TƯỜNG TRÌNH Đại Hội Văn Bút Quốc Tế kỳ thứ 85 Manila, Phi Luật Tân 1-5 tháng 10, 2019

Đại Hội Văn Bút Quốc Tế (PEN International Congress) kỳ thứ 85 với chủ đề ‘Speaking in Tongues: Literary Freedom and the Indigenous Languages’ được tổ chức tại Thủ đô Manila, Phi Luật Tân, từ ngày 1 đến 5 tháng 10, 2019.  Phái đoàn Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại tham dự Đại Hội Văn Bút Quốc Tế kỳ thứ 85 bao gồm Chủ tịch Vịnh Thanh,Phó Chủ tịch Lê Hữu Liệu,Tổng Thư Ký Thanh Sơn, vàThủ Quỹ Tuyết Nga.
 
Phái đoàn VBVNHN đã được Tổng Thư Ký PEN Phi Luật Tân Joselito B. Zulueta tiếp đón nồng hậu.  Ký giả Joselito B. Zulueta đóng vai trò cột trụ trong việc tổ chức Đại Hội Văn Bút Quốc Tế kỳ 85 và có cảm tình tốt đẹp với VH Vịnh Thanh tương tự quan hệ thân thiết giữa VH Vịnh Thanh và Giáo sư Eros Atalia, nhà văn nổi tiếng đã giới thiệu tác phẩm Immortal Love in Amnesia (Người phụ nữ mất ký ức … đợi chồng) của VH Vịnh Thanh trong giảng đường Đại Học De La Salle vào tháng 9-2019.
The 85th PEN International Congress includes panel forum
Reshaping Southeast Asia (Main Assembly)

October 1, 2019 @ De La Salle University, Manila
Diễn giả trước Đại Hội Đồng VBQT kỳ 85: Fernand de Varennes (UN Special Rapporteur on Minority Issues), Lloyd Duong (Vietnamese Writers Abroad PEN), Maria Karina Bolasco (Philippine PEN), Bernice Chauly (PEN Malaysia), Ilaria Maria Sala (PEN Hong Kong)
Trong suốt thời gian tham dự Đại Hội Văn Bút Quốc Tế, các thành viên Phái đoàn VBVNHN đã làm việc cũng như giao tiếp với gần 200 đại biểu và hội viên từ các Trung tâm Văn Bút khác.  Một số thành quả quan trọng do Đại biểu Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại đạt ngoài những mối quan hệ mật thiết có thể được tóm tắt như sau:
 
1.  Chủ tịch Vịnh Thanh trình bày trước Đại Hội Đồng Văn Bút Quốc Tế về tình hình Việt Nam và sức mạnh của mạng xã hội trong vai trò phổ biến sự thật nâng cao kiến thức trợ giúp cho trào lưu biến chuyển xã hội theo chiều hướng tốt đẹp hơn.  Đây là lần đầu tiên một hội viên Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại được Văn Bút Quốc Tế mời đảm nhiệm vai trò diễn giả trong chương trình thảo luận chính thức trước Đại Hội Đồng VBQT.[Bản tóm tắt bài diễn thuyết của Chủ tịch VBVNHN được đính kèm theo bản Tường Trình Đại Hội VBQT kỳ 85.]
 
2.  Chủ tịch Vịnh Thanh đề nghị tu chính và Đại Hội Đồng Văn Bút Quốc Tế chấp thuận tu chính Nghị Quyết về Đông Nam Á (Resolution on Threats to Freedom of Expression and Peace in South and East Asia) như sau:
 
Văn Bút Quốc Tế tiếp tục lên án nhà nước Việt Nam lạm dụng luật An Ninh Mạng để đàn áp các nhà hoạt động lên tiếng đòi hỏi dân chủ và công lý xã hội.
Nguyên văn Anh ngữ kiến nghị tu chính của VBVNHN:  “PEN International continues to condemn the Vietnamese government’s abuse of the new Cyber Security law to persecute activists calling for democratic reforms and social justice.”
 
Sau khi tu chính này được Đại Hội Đồng VBQT chấp thuận và thông qua nhiều Đại biểu từ các Trung Tâm Văn Bút khác đã đến chúc mừng Đại biểu VBVNHN.
SOLIDARITY Cover of PEN International’s report on press freedom, free expression
Ký giả Joselito B. Zulueta phổ biến phóng sự trên báo Philippine Daily Inquirer về Đại Hội Văn Bút Quốc Tế kỳ 85 có phần tường thuật về nghị quyết của Đại Hội Đồng VBQT lên án các vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. (PEN, which counts top poets, playwrights, fiction writers and journalists, including Nobel laureates, among its members, condemned .. “human rights violations” in North Korea and Vietnam.)
 
