Tiểu sử: |
Kính mời quý vị nhấn vào những tực đề sau để thưởng thức cái bài viết của nhà văn Nguyễn Hữu Của: * HÀNH TRÌNH VIỄN XỨ của Người Tị Nạn *Cảm Ơn Anh- Người Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa |

Ra Mắt Sách Mẹ Việt Nam Ơi! Chúng Con Vẫn Còn Đây- Nguỳễn Hữu Của |

Vài sinh hoạt của nhà văn Nguyễn Hữu Của |
CÁM ƠN ANH Người Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Hữu Của H.O 1 Một ngày cuối tháng tư đen 1975, lời tuyên bố “ngừng bắn,buông súng tại chổ“của vị tổng thống cuối cùng vang lên đó đây, nghe như cả bầu trời sụp đổ. Thế là hết. Mọi hi vọng dù mong manh nhất cùng tan biến thành mây khói. Từng đoàn người lũ lượt, tai xách nách mang, hối hả tranh nhau đi tìm một nơi chốn bình yên.Từng cụm khói đen bốc lên quyện vào đám mây xám lơ lửng giửa bầu trời như tô thêm vẻ u ám cho một ngày quê hưong đầy biến động. Tiếng súng vẫn tiếp tục nổ, tiếng đại bác vang lên từng chập thưa thớt. Tiếng gọi ơi ới, tiếng bước chân dồn dập, tiếng la khóc của trẻ con tạo cảnh tượng vô cùng hoảng loạn. Những người lính chiến của đạo quân tinh nhuệ, hùng mạnh nhất nhì Đông Nam Á giữa thập niên 60,70 giờ đây đã trở thành đoàn quân chiến bại đầy nghiệt ngã.Những người lính thua trận “ bất đắc dĩ” ngơ ngác,thiểu nảo,mệt mỏi sau bao đêm thức trắng. Ho chia thành nhiều toán ô hợp, trút bỏ chiến y, trút bỏ những chứng tích cuối cùng của một thời chinh chiến còn sót lại trên thân thể. Thất thơ, thất thểu uể oải lê từng bước chân trên khắp nẻo đường với nét mặt chán chừong. Một số khác còn ngơ ngác trước sự thua cuộc đầy phi lý. Không chấp nhận sự đầu hàng đầy tủi nhục,cùng ngồi bên nhau, cùng nhìn nhau trong ánh mắt đầy tuyệt vọng, để rồi cùng mở chốt cho nổ tung những quả lựu đạn. Những quả lựu đạn M26, Mk3 “Made in USA” lẽ ra phải dành cho bọn người xâm lăng khát máu, nhưng giờ đây những mảnh vụn lại ghim sâu vào thân xác những chiến sĩ anh dũng đã một thời chấp nhận hi sinh, gian khổ cùng với những thiệt thòi chỉ biết tiến chứ không biết lùi. Những tiếng nổ long trời hòa cùng những tiếng thét cuối cùng của những đứa con thân yêu của quê Mẹ tạo nên những âm thanh hổn độn, ma quái . Máu mủ, thịt da cùng quyện vào nhau thắm sâu vào mảnh đất quê hương thân yêu. Còn và còn rất nhiều những người con kiên cường của Mẹ Việt Nam chấp nhận gục ngã theo vận mệnh của đất nước. Không chấp nhận cuộc sống dọa đày, tủi nhục của đạo quân xâm lăng dành cho thân phận người thua cuộc. Từng đoàn người đầu đội, vai gánh, tay xách, nách mang hối hả hướng về bến cảng với niềm hi vong mong manh nơi đó có những chiếc tàu lớn nhỏ đủ loại đầy ấp người, có thể đưa họ tránh xa những hiểm họa đang từng phút từng giây đe dọa mạng sống của họ. Cảnh chen lấn hỗn loạn để mong tìm con đường thoát khỏi thực tại đen tối phũ phàng đang bao trùm lên quê hương hiền hòa, tránh khỏi nanh vuốt của bọn người xâm lăng khát máu Quần trận, áo trận của đủ mọi binh chủng, cùng với vật dụng trang bị đã trở nên không còn cần thiết, vương vãi khắp mặt đất . Đó đây lác đác vài thây người không nguyên vẹn cháy nám cong queo. Gục ngã trong giờ thứ hai mươi lăm. Không một ai buồn để mắt. Tất cả dửng dưng, cố di chuyển thật nhanh đến một nơi vô định nào đó, như chiếc lá trôi nhanh giửa dòng sông định mệnh. Mặc cho dòng nước cuốn trôi, mặc cho định mệnh đưa đẩy. Nổi tuyệt vọng cùng cực hiện lên trên từng khuôn mặt, từng ánh mắt mệt mỏi, dật dờ sau nhiều đêm thiếu ngủ đầy hoang mang cho một tương lai mù mịt. Tiếng bôm đạn thưa dần, những cụm khói bắt đầu tan loãng .