chiện Nguyễn Đình Chiểu (SG 1889), s). Minh Tâm Bửu Giám (SG Rey, Curiol et Cie 1891 et 1893). 17). Paulus Huỳnh Tịnh Của: Như Ô. Petrus Ký, Ô. Paulus Của đóng góp nâng cao tiếng Việt với các tác phẩm sau: a). Gia Định Báo (Chủ bút tờ báo này trong các năm 1864 – 1880), b). Chiện Giải Buồn (SG 1880), c). Chiện Giải Buồn cuốn sau (SG 1885), d). Tục Ngữ, Cổ Ngữ, Gia Ngôn (SG 1886), e). Gia Lễ, Quan Tế (SG 1887), f). Bạch Viên, Tôn Các Chiện (SG 1887), g). Ca Trù Thể Cách (SG 1888), h). Chiêu Quân Cống Hồ Chiện (SG 1889), i). Thơ Mẹ Dạy Con (1890), j). Thoại Khanh Châu Tuấn Chiện (SG 1891), k). Quan Âm Diễn Ca (SG 1992), l). Đại Nam Quốc Âm Từ Vị (SG 1895). VI. Chi tiết lịch sử chính trị liên quan đến việc dùng Việt ngữ: Vì 58 bản thỉnh cầu canh tân của ông Nguyễn Trường Tộ (quan trọng nhất là làm như Nhật Bản, ký và thi hành các hiệp ước ngoại giao và thương mại với nhiều nước có kỹ nghệ, kinh tế, và khoa học tiến triển cao ở thời đó để không nước nào dám chiếm Việt-Nam làm thuộc địa riêng) bị các vua nhà Nguyễn-Phước làm ngơ (nhiều nhất vào thời Tự Đức). Vì chính trị của thế giới đã biến đổi, rất nhiều nước đã theo chế độ dân chủ (có quốc hội, tổng thống, thủ tướng), nước khác tuy còn giữ chế độ quân chủ cũng phải lập quốc hội, thủ tướng để chia quyền, riêng các vua Nguyễn-Phước muốn “bế quan tỏa cảng” để dân không biết gì bên ngoài hầu nắm trọn vẹn tất cả quyền hành. Vì Tự Đức từ chối tất cả các thơ thỉnh cầu ký hòa ước thương mại của Louis XVIII, Charles X, và Napoléon III; cả sau khi Pháp biểu dương lực lượng ở bờ biển VN của Montigny, Rigault De Génouilly, Page, và Charner. Vì trong vài tháng về Pháp thăm quê hương của Jean Chaignau (trưởng nhóm quân Pháp đã giúp Nguyễn Ánh đánh thắng Tây Sơn, có vợ Việt) vào triều đình và quốc hội Pháp đề nghị đánh chiếm Việt-Nam. Nên Pháp chiếm Đà Nẵng 1858, Sài Gòn 1859. Triều đình Huế phải ký Hòa Ước Bonard (Nhâm Tuất) 1861 nhường 3 tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường cho Pháp. Năm 1867, La Grandière chiếm thêm 3 tỉnh miền tây. Pháp cai trị toàn Nam Kỳ (Cochinchine). Cũng như các Missionaires, Pháp thấy Chữ Nôm qúa khó, phải biết rành rẽ chữ Nho mới học được Chữ Nôm. Vì Chữ Nho là chữ ngoại quốc không viết Tiếng Việt của dân dùng hàng ngày nên chỉ khoảng 10% biết, Vì nhiều Chữ Nôm do 2 hay 3 Chữ Nho ghép lại nên chỉ còn 1% biết Chữ Nôm. Như vậy 99% dân Việt mù chữ Nôm của Tiếng Việt. Để phổ biến luật lệ và tin tức, Pháp khuyến khích học Việt Ngữ đã nằm sẵn trong các quyển sách viết về Catholicism (Công Giáo). Họ tuyển những người biết chữ này vào làm việc hành chánh, đồng thời thiết lập hai hệ thống trường học Pháp Ngữ và Việt Ngữ, bãi bỏ học chữ Nho năm Giáp Tý 1864. Trí thức Catholics bắt đầu dùng Việt Ngữ viết sách và viết báo về truyện đạo và chuyện đời. (Nhưng văn nhân thi sĩ không là Catholics làm ngơ. Vua và các quan chống đối.) Người lớn thấy con nít sau mấy tháng học đánh vần cầm sách báo Việt ngữ đọc oang oang lấy làm ngạc nhiên. Các vị học Chữ Nho miệt mài cả chục năm chưa đọc được sách Chữ Nho dễ dàng như vậy. Sau đó Pháp dần dần chiếm VN từ Nam ra Bắc. Ngày 11 tháng – 5 – 1884, Pháp ký Hòa Ước Tientsin (Thiên Tân) với Tầu, giảm thiểu ảnh hưởng nặng nề của Tầu. Ngày 6 – 6 – 1884, triều đình Huế phải ký Hòa Ước Patenôtre công nhận việc cai trị toàn nước VN của Pháp. Sau đó hai hệ thống trường học Pháp Ngữ và Việt Ngữ được thiết lập trong toàn cõi Việt Nam. VII. Cao trào dân Việt học và dùng Việt Ngữ (Quốc Ngữ): Sau một thập niên, đại đa số trí thức của tất cả tôn giáo, kể cả các vị đã học Chữ Nho, thấy được sự lợi ích và quý giá vĩ đại của Việt Ngữ. Với mục đích quảng bá chữ này, danh từ Quốc Ngữ ra đời. Họ chuyển ngữ các sách Chữ Pháp, Nho, Nôm. Họ ghi lại các truyện, ca dao . . . truyền miệng. Họ viết sách và báo. Cho tới năm 1915, đã có gần 20 tờ báo phát hành: Nam –Kỳ (Cochinchine): Gia Định Báo (1864), Nông Cổ Minh Đàm (1900), Nhựt Báo Tỉnh (1905), Lục Tỉnh Tân Văn (1905), Trung Lập Báo (1923), Phụ Nữ Tân Văn (1929). Trung-Kỳ (Annam): Tiếng Dân (1927). Đây là trung tâm chống đối dùng Việt-ngữ vì triều đình vua và phần lớn các quan ở đây. Do đó chỉ có một tờ báo duy nhất. Quan Cao Xuân Dục, bộ trưởng Bộ Giáo Duc tuyên bố, “. . . thứ chữ do người Pháp mang đến . . .” Bắc-Kỳ (Tonkin): Đại Nam Đăng Cổ Tùng Báo (1907), Đông Dương Tạp Chí (Nguyễn Văn Vĩnh 1913), Nam Phong Tạp Chí (Phạm Quỳnh 1917), Đại Việt Tạp Chí (1918), Học Báo (1919), Thực Nghiệp Dân Báo & Hữu Thanh (1920), An-Nam Tạp Chí (1926). Để xóa nạn mù chữ cho người lớn, các lớp tối có tên là Đông Kinh Nghĩa Thục ra đời năm 1907 do công của nhiều vị, đứng đầu là Lương Văn Can ở Bắc Kỳ (Tonkin) và Phan Chu Trinh ở Trung Kỳ (Annam). Một người bình thường học đánh vần Việt-ngữ mỗi ngày vài giờ, sau một tháng có thể đọc được sách Việt-ngữ. Nhưng vua và các quan vẫn chống đối. Thầy giáo Trần Qúy Cáp dạy thêm lớp tối về khuya bị quan Phan Ngọc Quát bắt và xử tử chém ngang lưng ngay sau đó. Vài ngày sau quan này được vua thăng chức. (Việt-ngữ trong thời kỳ quảng bá hô hào toàn dân đi học để xóa -nạn mù chữ đã được goị là “Quốc-ngữ”. Nhưng thực tế ngày nay, nếu ta dùng từ Quốc-ngữ, người nghe hay người đọc sẽ bối rối, ta phải giải thích dài dòng họ mới hiểu. Vì thế tôi để từ Quốc-ngữ vào lịch sử và dùng từ Việt-Ngữ.) Vì Việt-ngữ đem lại lợi ích thiết thực cho dân Việt nên họ rủ nhau lũ lượt đi học. Vì Việt-ngữ đem lại lợi ích vĩ đại cho văn hóa Việt và nước Việt nên các văn-nhân, thi-sĩ, dịch giả, nhạc-sĩ, soạn giả . . . đua nhau sáng tác và viết báo . . . Việt-ngữ bị các vua quan chống đối, các nhà trí thức làm ngược lại, họ khích lệ dân học chữ Việt và đả kích học chữ Nho. Sau đây là vài ví dụ: Phan Khôi, một thi sĩ nổi tiếng trong phong trào Thơ Mới, viết: “Văn học chữ Nho là một số không to lớn . . .” Dương Bá Trác (Cử Trác) làm thơ sau đây để bày tỏ sự hối tiếc về quá khứ học chữ Nho của chính ông: Khoa danh bước đã qua rồi, Giật mình tỉnh dậy rằng: “Thôi xin chừa.” Trong bài xã thuyết đăng trong Đại Nam Đăng Cổ Tùng Báo ngày 18. 