TỰ DO! letamanh

 TỰ DO! letamanh
Nó dùng hai chân kẹp vào thân cây dừa. Thân dừa to hơn vòng tay ôm nhỏ bé, nên nó rán hết lực có được của mình, cố ôm cho chặc; hai chân vừa kẹp vừa leo theo chiều thẳng đứng. Thân dừa giống như cột nhà, không có diểm tựa nào khả dĩ để bám tay hay nương vào đó nghĩ mệt. Đã lỡ leo lên thì chỉ có một đường duy nhất là ráng sức cho tới ngọn. Ở trên đó, những tàu dừa vươn ra, những trái dừa tròn trĩnh xanh tươi… cũng là nơi nó có thể thu người ngồi nghĩ cho đến khi hết mệt.
Bỗng nhiên nó thấy khát nước kỳ lạ. Mới leo lên hai phần ba thân cây dừa mà sao nó không còn sức, không nhúc nhích thêm được, cứ ôm riết thân cây một cách tuyệt vọng. Trên những cành lá dừa, ánh sáng mặt trời xuyên qua làm chói mắt nó, trong lúc tiếng chim chíp của mấy con sáo con và tiếng hót đút mồi của sáo mẹ sáo cha làm nó cuống cuồng… Nó đã rình rập cả tuần nay khi phát hiện tiếng hót của hai con sáo trên cây dừa, bay đi bay về ngậm mồi đút cho mấy sáo con nằm trong ổ gần chót ngọn dừa đầu vườn nhà nó.
Nó đi học mà tâm trí cứ quanh quẫn với tiếng kêu mấy con sáo con ấy, tâm trí nó để cả dưới gốc cây dừa, nơi nó thường ngồi theo dỏi, quan sát một cách say mê cảnh cha mẹ sáo đút mồi và tiếng reo mừng của sáo con khi cha mẹ nó bay vào tổ. Đã một tuần cha mẹ sáo đút mồi cho con, có lẽ mấy con sáo con đã mọc lông cánh, mọc lông đuôi; nếu không kịp thời thì sáo con sẽ đủ lông cánh bay đi mất. Nghĩ tới đó là nó không còn tâm đâu mà học, không còn trí đâu làm toán, thậm chi mấy bài học thuộc lòng nó cũng không nhớ gì mặc dù cố gắng ngồi trước ngọn đèn dầu dừa tụng mãi vẫn không thuộc. (Vùng Liên Khu 5, dưới thời kháng chiến chống Pháp, chính quyền Việt Minh của Bác Hồ chủ trương “Tiêu Thổ Kháng Chiến”, nên không có dầu lửa thắp đèn. Dầu dừa thắp cũng được nhưng mù mờ ánh sáng!). Mấy con sáo đã án ngữ đầu óc của nó. Nó chỉ còn suy nghĩ làm thế nào bắt cho được ổ sáo trên cây dừa.
Hôm qua, nó bị anh Tuấn, Giáo Viên phụ rách dạy lớp ba của nó cho một con dê rô và đuổi ra ngoài không cho học một giờ. Cũng vì mấy con sáo con, nó mơ màng ngồi trong lớp mà tưởng như đang ở dưới gốc dừa nơi ổ sáo. Trên bảng, anh Tuấn đang giảng bải thơ ca tụng Bác Hồ. nhưng nó đâu còn tâm trí để nghe, mơ màng với tiếng hót của mấy con sáo, tưởng tượng rằng, nếu bắt đựơc chúng, nó sẽ tự mình cho sáo ăn và cho sáo nói tiếng người. Cứ lan man trong ý tưởng ấy, đầu nó gục xuống bàn học ngủ ngon lành. Trong giấc mơ, nó thấy trên tay mình hai con sáo con đang nhãy múa và hát bằng tiếng người với một bài thơ ca ngợi nó… Nó mĩm cười khoái trá quơ tay, mơ màng, nó cảm thấy có cái gì đó lành lạnh ươn ướt chảy trên má!