Đường phố xuất hiện bóng dáng của những người lính xa lạ,ngơ ngác nhìn vào đoàn người đang lầm lủi bước đi . Trên bến sông, những chiếc tàu đầy ắp người âm thầm rời bến. Nối đuôi nhau chầm chậm hướng ra khơi. Để lại sau lưng quang cảnh đầy hỗn loạn của những người bị bỏ lại. Những con tàu định mệnh đưa đoàn người di tản rời xa quê Mẹ, vĩnh biệt mảnh đất quê hương thân yêu, đi về một nơi xa lạ nào đó để bắt đầu cuộc đời của kiếp người ly hương Những người may mắn rởi bỏ dất nước sớm thích nghi với hoàn cảnh xã hội xa lạ, có được cuộc sống ổn định nơi vùng đất mới. Để lại sau lưng biết bao nỗi đau thương đầy tủi nhục. Từng đoàn người bất chấp sóng to gió dử, bất chấp bảo táp phong ba, bất chấp rừng sâu thú dữ tìm đường vượt thoát, mong có đựơc cuộc sống xứng đáng với kiếp người. Biết bao đau thương tủi nhục, thiên tai, nhân tai, phủ chụp lấy những thân phận nhỏ nhoi trên con đường vượt thoát dìm sâu họ vào lòng đại dưong. Không ít người vĩnh viễn nằm lại trên biển cả, xác thân trôi dạt, hồn phách dật dờ theo con nước lớn nước ròng. Tiếng bôm đạn thưa dần cũng là lúc nổi bất hạnh ập lên đầu những kẻ đang phải gánh chịu nhiều nỗi khổ đau cùng cực của thể xác. Những kẻ đã hiến dâng một phần thân thể cho quê hương . Họ là những thương phế binh đang được cứu chữa, đang đựoc điều trị trong các Quân Y Viện Những tên lính nón cối,dép râu, mặt non choẹt đằng đằng sát khí. Súng AK chia thẳng, mắt đỏ ngầu rầm rập tiến vào các quân y viện.Tiếng quát tháo, tiếng đập phá ầm ĩ, phá tan không khí tĩnh mịch thường ngày của bệnh viện. Lớn tiếng xua đuỗi tất cả thương bệnh binh đang điều trị ra khỏi bệnh viện bất kể nặng nhẹ, không chút xót thương, không chút tình người. Từng đoàn người quấn băng trắng còn rỉ máu,uể oải,mệt mỏi, đau đớn lê lết từng bước chân nặng nhọc rời khỏi bệnh viện. Người mù mắt cổng người què chân. Người sáng mắt cổng người cụt tay, cụt chân. Những mảng bông băng loang máu được quấn vội trên đầu,trên vai, trên mặt trên những phần của tay chân vừa được cưa cắt vội vả. Người còng lưng hai tay ôm đùm ruột còn đang đeo bên ngoài.Tất cả âm thầm chịu đựng,ngơ ngác lầm lũi bứơc đi như những bóng ma trở về từ địa ngục. Lê lết gót chân về một nơi vô định đầy tuyệt vọng, sống tiếp cuộc đời tủi nhục của thân phận kẻ thua cuộc. Những chuỗi ngày tủi nhục bắt đầu. Những tấm thân tàn tạ,đầy thương tích lê gót đi tìm từng miếng ăn thừa thải, ngửa tay xin từng cắc, từng dồng của khách qua đường. Người qua đường không buồn quan tâm đến những thân phận tật nguyền lê lết sống nhờ vào của bố thí. Chẳng ai cần quan tâm đến những con người bất hạnh, sau khi bỏ vài đồng tiền lẻ vào chiếc nón lá rách. Họ đâu biết chính những thân phận bé nhỏ bất hạnh nầy đã hi sinh cả quãng đời thanh xuân,hi sinh hạnh phúc cá nhân, hi sinh gia đình, sống xa lìa cha,mẹ,vợ,con để bảo vệ sự an bình của