8. 1907, Vũ Bội Liên Viết: Chữ Hán quả là cái hàng rào hiểm chắn ngang đường văn minh làm cho kẻ học mỏi lưng, tốn cơm gạo mới dùng được chữ này. Khi dùng được chữ thì trán đã nhăn, lưng đã còng vì nỗi dùi mài một đời học các điều cao xa quá. Chữ thảm, chữ hại làm cho ai mó đến cũng phải quên cả việc thường đời nay, để học việc đời xưa thực chết rồi, thực xa rồi . . . Nguyễn Văn Vĩnh tuyên ngôn dõng dạc trong Đông Dương Tạp Chí, xuất bản ở Hà-Nội: . . . Học chữ Quốc-ngữ là điều không tránh được, một vấn đề sống hay chết của Việt-Nam ta . . . Một biểu ngữ treo trước cổng trường Đông Kinh Nghĩa Thục khẳng định: Chữ Quốc-ngữ là hồn của dân tộc, Phải đem ra trình trước quốc dân. Các trí thức thời đó không những kêu gọi mọi người lớn bé già trẻ chấm dứt Chữ-Nho để học Việt-Ngữ. Họ cũng yêu cầu các văn nhân có khả năng đừng sáng tác tác phẩm thơ Chữ-Nôm nữa mà chuyển sang viết văn suôi bằng Việt-Ngữ. Họ còn yêu cầu các vị biết Pháp văn chuyển ngữ các tác phẩm ngôn ngữ Pháp sang Việt-Ngữ. Trong báo Đông Dương Tạp Chí, ông Nguyễn Văn Vĩnh viết: Các bậc danh Nho thì nên bỏ quách cái tài ngâm hộ cho người đi [ngâm thơ Tầu giúp người Tầu]. – chỉ học cho biết nhận cái hay của người mà lại nhận là cái hay của mình. [Các bậc thi nhân] nay muốn gây cho văn tự nước Nam có kinh điển thì bao nhiêu những bậc tài hoa, nhũng người có học thức trong nước phải chuyên về văn Quốc-Ngữ [Việt-Ngữ]. Các bậc có Pháp học thì tuy rằng cái ngoại tài ấy thì phải chuyên làm tranh cạnh, làm mồi kiếm ăn, nhưng nếu muốn nhân dịp lập thân mà lại có ích cho đồng bào mình, thì phàm luyện được chút nào của người, thì cũng nên dùng Quốc Văn mà phát đạt nó ra cho cả người đồng hương được hưởng. Tích cực hơn nữa, ba diễn giả của trường Đông Kinh Nghĩa Thục là Cử Dương, Chân Thiết, và Trúc Đàm viết chung kiến nghị gởi cho nhà cầm quyền Pháp như sau: Nước Nam chúng tôi có khoa cử đã gần một nghìn năm vì lý do bắt chước Nước Bắc (Nước Tầu). Gần đây, chính các nhân sĩ Nước Bắc đã xin Thanh triều bãi bỏ khoa cử và mở học đường Âu Tây nên chúng tôi nghĩ không còn lẽ gì để giữ lại cái học từ chương vô ích cho nhân sinh đó nữa. Vậy chúng tôi xin chính phủ bãi bỏ khoa thi cử [Chữ Nho] và mở mang ngay Cao Đẳng học đường để đào tạo nhân tài. (Như đã đề cập ở trên, Pháp bãi bõ thi chữ Nho ở Nam-kỳ (Cochinchine) năm Giáp Tý 1864 (trước đó hơn 40 năm, ngay sau hòa ước Bonard năm Nhâm Tuất 1862). Do những kêu gọi và các việc làm tích cực của giới trí thức mà đa số trước đó đã là những khoa bảng học Chữ-Nho, trước cao trào học và dùng Quốc Ngữ của dân, vua và các quan phải chấp nhận. Vua Duy Tân bãi bỏ thi chữ Nho ở Bắc-kỳ (Tonkin) năm Ất Mão 1915. Vua Khải Định bãi bỏ thi chữ Nho ở Trung-kỳ (Annam) năm Mậu Ngọ 1919. Sau khi bãi bỏ chữ Nho, Hai hệ thống trường học được thiết lập (1) lấy Việt-ngữ (Quốc-ngữ) làm căn bản; (2) song song, Pháp lập hệ thống trường Pháp lấy Pháp-ngữ làm căn bản. Các học giả dùng Việt-ngữ để ghi lại Văn Học Truyền Miệng từ mấy ngàn năm trước. Họ cũng chuyển viết các thơ văn bằng chữ Nho và chữ Nôm mà đại đa số dân không biết đọc. Các dịch giả cũng dịch các sách ngoại ngữ sang Việt-ngữ. VIII. Chữ Viết Alphabet Đầy Đủ Các Âm Tiếng Việt: Thành Trì Giữ Độc Lập Thế-chiến II được tính đơn giản trong khoảng thời gian 1939 – 1945. Phe Trục (Axis) bên Âu-châu gồm có Quốc-Xã Đức (German Nazis) và Phát-Xít Ý (Italian Fascits), bên Á-châu có Quân-Phiệt Nhật (Japanese Militarists). Từ năm 1940, quân Nhật từ nước Tầu tràn sang nước Việt và dùng nước Việt như nơi xuất phát để chiếm các nước Đông-Nam Á. Ngày 28. 11. 1941, Tổng Thống Roosevelt gởi thông điệp cho vua Hirohito đòi Nhật phải rút quân khỏi Việt-Nam. (Hirohito không còn quyền hành gì, tất cả đều do thủ tướng quân phiệt (Tojo Hideki) nắm giữ. Sáng sớm Chủ-Nhật 7. 12. 1941, Nhật tấn công Pearl Harbor. Mỹ gia nhập thế chiến. Mặc dầu phe Đồng-Minh (Allies) biết họ còn phải hy sinh nhiều về sinh mạng, tiền tài, và vật chất, nhưng họ nắm chắc phần thắng. Năm 1943, các vị lãnh đạo của Đồng Minh biết chắc sẽ thắng nên găp nhau tại hội nghị ở Cairo, Egypt để bàn về việc trả độc lập cho các nước thuộc địa. Ở hội nghị này, Thống Chế Tưởng Giới Thạch (Generalissimo Cheng Kaishek) khẳng định với TT Roosevelt: Vì nước Việt đã lập được chữ viết riêng biệt, khó hội nhập vào xã hội nước Tầu, hãy để cho nước Việt độc lập. (Chữ viết riêng biệt là Việt-ngữ ta đang dùng đây.) Như vậy, nếu VN không có chữ viết khác hẳn chữ Tầu, việc giành được độc lập rất khó. Mới đây, hồi đầu thế kỷ XX, Trước năm 1920, Mãn-Châu (Manchuria) còn là nước riêng; vì không có chữ viết riêng biệt, nên Manchuria thành một tỉnh nước Tầu. Trong chương V-2 (Nhật Bản Mở – Vietnam Đóng), ta thấy bất cứ lãnh vực nào, say mê hay trông nhờ nguồn gốc một nước duy nhất là dại dột và thiển cận, nhất là Việt-Nam một nước nhỏ mà lại nằm ở vị trí chiến lược toàn cầu. Tiếng nói cũng vậy; xin đừng ngụy biện nó là truyền thống. (Việc gì tốt đẹp mới giữ; điều sai lầm phải bỏ.) Hãy theo gương Anh-ngữ đã múc nguồn từ nhiều gốc khác nhau. Sau đây là đề nghị