Thằng Cu Tiên, con ông Quân Sự Bút (Huyện Đội Trưởng) ngồi bên cạnh thúc cù chỏ vào nó, nó choàng tình, thì ôi thôi, hủ mực tím phía trên lề bàn bị nó quơ trong lúc ngủ mơ, đổ ra chảy dính vào mặt, dính vào chiếc áo vải thô, trông thảm hại! Anh Tuấn cầm cây thước bảng chỉ vào nó, hét; “Ra ngoài đứng nắng 1 giờ, thứ con địa chủ phản động!” Nó đứng dậy thất thểu đi ra. Nó quen với những lời như thế mấy năm nay rồi, cho nên nó tỉnh bơ như không có gì quan trọng, tiến thẳng ra sân phơi nắng. Mặt trời lúc đó đã quá nửa trưa, chừng như mười giờ hơn, cái bóng của nó sắp quyện lấy chân.
Đó là năm 1952, nó vừa đúng tám tuổi, học lớp ba trường làng trong vùng kháng chiến Liên Khu 5 (Bình Định, Phú Yên, Quảng nam Quảng Ngải). Ngôi trường của nó đang học là một ngôi chùa thờ Thần Thành Hoàng Bổn Xứ, bị đục trống bốn vách, các tượng Thần bị dời đi nơi khác, trên bục thờ Thần được dùng làm nơi ngủ trưa của tụi nhỏ trong làng khi không có lớp học. Nhà cầm quyền địa phương theo lệnh Bác và Đảng phá chùa, đục tường các đình làng với lý do sợ Pháp đến làm lô cốt chống lại Cách Mạng!
Với cái tuổi học trò, bắt đầu đi học lúc lên bốn, nhưng trí óc nó không thể nào mở ra đón nhận chữ nghĩa hay những con tính cọng trừ nhân chia. Bạn bè chung quanh không ai chơi với, vì nó thuộc thành phần gia đình địa chủ. trong lớp nó học toàn là con trung nông, bần nông và bần cố nông. Đó là những thành phần nòng cốt của Đảng và của Bác Hồ. Cha mẹ chúng toàn là cán bộ thôn, xã, huyện hay là ở trong bộ đội, là cấp chỉ huy du kích địa phương. Vì thế nên nó cô đơn và không muốn học, không thấy hứng thú học bằng rong chơi với mấy con chim, với cần câu cá hay ngồi nắn đồ chơi bằng đất sét. Hàng tháng, vị thứ của nó từ khi đi học đến giờ đều nằm ở cuối sổ. Nó ăn dê rô thường hơn được diểm một điểm hai. Với tư thế đó, nó là cái thú chọc ghẹo của những đứa cùng lớp. Nó bị ăn hiếp không thương hại kể cả anh Tuấn, giáo viên phụ trách lớp… Thời kháng chiến chống Pháp, trong vùng Việt Minh, các giáo viên được gọi bằng anh thay vì gọi là thầy cô cho có vẻ đời sống mới, phá bỏ những gì còn sót lại của phong kiến đế quốc!
                                                          X
… Hai đầu bàn chân của nó bám vào cái nài bằng giây dừa. Đó là một vòng tròn nhỏ xõ vào hai bàn chân ôm vào thân dừa để trèo. Nếu không có cái vòng nhỏ nầy, cả thân hình nó đã rớt xuống đất rồi. Vừa cố bám vừa leo, vừa khát nước, vừa mệt; cuối cùng nó cũng với tay nắm chặc vào tàu dừa cuối. Nó đu người lên, dùng hai tay bám và thót ngồi giữa hai tàu lá. Bây giờ nó mới hoàn hồn nhìn xuống mặt đất phia dưới. Chưa bao giờ nó leo cao như vậy, nó tự thỏa mãn là mình thắng cuộc. Ông bà nội nó, ba má nó mà biết được nó ngồi trên ngọn dừa cao nầy, có lẽ sẽ la toáng lên nhờ làng xóm cứu!