họ. Bảo vệ cho hai chữ tự do trong một thời gian dài. Người may mắn còn có gia đình con cái,sống nhờ vào tình thương của người thân .Những bà Mẹ già còng lưng tóc bạc, những người vợ trẻ một nắng hai sương ngày đêm âm thầm chịu đựng. Nén từng tiếng thở dài, giấu từng giọt lệ xót thương cho quảng đời nhiều bất hạnh. Hi sinh một phần thân thể cho tổ quốc để rồi bị quên lãng trong nổi tủi nhục của một xã hội đầy nhiễu nhương bất trắc,sau khi quê hương bị bức tử. Những đồng đội, những chiến hữu cùng chia lửa trên những chiến trường khốc liệt, cùng sát cánh bên nhau trong tiếng bôm đan réo vang giòn dã, sau thời gian dài chịu đựng kiếp sống khổ sai, làm thân người tù không bản án lần lượt vứt áo ra đi tìm cuộc sống mới trên quê hương thứ hai. Để lại sau lưng biết bao nỗi đau thương tủi nhục đè nặng trên đôi vai nhỏ bé của người đồng đội thương binh què quặt kém may mắn. Cả thế giới cố tình quay lưng trước nỗi đau của những tấm thân đọa đày đã từng góp phần bảo vệ cho tiền đồn tự do. Tất cả quay lưng như muốn trút bỏ, muốn quên đi một quá khứ đau buồn, quá khứ nhục nhã của kẻ bất đắc dĩ phải thua trận. Những tiếng thở dài giữa đêm khuya trong những căn chòi rách nát, trong những mái nhà xiêu giẹo trống trước trống sau như những mũi kim nhọn đâm vào quả tim những người vợ, người Mẹ đã chịu đựng trong nổi đau cùng cực. Thời gian vẩn trôi, gần nửa thế kỷ qua đi, người thương binh vẩn không thoát khỏi cảnh đọa đày tủi nhục, vẩn cắn răng chịu đựng nổi bất hạnh từng ngày. Lê lết tấm thân tàn tạ, tật nguyền tìm lấy miếng ăn. Hơn thế nửa, còn phải chịu đựng sự bất công, phân biệt đối xử, vùi dập không tiếc thương của những con người tự nhận là “đỉnh cao của trí tuệ”, thiếu nhân tính nhưng đày ấp lòng thù hận. Nhiều và rất nhiều người âm thầm ra đi về bên kia thế giới trong nổi cô đơn tủi nhục. Người may mắn ra đi thoát được chốn địa ngục trần gian, an phận với cuộc sóng bình yên nơi xứ lạ quê người được nhận là quê hương thứ hai. Người ở lại gậm nhấm nổi đau từng ngày của tâm hồn cũng như thể xác. Ngày qua ngày nổi đau chìm lắng trong cơn tuyệt vọng . Thân phận lạc loài tủi nhục, bị đối xử phân biệt không chút tình người trên chính quê hương thân yêu nơi mà mồ hôi,nước mắt , máu ,và cã một phần thân thể bỏ lại, thấm sâu vào lòng dất Mẹ thân yêu. Họ đã anh dũng chiến đấu, hi sinh cho chính nghĩa mà họ đã chon. Oái oăm thay sự hi sinh của họ đã bị vùi dập vào một cuộc chiến vô nghĩa, chỉ được hi sinh mà không được quyền chiến thắng . Người ra đi rời bỏ quê hương thân yêu, rời bỏ nơi chôn nhao cắt rún ,rời bỏ những kỷ niệm êm đếm của tuổi thơ hòa mình vào một nơi xa lạ. Xa lạ từ phong tục tập quán đến ngôn ngữ ,màu da nhận làm quê hương thứ hai. Gần nửa thế kỷ trôi qua từ thế hệ thứ nhứt, thế hệ một rưởi, rồi thế hệ thứ hai, thứ ba tất cả đã hội nhập vào quê hương thứ hai trên mọi lảnh vực sinh hoạt từ xã hội, văn hóa chính trị ,quận sự .Nhanh chóng đi vào dòng chính cũa mọi lảnh vực tạo niềm hảnh diện cho cộng đồng Người Việt tại hải ngoại. Làm thay đổi hẳn cái nhìn của người bản xứ đối với những con người mang danh “tỵ nạn” ra đi từ một xứ sở nghèo nàn, chết chóc, chiến tranh tàn khốc ngày đêm của hơn