của tôi: Nguyên tắc I: Xin hãy giảm bớt dùng chữ Chữ-Nho (gốc Tầu); và dùng chữ ngôn ngữ Việt thay thế vào. Nguyên tắc II: Xin hãy phát âm và ghi âm tên nơi chốn nước China và tên riêng họ như tiếng Anh. (Để nhấn mạnh hai nước khác nhau hoàn toàn. Đây cũng là một hình thức tuyên bố độc lập.) Chắc là nó khó một thời gian, nhưng nó sẽ quen dần. Nguyên tắc III: Tên các nước khác ta không Nho hóa mà dùng như tiếng Anh; (ta có thể phiên âm bằng tiếng Việt). Ví dụ ta đã dùng tên nước Algery, Iraq, Panama . . . tên thành phố Tokyo, Marseille, Quebec . . . được; tất nhiên các nước khác thành phố khác cũng dùng tiếng Anh được. Sau một thời gian sẽ quen dần. Nếu để ý thêm, quý vị sẽ thấy từ đầu thế kỷ 19, cách nay hơn một thế kỷ, tiếng Việt đã có một số chữ gốc Anh-Pháp đọc trại đi (tương tự như xưa học tiếng Chinese đọc trại đi thành Chữ-Nho). Mấy ví dụ tiếng bình dân gốc Anh-Pháp: Ô-tô (auto), lô-gích (logic), nhà ga (gare), con-vít (vis) mít-tinh (meeting), xà-bông (savon), áo-sơ mi (chemise), cà-phê (coffee), bia (beer), rượu-xâm-banh (champagne), thịt bít-tết (beefsteak), bánh bích-qui (biscuit), quần-sọc (short), cao-bồi (cow boy), mũ cap (kép), áo-măng-tô (manteau), sô-cô-la (chocolate), bơ (beurre), phô-mát (fromage), cà-rốt (carrot), xà-lách (salade), xúp (soup), hô-ten (hotel), xe buýt (bus), vân vân. Trong các lãnh vực khác, ví dụ âm nhạc, có các chữ như piano, violin, guitar, harmonica, harmonium, . . . valse, bolero, tango, Rumba, rock, chachacha, samba,đâu cần tìm Chữ Nho gốc Chinese để đặt tên cho phức tạp khó hiểu thêm! Thế kỷ 21 rồi, ảnh hưởng trong nhiều lãnh vực với tính cách quốc tế mỗi ngày càng tăng. Có những sáng chế từ Âu-Mỹ, (không phải từ China) có tên quốc tế rồi như radio, tivi, computer, internet, E-mail, video, calcium, aspirin, vitamin . . . mà lại giật lùi lại cố gắng tìm kiếm chữ Nho gốc Tầu! Ta không muốn gia nhập cộng đoàn thế giới, chỉ muốn dựa vào China hay sao? Cứ khăng khăng chỉ dùng chữ gốc Tầu mà thôi là bước đi theo cùng một lỗi lầm lớn của thời đại trước. Hãy thêm chữ gốc Âu-Mỹ giúp dân ta bớt nhìn vào nước China mà nhìn thêm ra cả toàn thế giới. XI. Phần Kết: Thế kỷ thứ 9, vua nước Japan, đã khuyến khích các trí thức dùng ideograph để ghi tiếng nói của họ; do đó văn nhân thi sĩ đã dùng chữ này để viết truyện làm thơ tả nhân vật và cảnh đẹp của nước họ, không phải của nước China như ở Việt-Nam. Thế kỷ thứ 15, triều đại Yi, vua thứ IV (1419 – 1450) nước Korea đã ra sắc lệnh dùng chữ Hangul cho tiếng nói của họ, do đó các văn nhân thi sĩ cũng làm những việc như ở Japan. Nếu vua nước Việt cũng sáng suốt như vua nước Japan và Korea, thì Việt-ngữ đã bắt đầu được dùng từ thế kỷ 17. Mãi đến đầu thế kỷ 20, với những kêu gọi và sáng tác của giới trí thức và dân Việt đã tấp nập theo học Việt-ngữ, mấy vua nhà Nguyễn Phước mới miễn cưỡng bãi bỏ thi cử Chữ-Nho. Ta có hai kết luận: (1) Nếu các Missionaires không đến Việt-Nam, thì không có Việt-ngữ. (2) Nếu Pháp không dùng quyền lực để xử dụng alphabet-script cho tiếng Việt, nó cũng chỉ nằm trong các sách kinh và bài giảng của Catholicism. Ngày nay, mấy người tiếc việc đang dùng chữ Việt-ngữ (Portugese-Latin Alphabet scripts) thay thế Chữ Nôm cố ý chối bỏ sự thật là 99% người Việt đã không học đọc và viết được Chữ-Nôm. Việt-ngữ giúp dân Việt xóa nạn mủ chữ, vì nó đọc được rất dễ dàng; Việt-ngữ tiện lợi cho người sáng tác để phổ biến văn, thơ, nhạc, kịch, triết-học, khoa-học, vân vân; Việt-ngữ giúp dân Việt giữ gìn đất nước. Ích lợi của “quả” Việt-ngữ không bút giấy nào tả hết được. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây; Xin đừng ăn cháo ‘chém’ bát.” Ta phải biết ơn những vị khai sáng, dựng xây, và truyền bá Việt-ngữ. – – – – – Tham Khảo và Trích dẫn: Biểu Nhất Lãm Văn Học Cận Đại (GS Thanh Lãng) Nguồn Gốc Chữ Quốc Ngữ (LM Đỗ Quang Chính) Tiếng Việt Đáng Yêu (Tranduc Han Prudence). Chữ Viết của Người Việt Nam Qua Các Thời Đại. Nam Hoài Bão. Photo do Anthony Cao cung cấp. – – – – – |

Essays Related to the Vietnam War Trần Đức Hân Preface Dear readers, Essays Related to The Viet-Nam War (Bilingual) tries to analyze the truth of some past periods. It consisted of both successes and mistakes. People of good-will admit the truth to improve their successes and correct their mistakes. These works can be considered as a documents. I appreciate all authors of the valued books, songs, poems, and photos; they consist of precious documents that I consult for this book. Please, consider my references as the presentations of the truth that you witnessed and cited. Your works will live along with histories of the world. I thank for your generosity. The unique aim of this book is to research the historical truth. Historians and media of the world divide The Vietnam War from 1945 to 1975 into two parts. Part I: 1945 – 1954, Part II: 1954 – 1975. In the first part, the consecutive US governments involved mainly in politic and diplomatic fields; their military involvement was a minor one. In the second part, their successors deeply involved in the war in all fields; especially, they sent many units of their Arm-Forces fighting in parallel with the Vietnam Arm-Forces of South-Vietnam (VNAF) longer than a decade. (Australia, South-Korea, and Thailand also sent their some military units helping VNAF, but they withdrew after a pair of years.) The Non-Triumphant War is my created title to name the Part II of the war. After the Non-Triumphant War, South Vietnam is under the powers of the stringent communists. Thus, the