
Tiểu sử: Nhật Quang Phi Hồ Cộng tràn Ất Dậu mùa Thu, Tác giả chín tuổi, mịt mù tang thương. Hung tàn lũ giặc bất lương, Thi nhau cướp giết chủ trương Cộng đồ, Cưởng truyền Lê Marx “Tam vô”, Phá tan văn hóa tiền đồ tổ tiên. Dân tình khiếp khổ đảo điên, Quê hương tăm tối , triền miên cơ cùng. Chứng nhân lịch sử tàn hung, Dù muôn trang sách khó dùng kể qua. Nơi sinh cạnh bến sông Trà, Nhìn qua Thiên Ấn mượt mà đồi tranh. Vốn xưa đất cũ Chiêm Thành, Di dân từ Bắc, Việt giành lấn vô. Từng năm bão lũ nóng khô, Dân tình trắc trở, mưu đồ chen bon. Hai mươi tìm sống Saigon, Học hành Sư phạm, lối mòn thư sinh. Chẳng ngờ Nam Việt bại binh, Công phu vất cả, linh đinh biển trời. Vận may thuyền vượt đến nơi, Bốn mươi sang Mỹ vui đời tự do. Ơn người con cháu ấm no, Cố công góp sức chăm lo đắp đền. Nhật quang Phi Hồ |
Tác phẩm đã phát hành của văn thi sĩ Nhật Quang Phi Hồ |
Kính mời bấm vào sách hay tựa đề để thưởng thức |
Các tác phẩm Văn Xuôi: Vui lòng bấm vào tựa đề để thưởng thức các tác phẩm 1. SÓNG GIÓ TRÙNG DƯƠNG-Nhật Quang Phi Hồ 2. ĐƯỜNG ĐI NAM HẢI-Nhật Quang Phi Hồ |
Trang thơ của thi sĩ Nhật Quang Phi Hồ |
CHÚC GIÁNG SINH Gió lạnh năm tàn, chúc giáng sinh, Cầu mong khắp chốn sống an bình. Thể thân thư thái không đau yếu, Trí tuệ tinh tường mãi mẫn minh. Gia thế thịnh hưng con cháu thảo, Quốc quyền thay mới nước dân vinh. Sống dai nhìn Cướp tiêu vong cả. Vui cảnh non sông thoát nhục hình. Nhật Quang Phi Hồ. |
CHRISTMAS CARD By cold wind, the year ends with my Christmas wishes, Wishing everywhere on the earth be in full peace. Your physical condition be alright without sickness, Your mental capability be always the brightest. Your family be prosperous, your offspring be the nicest. National authorities be improved, your people be proud. Let live long to witness the ruin of the Robbers down. Enjoy the country liberated from all miseries out. Nhat Quang Phi Ho |
CHÚC MỪNG NĂM MỚI Lệ thường thân chúc vạn an khang, Thể lực, tâm linh tợ ngọc vàng. Xe phố cao sang càng sắm tới, Cháu con tài đức mãi tràn lan. Thiên đường Ác đảng mau tan rã, Địa phủ u hồn đở khóc than. Nhân thế ngày thêm nhiều tốt đẹp, Chúng sinh muôn nẽo giảm cơ hàn. Nhật Quang Phi Hồ. |
THIỆP CHÚC TẾT Xuân về giữ lệ chúc thăm nhau. Khỏe mạnh an vui, chẳng phải giàu, Mắt sáng nhìn trời muôn sắc thắm, Gối bền, giai sức bước thường mau. Miệng còn ngon bữa cơm đơn giản, Trí vẫn tinh tường chuyện trước sau. Nam nữ bạn bè đều quí chuộng, Bốn mùa gân cốt chẳng hề đau. Rộn ràng nhịp sống, chen theo kịp, Đời mãi còn vui đủ kép đàu. Xót nghĩ nhân sinh nhiều kẻ khổ, Mở lòng chia xẻ, giúp thương nhau. Nghĩa tình nhân ái, chung vui sống, Xã hội công bình thăng tiến mau. Đất tổ tàn qua cơn khổ nạn, Nước non hoa cỏ thắm tươi màu. Chúc mong quê cũ: Người khai trí, Biết trọng nhân quyền, biết phải chăng. Thế giới văn minh nên học hỏi, Bỏ trò gian ác bịp hung hăng. Chúc tuân Chúa Phật dạy yêu thương, Theo đúng lời kinh, thuận lẽ thường. Khiến kiếp phù sinh đầy tốt đẹp, Xuân mừng nhân loại khắp muôn phương. Nhật Quang Phi Hồ. |
![]() CHÚC MỪNG XUÂN MỚI Năm tàn, thân gởi thiệp mừng xuân, Ngày tháng bay nhanh chóng cạn tuần. Tự mộ*tiên linh đành bái biệt. Văn phong mỹ tục cố hành tuân, Tha phương chia xẻ buồn vong quốc, Giai tiết chung vui nghĩa hợp quần. Thân chúc gần xa đều hạnh phúc, Cầu mong đất tổ mãn trầm luân. Nhật Quang Phi Hồ * là nhà thờ và mồ mã tổ tiên |
KHAI BÚT ĐẦU XUÂN Đất khách xuân sang, chạnh nhớ nhà, Sáu mươi năm lẻ, biệt quê cha. Vào Nam tránh Giặc nhiều lăn lóc, Vượt biển mưu đời lắm xót xa. Tổ mộ, tiên gia đành hoang phế, Văn phong, cổ tục giữ quây qua. Buồn thương đất tổ đành nô thuộc, Quá buổi bon chen, cảm cảnh già. Nhật Quang Phi Hồ |
BEST WISHES FOR THE NEW YEAR As customary, I wish you all safe and sound, Your mental and physical conditions be as strong as gem & gold. Buy more and more luxurious vehicles and buildings, Have more and more talent and virtuous children. The Wicked party’s paradise be soon disintegrated, The sad souls’ hell be relieved of tears and laments. The human life be much better in the days to come, And all living creatures suffer less bitter cold and hunger. Nhật Quang Phi Hồ |
![]() (TẾT)NEW YEAR GREETING CARD The spring is back, we used to greet each other, Be healthy, happy, need not to be rich. Our clear eyes could see the bright multicolor sky. Our knees be steady, tenacious force, and could walk rapidly. We still feel well appetite with a simple meal, Our memory be sharp in old and new stories. Be esteemed by all male and female friends. Feel no sore in bones and tendons thru all four seasons. The busy rhythms of life, our feet could catch up. Our life be joyful and with enough partners for couple. Let think of many people living in misery, Open our mind to share, love, and help them. With justice and humanity, we live together, In a fair society, we progress much faster. Our fatherland steps out of the catastrophe period. Flowers and herbs be growing bright on the country. Wishing for our old country people be enlightened, They know to respect the human rights and the justice. They should learn from the civilized world And drop out all wicked tricks and various cheatings. Obey to God and Buddha’s teachings for love. Follow the Bible, comply with common senses To make our temporary life full of beauty and goodness. By Spring, we greet mankind over all directions. Nhat Quang Phi Ho. |
NEW YEAR GREETING CARD At year end, a new greeting card is cordially sent, Time flies by, one more period has expired. We had regrettably to bid farewell to our ancestors’ shrines & tombs, We try hard to observe our beautiful cultures and customs. On the foreign land, we share our country-losing sadness, In the beautiful season, we enjoy our spirit of reunion. We wish all people, near and far, be happy, We pray for our fatherland be out of miseries. Nhật Quang Phi Hồ. |
MỪNG XUÂN Mừng xuân Kỷ Mão biết thăm đâu? Ngồi ngắm Ti-vi rực lắm màu. Xem cảnh trăm nơi vui đón Tết, Nhìn hình muôn trẻ đẹp thi nhau. Thương quê dân dã đầy cơ khổ, Thấy nước quyền gian cướp quá giàu. Mong ước cơ trời mau biến chuyển, Quê nhà đổi mới giảm thương đau. Nhật Quang Phi Hồ |



MAY RỦI Huynh đệ chi binh có nghĩa tình? Cướp quyền ngu ác hại dân sinh. Gây bao giết chóc muôn đau khổ, Nam Bắc tương tàn vạn khiếp kinh, Đạn tránh, người may vui sống sót, Mìn vương, kẻ rủi nát thân mình. Quay nhìn lắm mảnh đời tàn tật, An ủi chia cùng cảnh nhục vinh. Nhật Quang Phi Hồ |

BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG NGÔ XUÂN LỊCH Thông tin Xã Nghĩa Việt loan qua, Bộ trưởng Quốc phòng đã trốn xa. Nắm trọn binh quyền, trùm gián điệp, Gian giàu phản quốc, hại dân ta. Cắp vàng tám tấn chưa mang được, Công của tham nhiều khó tưởng ra. Giờ phải bôn đào sang xứ Chệt, Bá Hy gương cũ chúa quần ma. Tướng nầy phần nổi tảng băng thôi, Đảng Cộng gian tham vạn đứa tồi. Lũ chúng mê quyền tranh bán nước, Ngầm tay sai Chệt nhục than ôi. Bán rừng, nhượng bãi, nghênh Tàu đến, Trọng điểm non sông Chệt chủ rồi. Tô giới, đặc khu Tàu chiếm cứ, Việt thêm nghèo khổ, điếm, nô, bồi. Non sông giòng giống dần suy diệt, Độc chất, bịnh mòn dân nước tan. Tàu đến chủ cha, quyền nắm cả, Hèn tham, chúng Cộng nhục quy hàng. Nghĩ về quê cũ, buồn rơi lệ, Tiên tổ ngàn năm dựng nước nhà, Công máu đổ nhiều, đành phải mất. Nô hèn tham ác chúng si ma. Đồ Quảng (June 21) |
HẾT THÁNG BA Năm mới vừa sang, hết tháng Ba, Thời gian nhanh chóng mãi bay qua. Tuổi thêm gia tốc càng suy yếu, Bệnh tật gây phiền lắm trổ ra. Bao kẻ thân thương tan biến mất, Một thời vui khỏe đã lùi xa. Nhân sinh mộng thực toàn hư ảo, Thoáng chốc trăm năm thảy xóa nhòa. Nhật Quang Phi Hồ |
VỊ THA Vị tha lo chuyện giúp gần xa, Thương mến sinh loài tợ chính ta. Xử việc công bình theo nghĩa lý, Quí người hơn của chẳng điêu ngoa. Quyền cao tận sức lo dân nước, Chức trọng ra công giúp mọi nhà. Thăng tiến văn minh cho xã hội, Dắt đưa dân nước sống an hòa. Nhật Quang Phi Hồ |
CHÊ TRUMP Bao kẻ chê Trump dẫu đúng rồi, Nhưng đem so với bi đần tôi, Vạn lần tỉnh táo, khôn chưa lẫn, Xấu ít hơn, đành phải chọn thôi. Đưa kẻ ngủ đừ lên dẫn bước, Cả bầy xuống hố khổ than ôi. Non sông nhiều ít đang chìm đắm, Thế giới thân thương hóa tệ tồi. Đồ Quảng KHEN ZELENSKY Tuổi trẻ hùng anh thật tuyệt vời, Quyết lòng giữ nước chẳng lìa nơi. Không hề tháo chạy riêng gia quyến, Giữ vững non sông khỏi rối bời. Sống chết một lòng thương tổ quốc. Nêu gương lãnh đạo sáng muôn đời. Ukraine phước được trang tài dũng, Tồn tại vinh quang giữa đất trời. Đồ Quảng |