một phần ba thế kỷ trước. Dù vậy, người ra đi trong lòng vẩn canh cánh một nổi đau, một nổi xót xa, ray rức khi nhớ về những đồng đội kém may mắn nơi quê nhà. Đang sống những chuổi ngày tăm tối, đói khát triền miên bị phân biệt đối xử. Ngày đêm rên siết dưới ách cai tri đầy khắc nghiệt của những kẻ xâm lăng từ phương Bắc .Người thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa cố nuốt lấy tủi nhục ,cam chịu mọi đắng cay để mong được sống nốt quảng đời còn lại. Người ra đi hòa mình vào quê hương thứ hai, hội nhập vào cuộc sống mới nhưng trong lòng vẩn canh cánh một nổi dau ,nổi ray rúc cho người không may còn ở lại .Những người đang sống cuộc đời dọa đầy tủi nhục. Từng ngày đang rên siết dưới sự cai trị độc ác thiếu hẳn tình người của bọn người xâm lăng, bức tử Việt Nam Cộng Hòa, phản bội hiệp định Paris khi chử ký chưa ráo mực Người ra đi vẩn luôn hướng về đồng đội kém may mắn còn đang sống kiếp đọa dầy trên quê hương. Những người đã một thời ngang dọc trên khắp miền dất nước, cùng nhau chia lửa trong những trận chiến khốc liệt từ Pleime,Kontum, Bình Giả, Phước Long ,An Lộc, Huế, Quảng Trị, Hạ Lào ,…….giờ đây đang đối diện với cuộc sống tăm tối dầy tuyệt vọng, ôm ấp nổi đau cả tinh thần lẩn thể xác. Năm 1992 khi những đợt H.O dầu tiên vừa đặt chân đến Hoa Kỳ, mặc dù còn đang bở ngở nơi xứ lạ quê người .Đang phải chật vật với kế mưu sinh muôn vàn khó khăn từ ngôn ngử, cuộc sống đến phong tục tập quán. Những người ra đi đã không bó tay an phận, đốt lên ngọn lửa hướng về quê hương sưởi ấm những tâm hòn kém may mắn Nhóm Bảo Trợ đầu tiên là một nhóm nhỏ đứng ra thành lập gồm H.O Nguyễn Hữu Cương, H.O Vũ Trọng Mục ,H.O Nguyễn Phán ,H.O Lê Quý ,H.O Nguyễn Thị Hạnh Nhân là Tổng Thư Ký . Nhóm được sự hổ trợ trong thời phôi thai của H.O Nguyễn Hậu Hội Trưởng Hội Tù Nhân Chính Trị.. Nhóm Bảo Trợ Thương Phế Binh hoạt động một thời gian khá dài từ 1992 . Năm 2006 H.O Nguyễn Thị Hạnh Nhân với tư cách Hội Trưởng đã đổi tên Nhóm Bảo Trợ thành Hội Bảo Trợ Thương Phế Binh và cô nhi Quả Phụ Việt Nam Cộng Hòa. Từ đây Hội Bảo Trợ được nhiều H.O, gia dình, nhiều hội doàn đoàn thể , Hội Ái Hữu Đồng Hương, các trường Trung học và tư nhân hết long hổ trợ, giúp phương tiện cho Hội hoạt dộng. Nhiều thành viên gia đình H.O đã đóng góp công sức, thời giờ và tiền bạc giúp hoạt dộng của Hội ngày càng khởi sắc. Tạo được niềm tin yêu của thương phế binh trong nước cùng đồng bào hải ngoại. Với sự ủng hộ nồng nhiệt của đa số dồng bào hải ngoại, Hội Bảo Trợ Thương Phế Binh Cô Nhi Quả Phụ VNCH đã thực hiện được nhiều hoạt dộng rất đáng khich lệ, chuyễn hơi ấm về cho những chiến hữu không may còn tại quê nhà. Mặc dù tuổi đời cao, H.O Nguyễn Thị Hạnh Nhân,cựu trung tá không quân VNCH đã hoạt dộng không mệt mỏi. Ngày đêm cùng với rất dông thiện nguyện viên thuộc gia đình H.O giải quyết rất nhiều hồ sơ, nhanh chóng mang niềm an ủi về quê hương cho thương phế binh và cô nhi quả phụ. Trong khoảng thời gian từ 2006 đến 2017 Hội đã thực hiện thành công 10 Dại Hội “ Cám Ơn Anh Người Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa” tại hai miền Nam Bắc California. Dại Hội đã dược sự hưởng ứng nồng nhiệt của dồng bào hải