Vietnamese fled from their country in many waves. About 50 countries have opened its generous arms receiving hundred-thousands of Vietnamese families as refugees and helping them to rebuild their wholesome lives. With thriving efforts, many refugee individuals and families have obtained substantial successes in different fields. The United States of America have received the majority of Vietnamese refugees. Members of my families are among these refugees. With heartfelt sincerity, all of us appreciate the United States of America giving us citizenship to have all the rights and duties like other Americans as well as opportunities to thrive our futures. In my personal case, the United States of America gives me opportunities and freedom to write books. After two books on literature and history in Vietnamese tongue, three books in English tongue are published by an American publisher: The Clan Divided (Novel): It reminds and warns utopian or gullible persons about cunning and clever sophistries of greedy hypocrites or impostors who camouflage as admirable persons to deceive people. Women Victims of Wars (Novellas): They focus on how women are viewed for their physical charm, and how a part of them is abused. They bring to new heights social awareness and respect for women. Solving the Adversities (Short stories): The stories in this book cite many helpful ways of solving several adversities and sufferings of victims during and after The Non-Triumphant War (The Unpopular War). Dear readers, hopefully I will dedicate you more writing works. Dear readers, even though I deeply appreciate the United States as I sincerely express above, I am impelled to write the truth on the history of Vietnam, and The Vietnam War is the central issue of this book. Each chapter was a separate essay and written in different occasion for some magazines or periodicals. Therefore, after the collection those writings in this book, some details in one chapter appear again in another. Please, sympathize with the necessity to fulfill the complete meanings of every chapter. In the history of the United States, it fought against the troops from England to have independence; there was only one single war and the independence exists forever. In the history of Vietnam, it has to repel troops from China in many wars to regain its independence since China has invaded Vietnam many times again and again within four millennia; now, preparations for another invasion is much more sophisticated and dangerous. (There is one chapter: “A Survey of the History of China” in this book to make the issue easier to understand.) China completely annexed Manchuria as one of its province in 1920. China invaded Tibet in 1959; then it has implemented a similar plan in this occupied country. On the fate of Vietnam, China has already carried out some steps to annex Vietnam in the near future as its province. Experienced with its past unsuccessful invasions, for this time, China has prepared and implemented very sophisticated cunnings in all fields: militaries, politics, scripts, history, language, culture, literature, bribing top-leaders of Vietnamese governments, immigration, infiltrating into Vietnamese governments, and so forth; they scheme to make Vietnamese people lose their identities. In the histories of the past, the USA fought against England for independence. Now the two countries have amity. I crave for China and Vietnam having a similar amity and respecting each other’s independence. Because of the helps of the US to Viet-Minh in 1945 since its leader and his disciples perfectly concealed his communist identities and promised to fight the Japanese militarists in Vietnam; but Viet-Minh did not keep its promise. It became the strongest force among several other ones which also struggled against the French colonists. It eliminated other forces before it fought the French in the Vietnam War Part I. Then the leader became the president of North-Vietnam until his death in 1969. He has arrayed and commanded the invasion to South-Vietnam in the Vietnam War Part II. All means in North-VN had to extol him as a great living saint with ideal virtues. One of his deceiving slogan, “Nothing is more precious than Independence and Freedom” is well known; it was praised by many guys included several so-called intellectuals in the world; they advocated the invasion. So many gullible Vietnamese believed him and his disciples; the deceived fought in the Vietnam War Part I and II like mayflies. (Impacted by the extolling acts, after this man’s death, some places have his statues or pictures to adore him as a bodhisattva.) Dear readers, in the Vietnam War (Part I and part II), (1) numeous Vietnamese nationalists trusted and risked their lives for international communist deceivers; (2) so many families had siblings in both sides: some in Republic-of-VN-Arms-Forces or government-organizations, others in the Army or cadres of the Vietnamese-Communists; several families had even high officers or high officials in both sides. To Americans, this The Vietnam War part II is The Non-Triumphant War, but to the patriotic Vietnamese, this is The Lost-Everything War. Americans feel annoyed and fretful; patriotic Vietnamese feel anguish and painful. Therefore, they criticize or reproach to one another. In truth, there are many complicated causes from both sides. Therefore, several details in this book could hurt feelings of my some compatriots; others could hurt feelings of some Americans. Although nothing stinks like the truth, it should be written for future generations. Trần Đức Hân |