THƯ XIN Mấy trăm tàn phế gởi nhiều thơ. Vài chục năm qua mãi đến giờ. Kèm ảnh thương tàn thân phế bại. Kể đời nghèo khó cảnh chơ vơ. Giữa thù man mọi còn căm ghét, Xa bạn vô nhân cố quịt lờ. May mắn thoát xa bao khổ hạnh, Không hề thương xót, vẫn lòng trơ. Đồ Quảng. LETTERS CALLING FOR HELPS Hundreds wounded veterans have sent us lots of mails Since couple of ten years so far. Attached with their wounded and disable body pictures Telling their miserable lives and in isolation, By living among their former savage enemies, While far from unhuman friendly people trying to forget. Luckily we evaded from all of those misfortunes, But we never have any pity, our heart keeps on always hard. Do Quang |


THÁNG TƯ 1975 Sau tết mấy ngày mất Phước Long, Tiếp theo Ban Thuột vội đi đong. Quân đoàn tan nát trên Đường Bảy Khắp cả Miền Trung giặc siết vòng. Tháng Tư quân giặc tràn Xuân Lộc, Đất nước Cộng Hòa sắp phải vong. Vỡ tổ Saigon kinh khủng chạy, Than ôi nhớ lại, lệ lưng tròng. Nhật Quang Phi Hồ APRIL 1975 A few days after Tết*, Phước Long was fallen. Subsequently BanMêThuột became quickly the same. The Army Corps disintegrated on the Route No.7, All the Central Area was strictly strangled by the enemy. On April, the enemy over run Xuân Lộc, The Republic Country was about to be lost. As in broken nest, Saigon people run frantically for escape. Oh, by recalling that, our tears are about to shed out. Nhật Quang Phi Hồ |
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Marx nằm gác lạnh, nghĩ lung tung, Quanh thấy giàu sang, lão hóa khùng. Ganh ghét, viết lên Tư Bản Luận, Cố tình đánh phá, tưởng hoang lung. Viết bày bình đẵng, không giai cấp, Tư bản, công nông khó hợp cùng, Bóc lột, đấu tranh gây khủng hoảng, Lưu manh phong lão thánh thầy chung. Hoang tưởng bày Xã Hội Chủ Nghĩa, Người không bóc lột, lại thương nhau. Làm tùy theo sức, tiêu tùy thích, Tưởng bở ngu nghèo hưởng ứng mau. Thực tế đời không hề giống thế, Lưu manh lợi dụng đám dân ngu, Giết người cướp của gây đau khổ, Đói rách muôn dân sống ngục tù. Chủ nghĩa nầy đây gây đại họa, Khiến bao giết chóc trăm năm qua Nước nào dính đến dân cơ khổ, Bần biển đau thương chẳng thái hòa. Chết đói lắm phen, Tàu bỏ Marx, Tiếng còn Cộng Đảng, đổi thay rồi, Cầm quyền lũ Đỏ thành tư bản, Ác, bịp, cướp, giàu nhất thế thôi. Nay chúng bỏ tiền mong chiếm Mỹ, Mưu thâm, hối mãi chức quan tồi. Biên cương toang mở, gian bầu cử, Thức tỉnh mau lên, họa đến rồi. Trí thức lắm người chưa trải nghiệm, Vẫn còn mơ ước thuyết hoang đường Cấp bằng cứ tưởng mình khôn lớn, Bầu giúp tham gian đoạt chính trường. Nước Mỹ loạn cùng dân đói khổ, Mọi điều đắt đỏ sẽ tang thương. Cuồng lên bắn giết gây kinh khiếp, Thất nghiệp, vô cư khắp phố phường. Nhật Quang Phi Hồ |
MÃNH HỔ ÓC BÒ Binh lực hùng cường quá tối tân, Chỉ huy bởi những kẻ ngu đần. Chẳng hề được việc chi nên cả, Bất trí, vô tài, chết lính dân.. Cộng sản Việt Nam: cam chiến bại. Ta-li A-phủ: lại nhanh chân. Xác to gân mạnh, nhưng đầu dại, Mãnh hổ óc bò, chỉ hại thân. Nhật Quang Phi Hồ (28 tháng tám,2021) |
ĐẠI HỌA NON SÔNG Đại họa non sông, thấy rõ ràng, Giặc Tàu xâm lấn cố tràn sang. Bạo quyền do Chệt qua dàn dựng, Côn điệp cài đông tận xóm làng. Trọng điểm quê hương Tàu đóng chốt, Mở mang Tô giới phố phường riêng. Núi, đồng, cảng, biển Tàu mưu chiếm. Thải độc môi sinh, bệnh não phiền. Ngăn đập chận nguồn, sông rạch cạn, Miền Nam sung mãn hóa khô khan. Lúa mùa, thủy sản càng suy giảm, Thua thiệt cơ cùng, sống chẳng an. Chữ viết toan thay, vận khó sao, Uống ăn độc chất Chệt pha vào. Ung thư, mầm bệnh tràn lan khắp, Tai nạn, bạo hành, chết quá cao. Chục triệu trai Tàu sang lấy Việt, Mưu thâm Hán hóa chẳng bao lâu. Bệnh, bần, dân tộc mau tiêu diệt, Độc lập trường tồn chẳng dễ đâu. Cả nước buồn thay chịu cúi đầu, Họa Tàu diệt chủng quá thâm sâu. Nước nhà, tiên tổ bao công sức. Ngu lại rước Tàu, chịu ngựa trâu. Hưng Đạo, Quang Trung mong tái thế, Anh hùng, chí sĩ quyết theo gương. Vùng lên đuổi giặc, yên bờ cõi, Giúp nước, thương dân, bỏ bạo cường. Dựng lại cơ đồ non nước Việt, Tài hoa thể hiện nước vinh quang. Tham hèn gian ác nên lùi bước, Giúp Việt trường sinh giữa địa đàng. Nhật Quang Phi Hồ |
TRÁCH TẾT KHÔNG QUÀ Em phone trách Tết chẳng cho quà, Cũng phải, vì em chẳng nghĩ ra. Thong thả như em gì chẳng có, Thi nhân thơ gởi đáng ngàn hoa. Ngày càng tuổi tác đã thêm tra, Đi đứng khó khăn phố xá xa. Mua gởi chen nhau mỏi mệt già, Phải dành tiền giúp nhiều binh phế Đói nghèo rên xiết khổ bao la. Đã sống cùng phe cố Cộng hòa, Nghĩa tình đồng tuyến nợ thương qua. Nên ta chung gởi quà cho họ, Thông cảm cho cùng chớ trách ta. Đồ Quảng (30 Tết Quí Mão) |

Mục Sư NGUYỄN XUÂN BẢO Xuân Bảo Mục sư thật tuyệt vời, Thương về quê Việt tận nhiều nơi. Phát tiền, cho gạo người phung hủi, Khoan giếng, xây cầu cả hưởng chơi. Mến Chúa đường xa luôn nhọc sức, Yêu người tiền góp phải mòn hơi. Bao năm kiên nhẫn không ngơi nghỉ, Nghĩa cả lòng nhân tốt tiếng đời. Nhật Quang Phi Hồ LIÊN* ÁNH SÁNG Nhọc nhằn qua lại biển công phu, Tiền của dành gom mổ mắt mù. Giúp kẻ tối tăm mừng sắc thắm, Thương đời đem sáng đến thâm u. Tâm tình nhân ái nên trân trọng, Thiện chí thiên lương giải tối tù. Nhân đức bao la thương vạn kẻ, Phóng hào phổ độ đúng chân tu. Nhật Quang Phi Hồ *Ông Nguyễn Quang Liên, Orange. |
Câu chuyện văn chương giải buồn: Nhân dịp một Cô gái hơn 70, cùng quê sang đây làm ăn thành công có tiệm, có nhà ngon lành, mời đi dự đám cưới. Nghĩ phải mừng Cô một món quà. Thấy Cô sang trọng, nên nhớ lại chuyện thời Chiến Quốc: Phùng Hoan, gia khách của Mạnh Thường Quân (MTQ) thấy nhà MTQ không thiếu thứ gì, nên đã mua món hàng đặc biệt “Nhân Đức” cho MTQ, bằng cách thay vì đòi nợ lại chơi xóa hết nợ cho dân Đất Tiết thiếu MTQ. Không bao lâu sau, MTQ mất hết quyền chức, suy sụp khổ cùng, lại được dân đất Tiết đón rước cưu mang, tôn quý, khiến MTQ vẫn cứ được ngon lành. Nhớ bài học đó, tác giả dùng tên Cô gởi tặng cho mấy anh TPB VNCH ở quê nhà một số tiền, lấy đủ receipts, kèm viết 4 đoạn thơ nầy bỏ vào phong bì và trao cho Cô lúc Cô cùng chú rể chào bàn. |
QUÀ MỪNG TÂN HÔN Nghĩ tặng Tân Hôn đám bạn già, Của tiền đầy đủ cỡ trung gia, Nên bèn tặng chút “Quà Nhân Nghĩa”, Trang điểm cho đời nở thắm hoa. Ta sống nơi đây chốn địa đàng, Tự do hạnh phúc cảnh hoan ca. Quê nhà binh phế đầy tăm tối, Chung giúp thương về phúc bội ra. Học cách người xưa, lão Phùng Hoan, Mạnh Thường Quân đủ mọi giàu sang. Nhưng còn chỉ thiếu “điều nhân nghĩa” Đất Tiết mua về giúp Mạnh quan. Thất sũng, khách tiền tiêu táng cả, Đâu ngờ Dân Tiết cứu bình an. Ngàn năm gương cũ còn soi sáng, Nhân nghĩa bền hơn đống bạc vàng. Phải tặng tân hôn một món quà, Nhưng nhiều thư đến tự quê cha, Khổ đau cầu cứu không sao xiết, Quà ấy đành trao chiến phế nhà. Giá ít trăm đô đây chẳng mấy, Gởi về chốn khổ quí muôn ra. Tật tàn nghèo đói, buồn tăm tối, Bỗng được món quà mặt nở hoa. Cách biển, hoa nầy trang điểm tiệc, Tân hôn hạnh phúc mãi bền xa. Ơn đền nghĩa trả tàn binh cũ, Mến chúc trăm năm cảnh hiệp hòa. Bố đức thi ân chung nghĩa cả, Non sông nần nợ, khó lờ qua. Phước trời bù lại nhiều may mắn, Mạnh khỏe an vui mãi chẳng già. Nhật Quang Phi Hồ (1 Oct 2017) |
NGẮM NẮNG HÈ Ngồi dưới hàng hiên ngắm nắng hè. Trời xanh trong suốt thiếu mây che. Êm đềm xa cách đường xe chạy. Im vắng nhớ buồn thiếu tiếng ve. Gió thoảng nhẹ êm hơi biển đến. Chốn lành yên tịnh tiếng chim nghe. Tuổi già nhớ bạn tiêu tàn hết, Quạnh vắng riêng ta chẳng rượu chè. Đồ Quảng (June 22) |
PHÁ TRUMP Hết nói những tên cố phá Trump, Tụi bay hèn hạ đáng mang cùm, Móc bươi vớ vẫn, thân thêm bẫn. Cố hại người ngay, tội đáng cum, Thử hỏi chúng bay không biết đĩ?, Gặp thời, ngại ã tống tiền um. Đáng gì tỷ phú chừng đô đó, Mọi việc êm xuôi, huậy thối ùm. Hết chuyện phá Trump, bày đủ thứ, Muốn cho dân nước khổ quỳ khum. Đồ Quảng (Apr 23) |
NHÂN LỄ GIÁNG SINH Cuối năm mừng lễ Giáng Sinh, Đôi lời mến chúc thân tình gần xa. Năm tàn như gió bay qua, Cháu con chóng lớn, kẻ già yếu thêm. Chúc nhau: “Thủ túc chẳng mềm, Bước đi vững chải, êm đềm gió trăng. Trí tâm còn vẫn khả năng, Vần thơ thanh nhả, mạch văn rõ ràng. Quê nghèo thoát cảnh lầm than, Mọi người sáng mắt, tính toan ưu thời, Rượu phê, cờ bạc thôi chơi, Cocain, ma túy phải rời bỏ ngay. Tự do dân chủ chung tay, Dựng xây đất nước từ nay phú cường. Dẹp tuồng ma mảnh bất lương, Nói đường làm nẻo, quê hương nô đòi. Chung nhau bảo vệ giống nòi, Sĩ phu hùng khí, sáng soi dẫn đường. Một lòng đại nghĩa, yêu thương, Dẹp tan giặc nước, ngăn phường Bắc xâm. Vị tha, nhân đạo, từ tâm, Quí dân, yêu nước, hết lầm Cộng gian.” Nhật Quang Phi Hồ |
NỬA NĂM Tết mới vừa sang, thoáng nửa năm, Thời gian thấm thoát chẳng bao lăm. Vãng thời bôn tẩu mưu đời sống, Nay buổi già nua vắng bạn thăm. Chốn ở yên bình, công khổ nhọc, Đó đây vất vả, sống luôn chăm. Phước may có được chiều thư thả, Thoáng đó già nua, yếu thích nằm. Đồ Quảng (4 July 22) |
BUỒN CHÓ LUCKY (born 2 Sep 99) Lão sinh bịnh tử, Lucky ơi, Mười bốn năm sang sắp mãn đời. Sờ thấy ung thư con phát triển, Làm sao cứu chữa tiếp vui chơi. Thú y dù khám thâu tiền lớn, Mà chẳng làm chi chỉnh lẽ trời. Ủ rủ con không còn nhảy bũa, Không hăng săn sủa lục tìm hơi. Uống ăn chậm yếu, không hăng hái, Đi đứng nhẹ hều, lắm nghỉ ngơi. Con bịnh, ông đây buồn quá đổi, Mở đường vĩnh biệt, mỗi riêng nơi. Đồ Quảng (2 Sep 22) |