ngoại, gia đình H.O ,gia đình cựu quân nhân, gia đình Cảnh Sát Quốc Gia giúp cho các Đại Hội thành công cả về tinh thần lẩn vật chất đáng kể . Năm 2017 Hội Bảo Trợ bùi ngùi chia tay vĩnh viễn với người Hội Trưởng đáng kính. H.O Nguyễn Thị Hạnh Nhận. Vì tuổi cao sức yếu, H.O Nguyễn Thị Hạnh Nhân đã ra đi để lại sau lung những chương trình còn đang dang dở của Hội Bảo Trợ cùng với niềm tiếc thương vô hạn của chiến hữu, gia đình và đồng bào hải ngoại. Hội H.O Bảo Trợ Thương Phế Binh và Cô Nhi Quả Phụ VNCH mất đi người chị cả đáng kính .Người đã tạo được nhiều thành quả đáng khích lệ cho Hội trong hơn 10 năm. Hội trưởng H.O Nguyễn Thị Hạnh Nhân ra di, người kế nhiệm H.O Nguyễn Văn Ức cựu trung tá không quân VNCH tiếp nối sự nghiệp còn đang dang dở . Mặc dù có rất nhiều thiện chí cũng như kinh nghiệm trong vai trò Hội Trưởng ,nhưng rất tiếc vì lý do sức khỏe H.O Nguyễn Văn Ức chỉ phục vụ cho Hội được một thời gian ngắn . Sau khi tổ chức xong Đại Hội 11 “ Cám ơn Anh Người Thương Binh VNCH” tại Bắc California H.O Nguyễn Văn Ức không tiếp tục . Năm 2018 Hội Bảo Trợ Thương Phế Binh và Cô Nhi Quả Phụ bầu cử lại Hội Trưởng. Kết quả H.O Nguyễn Thanh Thủy được tín nhiệm dắc cử Hội Trưởng. H.O Nguyễn Thanh Thủy, cựu thiếu tá Cảnh Sát Quốc Gia. Rất nhiều người biết đến H.O Thanh Thủy cựu Biệt Đội Trưởng Biệt Đội Thiên Nga VNCH trước 1975. Thanh Thủy được đa số chiến hữu cũng như đồng bào hải ngoại gọi thân mật là Thiên Nga Thanh Thủy. Thiên Nga Thanh Thủy trải qua hơn 13 năm khổ sai trong lao tù cộng sản,qua rất nhiều trại “ Tù Cải Tạo” khắc nghiệt từ Nam chí Bắc.. Năm 2018 mặc dù sức khỏe suy giảm rất nhiều vì hậu quả của hơn 13 năm khổ sai trong lao tù Cộng Sản Thiên Nga Thanh Thủy vẩn “ can đãm” nhận lấy trách nhiệm Hội Trưởng tiếp tục con dường dang dở của các vị tiền nhiệm. Từ khi nhận lấy trách nhiệm Hội Trưởng Hội Bảo Trợ TPB và CNQP Thiên Nga Thanh Thủy đã trải qua muôn vàn khó khăn nhưng vẩn giử vửng tay lèo lái Hội vượt qua mọi sóng to gió lớn. Với sự hổ trợ tinh thần không mệt mỏi của Bà Khúc Minh Thơ, người chị cả của Chương Trình H.O định cư Cựu Tù Nhân chính trị cùng với rất đông doàn thể quân đội, Cảnh sát quốc gia ,nử quân nhân và đồng bào hải ngoại, Thiên Nga Thanh Thủy luôn tiến bước với quyết tâm cao chu toàn nhiệm vụ được giao phó. Với những kinh nghiệm quý giá có được sau thời gian dài phục vụ cho Hội bên cạnh các vị Hội Trưởng tiền nhiệm, Thiên Nga Thanh Thủy bước đi những bước vửng chắc mang thành quả đáng kể cho Hội. Đầu năm 2019, chỉ gần một năm sau khi nhận chức, Hội đã tổ chức được Dại Hội “ Cám Ơn Anh Người Thương Binh VNCH” tại Nam California, tại San Jose Bắc California , tại Dallas Texas và một buổi qây quỹ tại tại thủ phủ Sacramento mang tên “ Lá Rách Đùm Lá Tả Tơi” Công việc của Hội Bảo Trợ đang tiến hành tốt đẹp tiếp tục mang ngọn lửa hải ngoại về quê hương sưởi ấm những tâm hồn đơn lạnh của Thương Phế Binh VNCH .Nhưng không may cơn đại dịch Covid 19 ập đến, Hội phải cùng chịu chung số phận với hàng trăm hàng ngàn hội đoàn khác .Mọi chương trình của chính phủ cũng như tư nhân bị đình trệ vô thời hạn, mọi sinh hoạt bị hạn chế tối đa khiến Hội dậm chân tại chổ. Hội chỉ còn