Từ Cộng Hòa Liên Bang Đức tới Hoa Kỳ – – – – – Sau mấy năm bị cai trị dưới chính sách cay nghiệt của Cộng Sản, đại đa số dân Nam Việt Nam muốn bỏ nước ra đi. Câu nói sau đây đã diễn tả thực trạng đó, “Nếu cột đèn có chân, chúng cũng vượt biên.” Nhưng chỉ những ai có thuyền và những gia đình có vàng mới thực sự tính toán việc vượt biên hoặc bằng thuyền ra biển Đông để đến vài đảo của nước láng giềng hay băng rừng xuyên qua Cambodia để đến Thailand. Vài chục triệu dân miền Nam có đủ vàng để vượt biên. Tiếc thay, đa số người ra đi lại bị lừa hay bị bắt trong đất liền hoặc trong hải phận Việt Nam. Số khác chết trong kinh hoàng trên Biển Đông hay trong rừng thẳm. Cả hai đường thủy và đường bộ đều phải trải qua những hiểm nguy sống chết và đói khát khốn khổ. Nhiều nam thì bị hải tặc tấn công chết vất xác xuống biển hoặc trong rừng. Nhiều nữ còn thêm khổ nhục bị hiếp dâm tập thể bởi những tên hải tặc trên biển hay nhóm vũ trang trong rừng Cambodia, sau đó có những cô trẻ đẹp bị giữ lại nơi nào đó và trở thành tù nô lệ tình dục mà cho đến ngày nay thân nhân vẫn không biết sống chết ra sao. Không thể nào có được con số thống kê chính xác những nạn nhân đã chết trong tủi nhục và khốn khổ trên đường tìm đất tự do. Những con số ước đoán vào khoảng từ 300,000 đến nửa triệu nạn nhân đã chết. Trong tình trạng thương tâm đó, có những tầu đã cứu người vượt biển khi thuyền của họ lâm nguy. Đặc biệt hai tầu l’Ile de Lumière và Cap Anamour của một số nhà từ thiện Tây Đức (Cộng Hòa Liên Bang Đức = Bundes Republik Deutschland = Federal Republic of Germany) đã đến biển Đông với mục đích duy nhất cứu người vượt biển. Có khoảng 50 nước trong khối tự do nhận và định cư người tỵ nạn. Gia đình tôi vượt biển bằng thuyền vào tháng Bảy 1979, được Cap Anamour cứu vớt, và tới Đức vào một ngày trong tháng đầu năm 1980. Nước Đức lúc đó cũng chia đôi như nước Việt trước 1975 vậy: Nửa phía Tây là Cộng Hòa Liên Bang Đức (CHLBĐ) = Bundes Republik Deutschland (BRD) có quân đội Mỹ, Pháp, và Anh hiện diện; nửa phía Đông Cộng Sản đặt tên là Cộng Hòa Dân Chủ Đức (CHDCĐ) = Deutsche Democratische Republik (DDR) có Hồng Quân Liên Xô (Soviet Union) chiếm đóng. (Trừ West-Belin ở trong DDR.) Tâm lý sợ hãi có thể lại phải sống dưới chế độ Cộng Sản là nguyên nhân quan trọng nhất đã thúc đẩy tôi lập kế hoạch đưa toàn gia đình rời bỏ CHLBĐ di dân sang Hiệp chủng Quốc Hoa Kỳ USA). Tôi đã suy nghĩ kỹ rằng năm 1954, cha mẹ tôi đã bỏ gia tài sự nghiệp ở Bắc Việt, dẫn tôi di cư vào Nam Việt, đã chọn cho tôi một đất sống tự do, thì tôi cũng phải có bổn phận tương tự đối với các con tôi, đưa chúng đến một nước càng xa Cộng Sản càng tốt. Thực tế gia đình giúp tôi có thể làm được là vợ chồng tôi ít con. So sánh với các gia đình bạn hữu cùng thế hệ, gia đình họ có khoảng 6 con, nhưng chúng tôi có 3: một trai và hai gái. Do biến cố đau buồn 1975, chúng tôi không dám sinh thêm. #2# Để qúy vị dễ hiểu tình hình nước Đức ở thời kỳ đó, tôi xin sơ lược lại một số sự kiện lịch sử chính bên Âu Châu bắt đầu từ Thế Chiến II. Phe Trục (Axis Powers) gồm German Nazis của Hitler và Italian Fascists của Mussolini. (Á châu là Japanese militarists.) Trước khi quân Anh và Pháp hợp lực chống Axis, Mussolini đã chiếm Ethiopia và Egypt; Hitler chiếm Austria, và Czechoslovakia. Soviet Union không thuộc Axis, nhưng Hồng Quân của Stalin đã chiếm hết các nước Đông Âu tới biên giới Poland. Nazis và Soviets ký hòa ước (Molotov-Ribbentrop) bất tương xâm ngày 23 tháng Tám 1939 với lý do để Poland là trái độn. Nhưng vài ngày sau, Hitler không tôn trọng hiệp ước, chiếm nửa phía tây Poland. Ngay sau đó Stalin chiếm nửa phía đông Poland và thêm nước Finland. Năm 1940, với chiến lược chớp nhoáng (blitzkrieg), Hitler chiếm thêm Belgium, Netherlands, và France. Nhưng Hitler không chiếm được nước Anh, do đó một phần quân đội Pháp đã di tản được qua nước này. Đầu năm 1941, Hitler đưa quân chiếm phần đông Poland và tiến đánh Soviet Union tới tận thủ đô Moscow. Hoa Kỳ chỉ tham gia đánh Axis Powers sau khi thủ tướng Japanese Militarist Tojo Hideki ra lệnh cho máy bay hải quân Nhật tấn công Pearl Harbor ngày 7 tháng Mười-Hai 1941. Lực lượng chính chống Axis ở Âu Châu sau biến cố đó có tên là Allies gồm Mỹ Pháp Anh đánh từ hướng nam và tây, Soviet Union đánh từ phía Đông. Quân Nazis thua nhiều trận lớn, nhiều sư đoàn phải đầu hàng. Hitler tự tử vào một ngày trong tháng Tư 1945. Mặt trận Mỹ Pháp Anh đánh Nazis từ phía tây, mặt trận Soviet Union đánh từ phía đông, và hai bên đã hứa hẹn sẽ gặp nhau ở Thủ đô Berlin của Đức. Nazis đầu hàng vô điều kiện ngày 2 tháng Năm 1945. Nhưng quân Mỹ Pháp Anh chiếm đóng nửa phía tây nước Đức và chỉ một đoàn quân của Mỹ, Anh, Pháp tiến vào Berlin và gặp Hồng quân. (Sau đó thành West-Berlin.) Chung quanh West-Berlin toàn là Hồng quân của Stalin. Hậu qủa sau đó là khu đông Berlin và các vùng chung quanh do Hồng quân chiếm đóng. Lọt vào trong chỉ có phần tây West-Berlin do Mỹ Pháp Anh kiểm soát. Ngay sau Thế Chiến II, Âu Châu bị phân chia thành ba khối: Cộng Sản, Tự Do, và Trung Lập. Khối Cộng Sản (Warsaw Pact) gồm Soviet Union to phình ra vì Stalin sát nhập 14 nước chung quanh vào nước Nga. Thêm vào đó, các nước mà Hồng quân đã hành quân đã chiếm trở thành chư hầu của Soviet Union: Poland, Romania, Bulgaria, Hungary, Albania, Czechoslovakia, và Đông Đức (Cộng Hòa Dân Chủ Đức). Stalin lấn một vùng của Poland sát nhập vào nước Nga rồi lấn một