3.  Phó Chủ tịch Lê Hữu Liệu đại diện VBVNHN bỏ phiếu trong Đại Hội Đồng Văn Bút Quốc Tế để chấp thuận hoặc phủ quyết các Nghị Quyết điển hình như Nghị Quyết bảo vệ quyền tự do ngôn luận chỉ trích chính sách của Hoa Kỳ nhưng sử dụng danh tính Julian Assange của WikiLeaks trong tựa đề có thể gây ngộ nhận trong lúc Assange đang bị Hoa Kỳ truy nã về hành động công bố bí mật quốc gia.

4.  Tổng Thư Ký Thanh Sơn diễn thuyết trước hàng trăm sinh viên tại Đại Học Manila City University.  VH Thanh Sơn cùng các Đại biểu đã được Chủ tịch Đại Học MCU đón tiếp nồng hậu và được các phóng viên truyền hình xin phỏng vấn sau khi VH Thanh Sơn trả lời câu hỏi “Ai là thần tượng trong đời của ông?” tạo ấn tượng đặc sắc.

5.  Thủ quỹ Tuyết Nga chinh phục được tình cảm tốt đẹp của hàng trăm sinh viên tại Đại Học Philippine Normal University.  Nhiều sinh viên đã xin chụp ảnh lưu niệm với VH Tuyết Nga sau khi bài thơ Solitary của VH Tuyết Nga được Viện trưởng phân khoa Văn chương giới thiệu.

     Solitary     The blurred moon shines on the shadow of my sadness
     setting light over my freezing cold soul
     as dew falls chilling all dark corners of the long night
     hiding until dawn the tears running down on my face.
     Tuyết Nga
6.  Tại Đại Học Polytechnic University of the Phillipines, sau khi trình bày vài thi phẩm, Phó chủ tịch Lê Hữu Liệu được Chủ tịch Đại Học Polytechnic trao bằng công nhận sự đóng góp giá trị trong chương trình “What We Talk About When We Talk About Writers.”

7.  Tại Đại Học De La Salle University nơi Đại Hội Đồng VBQT họp và các Ủy Ban VBQT làm việc suốt Đại Hội, nhà văn nổi tiếng Eros Atalia đã đưa truyện ngắn Immortal Love in Amnesia (Người phụ nữ mất ký ức … đợi chồng) của VH Vịnh Thanh vào giảng đường cho sinh viên tham khảo.  Sau khi VH Vịnh Thanh trình bày về quan điểm sáng tác “I know that I know nothing” (Socrates) để khuyến khích sinh viên trải nghiệm hầu không bị thành kiến trói buộc, các sinh viên bày tỏ cảm xúc về tác phẩm Immortal Love in Amnesia và xin chụp hình lưu niệm với VH Vịnh Thanh.

 
Ngoài các thành quả đặc biệt kể trên có lẽ thành quả quan trọng không kém của Ban Chấp Hành VBVNHN là sự liên kết tương tác (networking) thành đạt với Đại biểu từ các Trung tâm Văn Bút khác cũng như yếu nhân trong văn phòng Văn Bút Quốc Tế.  Chủ tịch Vịnh Thanh có mối quan hệ bằng hữu thân thiết với Salil Tripathi, Chủ tịch Ủy Ban Văn Nghệ Sĩ Bị Cầm Tù VBQT, cũng như thường xuyên trao đổi tâm đắc với Chủ tịch VBQT Jennifer Clement cũng như Tổng Thư Ký VBQT Carles Torner.
1. Phó Chủ tịch Lê Hữu Liệu và Chủ tịch VBQT Clement Jennifer.   2. Thủ Quỹ Tuyết Nga và Salil Tripathi, Chủ tịch Ủy Ban Văn Nghệ Sĩ Bị Cầm Tù VBQT.  3. CT Vịnh Thanh và Tổng Thư Ký PEN Phi Luật Tân Joselito B. Zulueta.   4.  Tổng Thư Ký Thanh Sơn (đứng giữa) chụp hình lưu niệm với Chủ tịch và sinh viên Đại học Manila City University.  5.  Sinh viên Đại Học De La Salle bày tỏ cảm xúc về truyện ngắn Immortal Love in Amnesia (Người phụ nữ mất ký ức … đợi chồng) chụp hình lưu niệm với VH Vịnh Thanh.
Sau khi Đại Hội Văn Bút Quốc Tế bế mạc phái đoàn VBVNHN viếng thăm di tích Làng Việt Nam trên đảo Palawan.  Mục đích của Ban Chấp Hành VBVNHN khi tổ chức chuyến tham quan này là tạo cơ hội chiêm ngưỡng sự hiện hữu của một ấn tích đặc sắc trong dòng lịch sử Việt Nam có thể biến mất trong tương lai.   Tháp tùng cùng phái đoàn VBVNHN có VH Tôn Thất Hùng, hội viên PEN Canada cư ngụ tại Toronto.