phương tiện duy nhất là gửi thư để kêu gọi sự tiếp tay ủng hộ của đồng bào hải ngoại cũng như các hội đoàn đoàn thể quân cán chính .. Hội tha thiết mong được sự hổ trợ liên tục và thường xuyên để có phương tiện tiếp tục chương trình giúp đở Thương Phế Binh và gia đình trong cơn nguy khó. Trong giai đoạn khó khăn hiện tại những món quà nhỏ gửi về chắc chắn không đền bù được sự hi sinh và nổi bất hạnh của những người đã hi sinh một phần thân thể cho quê hương và hiện dang phải chịu đựng biết bao nổi đắng cay tủi nhục, tuy nhiên cũng nói lên được tấm lòng biết ơn của người hải ngoại đối với những hi sinh,mất mát cho quê hương. Hội cũng xin tri ân đến các cá nhân đã mang tất cã bầu nhiệt huyết giúp cho Hội có những bước đi vững chắc trong quá khứ,hiện tại củng như tương lai Chuyên viên kỷ thuật truyền thông Phạm Hợp California, chuyên viên truyền thông Phạm Hợp đã hợp tác tích cực và tận tình giúp đở qua các buổi Đại Nhạc Hội ngay từ những lần tổ chức đầu tiên, nhà báo Thái Hóa Lộc Dallas Texas, Ông Kim Phạm, Ông Bùi Vũ Trung truyền thông , ông Phạm Bá Hân South Carolina ,H.O Nguyễn Thành Long …..và rất nhiều cá nhân khác Người viết xin cáo lổi vì khuôn khổ bài viết có giới hạn nên không thể nêu lên được tất cã những cá nhân và doàn thể đã đóng góp công sức, tài lực,vật lực giúp cho Hội hoàn thành sứ mạng được giao phó. Vận nước đổi thay, quê hương bị bức tử,người người tan tác khắp nơi trên toàn thế giới. Không ít những người con của Mẹ Việt Nam tản lạc khắp bốn phương trời nhưng vẩn luôn hướng về quê hương với nổi ngậm ngùi thương cảm cho những kẻ không may mắn dang rên siết dưới ách thống trị bạo tàn của Cộng Sản. Những món quà nho nhỏ gởi về quê hương tuy không thấm vào đâu nhưng cũng gói ghém dược tấm lòng tri ân sâu sắc của đồng bào,đồng đội hải ngoại. Một nén hương lòng xin được thắp lên tưởng nhớ đến tất cả những người con của Mẹ Việt Nam đã vĩnh viễn nằm xuống trên mảnh đất quê hương thân yêu. Cám ơn anh ! Ngàn lời cám ơn Người Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa. Nguyễn Hữu Của H.O 1 |
HÀNH TRÌNH VIỄN XỨ Của Người Việt Tỵ Nạn NGUYỄN HỮU CỦA ” Hành Trình Viển Xứ “ ” của người Việt tỵ nạn trên đất nước Hoa Kỳ, quê hương thứ hai, đã trải qua đươc hơn 45 năm , kể từ đợt di tản đầu tiên 30 tháng 4 năm 1975. Gần nửa thế kỷ trôi qua, người Việt tỵ nạn không ngừng phấn đấu. Nhanh chóng ổn định và thăng tiến cuộc sống. Tạo nhiều thành quả khích lệ trên mọi lảnh vực từ khoa học,kỷ thuật,văn hóa giáo dục ,chính trị và cả quân sự. Tạo niềm khâm phục cho người bản xứ, đồng thời xóa tan đi những cái nhìn thiếu thiện cảm của những kẻ hẹp hòi, ích kỷ mang nặng tư tưởng kỳ thị màu da, sắc tộc. Chúng ta luôn biết ơn chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ đã cưu mang người Việt tha hương trong những năm đầu.. Tạo diều kiện và cơ hội để người tỵ nạn Việt Nam làm lại cuộc đời. Xây dựng lại tương lai từ hai bàn tay trắng. Vươn lên từ những đỗ nát do cuộc chiến tranh tàn khốc, dai dẳng trên quê hương. Thế hệ thứ nhứt, thế hệ một rưởi, thế hệ thứ hai và bây giờ sắp đến thế hệ thứ ba, tất cả đều được nuôi dưởng một lòng tự trọng. Cố gắng vươn lên dù phải đương đầu với rất nhiều