phần tương tự của Đức trả lại cho Poland. Như vậy, không những nước Đức bị chia hai mà còn mất khoảng ¼ phía miền đông nữa. Khối Tự Do (NATO) gồm Anh, Pháp, Belgium, Iceland, Norway, Denmark, Netherlands, Spain, Portugal, Italy, Greece, Turkey, và Tây Đức (Cộng Hòa Liên Bang Đức) có cả phần Tây Berlin nằm giữa Đông Đức. Khối Trung Lập thân Cộng Sản có Yugoslavia (Ấn-độ và mấy nước ở Á-châu và mấy nước ở Phi-châu). Khối Trung Lập thân khối Tự Do gồm Ireland, Switerland, Austria, Sweden, Finland, và những nước nhỏ như Luxemburg, Monaco, Andora. (Riêng Finland, tôi chưa có dịp tìm hiểu nguyên do nào Hồng quân của Stalin đã chiếm mà sau đó lại trở thành trung lập thân khối tự do.) Hai khối Warsaw và NATO chống đối nhau trong một tư thế sẵn sàng chiến đấu. Chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên tình trạng rất căng thẳng. Quý vị lớn tuổi chắc còn nhớ cuộc phong tỏa Tây Berlin năm 1948-1949 của Hồng quân của Stalin, nhưng NATO đã quyết tâm giữ vững một nửa thành phố nằm giữa khối Cộng Sản này bằng cách dùng máy bay quân sự không vận lương thực và nhiên liệu ròng rã hơn một năm. (Nếu máy bay của Đồng Minh bay qua bầu trời Cộng Hòa Dân Chủ Đức mà bị Hồng quân bắn hạ, có lẽ Thế Chiến III đã xảy ra rồi. Nhưng điều đó đã không xảy ra ‘Gott sei dank = Thank be to God’). Mấy năm sau đó Hồng quân với thiết giáp đã đàn áp dã man các cuộc đòi tự do của dân vài nước như Hungary, Poland, Czechoslovakia vân vân. Người Đông Đức vượt sang Tây Berlin xin tỵ nạn hàng ngày hàng đêm. Thời kỳ Krutchev của Soviet Union, ông ta đã tức giận ra lệnh xây bức ‘tường ô nhục’ bao vây nửa thành phố này. #3# Như đã viết ở phần trên, sau khi Thế Chiến II, nước Đức không những bị chia hai mà còn bị mất khoảng 1/4 phía miền đông vì Stalin đã cắt một phần sát nhập bù lại cho Poland. Phần phía Tây nước Đức, dưới ảnh hưởng của Mỹ, đã thành lập CHLBĐ (BRD). Những điều sau tương tự như nước Mỹ: có 11 tiểu bang (Bayern, Rheinland-Pfalz, Saarland, Baden-Wuttenberg, Hessen, Nordrhein-Westfalen, Niedersachsen, Bremen, Hamburg, Schleswig-holstein, và West-Berlin). Thủ đô là Bonn. BRD có Thượng Viện (Bundesrat) và Hạ Viện (Bundestag). BRD có Tối Cao Pháp Viện và Giám Sát Viện. Mỗi tiểu bang có hai thượng nghị sĩ. Các tiểu bang có thống đốc và quốc hội của tiểu bang. Những điều sau khác biệt với Mỹ: Chế độ Đại Nghị (đa đảng trong chính quyền). Sau khi bầu Bundestag, không có đảng nào được hơn nửa túc số, nên vài ba đảng phải liên kết với nhau để bầu thủ tướng (Bundes Kranzler = Chandler). Tổng thống cũng do Bundestag bầu ra. Về kinh tế, chỉ sau mươi năm, Tây Đức đã là một trong bảy cường quốc kinh tế. (G.7 consisted of Canada, France, Italy, the United Kingdom, the United States, West-Germany, and Japan.) Ta thấy trong G.7, hai nước có các đơn vị Quân Lực Mỹ hiện diện là West-Germany và Japan. (Thật tiếc cho trường hợp Việt Nam.) Phần phía Đông nước Đức, do Stalin bảo trợ, trở thành một nước Cộng Sản được đặt tên là Cộng Hòa Dân Chủ Đức (DDR = Deutsche Democratische Republik). Thủ đô là Đông-Berlin. DDR độc đảng, theo giáo điều (1) đảng lãnh đạo, (2) nhà nước quản lí, (3) nhân dân làm tập thể. Cũng như tất cả các nước Cộng Sản khác, DDR có nền kinh tế quốc doanh, nên đời sống của người dân Đông Đức thua rất xa Tây Đức, tuy rằng nếu so sánh với tất cả các nước Cộng Sản khác, Đông Đức có kinh tế khá nhất, hơn cả Soviet Union. (Soviet có vũ khí ghê gớm, nhưng kinh tế thua Đông Đức.) Tôi vừa mới viết rằng đời sống của người dân Đông Đức thua rất xa Tây Đức. (Vấn đề này tôi sẽ viết thêm ở phần sau với vài chi tiết mắt thấy khi nước Đức thống nhất năm 1990.) Dân Đông Đức nói riêng và các nước Cộng sản Đông Âu nói chung biết rất rõ đời sống của họ thấp kém hơn Tây phương qua các chương trình phát hình từ TV bên Tây Đức: đường phố đầy dẫy các loại xe như Mercedes, BMW, vân vân; các tiệm chật ních quần áo giầy dép; các siêu thị ngập tràn dồ ăn thức uống. Những dịp diễn hành xe hoa, người trên xe tung bánh kẹo xuống hai bên lề đường cho khán giả, vân vân và vân vân. (Chỉ có Cộng Sản Bắc Việt lừa bịp giỏi, “Dân miền Nam bị đói ăn thiếu mặc.” Do đó vào vài ngày đầu sau 30 tháng Tư 1975, có kẻ từ Bắc đã mang một cân đường, người khác mang vài cái áo quần cũ vào Nam để cho anh em đã di cư năm 1954. Nhà văn Dương Thu Hương khi thấy sự thịnh vượng miền Nam đã khóc khi biết bị lừa bịp.) Trong khi đó, bên nước Cộng Sản Đông Âu, họ muốn mua gì cũng phải xếp hàng (XHCN = xếp hàng cả ngày) hay phải đăng ký chờ đợi. Ví dụ ở Đông Đức muốn mua một cái xe (car) phải đăng ký sau 10 (mười) năm mới có. Xe đó như thế nào sẽ được tả ở phần sau. Tôi đã chỉ viết về vấn đề kinh tế. Phần chính trị như mất tự do vân vân, quý độc giả chắc đã có kinh nghiệm rồi. #4# Tôi xin trở lại truyện gia đình tôi. Trước 1975, nhà chúng tôi ở Sài-Gòn gần phi trường Tân Sân Nhứt. (Khi Pháp xây phi trường này, lúc đó nó là sân bay mới nhất trong vùng nên đặt tên như vậy. Không biết nguyên do nào lại phải đổi ‘sân’ thành ‘sơn’!) Trong những năm chiến tranh, máy bay chiến đấu cất cánh lên bầu trời, lúc vượt bức tường âm thanh phát ra tiếng nổ “rầm-ầm-rù-ù” rất lớn. Chúng là tiếng gầm thét nhắc nhở sự hiện diện của cuộc chiến tàn khốc ở nơi tôi đang sống. Chúng tôi tới Tây Đức được gia đình ông bà Schlax bảo trợ. Nơi chúng tôi ở là thành phố Wittlich tiểu bang Rheinland-Pfalz, gần biên giới Luxemburg, cách Paris về phía Bắc khoảng 300 miles. Tôi viết sự thật xin quý đồng hương đừng phật lòng. Tuy nước Mỹ là nơi tạo nhiều cơ hội thành công lớn nhất, (nhưng) Tây Đức nói