LẼ ĐẠO Đạo dạy điều gì hỡi các ông? Tàn binh đồng tuyến có thương không. Thói xài ích kỷ xơi trơn máng, Chẳng giúp tật tàn khổ trống mông. Nhân nghĩa chẳng hề từng biết đến, Luật Trời nhân quả mãi chưa thông. Mãn đời thấy thiếu, không rơi chút, Thương giúp cố cùng góp đức công. Đồ Quảng (April 2023) |
BƯỚC XUÂN Em đưa ta lại một mùa xuân, Gió lạnh chiều đông nắng cuối tuần. Hương sắc vờn mang vào giấc điệp, Mơ màng như thể bạn tình quân. Hòa điệu xoay quanh, dáng nhẹ nhàng, Cung đàn tiếng hát dậy ngân vang. Ngàn hoa bừng nở, chân em bước, Kích động tim ta nhịp rộn ràng. Khoan, nhặt, dìu nhau quên thế sự, Em cười rạng rỡ ánh hào quang. Bao năm đất khách hồn tê dại, Ta thấy bình minh giữa địa đàng. Thời gian cách trở tợ không gian,* Chợt gió đưa mây sắp thẳng hàng. Như đám chim ngàn tung cánh rộng, Sá gì trời biển với quan san. Cùng ta chia xẻ nổi lòng vui, Hóa giải buồn thương, giảm ngậm ngùi. Quên nỗi niềm riêng, chiều nắng xuống, Lòng quê thanh thản, nước trôi xuôi. Thoáng phút bên em, đời cõi mộng, Vàng phai nhân thế kiếp phôi pha. Trăm năm dù lỡ vô duyên trước, Tình lặng muôn thu vẫn đậm đà. Nhật Quang Phi Hồ Cách nhau tuổi tác, cách xa nơi sinh sống, tình cờ lại gặp . |
NGÀY HẠ CHÍ Ngày nhất dài đây Bắc bán cầu, Chính là Hạ chí ngắn đêm thâu. Mặt trời chiếu sáng qua vùng Bắc. Đồng ruộng khô cằn, nước cạn sâu. Nhớ thuở bon chen thi vất vả, Nghĩ thời mưu sống đã qua lâu. Chiều buồn đất khách thương quê tổ, Tâm sự lan tràn viết mấy câu. Đồ Quảng (21Jun2022) |
THƯƠNG TIẾC CÔ KIM ANH Đồng nghiệp KIM ANH sớm vãng rồi, Trời mây man mác chạnh lòng tôi. Tám mươi vừa quá, chưa già lắm, Bằng hữu thương hoài, mãi chẳng thôi. Họp mặt liên trường Cô luôn dự, Chung bàn vui vẻ đón mừng nhau. Từ đây vắng bóng, riêng buồn lắm, Cô vãng còn đâu cảnh thắm màu. Khóc kính mến Cô, tình hão hữu, Mỗi năm vài dịp gặp nhau vui. Cô không còn nữa đời hiu quạnh, Tùng tiệc không Cô, cảm ngậm ngùi. Chia buồn cùng các học trò Cô, Nhân sự, thầy cô một thuở trường. Tử biệt sinh ly, dù vạn nẽo. Trăm năm đời vẫn nhớ cùng thương. Đôi lời thân mến gởi tang gia, Thành kính phân ưu khắp trẻ già. Sau trước muôn sinh đều thế cả, Luật trời đành vậy khó ai qua. Nguyện cầu Cô sớm lên Thiên giới. Lạc cảnh muôn thu đẹp cõi trời. Thanh thản lãng quên toàn thế sự, Bồng lai tung cánh mãi vui chơi. Nhật Quang Phi Hồ kính bái. April 2023, Orange County, California. |
THIỆP MỪNG XUÂN MỚI Mỗi năm gởi thiệp một lần, Đôi câu hữu ái, mấy vần thăm nhau. Cầu mong phúc lộc tươi màu, Bình an, mạnh khỏe, không giàu vẫn sang. Trường sinh vui giữa thế gian, Trí tâm minh mẩn, vững vàng thể thân. Dẫu già vẫn mãi bền gân, Xuống lên rừng biển, lũng gần, non xa. An vui trọn kiếp ta bà, Công danh sự nghiệp kể đà như xong. Chúc nhau ngày tháng thong dong, Xem như ân sũng đẹp lòng Trời cho. Thế nhân sau trước bụi tro, Thấp cao, khinh trọng nghĩ trò cỏn con. Tang thương*, nguồn cạn đĩnh mòn, Nghĩa tình quen biết, gởi còn lời thơ. Cuộc đời như thể cơn mơ, Trang Sinh Hồ Điệp**, mịt mờ hỗn mang. Trải bao nghịch cảnh bàng hàng, Lợi danh, lửa đạn, giặc tràn, biển xanh, Cố hương thảm họa tung hoành, Phước may tồn tại, nguyên lành đáng vui. Tha phương nào thiếu ngọt bùi, Gần xa thơ thới, thắm mùi hương xuân. Nhật Quang Phi Hồ. * Sự thay đổi theo thời gian: bãi biển biến thành ruộng dâu, núi bị bào mòn, sông bị bồi cạn. **Trang Tử, triết gia thời Xuân Thu bên Tàu gần đồng thời với Khổng Tử (551BC) nằm mộng thấy mình hóa ra bướm (hồ điệp), hoài nghi về sự hiện hữu của mình, hay Bướm nằm mộng hóa ra mình? |
NGÀY CUỐI NĂM Năm tàn, Tết đến, dịch chưa qua, Covid Chệt tung hại mọi nhà, Mưu diệt năm châu làm bá chủ, Tung tiền khắp chốn loạn tràn ra. Quan quyền cao thấp mua ngàn triệu, Báo chí truyền hình mướn phịa ma. Giàn dựng tay sai làm Tổng, Thủ, Rước Tàu tràn chiếm khắp gần xa. Đồ Quảng (29 Dec 2020) |
THƯƠNG QUÊ Xứ người đêm lạnh, nhớ quê hương, Bão lũ năm qua khủng khác thường. Thương phế binh tàn thêm đói rách, Mong chờ cứu trợ vọng tình thương. Trời ban phước lộc nên chia chút, Dịch vụ thẳng nhờ chuyển tận phương. Hào phóng, nghĩa tình luôn thể hiện, Bên nhau một thuở đã chung đường. Đồ Quảng (29 Dec 2020) |
THƯ THƯƠNG PHẾ BINH Quê nhà thương phế gởi thư sang, Cảm cảnh non sông lệ ứa tràn. Chiến sĩ cụt giò, mông lếch đất, Anh hùng đui mắt, gậy quờ quang. Mẹ già quá vãng, lều tan mái, Vợ đói dông rồi, bếp lạnh hoang. Tủy sống đạn vương nằm liệt chiếu, Bạn thù hờ hững mãi khoe khoang. Nhật Quang Phi Hồ |
XÓT THƯƠNG Tết nhớ quê hương, sống nghĩa tình, Năm ba trăm bucks giúp thương binh. Xẻ chia phước lộc cùng chung tuyến, Vơi bớt đau thương cảnh khổ hình. Quờ quạng đêm trường trong đói bịnh. Lết lê khuyết cụt, khó mưu sinh. Tuân lời Chúa dạy nên thương xót, Ân đức huyền vi, Phật chứng minh. Nhật Quang Phi Hồ |
BUỒN THÁNG TƯ 75 Tháng Tư chiến sự khắp kinh hoàng, Dân chúng Miền Nam lắm chết oan. Giặc Bắc tràn vào hăng bắn giết, Nam quân bối rối Tổng quy hàng. Chiếm xong đểu cáng tha hồ cướp, Xót cảnh lương dân chạy loạn tràn. Khốn khổ bao năm xương máu đổ, Rốt cùng nô thuộc lệnh Tàu ban. Đồ Quảng. |
ĐỒNG HƯƠNG ÁI HỮU Đồng Hương Ái hữu Hội thân thương, Nghịch nghĩa, ganh nhau lại hóa thường. Khoe mẻ công thành, giàu, chức tước, Tranh đua danh vị, đến khoa trương. Thương binh quê cũ nghe tên đẹp, (Ái hữu, thân hữu mà) Mừng tưởng, thư qua kể xót xa. Quá nghèo tốn phí, ai thương xót, (bưu phí, hồ sơ photo) Phúc họa chia nhau tặng chút quà? Chẳng ai nghĩ đến tình quê cũ, Sống chết nhục vinh chung một thời. Bom đạn rủi may, mừng sống sót, Thương tình nghĩ lại hỡi ai ơi. Trăm năm một thuở rồi tan biến, Một kiếp buồn vui thoáng vội rời. Thương xót cho nhau, tình nghĩa tỏ, Ủi an thân hữu, phước ơn Trời. Đồ Quảng (SEP22) |
XUÂN NAY Ngồi trong cửa kính nhìn ra, Đào mai rực nở, đông qua xuân về. Nhớ xưa thời cũ nơi quê, Đón xuân sum họp bốn bề thân thương. Giờ đây xuân ở tha phương, Mỗi nhà riêng rẽ cửa thường đóng im. Nỗi buồn phảng phất trong tim, Bạn bè xa vãng thăm tìm nơi đâu. Trời cao xanh ngắt môt màu, Nắng vàng ấm áp, mong mau thái bình. Đồ Quảng (Feb 23) |
HAI MƯƠI MỐT THÁNG BA Hôm nay hăm mốt tháng ba, Trời về Xích đạo dần qua Bắc Cầu. Xuân về còn lạnh đêm thâu, Gió mưa vẫn tiếp gây sầu Cali. Lá hoa rơi ngập lối đi, Núi non phủ tuyết, mưa di nước về. Trời cao mù mịt bốn bề, Tuổi già cô quạnh ê chề hết vui. Mỹ đây đầy đủ ngọt bùi, Ngoảnh về cố quốc ngậm ngùi xót thương. Cán Cộng cắp cướp tai ương, Dân nghèo đói rách, Bắc phương chiếm dần. Nỗi buồn càng mãi tràn dâng. ĐỒ QUẢNG |
ĐẦU XUÂN TAM THIÊN KỶ Xuân nầy ta viết đôi câu, Thăm đồng hương Việt năm châu thân tình. Mừng Tam thiên kỷ bình minh, Cầu mong năm mới hòa bình hoan ca. Nhân tâm vô kỷ vị tha, Công bình, bác ái, hài hòa thế gian. Đông Tây khắp chốn giàu sang, An cư lạc nghiệp vững vàng dài lâu. Gần xa dứt cảnh thảm sầu, Chẳng cơn binh lửa, thôi màu tóc tang. Quê nhà thoát cảnh lầm than, Mưa bùn, nắng bụi, dốt gian tung hoành. Biển đồng mãi tận rừng xanh, Gió hòa mưa thuận, an lành ấm no. Quyền uy cán nhỏ quan to, Thương dân quý nước, chăm lo ngay lành. Bỏ tuồng Ác Bá gian manh, Nói đàng làm nẽo, tan tành non ông. Khôn ngoan vất bỏ cờ Hồng, Máu xương cơ khổ chất chồng đã cao. Mác Lê chém giết tào lao, Phi nhân bất nghĩa, loạn trào chóng qua, Ngừng gây nghiệp báo oan gia, Hại dân nhân quả sâu xa bao đời. Chúc mừng thân hữu muôn nơi, Vui ngàn năm mới thảnh thơi an bình. Thông minh giòng giống phồn vinh, Gia đình thân thiết, nghĩa tình đồng bang. Gần xa chờ buổi huy hoàng. Tình thương khai sáng thiên đàng thế gian. Tưng bừng một hội liên hoan, Ước mong Lạc Việt rỡ ràng đó đây. Mừng xuân quyến hữu sum vầy. Tha phương lòng vẫn tràn đầy nước non. Chúc nhau chân cứng đá mòn, Chung vui hưởng cảnh vàng son trời. NHẬT QUANG PHI HỒ (2000). |
VALENTINE Dưới trời muôn loại kiếp phôi pha, Thương mến cho đời nở vạn hoa. Chẳng nghĩa gì đâu, chi cố chấp, Yêu nhau thế giới sống an hòa. Trao gởi cho nhau một chút tình, Mang bao nồng ấm cõi nhân sinh. Ví dầu vất vả nhưng vui sống, Muôn chốn tình yêu giữ thái bình. Yêu thương thấm đẹp khắp gần xa, Như phiếm đàn rung, khúc nhạc hòa. Như thể ôn tuyền mùa tuyết lạnh, Như làn gió mát dịu làn da. Thương người, mến bạn, lại yêu em, Mơ ước duyên tình mãi đậm thêm. Vui với muôn loài, dai sức sống, Yêu nhau ngàn thuở mộng êm đềm. Nhật Quang Phi Hồ |
XUÂN QUÊ NGÀY CŨ Nhớ thời quê cũ đón xuân sang, Rộn rã vui lên khắp xóm làng. Đường sá sửa sang trông sạch sẽ, Mả mồ đắp dọn ngắm khang trang. Đình chùa nhà cửa vừa sơn sửa, Sân vườn cây cảnh sắp ngay hàng. Bàn thờ tiên tổ, đồng thau sáng, Vườn xuân, mai, cúc nở tươi vàng. Tưng bừng phố chợ người buôn bán, Hàng hóa trưng đầy đẹp cảnh quan. Đối liễng chúc mừng treo đỏ cửa, Đón xuân già trẻ khắp hân hoan. Đồ Quảng |