khó khăn trên quê hương thứ hai, từ vật chất ,ngôn ngử , phong tục tập quán đến màu da, sắc tộc… Một Dương Nguyệt Ánh trong lảnh vực khoa học đã làm rạng danh người Việt tỵ nạn. Được nhận lảnh huy chương cao quý nhất của Hoa Kỳ. Với một câu phát biểu làm mát lòng mát dạ người tỵ nạn cũng như người bản xứ : – ” .. Chúng ta đã trả được món nợ đối với chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ , kể cả vốn lẩn…lời” Người bản xứ đã không tiếc lời ca ngợi tài năng của Dương Nguyệt Ánh, một người tỵ nạn với ý chí cầu tiến tạo sự thành công đáng kể trong lảnh vực khoa học quân sự. Xuất phát từ lòng tự trọng của một người tỵ nạn qua câu nói của một nhà báo bản xứ – ” …..Họ chẳng biết gì….. kể cả việc xử dụng ….chiếc máy giặt.” Thật là một câu phát biểu hồ đồ,nếu không nói là vô ý thức. Rất tiếc khi Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh đứng trên bục nhận lảnh bằng Vinh Danh ,một phần thưởng vô cùng quý giá của Chính Phủ Hoa Kỳ dành cho người có công lớn đối với dất nước Hoa Kỳ thì ngừi ký giả đó đã vĩnh viển ra đi. Một Janet Nguyễn người Thượng Nghị Sĩ gốc Việt tỵ nạn đầu tiên của tiểu bang California , ( hiện nay 2020 là Dân Biểu tiểu bang California) đã hết lòng bênh vực quyền lợi cho ngườ tỵ nạn Can đãm phát biểu trước diển đàn Thượng Nghị Viện, công khai chỉ trích cốThượng nghị sĩ Tom Hayden. Người đã cùng vợ là nử tài tử Jane Fonda đâm sau lưng chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa. Trắng trợn phản bội lại những hi sinh cao quý của các chiến sĩ quân lưc Việt Nam Cộng Hòa , Hoa Kỳ và đồng minh trong công cuộc ngăn chặn sự bành trướng của Chủ Nghĩa Cộng Sản tại Đông Nam Á. Trong khi các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và đồng minh Hoa Kỳ cùng với các đồng minh khác như Australia, Canada, Philippine, Nam Hàn, Thái Lan ….ngày đêm chiến đấu, gục ngã trên chiến trường để bảo vệ thành trì tự do Đông Nam Á thì vợ chồng Tom Hayden & Jane Fonda, John Kerry ( cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ thời TT Obama ) cùng với truyền thông cánh tả hợp sức cổ vũ cho phong trào phản chiến, chống chiến tranh Việt Nam . Công khai ủng hộ chính phủ Hà Nội nhằm làm suy giảm tiềm lực chiến đấu cũa Việt Nam Cộng Hòa và đồng minh. Tạo sức ép buộc chính phủ Hoa Kỳ rút quân, đình chỉ viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa . Vợ chồng Tom Hayden & Jane Fonda đã công khai xuất hiện bên cạnh giàn phòng không của bộ đội Hà Nội . Một thách thức cho hành động phản chiến góp phần tạo nên sự sụp đổ nhanh chóng của Việt Nam Cộng Hòa. Trong khi Hà Nội được viện trợ quân sự ồ ạt của Trung Cộng và Nga Sô trong khối Cộng Sản nhằm tiến hành xâm lược miền Nam Việt Nam, khi chử ký của Hiệp Đinh Paris chưa ráo mực. Kết quả hành động can đảm của Thượng nghị Sĩ Janet Nguyễn là bị chủ tọa phiên họp Thượng viện mời ra khỏi phòng họp. Mặc dù bị áp lực buộc rời khỏi phòng họp,TNS Janet Nguyễn vẩn tiếp tục dùng diển đàn quyết tâm bày tỏ trước công luận sự phản bội của cố TNS Tom Hayden cùng với bọn người đâm sau lưng chiến sĩ. Cuộc tranh dấu của TNS Janet Nguyễn không đơn độc mà được sự ũng hộ nhiệt tình của Cộng Đồng người Việt tỵ nạn hải ngoại