Làng Việt Nam là sản phẩm tình thương của người Việt hải ngoại với sự trợ giúp và hướng dẫn tận tình của Giáo Hội công giáo Phi qua thỏa ước (memorandum) ký ngày 17-7-1996 với chính quyền Manila.  Làng Việt Nam được lên chương trình xây cất vào cuối năm 1996 với sự tài trợ của cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại (đóng góp hơn 2 triệu Mỹ kim) trên 13 mẫu đất của Giáo Hội trở thành nơi tạm dung cho thuyền nhân rớt thanh lọc không muốn trở về Việt Nam.  Vào lúc cao điểm dân số của Viet Village lên đến khoảng 1200 người.

Sau khi thăm viếng Làng Việt Nam và thưởng thức món Cháo Lòng địa phương khá ngon, Phái đoàn VBVNHN có vài tiếng đồng hồ rảnh để tham quan thắng cảnh trên các đảo nhỏ trong quần đảo Palawan trước khi trở về Bắc Mỹ.  Palawan được độc giả của đặc san du lịch Travel + Leisure bầu chọn nhiều năm là đệ nhất đảo trên thế giới (world’s best island).
Palawan: VH Thanh Sơn, VH Lê Hữu Liệu, VH Tuyết Nga, VH Vịnh Thanh và VH Tôn Thất Hùng (áo đen trong ảnh 3).
1 & 2: Làng Việt Nam (tượng Đức Mẹ Maria và hai gia cư hoang phế)
& 4: Viếng thăm thắng cảnh bằng ghe Bangka cánh xòe và ăn tối tại nhà hàng Chikana có ca sĩ trình diễn trong Thủ phủ Puerto Princesa, Palawan.
Chuyến công tác của Ban Chấp Hành Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại vừa qua tại Đại Hội Văn Bút Quốc Tế kỳ 85 đạt nhiều thành quả giá trị.  Hội viên VBVNHN có thể hãnh diện là, lần đầu tiên trong lịch sử của tổ chức, Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại đóng góp trực tiếp vào dòng sinh hoạt chính của Văn Bút Quốc Tế qua chương trình thảo luận chánh thức Reshaping Southeast Asia trước Đại Hội Đồng VBQT (Main Assembly) trình bày quan điểm thực tế hiển dương khát vọng dân chủ và công bằng xã hội của hội viên Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại  được Đại Hội Đồng Văn Bút Quốc Tế bao gồm gần 200 Đại biểu từ các Trung tâm Văn Bút khắp thế giới quan tâm và nhiệt tình ủng hộ.

Qua kiến nghị của Phái đoàn VBVNHN, Đại Hội Đồng Văn Bút Quốc Tế xác định với Nghị Quyết là Văn Bút Quốc Tế tiếp tục lên án nhà nước Việt Nam lạm dụng luật An Ninh Mạng để đàn áp các nhà hoạt động lên tiếng đòi hỏi dân chủ và công lý xã hội. (PEN International continues to condemn the Vietnamese government’s abuse of the new Cyber Security law to persecute activists calling for democratic reforms and social justice.)
 
TM. Ban Chấp Hành VBVNHN
 
Vịnh Thanh Dương Thành Lợi
Chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại
 
Email:  LloydDuong@penvietnam.org
DuongThanhLoi@usa.com
 
 
Bản tóm tắt bài diễn thuyết của Chủ tịch VBVNHN trước Đại Hội Đồng Văn Bút Quốc Tế trong chương trình thảo luận chính thức “Reshaping Southeast Asia”  trong Đại Hội Văn Bút Quốc Tế kỳ thứ 85 được tổ chức tại Thủ đô Manila, Phi Luật Tân, từ ngày 1 đến 5 tháng 10, 2019.
 
“Before I begin I wish to salute the people of Hong Kong and wish them the best in their quest for freedom and democracy.
 
With respect to Vietnam, as in any of the four countries presently under Communism, the government of Vietnam always tries to control the flow of information by suppression and isolation, misinformation and disinformation.
 
In the age of social media, however, it is much harder for the Vietnamese government to control the flow of information.
 