Dìu Em – Thơ Nhật Quang Phi Hồ Dìu em nhẹ bước Rumba, Quên đi bao nỗi ta bà thế gian. Cung đàn, tiếng trống nhặt khoan, Tường gương biến hiện rập ràng giai nhân. Phơi lưng bày cổ trắng ngần, Đổi thay giai điệu xoay vần bên nhau. Nhân sinh một thuở qua mau, Buồn vui, thoáng cũng trắng màu tóc xanh. Sàng trơn, lui tới khoan, nhanh, Theo chiều luân vũ, xoay quanh lẹ làng. Quên đời, nhìn bước em sang, Tới lui, chân khớp hai hàng đều nhau. Ước chi, Tiên phép nhiệm màu, Mãi nguyên khỏe đẹp, sánh nhau bước dài. Tango, Bebop dẻo dai, Nhịp nhàng lui tới, lai rai quên đời. Slow tiếng hát lên khơi, Valse nhanh dồn dập, quên trời vui chơi. Cha Cha bước nhặt, bước lơi, Âm vang mõ trống, không lời tỉ tê. Paso rộn rã đi về, Boston thong thả, tình quê mặn mà. Samba nhún nhẩy lại qua. Mambo cà giực, tình ta vô bờ. Tưởng chừng đang thuở mộng mơ, Lòng vui như thể Vàng cờ tung bay. Nhật Quang Phi Hồ |
HẾT NĂM Còn mấy ngày thôi, năm mới sang, Đêm đông dài nhất, tuyết, mưa tràn. Đèn, hoa mừng đón vinh danh Chúa, Chũng, thuốc ra công chống dịch lan. Mưu trí Tàu toan chôm thế giới, Ham giàu Mỹ dại đớp mồi gian. Bi đần tăm tối không ai cản, Dân chúng Hoa Kỳ khắp oán than. Nhật Quang Phi Hồ (23Dec2021) |
VUI XUÂN PHÂN Nửa tháng ba rồi, mùa ấm sang, Trời ngang xích đạo chiếu song toàn. Sáng soi Nam Bắc Cầu chung nắng, Tuyết trắng ấm dần sắp biến tan. Muôn sinh vui hưởng đời tươi thắm, Thoát lạnh hân hoan sống dễ dàng. Ghét, ganh, ham, hại đều vô nghĩa, San sẻ, thân thương hưởng địa đàng. Đồ Quảng (16 Mar22) |
SAN SẺ Bom đạn lâu năm khổ nạn nhiều, Ta may nguyên vẹn, nhất trời siêu. Lại còn thoát Cộng bay sang Mỹ, Nghèo vẫn an vui đủ sớm chiều. Nghĩ cảnh binh tàn, thương phế khổ, Tật tàn đói bịnh kiếp thương sinh. Giữa thù, nhục nhã buồn tê tái, Đồng tuyến lưu tâm tỏ chút tình? Không bút tài nao kể cảnh tình, Đau thương khổ nhục cảnh thương binh. Sống trong địa ngục, chìm tăm tối, Một kiếp trần ai vạn nhục hình. Phước lộc trời cho, chia xẻ chút, Tỏ lòng nhân nghĩa bạn quê hương. Xót thương, Chúa Phật đều khuyên dạy, An ủi cho nhau đẹp mọi đường. Đồ Quảng |

MÙA ĐÔNG CALI Đông đến Cali lạnh đã về, Trưa chiều dịu mát phố cùng quê. Đất nhà khô ráo không mưa bão, Đường sá khang trang thẳng bốn bề. Đêm lạnh sưởi lên từng đợt tắt, Ngày vui nắng đẹp hương quê. Bạn bè đâu nữa vui trưa quán, Tuổi tác hoàng hôn, yếu não nề. Đi khắp trăm nơi, đây thích nhất. Xứ người đất khách chọn làm quê. Nhật Quang Phi Hồ. (Nov 22) |
TẾT NHỚ QUÊ Chiều ba mươi tết, rước ông bà, Gia quyến đoàn viên, tục xứ ta. Một bữa chung nhà trăm thế hệ, Lễ dâng thần thổ trấn viên gia. Bàn thờ tiên tổ đèn hương sáng, Khuya đón Táo quân lại bếp nhà. Mùng một ra đình, chùa cúng bái, Ba ngày thăm, tiếp khách gần xa. Qua đây xứ lạ người trăm nước, Tết nhất không còn lễ tục xưa. Con cháu mưu đời riêng khắp nẻo, Mấy ai sum họp đón giao thừa. Văn,*phong lối sống đều theo khác, Cúng lễ ông bà cháu vắng thưa. Đôi câu phone gọi còn chưa có, Sánh quê ngày cũ nói sao vừa. Nhật Quang Phi Hồ *Văn hóa và phong tục |
THƯ THĂM CUỐI NĂM Sớm tối liền qua đã hết năm, Đôi lời ta viết gởi mừng thăm. Bốn phương quen cũ từ muôn nẻo, Còn mất, trần gian đã biệt tăm. Bạn học thời xa chẳng thấy còn, Người tàn góc biển, kẻ chân non. Lớp xưa theo giặc làm quan lớn, Hưu, tịch, già nua cũng khuất mòn. Bạn việc Sài Đô tản khắp nơi, Tâm tình chung sở đã qua thời. Giờ đây chẳng gặp nhau lần nữa, Lưu, vãng, tàn, đau, biệt cuối trời. Trang lứa cùng quê thảy vãng rồi, Xóm làng nhân sự lại xa xôi. Ruộng xưa, mồ mả nay xây phố, Xe cộ tưng bừng, lạc bước tôi. Sui gia đã gặp, có người không, Giao thiệp không hề, chẳng tốn công. Liên hệ cháu con riêng chúng tính, Văn từ đâu dễ đạt truyền thông. Quê tổ đồng hương chẳng hữu thân, Lời ra, xuyên tạc ngược tinh thần. A dua, ganh tị bao nhiêu kẻ. Ngàn kẻ không tìm một chữ nhân. Núp danh Chúa, Phật, miệng si sân, Gần gủi bao năm cũng chẳng thân. Chuyện vãng êm đềm dư kích nổ, Dễ gây địa chấn mấy trăm tầng. Chúc khắp gần xa phúc đức xây, Vợ chồng, con cháu sống sum vầy. Chúc mong trăm họ đều thư thả, Thông thoáng tâm tình tợ gió mây. Cuối năm ta chỉ mấy lời thăm, Chúc được an vui suốt mỗi năm. Khỏe mạnh, vững chân, thong thả bước, Rượu thơ, hè mát, ngắm trăng rằm. Nhật Quang Phi Hồ. |
BÀI THƠ CUỐI NĂM Năm tháng qua nhanh, tết lại về, Cảm buồn nhớ lại cảnh xưa quê: “Mả mồ vun sửa bao trân trọng, Miếu tự trưng bày thấy mến mê. Rộn rã xóm làng vui đón tết, Cẩn cung giấy bút thảo thơ đề.” Nửa đời tránh Cộng, xa muôn dặm, Tuổi tác hoàng hôn lạnh bốn bề. Nhật Quang Phi Hồ |
MÙA ĐÔNG Bắc Mỹ tuyết đầy, xe trợt ngang, Vô phương di chuyển tiết đông hàn. Tuyết dày phủ kín nguyên thành phố, Trời đất im lìm tựa bãi hoang. Đông lạnh còn dài thêm mấy tháng, Dân tình rét mướt khó vui an. Nằm nhà sưởi ấm trùm chăn kín. Chờ nắng vàng lên đón tuyết tan. Phước may ta sống Nam Cali, Khí hậu hòa ôn đẹp quá đi. Ngày nắng vàng trong, trời ấm áp, Đêm thanh lạnh nhẹ, sưởi đôi khi. Dăm cơn mưa nhẹ cây tươi tốt, Tuyết phủ non cao, nước Hạ thì. Sinh hoạt Cali không gián đoạn. Thiên đường hạ giới khó nơi bì. Nhật Quang Phi Hồ |
XEM DIỄN HÀNH Đất Việt ngày xuân Chệt diễn hành, Đủ màu rực đỏ tím vàng xanh. Lớn đông diễn xuất bao rầm rộ, Chữ Hán phô cao khắp thị thành. Tổ chức giỏi to hoành tráng khiếp. Kết nhau sức mạnh khó ai tranh, Một mai các hội Tàu chung sức, Ngoại kích nội công, Việt phải banh. Rầm rộ linh đình trông quá mạnh, Dân mình chia rẻ sớm tiêu nhanh. Đồ Quảng (Feb 23) |
LẼ ĐẠO Đạo dạy điều gì hỡi các ông? Tàn binh đồng tuyến có thương không. Thói xài ích kỷ xơi trơn máng, Chẳng giúp tật tàn khổ trống mông. Nhân nghĩa chẳng hề từng biết đến, Luật Trời nhân quả mãi chưa thông. Mãn đời thấy thiếu, không rơi chút, Thương giúp cố cùng góp đức công. Đồ Quảng (April 2023) |
SÓNG GIÓ TRÙNG DƯƠNG * Viết để nêu ra vài nét sinh hoạt của đời ngư phủ, rủi ro, nguy nan trên biển cả và lưu niệm cụ Đỗ Muôn (Ông Già Đầu Bạc) kính mến, người đã mãi không có dịp được gặp lại. Sau một ngày kéo lưới, vật lộn với sóng biển, thuyền của Hữu quay lại Bến Đá, Vũng Tàu, bán được nửa giỏ cần xé tôm thẻ lớn. Cơm nước trên thuyền xong, trời cũng đã tối hẵn. Đêm trăng 14 tháng Chạp năm Ất Mão (1975), mây phủ âm u, gió thổi đụng dãy núi trên bến, kêu vi vút từng hồi. Thuyền lắc lư như nôi ru giấc ngủ. Nằm xuôi trong khoang lái, chân tay, mình mẫy nhức mỏi, như không thể cử động nữa. Hữu ngủ mê man bất tỉnh. Đến quá nửa đêm, Hữu thấy khó chịu vì bị chùi xuống một góc. Nhưng Hữu vẫn mê ngủ, trong tư thế nửa nằm, nửa đứng. Hữu nhận ra thuyền đã quá nghiêng thấp về phía lái. Ban chiều thuyền, bị buộc mũi sát vào trụ bến, không theo mực nước lùi ra được. Đến khuya, thủy triều rút xuống để thuyền dựng nghiêng trên bờ đá lổm chổm. Trời sáng rõ, Hữu thức giấc, bò về phía mũi và nhảy lên bến. Quay nhìn lại, Hữu thấy thuyền mình đang bu trên đống đá đen gồ ghề, mỗi hòn to bằng cái thúng lớn. Hữu xót xa, lo lắng vô hạn. Chiếc thuyền gỗ này bây giờ là sản vật quý hơn cả cao ốc ở Saigon, nó quyết định sự sống chết, nguồn hy vọng của cả nhà Hữu. Nếu vỏ thuyền rạn nứt hoặc thương tổn, thuyền có thể phá nước và chìm xuống đáy biển. Còn việc vào ụ sửa chữa cũng tốn kém và lắm nhiêu khê, phải làm đơn qua nhiều cấp chính quyền, từ liên gia, khóm, công an phường… đến ty Công An tỉnh. Hữu là một chủ thuyền bất đắc dĩ, thời thế tạo con người. Trước kia Hữu không biết gì về chài lưới hay thuyền bè, sông biển. Hồi còn ở quê, mỗi lần qua đò ngang nước lớn, Hữu đã sợ rồi. Ngán cảnh mưa bão, lụt lội, dân tình cằn cựa khó khăn, anh em xâu xé, nghèo khổ, đói ăn, thiếu thốn đủ mọi thứ, nên chờ đến sau đình chiến 1954, Hữu đã tìm mọi cách vào Nam học hỏi và kiếm sống, mong thoát cảnh lầm than. Từ tay không, dần dần có vài chỗ nhà cửa, xe cộ và cửa hàng buôn sỉ hàng vải ở Chợ Lớn, theo kiểu người Hoa. Hai mươi năm tưởng đã thoát ách khốn cùng, không ngờ tai trời, ách nước đã trở lại trên khắp xứ. Chiêm bao hoàn ác mộng. Hữu vội phá bảng hiệu, dẹp cửa hàng, dứt dây điện thoại, bôi bảng số xe đẩy bỏ ngoài đường, nhà cửa tiện nghi thu nhỏ lại. Thừa chính sách dãn dân, đuổi dân Sàigòn đi bớt về quê, Hữu xin di chuyển ra Phước Tuy. Cán bộ mới làm không biết Phước Tuy bao gồm cả Vũng Tàu, nên chứng thuận ngay. Muốn thoát ách, cần phải công phu và kiên trì. Hữu cho vợ con mua một căn nhà nhỏ ở Vũng Tàu sát mé nước. Nhờ giấy di chuyển đã thay tên đổi tuổi, Hữu khai vào hộ khẩu ở đó. Có hộ khẩu làm dân địa phương mới được phép mua thuyền và làm nghề chài lưới. Lái thuyền trên biển cũng chẳng khó, nhưng làm nghề ngư phủ, bắt tôm cá dưới đáy biển, để bán cho Hợp Tác Xã với giá rẻ, để được mua dầu và mọi thứ, tránh bị nghi ngờ vượt biên là một điều khó khăn và khéo léo. Hữu làm việc, phơi nắng cho đen đủi, thế mà có người trong bến với giọng Quảng Nam, còn ác miệng nói: “Lão ấy tướng ông Thiệu mà