Hai con sáo cha và mẹ bay quanh cây dừa, bay quanh ổ sáo con, không dám đậu vào.Tiếng của chúng thất thanh nghe chói tai, tiếng hét thảm thương kéo dài vô vọng, trong lúc mấy con sáo con ngơ ngác cố ngoi đầu lên chờ thức ăn. Nó trườn người gần tổ sáo. Mấy cái miệng hả ra, lắc lư, thốt nhiên biến mất. Hai con sáo con thất kinh nằm im trong tổ, cánh và đuôi còn cụt ngũn. Nó vồ hai con áo bỏ vào cái túi vải mang theo, mặc cho sáo cha sáo mẹ la ó vây quanh, mặc cho mấy con kiến động ổ trên ngọn dừa bu cắn quanh háng, nó vừa nhanh vừa lật đật đeo cái nài vào hai bàn chân tụt nhanh xuống đất…
Lần đầu tiên trèo dừa bắt chước người lớn, hơn nữa, nó ở trần trùng trục với cái quần đùi, cho nên, sau khi tụt được nhanh xuống đất, cả mãng ngực phía trước của nó đầy vết máu. Hai tay nhỏ và cụt không ôm hết thân cây dừa, nên cả cái ngực của nó bị sây sát trầy, máu loang chảy thành giọt. Thế mà nó chẳng biết sợ, chạy một mạch ra bờ sông, cỡi vội quần đùi, cẩn thận giấu cái túi vải có hai sáo con vào trong bụi; nó nhãy tỏm xuống nước trong veo tươi mát, lặn một khỏang mới ngoi lên. Nước mặn làm nó xót xa với những vết thương trầy trên ngực. Nó lấy hai tay kỳ cọ vết máu và nhăn mặt vì nước mặn làm rát. Cách chữa vết thương theo kiểu nầy là do bà nội nó bày. Theo bà, nước mặn sẽ làm tan vết bầm, sát trùng tốt nhất.
Quê nó, gần cửa biển Tam Quan, hệ thống sông ngòi chằng chịt. Bốn mùa nước biển lên xuống thủy triều, chỉ có mùa mưa, nước nguồn về pha với nước mặn thành nước xà hai nửa mặn nửa ngọt, còn gọi là nước lơ lớ, không thể dùng để uống! Người ta trông chờ hứng nước trời mưa hay phải gánh nước hoặc chuyên chở bằng thuyền từ các giếng có nước ngọt cách xa… Nước ngọt rất quý ở Tam Quan là thế!
Nước mặn của gòng sông làm rát và xót, ngực nó đầy những vết xướt ngang dọc, nhưng đã ngưng không chảy máu nữa. Nó nhãy lên bờ, dòm trước ngó sau, cẩn thận thò tay vào bụi rậm lấy cái túi vải, chạy một mạch về nhà!
                                                        X
Từ ngày nó bắt được hai con sáo trên cây dừa phía sau nhà, nó đâm ra mê sáo hơn các loại chim khác nó đang nuôi. Năm trước, nó ăn cắp tiền của ông nội lận giấu trong gối, sau giờ học, đi qua chồm Rừng với thằng Điền Chì*. Thằng Chì khoe với nó, có hai con chim giồng giộc muốn bán. Nó liền theo đến nhà mua cho được hai con chim nằm trong ổ hình cái túi treo lửng lơ. Ổ chim giồng giộc rất đặc biệt, chúng đan bằng cách tướt lá dừa thành sợi hoặc bằng những cộng rơm, rất khéo và rất đẹp! Có lẽ không có loại chim nào đan ổ vừa khéo vừa chắc vừa an toàn trên ngọn cây như loài chim nầy.
Nó nhai gạo và tự mình sú cho chim. Nó cầm con chim trong tay, dí cái mỏ chim vào miệng nó. Con chim rúc hết nước gạo màu trắng trong miệng nó cho đến khi cái diều căng phồng lên. Nước miếng của nó hòa với gạo, nuôi sống chim con cho đến lúc biết mổ tự ăn một mình. Người ta nói với nó là dùng nước miếng của mình nuôi chim, thì chim sẽ khôn như người!