Vietnam is a country of 97 million people and there are 45 million Facebook users in Vietnam alone, and there are at least 2 million Facebook accounts of oversea Vietnamese such as those of our Centre’s members.
 
The flow of information between the people in Vietnam and their oversea compatriots is tremendous.  A great example is the situation in Hong Kong at this time.  The struggle for democracy in Hong Kong is portrayed by the official Vietnamese news organization to be very negative, almost a copycat of the Chinese government’s negative projection of Hong Kong’s demonstrators.   The oversea Vietnamese convey facts and videos of the Hong Kong people’s struggle, and such information has been circulated across the nation and the people of Vietnam actually know so much about Hong Kong and the current situation, mostly thanks to the sharing of information from oversea Vietnamese through social media.
 
As for me, one of the most interesting and beautiful elements or angles of activism through social media that I witness is the leadership of women in demanding democratic reforms, exposing social injustice, criminal behaviors of officials, corruption, environmental issues, etc.
 
One of those women is Ms.  Pham Doan Trang whom we selected to include in our Centre’s UPR Submission to the UN High Commissioner for Human Rights office.  Ms. Pham just received the 2019 Press Freedom award from Reporters Without Borders.  Ms. Pham’s Facebook account has about 60+ thousand followers.
 
There is another less well-known female activist, a young mother who is actively exposing social injustice in Vietnam.  Her name is Nguyen Thuy Duong.  She visited victims of official corruption, who lost their home and land due to official corrupt policies, interviewed them and posted videos on her Facebook account which has more than 55 thousand followers.
 
I truly admire all activists in Vietam, and especially the women activists.
What do we do to assist the activists in Vietnam?  Our Centre undertakes 2 approaches: (1) Magnify their messages, and (2) protect and support them in anyway we can.
 
Firstly, to expand the scope of their posts, we redirect the posts to different discussion groups.  Some of these groups have almost 200 thousand followers so one post can be seen by at least a million people on Facebook and Youtube.
 
With respect to protection and support, we work with different groups to secure their release if they get arrested.  In other cases, we identify needs and provide financial support.
Just before coming to Manila, two weeks ago we undertook immediate action to support Ms. Nguyễn Thị Ngọc Sương, a blogger on Facebook sentenced by the Vietnamese court to 5 years in prison for her posts.  Her husband has cancer and they have a young child in grade 4.  On September 15 just before I left for Singapore on business, one of the groups I support in Toronto sent money to her family as a token of support.  And, we are working with other groups to lobby for her release.
 
The reality is that there exists REAL OPPOSITION in Vietnam as reflected though social media composed of reasonable and talented activists, who analyze and criticize the Vietnamese government’s defective policies and massive corruption.
 
To counteract the opposition on social media, the Vietnamese government implemented the new Cyber Security law on January 1, 2019.  As a result, many activists were arrested and sentenced to lengthy prison terms.  Within the past 30 days at least 7 bloggers were arrested and prosecuted; and their sentences are almost uniform, i.e. 5-year imprisonment.
 
Observing the current situation, the human right condition in Vietnam has deteriorated significantly.  You can read reports from organizations such as Human Rights Watch or Amnesty International so I will not elaborate further here.
 
I just wish to point out another strategy undertaken by the Vietnamese government this year beside the new Cyber Security law is the official backing of made-in-Vietnam social media platforms to compete with Facebook.  The Cyber Security law was implemented on January 1, 2019.  In June 2019 Hahalolokhi was introduced as an alternative to Facebook.  A month later Gapo was also introduced with a plan to acquire 50 million users within 2 years.  And, just 2 weeks ago on September 16, Lotus was welcome by Vietnam’s Minister of Information.  These platforms do not allow political discussions, do not allow any statement criticizing the government and its policies.
 
Only time can tell how well these platforms can compete with Facebook which I doubt it, based on experience.  Previously other social media platforms such as Tamtay, Yume, Yobanbe, Zingme with offical blessings all had failed completely because of two factors: abuse of personal information of users, and restriction on the nature of opinions.
 
In conclusion, I believe THE SITUATION IN VIETNAM WILL CHANGE slowly but surely and will bring about A BETTER FUTURE because there is REAL OPPOSITION against corrupt official policies as reflected though social media.
 
The Vietnamese government has intensified persecution of activists.
 
However, the intensified persecution does not frighten the courageous activists in Vietnam, especially young women and young mothers in and outside Vietnam.
 
SALUTE the activists in Vietnam, especially the BRAVE WOMEN ACTIVISTS.”
 
Lloyd DUONG
Manila
October 1, 2019