làm biển cái chi”. Nghe thoáng lời ấy, Hữu càng lo, giống như Lưu Bị khi nghe Tào Tháo luận anh hùng. Người trong phường thường hay hỏi nhau, thuyền VT.018 đến nay đã bị bắt chưa? Hữu đang nóng lòng chờ thủy triều lên, cho thuyền nổi, để biết thuyền có bị hư hại không. Tình cờ, Hữu nhìn thấy một ông già đầu bạc phơ, mặc bộ đồ bà ba trắng, đang ngồi trên bến nhìn ra, như đang chờ thuyền ai đi ngang qua cảng. Hữu lịch sự chào hỏi: – Bác đang chờ ai vậy? – Tôi chờ tụi Tư Đỏ, hẹn sáng nay đi câu, nhưng chưa thấy thuyền nó ra. Nghe giọng nói Bình Định của ông, cũng là những kẻ tha phương cầu thực như mình, Hữu thấy như thân quen và cảm tình ngay. – Ủa bác cũng làm ngư phủ sao? – Tôi làm nghề này lâu rồi, còn chú làm gì đây? – Tôi làm biển, đi dã tôm. – Ghe chú đây à, sao lại đậu trên đống đá, nhiều ghe đã bị hư hại vì chỗ này. – Bác ơi, tôi mới làm có mấy tháng, đâu đã biết. Có vài thằng nhỏ, gốc ở đây làm với tôi, mà chúng chểnh mãng không biết gì hết, thiệt là quá tệ. – Ghe này đi câu khơi được, sao chú lại đi dã tôm? Hữu đã có ý định muốn đi câu xa để thám sát biển khơi. Hữu có người bà con cô cậu, nay về làm Giám Đốc ở thành phố Hồ Chí Minh, hắn khoe rằng: “Hải Quân Giải Phóng bố trí dày đặc ngoài hải phận, ngăn chặn và trừng trị bọn phản động cố tình vượt biên theo giặc. Thuyền chúng xâm nhập hay trốn chạy đều bị bắt, hay bị bắn chìm tất cả. Chỉ có cá mới bơi lọt mà thôi”. Hữu muốn kiểm chứng thực hư. Nay nghe ông già đề nghị đi câu khơi, Hữu đồng ý ngay: – Tôi cũng muốn đi lắm. Tháng trước, tôi đã đi một lần, nhưng sóng lớn quá, ai cũng ói cả. Thuyền lại ít người không làm nổi. Nửa chừng, chưa đến Côn Sơn, đã phải quay về. – Chú yên chí, tôi sẽ sắp đặt cho chú có đủ tài công và ngư phủ. Chú muốn làm thì đi theo tôi. Hữu theo ông già đầu bạc này lên xóm nhà nơi triền núi ngay Bến Đá, vào một căn nhà nhỏ trống trơn, chỉ có một cái giường cũ, trải chiếc chiếu nhựa rách nát. Ông già giới thiệu người ở đó là tài công Năm Lạc. Năm Lạc cao gầy đen đủi, môi thâm thuốc lá, lối ngoài 50 tuổi, nói giọng Quảng Nam. Hỏi ra, Năm Lạc đã từng lái thuyền đánh cá nhiều năm ở Đà Nẵng, sau lưu lạc vào Vũng Tàu. Năm Lạc có vẻ trầm buồn khắc khổ. Hữu thấy ông già giới thiệu, nên cũng yên lòng. Hữu cũng do dự có nên dùng những ngư phủ sắp được giới thiệu làm việc trên thuyền không? Vì mướn vào làm thì dễ, nhưng sợ lúc cho họ thôi việc có thể bị rắc rối. Khi xưa, Cộng Sản thường xúi quẩy và vuốt ve người nghèo. Hữu sợ mướn người làm sẽ có thể bị tố là bóc lột, theo kiểu như địa chủ đã bị đấu tố, giết chóc, khốn đốn lúc trước. Nên Hữu vội nói trước cho ra vẻ ta cũng thông hiểu cách mạng: – Như hai bác đã biết, cách mạng hiện giờ chấm dứt mọi hình thức bóc lột. Có thuyền mướn người làm là bóc lột. Mọi người đều phải tự lao động sản xuất. Tôi sắm thuyền cho gia đình tôi có phương tiện tự làm ăn, sản xuất, chứ không có ý thuê người khác làm mà chia phần. Nếu giờ đây các bác muốn làm với tôi, là chỉ tạm thời, theo qua mỗi chuyến câu mà thôi. Chúng ta sẽ chia phần theo tục lệ hiện hành, ai sao tôi vậy, nghĩa là sau khi trừ mọi chi phí, dầu nhớt, ăn uống, phần còn lại sẽ chia chủ 4, thợ 6. Sau mỗi chuyến là chấm dứt, không ai ràng buộc nhau thêm điều gì nữa. Ông già và Năm Lạc đều đồng ý và nói: – Chú đừng lo, tụi tui biết điều mà. Thế là đôi bên thỏa thuận và hẹn nhau chuẩn bị phần việc của mình. Hữu trở về bến, mực thủy triều đã cao, chiếc thuyền nổi lên bình an, không có dấu vết bị thương tổn hay hư hại, như con vật khổng lồ đang nằm chết, lại vừa đứng dậy khỏe mạnh. Hữu vô cùng mừng rỡ. Chiều hôm đó, ông già và Năm Lạc dẫn theo 4 thợ câu nữa lên thuyền: Trí, Long, Mường, Được, đều là những ngư phủ đứng tuổi. Long lại có dẫn theo một viên Công An biên phòng, áo vàng với quân hàm đỏ vàng trên cổ áo, làm Hữu hơi lo. Nghe nói là viên Công An này trú đóng trong nhà Long, theo ra thuyền chơi. Nhưng có lẽ Công An đã được thông báo, nên ra thăm dò xem thuyền Hữu thật sự làm trò gì. Nhân công có sẵn trên thuyền Hữu lúc bấy giờ gồm vợ chồng Hữu, hai con trai lớn là Ngà 20 tuổi, Hiển 17 và hai ngư dân trẻ địa phương là An và Thái đều khoảng 20. Sau sự giới thiệu của Năm Lạc, Hữu nói rõ về điều kiện làm việc với tất cả, như đã nói với hai người lúc sáng, rõ ràng, rành rẽ. Mọi người, có cả viên Công An, đều nghe và yên lặng. Ông già Đầu Bạc phát biểu đồng ý, hứa sẽ không làm khó dễ gì, và xin Hữu cứ yên tâm. Rồi tất cả bắt tay vào việc. Chia nhau đi mua thực phẩm, dự trù ăn 10 ngày, lấy thêm nước, dầu nhớt và đá lạnh. Người thì ngồi cột lưỡi câu hoặc mang thêm ngư cụ đến. Long và Ngà lập danh sách ngư phủ, đến liên gia, khóm, phường và Ty Công An Vũng Tàu xin phép ra biển. Nhờ có Long và Mường móc nối nên giấy phép và danh sách ngư phủ được ký thuận trong ngày. Một sổ chi tiêu cũng được lập ra. Tên của Mai, vợ Hữu cũng đã được ghi vào. Hữu thấy vui vui, vì có đông người làm việc với mình, nhưng hơi lo vì thấy trời mù, gió lạnh Đông Bắc đang thổi nhiều và radio loan báo sóng cấp 4 cấp 5. Năm Lạc chỉ định An làm tài cãi, tức là thợ máy, lo việc hầm máy, coi máy chạy, bơm nước trong khoang và xem xét dầu nhớt. Chuyên môn của An cũng chỉ giới hạn. Nếu máy không nổ, hộp số trục trặc như đã từng xảy ra chỉ còn có nước cầu trời. Đến phút chót, Thái khai vướng lưỡi câu bị thương, chảy máu, không đi. Sau hỏi ra, mới biết Thái thấy vợ Hữu cùng đi, sợ thuyền sẽ không trở lại, nên kiếm cớ thoái thác. Hữu cũng mừng để Thái nghỉ việc. Thái là một thanh niên Công Giáo di cư, nhưng khi Cộng Sản vào Vũng Tàu, Thái cũng nhảy ra làm Công An, chỉ chọt này nọ một thời gian. Sau gặp An rũ đến làm trên thuyền của Hữu. Biết được, Hữu lo ngại Thái là kẻ trắc trở, lòng dạ đổi thay. Hữu đem vợ và hai con lớn tham dự chuyến câu khơi này cốt luyện tập cho quen khó khăn, học hỏi thêm về biển cả, để sau này gia đình có thể tự làm lấy, không cần người ngoài. Khi mọi chuẩn bị đã hoàn tất, thuyền trình giấy tại trạm gác nổi Công An Biên Phòng và rời bến lúc 1 giờ chiều ngày 16 tháng Chạp âm lịch như đã dự tính. Năm Lạc tăng tốc máy tối đa trong mức quay (1400.RPM) an toàn, hướng mũi về Nam, ra khơi. Biển động cấp 4. Mai phải uống thuốc chống say sóng cho bớt ói mửa. Ngà và Hiển nằm ngây ngất trong khoang. Cả nhà Hữu không ai biết bơi, nên Hữu đã lo sẵn phao jacket của Hải Quân lúc trước, cho mọi người mặc, phòng khi té xuống biển khỏi bị chìm ngay. Cùng đi với một đám ngư phủ biết nghề, Hữu thấy có phần yên tâm hơn, tuy biết rằng nếu sóng lớn, thuyền hở ván, vào nước, máy móc trục trặc, thì dù có tài giỏi kinh nghiệm gì cũng phải chết thôi. Hữu thấy nhóm ngư phủ này như đám mù, nghèo túng quá, phải liều thân ra khơi, khi đang còn mùa biển động. Người nọ tin tưởng, ỷ dựa vào người kia mà dạn dĩ. Hữu hỏi: – Sóng gió như thế này, các ông thấy sao? Có người đáp: – Có khi sóng còn cao hơn thế này nữa. Quá mệt mỏi, sau mấy lần nôn ói, Hữu nằm nửa tỉnh, nửa mê nơi khoang lái, chẳng ăn uống gì chiều hôm đó. Ngọn hải đăng nhấp nháy trên núi Vũng Tàu dần dần thấp xuống và chìm khuất dưới chân trời phía Bắc. Đến nửa đêm, Năm Lạc bảo An tắt máy, thả neo và mọi người tìm chỗ ngủ trong khoang. Mũi thuyền cao, chỉa thẳng vào chiều sóng gió, nên cũng dễ bề chịu đựng. Trời sáng tỏ, mọi người thức dậy, ăn xôi, uống cà phê và tiếp tục cuộc hải trình. Vài giờ sau, Hữu đã thấy ngọn núi Côn Sơn lờ mờ nơi chân trời Tây Nam. Đến 4 giờ chiều, ngọn Núi Côn Sơn đã mờ dần và chìm khuất dưới hoàng hôn Tây Bắc. Nhờ kín đáo thâu thập dữ kiện, Hữu ước tính thuyền này, máy Diesel Yanmar, 3-block, với vận tốc máy 1400 RPM đã chạy từ Vũng Tàu đến mức ngang Côn Sơn mất 16 giờ, tốc độ khoảng 12km/giờ và như vậy nếu đi Singapore phải mất 5 ngày đêm liên tục. Đến đây, Năm Lạc nhả số, ngừng lại, cho máy nổ tối thiểu để bơm nước ra. Tay lái trở thành vô hiệu, thuyền tròng trành, nghiêng ngửa trôi theo sóng gió. Thợ câu ra khỏi khoang và bắt đầu thả câu. Mỗi người dùng 1 đến 3 dây cước. Ở cuối mỗi đầu sợi cước lại được buộc vài ba nhánh cước nhỏ hơn có buộc lưỡi câu. Nơi đầu mỗi lưỡi câu lại có gắn một tụm chỉ polyesters pha kim tuyến màu sắc lấp lánh giả làm mồi. Dây câu với mồi giả, lại có gắn chì, thả sâu xuống lòng biển. Họ câu được những con cá trắng, vàng nho nhỏ bằng vài ngón tay. Có khi họ lôi lên được ba bốn con một lúc. Hữu tò mò hỏi và được biết đây chỉ là câu mồi. Vì những con cá nhỏ này sẽ được cắt làm đôi làm mồi câu cá lớn sau này. Thấy thế, Hữu nói đùa với thợ câu: – Cá nhỏ ngu thật, tham ăn đớp càng mồi giả đầy màu sắc, đã mất mạng mà còn hại những cá lớn về sau, nhưng nghĩ cho cùng con người chưa phải đã khôn hơn. Nói thế, vì Hữu đang nghĩ đến biết bao người bị câu toàn bằng bánh vẽ, tin lời hứa hẹn hão huyền. Họ bồng bột, tưởng mình trí thức, rồi cuồng tin vào những học thuyết vô nghĩa lý hoặc không tưởng mà hy sinh uổng cả cuộc đời, chẳng được gì, lại còn mang hại đến cả nước. Hữu