Hai con chim giồng giộc khôn lắm, thả nó ra khỏi lồng bay đi tìm mồi rồi vẫn quay về chui vào lồng đầy ắp gạo và nước. Nó còn trang bị bên ngoài cửa lồng một nhành cây để chim bay về đậu rĩa lông trước khi chui vào… Bên góc nhà phía trái là lồng nhốt hai con chim manh manh. Loại chim nầy nhỏ xíu, có cái mỏ cụt rất đẹp, lông màu xám tro. Chim manh manh cũng được nó cho ăn gạo nhai hòa nước miếng của nó. Hai con chim nhỏ cũng khôn như chim giồng giộc. Thả chúng bay đi chơi ngoài hàng rào, nhưng khi nó đi học về, huýt gió miệng gọi là chúng bay về đứng trên vai. Có khi hai con giồng giộc đậu vai phải và hai con manh manh vắt vẽo ở vai trái. Làm sao mà nó không mê chim chứ!
Những con chim nhỏ đó là bạn của nó, thân yêu với nó hơn là những tên học trò cùng học. Người thầy dạy nó cũng không ưa nó, luôn trách mắng và dọa nạt! Mấy con chim của nó chỉ bay về đậu trên vai nó khi nó huýt gió gọi. Ngay từ thời kỳ chưa biết bay, chưa tự mổ ăn  được, nó vừa nhai gạo vừa sú vừa tập cho chim nghe quen tiếng huýt sáo đặc biệt của nó mà thôi. Cho nên chẳng có người nào có thể thay nó gọi chim bay về như nó!
Nhưng chim giồng giộc hay chim manh manh chỉ khôn đươc như vậy thôi. chúng không thể nói tiếng ngời được. Trong các giòng họ chim, chỉ có giống sao, cưỡng, két là có thể bắt chước nói được tiếng người. Giống sáo có hai loại, loại mỏ có cành vàng gọi là sáo nghệ; bắt chước tiếng người thua loại sáo có vành mỏ màu đen. Con cưỡng thì mau biết nói và lanh hơn sáo, nhưng rất khó tìm. Ở xứ Taam Quan ít khi xuất hiện giống két; họa hoằn những nhà giàu hay tìm mua két ở tận trên nguồn An Lão về nuôi trong chiếc lồng đẹp…
Nó bắt được hai con sáo có vành mỏ màu vàng, Nhưng có còn hơn không, nó nâng niu săn sóc sáo quên cả ăn, quên cả giò học. Ngay từ lúc nó mang hai con sáo về nhà, sáo cha sáo me không biết làm sao biết được, bay đến đậu trước nhà nó kêu la inh ỏi. Hai sáo con nghe tiếng mẹ cha nó bên ngoài cũng kêu la thật đau khổ. Nó nghe mấy ông già nuôi sáo kể rằng, nếu để sáo cha mẹ đút mồi thì chúng sẽ không bao giờ khôn và lớn lên sẽ bay đi mất. Nên nó giáu kỹ lồng sáo con trong buồng chứa đồ đạc, trùm kín cái lồng bằng vải. Cha mẹ sáo bay vòng quan kiếm con mấy ngày không được buồn bã bay đi.
Hang2ngay2 cho sáo con ăn, nó cũng áp dụng phương pháp nhai gạo trong miệng nó và sú cho sáo con rúc thức ăn qua môi nó. Mỗi lần như thế, nó tâm sự với sáo, nói với chúng, âu yếm chúng. Hai con sáo con hàng ngày chỉ tiếp xúc với nó, chỉ biết nó cho ăn, chỉ thấy nó là bạn… Cho nên, ngày qua ngày, hai con sáo lớn lên tưởng nó là bậc sanh thành, là cha của chúng. Mỗi khi thấy nó, hai con sáo vẫy cánh vui mừng, kêu lên những tiếng hoan lạc…
Cứ thế hàng ngày nó cho sáo ăn, nói chuyện với sáo, hai tay úm sáo vào lòng. Sáo và nó giogn61 như đã hòa chung nhịp thở. Việc học hành của nó kể như không còn vướng bận trong dầu óc nó nữa. Cha mẹ nó, ông bà nội nó ngày ngày tấc bậc lo vườn dừa, lo ruộng xa, làm sao có đủ số đóng thuế nông nghiệp, lo cách chống đở với Ũy Ban Nông Hội, phải hàng đêm đi học tập chính sách “Phóng tay phát động quần chúng”… nên nó hoàn toàn bị bỏ quên, hoàn toàn tự do trong thế giới của nó!