riêng và các nước Bắc Âu nói chung có hệ thống an sinh xã hội gồm cả y tế có nhiều phần hơn nước Mỹ. Gia đình tôi được hưởng qui chế tị nạn ở thời kỳ đó khá chu đáo. Người Việt tị nạn lúc đó đến Tây Đức ở rải rác xa nhau. Chỉ có một mình gia đình tôi ở Wittlich. Để có một cộng đoàn 30 gia đình lâu lâu gặp gỡ nhau, chúng tôi phải đi xe khoảng 100 miles. Các con tôi vào thẳng trường, học chung với trẻ em Đức, vợ chồng tôi được cấp thẻ đi xe lửa tới một thành phố cách xa khoảng 50 miles để học Đức ngữ, sáng đi tối về. Tôi không dám kể Đức ngữ đối với chúng tôi khó như thế nào, sợ mất thời giờ quý vị. Sau 8 tháng học Đức ngữ, cả hai chúng tôi được ông bà Bungert, chủ của một siêu thị lớn nhất ở Wittich cho chúng tôi việc làm: vợ tôi bán hàng ở khu đồ chơi, tôi làm phụ tá kế toán. Tây Đức lúc đó có luật lệ và đời sống sinh hoạt rất cao. Chỉ trừ hotels và restaurants, tất cả các tiệm khác, kể cả siêu thị, đều đóng cửa sau một giờ trưa thứ Năm, thứ Bảy, và cả ngày Chủ Nhật. Mỗi năm có khoảng mươi ngày nghỉ như New Year, Labor day, vân vân cũng đóng cửa như vậy. Bên Âu châu, mỗi thành phố đều có một trung tâm thương mại, nên những ngày kể trên, người dạo phố chỉ nhìn các tiệm qua tường kính mà thôi. Mỗi năm chúng tôi có 7 tuần vacation, một nửa nghỉ vào mùa Hạ, một nửa vào mùa Đông. Như tất cả các người làm việc khác, mỗi năm có hai lần được lãnh thêm nửa tháng lương để đi vacation là cuốt tháng Sáu và cuối tháng Mười Một. Luật buộc chủ phải trả lương vào tháng đó, nhưng công nhân xếp đặt thay phiên nhau đi nghỉ trong mùa Hạ và mùa Đông. Riêng chúng tôi đã đi du lịch được một số nước, mỗi nơi ở khoảng 3 tuần. #5# Đọc đến đây, có thể vài độc giả nghĩ rằng gia đình tôi được như vậy mà tại sao lại còn rời Tây Đức để sang Hoa Kỳ? Tôi xin trả lời: Vì nước Đức lúc đó cũng chia đôi như Việt Nam trước 1975. Phần trên tôi đã viết: Hai khối Cộng Sản và Tự Do chống đối nhau trong một tư thế sẵn sàng chiến đấu. Chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên tình trạng rất căng thẳng. Tôi cũng đã viết: Trong những năm chiến tranh ở quê nhà, máy bay chiến đấu cất cánh lên bầu trời, lúc vượt bức tường âm thanh phát ra tiếng nổ “rầm-ầm-rù-ù” rất lớn. Chúng là tiếng gầm thét nhắc nhở sự hiện diện của cuộc chiến tàn khốc ở nơi tôi đang sống. Do đó, khi ở Đức, tôi sợ hãi có thể lại phải sống dưới chế độ Cộng Sản. Wittlich, nơi gia đình tôi ở lúc đó, nằm giữa hai căn cứ không quân Spandalem và Rahmstein cách nhau khoảng 300 miles của Quân Lực Mỹ. Vài ba lần mỗi tuần, tôi lại nghe tiếng nổ “rầm-ầm-rù-ù” trên bầu trời của chiến đấu cơ vượt bức tường âm thanh. Hơn thế nữa, lúc đó còn thêm việc thực tập bay thấp (deep flights) để tránh bị radar của đối phương phát giác. Mỗi lần nghe tiếng chiến đấu cơ “rầm-ầm-rù-ù”rồi sau ít giây saulà tiến rít “rí-rí-rít” trên đầu, ngẩng mắt lên thì nó đã bay xa rồi nhưng vệt khói dài vẫn còn. Cảm giác của tôi là nó chỉ bay trên đầu mình khoảng vài trăm yards và bầu không khí chiến tranh lảng vảng bên tôi. Chỉ sau ba năm, tôi gởi con gái Kim-Liên sang Mỹ du học ở một college. Con trai Đức-Huấn thì học xong đại học bên Đức và xin được visa sang Mỹ làm việc. Con gái út Kim-Dzung xong trung học Đức rồi sang Mỹ học ở một college tại Stockton . Đời sống bình thường của thanh niên nam nữ khi tới tuổi trưởng thành là kết hôn. Khi gần xong đại học, con gái tôi gặp một thanh nam cùng nghề và bàn tính ngày đám hỏi và đám cưới. Ở thời kỳ đó tất những công dân có quốc tịch Liên Hiệp Âu Châu (European Union) sang Mỹ khỏi cần visas; những ai tuy có qui chế thường trú mà chưa có quốc tịch, khi xin visa đi Mỹ, người này được, kẻ kia không. Vợ chồng tôi sợ lỡ ra đám hỏi và cưới của con mà không sang Mỹ dự được thì chúng tôi cũng như các con sẽ mang nỗi buồn suốt cả cuộc đời còn lại. Hơn nữa, nếu bị từ chối cấp visa, nó sẽ là cái vết xấu, sau này xin di dân có thể sẽ khó khăn hơn. Vì thế chúng tôi đã nộp đơn nhập tịch Đức. Luật Tây Đức bắt buộc trước khi nhập tịch phải có giấy chứng nhận từ bỏ quốc tịch cũ do chính quyền mình có quốc tịch cũ đó cấp phát. Trường hợp của người Việt chạy trốn Cộng sản là phải đến “Đại Sứ Quán Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” tại thủ đô Bonn xin họ cấp phát “Chứng Chỉ Từ Bỏ Quốc Tịch Việt Nam”! Lệ phí phải trả trọn một tháng lương của người đi làm và 200 Deutsche Mark tương đương 150 Đôla cho mỗi đứa con kèm theo chưa đi làm. (Thời đó, gia đình đi làm mới được nhập tịch.) Chúng tôi và nhiều người Việt khác tức lắm. Chúng tôi trình bày với nhân viên nhập tịch rằng chúng tôi đã một sống hai chết khi chạy trốn Cộng Sản, bây giờ bắt chúng tôi đến người Cộng Sản để xin xỏ họ thì vô lý quá, hãy cho chúng tôi từ bỏ quốc tịch bằng cách khác, ví dụ như ra tòa giơ tay xin từ bỏ quốc tịch chẳng hạn. Nhưng nhân viên trả lời rằng luật Đức như thế. Các ông bà muốn làm khác thì hãy khoan xin nhập tịch và chờ có luật khác như các ông bà muốn. Chúng tôi đành phải chịu nhục, đến tòa đại sứ đó, nghe giảng thuyết cộng sản, nộp tiền mặt để có cái giấy chứng nhận đó. Bất cứ cái gì của người Cộng Sản Việt Nam cũng vĩ đại (tạm chuyển sang Nôm là khổng lồ). Con dấu của họ cũng vậy. #6# Bảy hay tám ông bà Việt Nam khi biết tôi có chương trình di dân sang Mỹ thì kể với chúng tôi toàn chuyện trộm cướp ở Mỹ. Cứ như mấy ông bà này thì nước Mỹ chỉ có trộm cướp chứ không có cái gì khác. (Có thể ở thập niên đó, người Việt ở Mỹ bị trộm cướp nhiều hơn bây giờ.) Trong đầu óc họ chỉ ghi nhận những cái xấu mà thôi. Họ không nhận xét khách quan được rằng nước Mỹ có những điều