không giải thích gì thêm, tuy nhiên ông già đầu bạc cũng hiểu được ngay, liền nhìn Hữu, mỉm cười biểu lộ ý tán đồng. Long và Trí ngừng câu, ra sau lái, làm thịt con vịt và con gà trống mang theo để sửa soạn cho lễ cúng Bà Thần Biển. Mai say sóng, nằm vùi chẳng giúp được gì. Đến chiều, nhang đèn, giấy ngũ sắc, tiền mã, bông hoa, xôi, chuối, gà, vịt, cơm, cháo được dọn ra phía gần mũi thuyền. Ông già đầu bạc, cao niên trong đám, quỳ xuống lâm râm cúng vái thủy thần phù hộ. Nghi lễ trang trọng, nhưng không kéo dài được. Ông khấn vừa xong, chưa kịp bái tạ, một đợt sóng bổ mạnh, tung tóe nước lên thuyền, nhang đèn đều tắt, gà vịt xôi cháo văng đổ tứ tung. Mấy người phải thu lượm và chận giữ cho khỏi vung vải trong những đợt sóng kế tiếp. Tiếp đó, bông hoa, nhang đèn, giấy tiền đều vất xuống biển. Các thức ăn được mang ra sau lái, soạn lại làm bữa cơm chiều. Thịt gà vịt quá ít, mỗi người vài gắp là hết sạch. Già Đầu Bạc cầm hai chân gà lên đoán quẻ, lật qua lại và nói: – Chuyến câu này sẽ khá, mỗi người có phần chia. Cả ngày hôm ấy gió lạnh, biển trời u ám. Thỉnh thoảng có mưa nhỏ rải rác. Càng về chiều gió Đông Bắc thổi mạnh hơn. Hữu nhìn chung quanh, biển vắng hoàn toàn. Trong vòm tròn mênh mông trời nước mịt mờ, không một chiếc thuyền chài, không một tàu bè nào được trông thấy. Chỉ mây mù, sóng nước, với nổi buồn vô hạn trong lòng Hữu. Lát nhìn xa về chân trời Đông, Hữu thấy một chiếc tàu hàng lớn, lờ mờ với hai dàn trục, như hai thánh giá bên trên đang lướt sóng đi về hướng Bắc. Ngoài ấy là đường hàng hải quốc tế, là thế giới tự do của mọi công dân. Còn nơi Hữu đây, là vùng quá nhiều tự do chỉ dành riêng cho những kẻ cầm quyền. Năm Lạc yêu cầu mở radio nghe. Hữu hỏi các ông muốn mở đài nào. Một số yên lặng. Một số nói, đây ngoài biển xa, chỉ có chúng mình, cứ mở BBC hay VOA nghe chơi. Hữu cẩn thận: – Các ông đòi mở. Vậy các ông có chắc là không ai tố cáo rằng thuyền đã nghe đài phản động? Có vài người nói: – Cứ mở đi, tụi tui không ai báo cáo đâu. Hữu lo lắng từng chi tiết, vì thuyền và người có thể bị Công An bắt bất cứ lúc nào với một lý do rất vô cớ. Ăn tối vừa xong, mỗi thợ câu sửa soạn hai đường dây cước lớn. Cá nhỏ câu được lúc chiều được cắt đôi, móc vào lưỡi câu lớn thả xuống biển. Đầu dây bên trên được cuốn vào một khúc cây nhỏ hay một miếng ván nhỏ trước khi được cột vào trụ thuyền. Năm Lạc tắt máy tàu, lấy dây buộc cứng tay lái không cho bánh lái đong đưa. Xong mọi người tìm chỗ ngủ, rải rác từ trong khoang máy và hai khoang phía trước. Hữu tuy không làm gì nặng nhọc, nhưng thấy mệt mỏi và xương cốt như rã rời vì sóng nhồi. Ba cái bình điện ghép song song cũng không còn cung cấp ánh sáng nữa, vì máy phát điện trong khoang máy bị nước biển làm hỏng, không đem điện vào bình điện được. Chiếc thuyền tăm tối như một vật đen nổi trôi theo hướng gió. Sóng đập vào mạn thuyền từng hồi, gây nên một tiếng “ành” hay “ạch” thật lớn, làm nước tung tóe vào thuyền, như muốn đập nát thuyền ra từng mảnh. Hữu lo lắng hỏi: – Chúng ta đang làm gì đây? Sao lại tắt máy? Sao không thả neo giữ thuyền lại? Để sóng đập ngang hông thế này thuyền sẽ lật hay vỡ tan đi mất. Năm Lạc không buồn trả lời. Già Đầu Bạc nói nhỏ đủ để Hữu nghe: – Chúng ta đang bắt rạng. Hữu chẳng hiểu bắt rạng là nghĩa gì, nhưng thôi không hỏi nữa. Dần sau, Hữu hiểu rằng: Thuyền tắt máy để trôi ngang theo sóng, với những đường dây câu thả dò bên dưới, cũng như cái lượt chải ngang. Nếu thuyền trôi ngang qua một rặng núi đá ngầm hay vùng san hô, bên dưới có địa thế che chở cho bầy cá ở. Cá sẽ cắn câu, lôi dây câu, làm khua động khúc cây gài trên thuyền. Thợ câu sẽ hay biết, thức dậy, thả neo dừng thuyền lại và sẽ xúm nhau thả câu bắt cá. Rạng do chữ Rặng (rặng núi đá ngầm). Nếu dò được rạng, tức tìm được được chỗ bầy cá ở. Đêm 17 tháng Chạp âm lịch, nhưng biển tăm tối vì mây mù, gió Đông lạnh lẽo, biển sóng gồ ghề, từng đợt sóng cao vỗ mạnh vào ngang mạn thuyền. Hữu thấy quá buồn bã và đau khổ, không biết cả thuyền có sống sót qua chuyến đi này không. Do liên tưởng, Hữu nhớ đến bài thơ Ocean O’nox (Đêm trùng dương) của Victor Hugo, lúc trẻ đã đọc và đã xúc động nhiều. Hữu tự hỏi, không biết thi hào này đã có từng đi biển, hay chỉ tưởng tượng mà viết ra những lời thơ bi thương thống thiết về thực cảnh buồn thảm của những người đi biển trong tăm tối cô đơn, chẳng trở về. Hữu chẳng bao giờ nghĩ mình có thể thuộc vào những cảnh huống như thế, mà giờ đây không những chỉ đến với mình, mà còn xảy ra với cả vợ con mình nữa. Một đợt sóng mạnh trong đêm nay có thể lật thuyền hay làm ván thuyền long ra, nước sẽ túa vào, thuyền sẽ chìm sâu vào lòng biển. Chuyện kể tàu chìm Titanic và phim Con Tàu Vĩnh Biệt Posedein lại hiện ra trong tâm trí. Sự chết mất tích ngoài biển khơi có thể xảy đến trong bất cứ giây phút nào trong đêm nay vì sóng gió quá mạnh. Thấy Hữu lo sợ, Năm Lạc trấn an: – Không sao, trời sinh, trời dưỡng, sống chết có số. Châm điếu thuốc, lão buồn bã tiếp: – Lúc tới số, nằm ngủ ở nhà cũng ngủ luôn không dậy nữa mà. À, mà ước gì tôi được vậy, cho mãn kiếp này. Nghe Năm Lạc nói, Hữu hiểu rằng lão đã quá đói khổ muốn chết, đâu có sợ chìm, nên đã đặt thuyền vào hoàn cảnh hiểm nguy này. Nghèo khổ trở nên liều lĩnh và nói những lời thất vọng là thường. Tên Năm Lạc mà không có lạc là nghĩa vui sướng nhưng lại là buồn khổ, nổi trôi lưu lạc. Tuy nhiên, trên cả thuyền không ai dám nói gì đến thời cuộc một tiếng. Nhưng chính thời cuộc lúc bấy giờ là nguyên nhân làm mọi người từ nghèo đến đói khổ thêm hơn. Hữu ra phía sau, nằm ngang trong khoang lái, bên cạnh Mai. Mỗi đợt sóng đập ngang vào hông thuyền, nước tung tóe, tạo nên một tiếng động “ành” lớn, như thể đập thuyền vỡ tung. Sau mỗi tiếng “ành”, thấy thuyền chưa chìm, biết mình còn sống, lại lo sợ những đợt sóng kế tiếp. Quá mệt mỏi, một lát Hữu lại thiếp đi trong giấc ngủ chập chờn. Không biết bấy giờ Mai đang nghĩ gì. Hữu cũng chẳng nói gì với Mai, vì sợ gây thêm sự lo sợ cho nhau. Hữu thấy mình và Mai khi gần như đứng nghiêng, khi gần như chổng đầu. Hữu đã lấy dây thừng cuốn giữ mỗi cánh tay hai người vào thuyền để phòng khỏi văng xuống biển. Hữu chuẩn bị tinh thần đón nhận cái chết sẽ xảy ra bất cứ giây phút nào do đợt sóng kế đến. Ngoài rủi ro lật thuyền, ván hở, nước tràn, còn thêm việc tài-cải An, giờ này trong khoang máy, cũng mệt nhiều, rủi ngủ mê không thăm chừng để nước ngập khoang máy cũng chết cả đám. Bình thường nước vẫn rò theo trục chân vịt, phải luôn trông chừng, lo bơm ra. Nhớ có lần, sáng thức dậy trong bến, Hữu thấy thuyền lớn neo bên cạnh bị chìm vì ngư phủ ngủ mê, để nước rò vào ngập phòng máy, đến lúc hay ra thì đã muộn, phải nhảy bơi lên bờ thoát thân. Đó là trong bến cảng, còn đây giữa biển khơi, bốn bề vắng vẻ, chỉ có một đường xuống đáy biển. Đêm này là đêm dài, nguy nan nhất trong đời đối với Hữu và vợ con. Mọi người trong thuyền đều im lặng. Không hiểu mỗi người có lo lắng, suy nghĩ gì, hay tất cả đã quá mệt mõi nằm ngủ bất tỉnh. Không ai biết thuyền đã trôi dạt bao xa trong đêm ấy hoặc lênh đênh giữa tọa độ nào trên lộ trình hàng hải biển Đông. Chuyện rủi ro bị tàu lớn đi ngang đụng vào cũng từng đã xảy ra cho một vài ghe câu trên biển vào những năm về trước mà Hữu đã nghe kể. Nhưng cả bao nhiêu hiểm nguy vừa kể đều uổng công, vì suốt đêm tuyệt nhiên không một con cá lớn nhỏ nào cắn câu. Phước thay, đêm đông dài nguy hiểm này rồi cũng qua. Hữu cũng không hiểu vì sóng to chưa đến độ đủ lật thuyền, hay nhờ phước đức ông bà và bề trên linh thiêng che chở, hay nhờ cấu trúc của thuyền này, máy diesel bằng sắt thép đặt nặng dưới đáy, biến nó thành như một con lật đật trẻ con chơi, dù xô đẩy thế nào nó vẫn lại đứng lên, không lật. Trời sáng rõ, mọi người thức giấc. An cho nổ máy bơm nước trong khoang ra. Năm Lạc nhìn hải bàn cho thuyền chạy về hướng Tây Bắc. Đến 12 giờ trưa, ngọn Côn Sơn đã hiện ra mờ mờ nơi chân trời phía trước. Hữu đứng cạnh bên, lén liếc nhìn hải bàn để xác định vị trí của thuyền trên biển. Hữu không dám để lộ cho Năm Lạc thấy sự quan tâm của mình về phương hướng hay có ý học hỏi. Năm Lạc ngừng thuyền cho mọi người thả câu. Cả bọn chỉ bắt được vài chục con cá nhỏ, chỉ đủ dùng cho một bữa ăn. Sau đó Năm Lạc hướng thuyền vào Côn Sơn để sửa chửa máy phát điện và núp gió tạm nghỉ ngơi. Trước kia, Hữu đã nghe tiếng nhà tù Côn Lôn, nơi giam giữ, đày ải những kẻ trọng tội. Từng thuộc thơ Vịnh Côn Lôn của cụ Phan Chu Trinh và hát bài ca Côn Đảo của Đỗ Nhuận, giờ đây Hữu mới có dịp ghé thuyền vào danh đảo này. Côn Sơn là một quần đảo nhỏ nằm cách Vũng Tàu hơn 200km về phía Nam, cách mũi Cà Mau khoảng 150km về phía Đông. Thời Pháp quần đảo này được gọi là Poulo Condores hay Côn Lôn. Thời VNCH gọi là Quận Côn Sơn. Ngay sau tháng 4 năm 1975, Cộng Sản lại đổi ra tỉnh Côn Đảo. Côn Sơn gồm một nhóm đảo lớn nhỏ nằm gần nhau như những quả núi, cây cối xanh cao, sừng