Có một buổi chiều, hai con chim manh manh bay đi chơi từ trưa không thấy về. Nó chạy đến lồng hai con giồng giộc, hai con giồng giộc nhãy ra mừng. Nó cho gạo và nước vào lồng rồi đóng cưa lồng lại. Nó lầm bầm trong miệng như cố cho mấy con chim biết: “Hai con manh manh chừng nầy chưa thấy về, tụi mầy thấy chúng không? Chắc bị ai bắt rồi… Thôi để tao đi tìm!”
Nó chạy vụt ra cổng, vừa đi vừa nhìn vào các lùm cây, hàng rào… vừa huýt gió miệng. Nó huýt gió theo điệu ngắn mà từ khi nuôi chim nó tập cho chúng nghe. Chỉ có nó là tác giả và chỉ có mấy con chim nó nuôi, khi nghe là bay về hay đáp trả lại bằng tiếng kêu khi bị nạn.
Vừa đi vừa đi vừa chúm miêng huýt gió vừa suy nghĩ. Hồi sáng trong lớp học, thằng Tần thì thầm cái gì đó với thằng Danh, tỉnh thoảng liếc nhìn qua nó. Hay là tụi này rình lúc chim của nó bay đi chơi, bắt trộm nuôi trong nhà. Nghĩ như thế, nó bèn hai chân bốn vó chạy đến nhà thằng Tần. Đến gần nhà, nó đứng ngoài hàng rào huýt gió. Rõ ràng nó nghe hai con maanh manh đáp lại tiếng gọi của nó từ trong nhà thằng Tần. Nó liền mở cổng chạy vào sân, con chó mực từ trong nhà bếp chạy ra dí nó vừa sủa vừa rượt hung hãn. Nó hoảng hồn nhãy vội đến gốc cây dừa, trèo thót lên. Cây dừa trẻ mới lớn, cao chừng hai thước, nên nó dễ dàng ngồi trên mấy tàu lá; con chó thì đứng chồm hai chân trước lên thân dừa sủa dữ dội…
Cha thằng Tần, ông Nguyễn Văn Cừ, Trung Đội Trưởng Du Kích Xã, từ trong nhà chạy ra, vừa la chó vừa cầm ba ton chỉ vào nó nói một hơi:
– Mầy đi đâu? có việc gì mà không kêu cửa ào ào chạy dzô! Con chó dữ lắm đó, nó mà cắn thì mầy chỉ có chết thôi!
Nó ôm tàu lá dưa vừa nhìn con chó không còn sũa nữa, nhưng vẫn đứng dưới gốc dừa nhe hai hàm răng gầm gừ. Nó thưa:
– Thưa Bác! Thằng Tần bắt trộm hai con chim của con, trả lại cho con!
Ông Cừ nạt:
– Chim gì của mầy, thằng Tần có đến nhà mầy bắt không? Sao dám nói nó bắt trộm? Về đi, lạng quạng tao cho chó cắn nát óc bây giờ!
Nó vừa khóc vừa năn nĩ:
– Hai con chim manh manh con nuôi từ hồi nhỏ, bay đi chơi rồi về. Bác không tin cứ thả ra, con huýt gió chúng đậu trên vai con cho bác coi.
– Ngu sao thả ra cho bay đi! Tao nói với mày là chim trời bay đậu trước nhà tao, thằng Tần bắt được là chim của nó. Về đi đừng lộn xộn chết nghe con!
Nó biết là đã bị mất hai con chim. Nó không còn cách nào khác là nói với ông bà nội, để ông nội đến xin lại chim cho nó. Nhưng sau khi nghe chuyện, ông vuốt tóc nó chậm rải dạy:
– Thôi! Con quên hai con chim đó đi. Không ai trong nhà nầy có thể đòi lại được. Họ là những người quyền lực, họ có thể lấy những gì quý hơn nữa chứ chim của con đáng già gì!