tốt cái xấu; nhưng điều tốt nhiều hơn cái xấu. Khi nghe họ kể lể tôi lại nhớ đến thời Việt Nam Cộng Hòa trước 1975, có những người có bằng cấp cao nhưng đầu óc lại ngây thơ không tưởng (utopists). Họ chỉ nhìn cái xấu vì chưa đủ thời gian chỉnh đốn. Một phần đã theo và làm công cụ cho Cộng Sản như Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Thị Bình, Dương Quỳnh Hoa, Trương như Tảng, vân vân. Phần khác thì chuyên quậy phá, chống đối như Trần Ngọc Châu, Kiều Mộng Thu, Lý qúy Chung, hay tổ chức biểu tình làm lợi cho Cộng Sản như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi, Ngô Bá Thành, vân vân, và vân vân. Bây giờ đất nước đã rơi vào tay Cộng Sản và đang bị bán dần cho nước Tầu. Không biết giờ này họ đã biết lỗi của họ chưa hay khăng khăng chối tội? #7# Cộng Sản ở Đông Đức nói riêng và các nước Đông Âu nói chung không thể lừa bịp dân như Cộng Sản Bắc Việt được. Người dân biết rõ dân bên Tây phương được hưởng tự do dân chủ và sống trong nền kinh tế thịnh vượng. Họ thường tìm dịp nổi dậy hay vượt thoát sang Tây phương. Vào những năm 1987 – 1988 – 1989, dân của một số nước Đông Âu như Đông Đức, Poland, Czechoslovakia đều rục rịch biểu tình đòi tự do dân chủ và quyền lập đảng chính trị không Cộng Sản. Tháng Năm (May) 1989, mấy trăm người Đông Đức đi vacation ở Hungary thừa lúc biên giới sang Austria lỏng lẻo, họ ùa sang đó xin tỵ nạn. Rồi vài đợt tỵ nạn khác tiếp diễn. Tuy tổng cộng chỉ có mấy ngàn, nhưng làm xôn xao dân Đông Âu, nhất là Đông Đức. Hàng chục triệu người trong nhiều thành phố biểu tình đòi tự do dân chủ. Cộng Sản không thể đàn áp nổi. Rồi dân chúng phá xập nhiều đoạn ‘bức tường ô nhục’ ngăn cách Đông và Tây Berlin. Dân Đông Đức không những chạy sang Tây Berlin mà còn sang Tây Đức nữa. Cộng sản Đông Đức trở thành bất lực tê liệt. Song hành với Đông Đức, cả khối Cộng Sản Đông Âu xụp đổ. Dân các nước này tự bầu chính phủ không Cộng Sản. Khi thủ tướng DDR sửa soạn sát nhập DDR vào BRD, thủ tướng Poland sợ Đức đòi lại vùng của Đức mà Stalin đã lấy bù cho Poland nên sang Pháp, Anh, Mỹ cầu cứu. Nhưng Đức không đòi lại. Việc sát nhập DDR vào BRD tiếp diễn rất mau. (Ngoại trưởng Hans-Dietrich Genscher đã sửa chữ unification của truyền thông thành unity.) DDR cũ chia thành 5 tiểu bang tên là Brandenburg, Thuringen, Sachsen-Anhalt, Mecklenburg-Vorpommen và Sachsen. Ngày mừng thống nhất đầu tiên là 3 tháng 10 năm 1990. Sau khi sát nhập, một việc phải làm là đổi tiền Đông Đức sang tiền Tây Đức. Trước khi đổi tiền ai cũng đoán 10 đồng Đông đổi 1 (một) đồng Tây vì giá trị thực tế đồng Đông tệ hơn thế. Nào ngờ, thủ tướng Helmut Kohl tuyên bố một đổi một. Miền tây phải gánh sự suy sụp sự đổi tiền này. Một số người bình luận rằng vì việc này mà kinh tế Đức sẽ xụp luôn. Không ngờ, chỉ sau mấy năm, kinh tế toàn nước Đức lại trở nên phồn thịnh nhất Tây Âu. Ở một phần trên, tôi đã hứa tả chiếc xe (car) made in DDR, nước có nền kinh tế sản xuất đồ tiêu dùng hơn tất cả các nước Cộng Sản khác, nhưng nó thua xa các nước Tây phương như thế nào. Quý độc giả biết chút ít về máy xe hiểu rành rẽ hơn. Trong khi tất cả các xe hơi (autos) bên Tây phương chế tạo dàn máy 4 thì (hút – ép – nổ – xả), thì xe bên DDR dàn máy chỉ có 2 thì, nghĩa là xăng phải pha nhớt giống như xe gắn máy hồi xưa ở Nam Việt Nam vậy. Một phần của dàn đồng (phần bao bọc bộ máy xe) làm bằng carton. Trông dáng thật hom hem xấu xí. Sống ở Đức 20 năm, là chứng nhân các sự kiện lịch sử Âu châu, chuyện người Việt tỵ nạn vượt biên định cư tại Đức, chuyện thanh niên Việt lao động bên Đông Âu, khi khối Cộng sản xụp đổ, đã chạy sang Đức, viết bao nhiêu mới hết được, nhưng tôi ngưng tại đây và trở lại việc vợ chồng tôi nộp đơn di dân qua Mỹ. #8# Sau mấy năm kết hôn ở Mỹ, con chúng tôi sinh cháu, một rồi hai. Năm 1999, con gái tôi làm giấy bảo lãnh di dân và gởi sang Đức cho chúng tôi. Nhưng vì tiếc vợ chồng đang làm việc với số lương rất khá, sau chi phí sinh hoạt vẫn còn dư thừa gần một nửa, nên chần chờ chưa muốn nộp đơn xin visas di dân. Con gái tôi gọi phone trách, “Sao ba mẹ cứ ở hoài bên Đức vậy! Mấy cháu bé bên đây đang trông chờ ông bà . . .” Chúng tôi điền đơn và gởi đến American Consulate ở Frankfurt. Chỉ sau 10 ngày, chúng tôi nhận được bao thư lớn và dầy từ Consulate. Trước khi mở bao thơ, tôi nghĩ, “Chắc mình điền đơn sai hay thiếu mục gì rồi!” Nhưng không, đọc thư xong mới biết mình được mời đến Consulate để khám sức khoẻ tổng quát và làm thủ tục nhận visas. (Sau này tìm hiểu, Mỹ cho quotas di dân cho từng nước. Đức chẳng mấy ai muốn, chúng tôi có quốc tịch Đức, nên được cấp phát visas ngay sau khi nộp đơn là thế.) Visas chỉ có giá trị trong 3 tháng, nếu không đi, sau đó phải bảo lảnh lại từ đầu. Chúng tôi có 3 tháng để xếp đặt nhà cửa, từ giã sở làm và đồng nghiệp, từ giã cộng đoàn nguời Việt, và từ giã ân nhân Đức. Trong bữa ăn từ giã ông bà sponsors và ông bà chủ đã cho chúng tôi việc làm, tôi đã nói, “Thưa Ô.B. Schlax, thưa Ô. B. Bungert, cùng với các người vượt biển bằng thuyền khác, chúng tôi cám ơn tầu Cap-Anamour và l’Ile de Lumière cũng như CHLBĐ. Riêng chúng tôi, hai mươi năm là một phần của đời người, chúng tôi chẳng có thể quên được. Gia đình tôi cám ơn các Ô. B . . . và xin thông cảm việc di dân qua Mỹ của gia đình tôi.” Sau hơn hai thập niên sống ở Mỹ, các con tôi đều hài lòng với cuộc sống ở đây. Riêng đứa con gái sang Mỹ đầu tiên, có lần nói, “Gia đình vượt biên và sang Mỹ là nhờ ba.” Tôi cảm thấy yên tâm với việc làm đã đưa cả gia đình Từ Đức Sang Mỹ. – – – – – – – – – – – – – – – – Trần Đức Hân |