sững giữa biển: Bài thơ 8 câu của cụ Phan Châu Trinh lúc ở tù Côn Đảo, Hữu chỉ còn nhớ có 4 câu: ……. Cỏ hoa đá nẫy cây trăm thước, Rồng cá trời mây biển một vùng. Nước biếc, non xanh, thiên chẳng nhẻ, Gian nan không hộ khách anh hùng. Đảo chính lớn nhất là một ngọn núi cao 1933 feet. (600m). Trên đỉnh phía Đông Nam có một hải đăng. Đảo chính có hình gần giống bánh croissant, vịnh lỏm về phía Đông và đó cũng là lối thuyền vào. Vịnh này cạn đến nỗi thuyền Hữu vào Côn Sơn lúc xế trưa phải ngừng đợi đến chiều, nước triều lên mới cập được vào cầu tàu bê tông tại bến. Nước tại cảng trong vắt, có thể nhìn thấy những bầy cá nhỏ bơi dưới đáy. Thật là một cảnh đẹp thiên nhiên, núi cao hùng vĩ và trời biển trong lành. Hữu vào trạm Công An trình sổ thuyền và xin dấu khán cho phép đậu bến để sửa chữa. Trạm Công An giữ sổ thuyền lại và chỉ đến một xưởng nhỏ gần đó. Nơi đây là một căn nhà đen đủi và hầu như trống không. Chỉ có một thanh niên túc trực. Cậu ấy nói chỉ sửa chữa cho chính quyền mà thôi, không nhận làm cho tư nhân. Hữu nài nĩ, nhỏ nhẹ yêu cầu giúp đỡ đặc biệt và hứa trả công xứng đáng. Cậu này xuống thuyền xem qua và cho biết nước biển đã làm hư máy phát điện, không sửa được. Cậu đề nghị đổi một cái khác còn tốt, với giá 20 đồng giải phóng (tương đương 10,000 đồng VNCH). Không biết từ đâu, cậu lôi ra một cái alternator xe jeep đổi vào thuyền Hữu. Viên Công An đến xét thuyền và truyền lệnh không ai được lên bờ hay lại giếng lấy nước uống. Hữu lại nài nĩ, xin đến giếng cạnh đó tắm ít phút cho đỡ ngứa vì nước biển đầy người. Điều Hữu ngạc nhiên là giếng đá ong này cạn, nằm gần cầu tàu, cách mé nước biển chưa đầy 5m, mà nước lại trong và ngọt mát như nước mưa chứ không hề có vị lợ chát như nước ở Vũng Tàu hay ở các vùng bờ biển khác. Trên bãi cát gần đó có nhiều vỏ đồi mồi thật lớn mà chẳng ai thèm thu nhặt. Nhiều tù nhân còn ở lại đây. Mặt mày họ đen nám vì nắng gió. Gặp một người tù cùng tắm ở giếng, nói giọng Quảng Nam, Hữu hỏi: – Quê hương đã đổi chủ, sao anh chưa được về với gia đình? Anh ấy đáp: – Tôi tình nguyện ở lại đây vài năm nữa để phục vụ cách mạng. Hữu tự nghĩ: Ở tù mà sao gọi là phục vụ, người đã vào tù, mà sao cũng dùng chữ và vẫn nói cho ngơm. Hỏi tại sao bị đưa ra đây, anh ấy kể rằng lúc trước đi địa phương quân, sơ ý nổ súng làm chết người. Hữu tắm xong, ra dấu cho con trai là Ngà và Hiển lẻn đến tắm vội và mang hai thùng nước uống lên thuyền. Trở lại trạm Công An để xin lại sổ thuyền và giấy tờ, Hữu được bảo là ngày mai đồn trưởng mới ký. Sẵn tiện Hữu xin phép đi vào chợ. Viên Công An đồng ý và dặn không được đi quá sau chợ và chỉ trong vòng nửa giờ. Trí lẻn lên bờ theo Hữu. Trên đảo có vài ba con đường nhỏ tráng nhựa với một ít nhà gạch trệt thấp, lợp ngói rêu phong cũ kỹ, từ thời Pháp. Một đường đi về phía Bắc ra phi đạo nhỏ. Hữu để ý nhìn mà không thấy nhà lao chỗ nào. Theo đường này, Hữu rẽ trái vào chợ. Thấy một số bộ đội đang chơi bóng chuyền gần đấy. Các bờ tường cũng được sơn đỏ và vẽ các khẩu hiệu chữ vàng như trong đất liền. Cờ đỏ sao vàng phất phơ trên trụ cờ. Hình họ Hồ choàng áo, môi đỏ như ăn trầu, Hữu nhìn có cảm giác rờn rợn, ra ngoài biển xa vẫn còn gặp Bác. Chợ là một bãi đất bằng, cỏ mọc thưa thớt. Không biết chợ đông vào lúc nào, nhưng chiều hôm đó, Hữu thấy chỉ vỏn vẹn có một người đàn bà ngồi trên một cái kệ gỗ giữa trời, bày bán vài gói thuốc điếu, vài cục xà phòng, một ống aspirine, một trái mướp và hai bó rau. Trông quá nghèo nàn. Ngoài ra không thấy có một quán xá gì khác. Sau chợ là một khoảng rừng thấp, rồi tiếp đến núi cao xanh thẳm. Hữu mua rau và mướp rồi trở về thuyền. Một chiếc trực thăng từ đất liền bay ra, đáp xuống cầu tàu. Ba sĩ quan Cộng Sản mang súng ngắn, quân hàm đỏ vàng trên cổ áo, bước xuống đứng chỉ chỏ, nói gì một lát rồi lại lên bay đi. Đời sống ở Côn Sơn thầm lặng, quê mùa thiếu thốn hơn ở thôn quê trong đất liền rất nhiều. Hữu thấy trên đảo chẳng có mấy người, mấy nhà cửa mà sao lại đặt là quận hay tỉnh được. Như vậy quan sẽ phải nhiều hơn dân. Khí hậu Côn Sơn ấm áp, mát mẻ rất thích thú. Nơi này nếu được khai thác làm chốn du lịch hoặc giải trí thật là thích hợp và lý tưởng. Sau bữa cơm chiều trên thuyền, trong cảng êm đềm với đám thợ câu, Hữu lân la trò chuyện với mấy người trên thuyền đậu bên cạnh. Hữu được biết thuyền mang bảng số PQ (Phú Quốc) bên trái đã bị giữ cả người lẫn thuyền tại đây hơn 6 tháng và bị dùng vào việc đi lại tiếp tế từ đất liền. Chiếc kề bên phải mang bảng số NT (Nha Trang) cũng đã bị giữ từ trước và dùng đánh cá cho giới cầm quyền tỉnh Côn Đảo. Hai chiếc này bị bắt cùng một lý do là đánh cá vi phạm hải phận Côn Sơn. Còn chiếc thứ ba trông cũ kỹ, mang bảng số CD (Côn Đảo) do Công An tịch thu của tư nhân để tù nhân đánh cá cho nhà tù. Hữu nghe nói cũng ớn sợ. Tối hôm đó, thuyền Hữu được ngủ một đêm dưới trăng mờ, bình an bên cầu tàu hải đảo. Bình minh hôm sau, tiếng kiểng vang lên trên đảo khiến mọi người thức giấc. Thấy triều bắt đầu hạ, Năm Lạc cho thuyền lui ra để khỏi mắc cạn và chờ lấy sổ thuyền để rời cảng. Trời chưa sáng hẳn, nhưng nhìn vào trong đảo, Hữu thấy đông đảo tù nhân, hàng một nối đuôi nhau, dụng cụ vác trên vai, đi về phía Nam vào núi để bắt đầu một ngày làm việc. Côn Sơn qua bao nhiêu đổi thay triều đại, vẫn cứ là một nhà tù khổ sai lớn. Người đã bị tù, nay ghe thuyền cũng bị đặt cớ để bị giam giữ, làm khổ dịch không công, không biết ngày mãn hạn. Sau 8 giờ sáng, đồn Công An mở cửa, Long chèo phao vào bờ, xin lại sổ thuyền và các giấy tờ cá nhân. Sổ thuyền được đóng dấu ký tên, cho phép đánh cá cách Côn Sơn 20 hải lý. Hữu mừng rỡ vì nếu mấy ông Công An hứng chí, kiếm cớ giữ thuyền và người ở lại đây làm việc như mấy thuyền kia, chắc đời tàn trên biển cả. Thuyền di chuyển về Đông Nam, trời mây mù, gió lạnh, từng lớp sóng bổ bạc đầu. Đến trưa, thuyền ngừng cho đám ngư phủ buông câu, nhưng cả buổi không bắt được con cá nào đáng kể. Nhiều đợt sóng tung tóe nước lên thuyền làm Hữu thấy rít ráy lạnh lẽo trở lại. Bây giờ Hữu mới để ý thấy ông già Đầu Bạc, bên ngoài mặc một bộ quần áo bằng vải poncho nhà binh, nên vẫn ngồi câu tự nhiên. Ngà và Hiển lại say sóng nằm biệt trong khoang, sau khi đã ói khá nhiều. Bọn thợ câu chỉ bắt được năm ba con cá nhỏ. Sau đó cả bọn tụ tập sau lái để ăn trưa. Nồi cơm và xoong cá được ôm chặc cho khỏi lật đổ. Mai ngồi gần lò nấu bên hông thuyền, đang bới cơm. Một cơn sóng bổ ào, khiến ấm nước đang sôi nhảy văng vào người làm nàng phỏng cả tay chân và vài chỗ. Hữu tạm dùng dầu ăn đem theo bôi vào các chỗ phỏng. Chiều đến, Hữu bảo Năm Lạc đem thuyền vào cạnh các đảo nhỏ Côn Sơn núp gió vì biết đang lúc sóng cả gió to này, chính quyền trên Côn Sơn không có phương tiện tuần tra quanh đảo. Thuyền buông neo ở gần bờ Tây Nam của một đảo nhỏ. Vách bờ đảo màu đỏ gạch thẳng đứng cao cả chục mét. Hữu nghĩ nếu thuyền chìm ở đây cũng không ai có thể bám leo vào đảo được. Điều lạ, theo như địa chất học, hiện tượng xâm thực(invasion) hay xoi mòn (corrosion) của gió, nước, sóng và thủy triều đã làm thay đổi mọi địa hình trên địa cầu rất hiển nhiên và dễ nhìn thấy. Nhưng trái lại ở đây, Hữu không hiểu tại sao một hòn đảo nhỏ đất đỏ, bên trên có cây cối mọc đầy, vách bờ lại dựng thẳng đứng, chịu bao gió thổi, sóng vỗ liên tục, thủy triều lên xuống, hải lưu chảy mạnh triền miên, hằng bao tỷ năm mà vẫn không thấy dấu vết bị xoi mòn, trài xuống hay sụp đổ. Thuyền núp chỗ này chỉ câu được vài cá nhỏ và một con mực nang lớn. Qua đêm, thuyền được đảo che gió, tương đối dễ chịu. Chuyến câu này kể như thất bại. Sáng hôm sau An đề nghị đưa thuyền đến sở cá thu. Hữu nghĩ bụng, chỗ nào cũng biển mênh mông như nhau mà sao lại có sở cá thu. Năm Lạc yên lặng đưa thuyền về phía Tây Bắc, cách Côn Sơn khoảng 20km. Lão nhìn vào hải bàn, nhìn đỉnh Côn Sơn ngưng máy và ra lệnh thả neo. Đám ngư phủ lại cắt cá nhỏ làm mồi và bắt đầu câu. Vừa buông dây câu xuống thì cá giựt, thợ câu lôi lên, một hay hai con cá lớn màu đỏ, mỗi con nặng có thể 4-5 kg, bề ngang to bằng bàn tay xòe. Cá vừa lôi lên khỏi mặt nước có màu sắc thắm tươi đẹp đẽ, kêu lẹt khẹt, dẫy dụa. Thợ câu dùng một khúc tre nhọn đâm sâu vào miệng cá xoay một cái, lấy lưỡi câu ra và liệng cá vào khoang có chứa nước đá. Cứ thế mà câu, bắt cá lên liên tục trong mấy giờ liền. Vì dây neo cột ở mũi thuyền, nên mũi chong vào hướng sóng gió, khiến thuyền nhấp nhô theo chiều dài. Ngồi trên đó, Hữu có cảm giác như đang lái xe qua một con đường dốc, lên lên, xuống xuống. Dễ chịu và đỡ nguy hiểm hơn để sóng bổ ngang hông như đêm thả thuyền tự trôi nghiêng ngã theo gió sóng. Ngồi sau lái, nhìn ra, Hữu thấy những đợt sóng đùn lên dưới đáy thuyền và chạy lan ra về phía Tây Nam. Thỉnh thoảng gặp một con cá đuối màu đen mắc câu, dẫy dụa khá mạnh, kéo tới thả lui một lúc, rồi tuột câu đi mất. Có lúc lôi cá gần đến, thợ câu phải dùng móc sắt nhọn, móc vào