Nó ngậm đắng nuốt cay chịu mất hai con chim. Đã thế, trong lớp học, thằng Tần còn bẹo má nó, mấy đứa bạn bần cố nông hùa với thằng Tần chọc quê nó về chuyện nó sợ chó phải leo lên cây dừa… Nó sùng gan cố nuốt hận không khóc, thề rằng, nếu có quyền lực, nó sẽ thịt bằm gan tụi nầy cho hả giận. Nó lầm bầm khấn vái Thành Hoàng Bổn Xứ phù trợ!
Hai con sáo càng ngày càng khôn ra, mỗi khi nghe gọi “sáo sáo” là chúng ù té chạy đến bên nó, bay đậu trên vai, lấy mỏ rúc vào tai, vào mũi, vào miệng nó. Ôi! nó hạnh phúc vô cùng. Sáo còn bắt đầu biết nói tiếng một. Nó dạy sáo nói: Ai đó… có khách, mở cửa…Như vậy là nó mừng quá rồi. Hai con sáo được thả đi rong chơi trong nhà như chó mèo gà heo… Chúng nhãy nhót vui đùa với sáo. Con chó cũng quen thân vói hai con sáo; nhiều lúc sáo bay đến đứng trên lưng chó tỉnh bơ, chó cũng ung dung đi thong thả cỏng trên lưng hai con sáo!
Nhưng có một ngày nó khóc sướt mướt vì một con sáo bị mèo hàng xóm rình bắt ăn thịt. Con sáo còn lại sợ đến nỗi không dám ra khỏi lồng mấy hôm liền. Nguyên nhân cũng tại nó chủ quan cứ thả sáo dạo chơi mà không phòng bị. Con mèo hàng xóm là của ông Liên Gia Trưởng. Nó thù con mèo và thề sẽ tìm cách giết cho được thứ khốn nạn đó. Ông Liên Gia Trưởng nầy hay rình rập hàng xóm và nhà nó hàng đêm để báo cáo những động tỉnh tình hình khu vực.
Thế là nó còn lại hai con chim giồng giộc và con sáo. Hai con giồng giộc, mấy hôm nay bị nhốt không dám cho ra ngoài sợ tụi thằng Tần lại rình bắt. Nó đem cái lồng vào phòng của nó để vừa ngủ vừa canh. Nó sợ nhất là sáo buồn vì mất bạn, nhịn đói chết! Nó thêm thức ăn với trái chuối sứ và chăm só vuốt ve cho sáo vui. Mấy hôm nay sáo lại nói líu lo, hình như nói được hai tiếng đôi: Ai đó… Có khách… Nhưng nó ngạc nhiên không biết con sáo học ở đâu một tiếng lóng nó không hề dạy. Sáng sớm vừa rồi, trước khi đi học, đến lồng sáo, nó thò ngón tay vào âu yếm, cầm đuôi sao vuốt vuốt:
– Sáo sáo!
– Cặt!
Nó ngạc nhiên sững sờ, không biết vì sao con sáo lại biết nói tiếng nầy. Từ khi sáo còn nhỏ đến lớn, nó dạy sáo hoàn toàn những tiếng lịch sự, những ý tốt để mai sau, sáo và nó tâm sự. Thế mà sáo lại học tiếng bậy bạ mau hơn tiếng lịch sự… Nó buồn bã cắp sách đi học, vừa đi nó vừa lầm bầm trong miệng… Sáo đã làm nó thất vọng không hạnh phúc như ước mơ!
                                                        X
Nó vừa đi học về, ba nó hầm hầm cầm trên tay cây roi mây đứng chờ. Ông Bà Nội nó đang ngồi trên trường kỷ giữa nhà. Cha nó quát:
– Vô biểu! Nằm xuống… Mày học hành gì mà nhà trường gởi thơ về mắng vốn, mầy bị đuổi không được học nữa vì liên tục đứng chót lớp. Ham chơi, nuôi chim, tắm sông, leo cây… Con cái như vầy chịu sao cho thấu!