cá, mới lôi được cá lên thuyền. Đến một lúc, không thấy cá cắn câu nữa, mọi người nghỉ ăn trưa, rồi tiếp tục câu lai rai. Có lúc cá ăn liền liền, vừa thả câu xuống là bắt được cá ngay. Có khi bằng một đường dây chính, thợ câu có thể lôi lên một lúc ba bốn con cá bự. Trông rất ham. Có lúc lâu lắm mới được một hai con. Ngồi câu bên cạnh ông già đầu bạc, những lúc cá chậm ăn, Hữu mới rù rì gợi chuyện, hỏi thăm nhau. Nhờ đó Hữu được biết ông quê ở Bình Định, đã từng đi lính sang Pháp tham dự Thế Chiến Thứ Hai. Sau 1945, theo lời kêu gọi của Hồ Chí Minh, ông trở về quê tham gia bộ đội, làm đến Tiểu Đoàn Trưởng, đã từng đánh đồn Komplong, Mang Đăng và các trận mạc ở Tây Nguyên. Ông bị sa thải vì không vào đảng và lại hay nói thẳng, đã phát biểu lạc điệu trong việc lập nghĩa trang liệt sĩ. Cấp trên bảo chỉ cần làm có hình thức, chỉ đắp đất làm mộ giả thôi, không cần phải mang xác bộ đội tử trận vào chôn thật. Thấy việc giả dối, nên ông phát biểu không tuân hợp nên bị sa thải với nhiều rắc rối. Qua thời Đệ Nhất Cộng Hòa, đạo Công Giáo được phát triển mạnh. Chính quyền địa phương hội họp dân chúng để lôi kéo thêm đạo hữu, ông lại không theo đạo, còn phát biểu móc họng, hỏi khó mấy cha cố, như hỏi Linh Mục trẻ tuổi sao lại bảo người già cả gọi là cha, trái với đạo lý thường tình. Nên ông bị nghi là Cộng Sản nằm vùng và bị Quận Trưởng quê ông bắt bỏ tù. Qua thời Đệ Nhị Cộng Hòa, được thả ra, ông đem gia quyến vào Saigon, chạy xích lô máy. Đêm nọ, ông chở một người đàn bà khá giả từ Phú Lâm vào Saigon, bà này đã bị hai tên cướp đi xe gắn máy theo dõi. Đến đường vắng, chúng chận xe tấn công giật tư trang. Ông dùng võ Bình Định đánh chúng và bắt được một tên giao cho cảnh sát. Sau đó cướp tìm ông trả thù. Đêm đó ông bị bệnh, một người bạn lại chạy xe ông, bị đám du đãng vây đánh lầm, chém bị thương gần chết tại Ngã Tư Bảy Hiền. Tiếp sau đó, một hôm ông chở một cô bán bar trên xa lộ, vì đau bụng, ông ngừng xe đi tiện, để xe tạm đậu bên lề. Cô gái ngồi chờ một mình. Chẳng may bị một quân xa Mỹ lủi vào đụng nát xe, cô gái chết. Từ đó ông giải nghệ xích lô máy, theo người bạn ra Vũng Tàu làm ngư phủ. Đầu ông bạc trắng, nên người ta quen gọi ông là Năm Đầu Bạc. Giờ ông đã biết sợ, chẳng còn dám phát biểu linh tinh nữa, chỉ biết lắc đầu trước thời cuộc. Lão buồn bã than với Hữu rằng: – Đời người chẳng bao lâu, mà ông đã phải chịu đến hai lần nghịch cảnh non sông. Qua chuyện trò, Hữu cũng được biết tài công Năm Lạc thời cũ cũng đã đi bộ đội Việt Minh và bây giờ cũng chẳng còn liên hệ gì. Long là lính địa phương quân quốc gia cũ. Trí là cựu cảnh sát Quốc Gia mới đi cải tạo về, ốm yếu vì thiếu ăn. Một mình núp trong khoang, lén ăn hết cả 2 buồng chuối mốc lớn dự trữ làm thức tráng miệng cho mọi người, nên bị gọi chế diễu là Đạo Chuối. Mường và Được đều gốc Nghệ Tĩnh, cộc cằn và giọng nói nặng khó nghe. Trước 1975 đã móc nối hoạt động cho Việt Cộng, nay thấy không được quyền lợi hay chức vụ gì thiết thực mà còn thấy đời sống khốn khổ hơn, lòng hăng hái của họ gần như đã nguội lạnh. Một chiếc thuyền khác từ hướng Bắc mới vào, thấy thuyền Hữu đang câu có cá, nên neo lại cách hơn trăm thước và buông câu. Nhìn sang, Hữu thấy họ câu được nhiều cá xanh và trắng, khác với thuyền Hữu được nhiều cá hồng đỏ. Gió cuối tháng Chạp thổi theo chiều Đông Bắc đến Tây Nam khá mạnh và giòng nước biển tây Côn Sơn cũng chảy theo chiều này khá nhanh. Hữu thử ném một miếng củi vụn, thấy củi ấy trôi nhanh như đang trôi trên một giòng sông chảy xiếc. Già Đầu Bạc kể rằng có lần thuyền ông câu bị hỏng máy, trôi tận Mã Lai và được bên ấy giúp sửa chữa để trở về. Kiểm nghiệm với sức gió và giòng nước biển quan sát được, Hữu thấy điều này có thể là sự thật. Đêm đó, thuyền có đèn từ bình điện nên cả bọn câu đến khuya mới đi nghỉ. Đêm đó sóng cũng khá lớn, nhưng thuyền được neo, sóng không bổ ngang hông, nên đỡ sợ. Chỉ hơi lo An mệt quá, ngủ mê quên bơm nước ra mà thôi. Ngày hôm sau, cả thuyền dậy sớm câu tiếp, cá hết ăn thì ngừng. Thành ra lúc câu lúc nghỉ, mãi đến 5 giờ chiều. Những chỗ phỏng trên tay chân Mai bọng nước phồng to. Mai nhức nhối rên rỉ, bôi thêm dầu ăn lên cũng chẳng công hiệu gì. Bầu trời thêm u ám, sóng mạnh hơn. Đài phát thanh Giải Phóng Việt Cộng từ Sàigon loan tin Ủy Ban Quân Quản thành phố Hồ Chí Minh bàn giao cho Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng, rồi loan báo thời tiết, gió cấp 5 cấp 6, biển động đến động mạnh. Sau 6 ngày say sóng ói mửa, Hữu thấy cả hàm răng mình lung lay, như có thể lấy tay nhổ ra từng cái. Nếu ở lâu thêm, răng cũng có thể tự rụng ra. Chuyến câu này đối với Hữu là quá mệt rồi. Hữu chỉ trông về, nhưng không dám nói ra, vì sợ đám ngư phủ quy trách nhiệm cho mình về kết quả nhiều ít và có thể tố là mình không thực sự làm biển, hay có ý định học kinh nghiệm để vượt biển. Lời tố cáo của họ còn đáng sợ hơn trùng dương sóng cả. Theo đó thuyền có thể bị tịch thu và người bị bắt giam vô hạn định như đã từng bị (Lúc trước đó, Hữu bị bắt hụt nên ở bên ngoài chạy chọt, thuyền và người đều được thả ra với điều kiện). Bỗng Long và Trí cũng thấm mệt đòi về. Hữu nghe mừng như chết đi sống lại. Năm Lạc cũng đồng ý và nói: – Ngày mai 23 tháng Chạp sẽ có gió lớn tiễn ông Táo về trời, cũng là ngày gió Ba Càng. Hữu hỏi Ba Càng là gió gì. Năm Lạc giải thích: – Gió này đánh chìm thuyền của bạn lão tên Ba Càng đêm này mấy năm trước. Tất cả đều đồng ý ra về. Trời về chiều, thuyền nhổ neo. Ngư phủ Được nhảy lên nắm tay lái, mở tốc lực nhắm hướng Bắc, ngược chiều sóng gió mà chạy, nước biển tung tóe vào thuyền. Thấy thuyền Hữu ra về, chiếc thuyền câu gần đó cũng nhổ neo chạy theo, nhưng hai thuyền không hề liên lạc hay có ý tương trợ lẫn nhau trong trường hợp trục trặc kỹ thuật. Trên đường về, Hữu nhìn thấy 3 pháo hạm màu xám, giờ thuộc Hải Quân Cộng Sản đang nối nhau di chuyển ngược chiều, xa mờ về phía Tây. Quá nửa đêm, Hữu đã bắt đầu nhìn thấy ánh đèn từ hải đăng núi Vũng Tàu chớp tắt nơi chân trời Bắc. Ngoài Được đang nắm tay lái, tất cả đều ngủ vùi, la liệt trong khoang. Trời chưa sáng, thuyền đã về đến Vũng Tàu… Đêm tháng Chạp, trời gió lạnh, nhóm Công An Biên Phòng trên trạm nổi Bến Đá, đóng kín cửa ngủ yên. Được, ỷ mình có gốc Việt Cộng, bỏ qua thủ tục trình vào, chạy thẳng vào bến, buông neo. Hữu muốn ngủ thêm, nhưng không được. Bến Đá đã bắt đầu náo nhiệt. Những chiếc dã tôm nổ máy ồn ào, lần lượt chạy ra trạm Công An trình giấy để rời bến cho một ngày làm việc mới. Trời sáng rõ, kiểm điểm số cá câu được, nếu đem cân bán cho Hợp Tác Xã, may ra cũng đủ thâu lại số tiền đã bỏ ra mua thực phẩm và dầu nhớt. Theo thông lệ, Hữu có thể bán hết, trừ chi phí, rồi mới chia tiền cho thợ câu. Nếu làm đúng như thế, tất cả thợ câu, không ai sẽ còn có gì. Tết nhất đến nơi, cả đám họ đều nghèo quá. Họ đâm ra liều mạng mà xúm nhau đi câu khơi, khi mùa còn biển động. Hữu nghĩ, nếu làm để kiếm tiền, một chuyến đi như vậy dù kiếm cả chục triệu, Hữu cũng không làm vì rất dễ bỏ mạng, dù có bình an trở về, cân não cũng suy giảm nhiều. Hữu thấy những con cá đó thật vô giá, không thể so sánh với tiền bạc được, nên không muốn bán để đổi ra tiền. Hữu nghĩ thương những ngư phủ này vô cùng, chẳng có lòng nào để họ về tay không. Vợ con họ đang chờ đợi một cái gì để ăn Tết. Hữu quyết định đem tất cả số cá đếm chia phần cho mọi người. Riêng tài công và tài cãi đều được thêm nửa phần. Cả gia đình Hữu cũng chỉ lấy một phần đem về cho những người có liên hệ ơn nghĩa với chiếc thuyền và bà con ở Sàigòn. Hữu đưa Mai về Sàigòn chửa những vết phỏng. Chuyến đi câu khơi này là một cuộc khảo sát và tập luyện sự chịu đựng. Hữu đã học được nhiều điều về biển cả: sóng gió, hải lưu, phương hướng, khả năng của chiếc thuyền và sự tuần hành của Hải Quân Cộng Sản. Hữu biết thêm về mức độ ba hoa, bố láo, hù dọa của người bà con Cộng Sản. Nhờ chuyến đi này, Hữu đã câu được con cá lớn nhất, đó chính là “Ông già Đầu Bạc”. Trong chuyện thần tiên cổ tích, người nhân đức hiền lương, lúc lâm vào đường cùng tuyệt vọng, thường được tiên ông phù phép cứu nạn. Đời thực không có tiên ông, Hữu đã nhờ ông già Đầu Bạc nầy đóng vai tiên ông. Với đủ tín cẩn và khả năng, ba tháng sau, già Đầu Bạc lái chiếc đò nhỏ, có mui che, đã chở (taxi) từ Sàigòn ra biển, gồm 2 người lớn, 2 cậu nhỏ canh me và đủ 8 bé gái, tuổi cách đều nhau từ chưa thôi-nôi đến 15 tuổi, giao cho thuyền Hữu giữa biển trong đêm tối. Bốc xong, thuyền Hữu đã đưa tất cả 18 người lớn bé thẳng đường qua Singapore rồi Nam Dương, ghé cảng Jakarta, tìm vào một quê hương mới. Ác mộng đã tàn qua. Phải chăng có định mệnh hay phù hợp vô tình: Thuyền mang bảng có số 18 lại chở đúng 18 người. Già Đầu Bạc quay về trong đêm, mênh mông trời biển, thời gian trôi nhanh, vật đổi sao dời, đời người phôi pha, ngàn năm không tái ngộ, Hữu nhớ ơn ông già Bình Định nầy, thương kính mãi không nguôi. Nhật Quang Phi Hồ |