Nói rồi ông quất mạnh roi vào mông đít nó. Nó gồng mình chịu, mấy roi sau thì nó khóc. Ông Nội lên tiếng:
– Thôi! Tha cho nó, Đem mấy con chim thả phóng sanh cho về với cây cỏ thiên nhiên. Không được nuôi con gì nữa, để giành thì giờ học bài. Không học mai sau làm đầy tớ người ta, con biết không?
Nó nằm dưới đất vừa khóc vừa ngước lên thưa:
– Ông Bà Ba Má không biết chứ! Trong lớp từ anh Tuấn Giáo Viên đến tụi học trò lúc nào cũng bao vây con, chọc ghẹo con; ra chơi không đứa nào chơi với con hết. Anh Tuấn nói, nếu con chịu học tập tố khổ ông bà Nội là địa chủ thì mới được cho vào đoàn thiếu nhi cháu ngoàn Bác Hồ, mới được học tiếp!
Ông Nôi nghe nó nói, quay qua nhìn bà Nội, nhìn Ba nó im lặng. Ba nó thôi dánh nó, làm thinh không nói lời nào… Ông đi ra mở cửa lồng chim giồng giộc thả, đến lồng con sáo mở phóng sanh. Nó biết lúc nầy mà than khóc hay xin xõ cũng đều vô ích. Nó nằm dưới đất nhìn mấy con chim tung tăng bay ra rĩa cánh ngoài hiên. Riêng con sáo khi được thả ra, sáo bay đến đậu trên lứng nó, nhãy đến vai, mổ rúc vào má nó, vào tai, vào miệng nó rồi kêu lên: ” Cặt Cặt, có khách!…”
                                                          X
Đã ba ngày mấy con chim không có lồng để chui vào ngủ, không được thưởng thức đồ ăn, không được tắm mát trong chén nước. Hai con giồng giộc bay lên xà nhà đậu và chỉ chờ nó cho ăn… Đã mấy ngày con sáo không có chỗ nương thân, nhưng vẫn quanh quẫn với nó. Hai con giồng giộc và con sao, chẳng con nào bay đi luôn!
Chúng đã quen với con người, với người nuôi dạy chúng. Chúng cảm thấy lạ lẫm nếu phải tự kiếm thức ăn trong rừng cây hay trên ngọn dừa. Đến tối, chúng không biết ngủ chỗ nào an toàn trừ khi chúng được ở trong lồng! Đối với bầy sáo bên ngoài, son sáo nhà không xem chúng là đồng loại với nó. Từ khi mở mắt chào đời là sáo chỉ nhìn thấy người cho nó ăn, tập nói, tập hót… Hai con giồng giộc cũng vậy, chúng chỉ biết Nó là người bạn thân chăm sóc, tìm mồi, thân thiện với chúng! Cho nên, nếu chúng tự lập, bay đi khỏi nhà nầy, chúng chỉ có chết mà thôi!
Không khí tự do bên ngoài đang chờ đón, không làm hai con chim và con sáo của nó ham muốn bằng ngày ngày chui vào lồng có sẳn đồ ăn thức uống, không bị mưa bão, không bị thú dữ đe dọa, không phải khổ thân tìm mồi… và lại được vuốt ve!
Dù Ba nó phá lồng thả chim ra, nhưng chúng không thể nào chọn lựa thứ tự do phóng khoáng ấy, bằng được ở lại trong chiếc lồng mà chúng được chăm sóc và lớn lên!
Thằng bé cuối cùng rất hãnh diện ôm hôn hai con giồng giộc và con sáo. Hạnh phúc làm sao giữa người và chim không còn biên giới; hạnh phúc làm sao một lựa chọn tự nguyện mà chim và người cùng sống với nhau!
Tự do sẽ không có nghĩa gì khi người ta không hiểu giá trị thế nào là tự do. Tự do hay bị mất tự do vẫn còn là một ý tưởng… Bầu trời trong xanh to rộng kia, biết đâu cũng chỉ là cậm bẫy!
letamanh