qua các cuộc biểu tình đòi hỏi chủ tịch Thượng Viện California phải có lời xin lổi TNS Janet Nguyễn. Điều này đã nói lên được sự đoàn kết của Người Việt hải ngoại . Chúng ta ra đi từ một đất nước nhiều đau khổ. Trải qua cuộc chiến tranh day dẳng , khốc liệt, gánh chịu biết bao đau thương tang tóc làm tiêu hao hàng triệu sinh linh. Riêng đồng minh Hoa Kỳ hơn 58 ngàn chiến binh đã gục ngã và hơn 100.000 người bị thương tích. Những người sống sót sau cuộc chiến trở về đã được “chào đón” bằng thái độ phủ phàng , lạnh nhạt, bằng những cái nhìn soi mói , tự đắc của những kẻ phản chiến và bọn truyền thông cánh tả . Chính bọn truyền thông cánh tả đã bóp méo sự thật tạo cho nhân dân Hoa Kỳ cái nhìn đầy ác cảm đối với cuộc chiến đầy chính nghĩa của Việt Nam Cộng Hòa. Người chiến binh Hoa Kỳ trở về mang theo nổi đau của kẻ bất đắc dỉ phải thua trận , đối diện với thực tế đầy chua cay trên chính quê hương. Nơi họ đã nhận lảnh trách nhiệm của tổ quốc, dấn thân vào vùng lửa đạn trong một đất nước xa lạ, cách xa nửa vòng trái đất. Bốn mươi lăm năm sống trong tủi nhục, bốn mươi lăm năm sống âm thầm chịu đựng nổi đau cả thể xác lẩn tâm hồn. Ngày 29 tháng ba 2017 vừa qua, chính phủ tổng thống Donald Trump đã ký quyết định chọn ngày 29 tháng 3 hàng năm là ” NGÀY CỰU CHIẾN BINH CHIẾN TRANH VIỆT NAM – VietNam War’S Veterant Day – nhằm vinh danh những người đã góp phần cho công cuộc chiến đấu tại Việt Nam .Tuy có muộn màng sau gần nửa thế kỷ , nhưng cũng đã làm ấm lòng các cựu chiến binh Hoa Kỳ , Việt Nam và đồng minh. Quyết định của Chính phủ Donald Trump dành cho Cựu Chiến Binh trong chiến tranh Việt Nam ngoài việc xoa dịu vết thương cho những người tham chiến còn là một điều khẳng định giá trị cuộc chiến đấu đầy chính nghĩa của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cùng với đồng minh Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh khác.Chính Thượng Nghị Sĩ John Mc Cain trong một lần thăm viếng Việt Nam đã phát biểu “….. kẻ ác đã thắng ….” Bốn mươi lăm năm xa xứ của người Việt Nam tỵ nạn trên toàn thế giới là một cố gắng không ngừng nghỉ. Người Việt tỵ nạn đã đổ ra biết bao mồ hôi nước mắt nhằm tạo chổ đứng vững chắc trên những đất nước hoàn toàn xa lạ, đầy cơ hội thăng tiến và cũng không thiếu sự kỳ thị màu da, sắc tộc,kể cả lòng thù hận vì 58.000 con em của họ đã hi sinh một cách oan uổng Sự thành công của thế hệ thứ nhứt và các thế hệ nối tiếp đã không phụ lòng đất nước và con người đã mở rộng vòng tay cưu mang, tạo điều kiện thăng tiến để người Việt tỵ nạn sớm hội nhâp vào sinh hoạt xã hội . Trong lảnh vực quân sự, hơn 4000 quân nhân gốc Việt phục vụ trong quân lực Hoa Kỳ thuộc mọi binh chủng Hải, Lục, Không Quân .Trong số nầy có hơn 1000 sĩ quan các cấp . Bảy sĩ quan Mỹ gốc Việt gồm 5 nam,2 nử đã được thăng cấp Tướng gồmTướng Lương Xuân Việt , Tướng Lapthe Châu Flora , Phó Đề Đốc Nguyễn Từ Huấn,Thiếu tướng Wiliam Seely ,Chuẩn tướng John Edward,Nử chuẩn tướng Daniel Ngô, Nử Phó Đề Đốc Vũ Thế Thùy Anh. – Thiếu Tướng Lương Xuân Việt – Lục Quân Hoa Kỳ- con trai của thiếu tá Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa Lương Xuân Đương- Tư lệnh Lục Quân Hoa Kỳ tại Nhật Bản. – Thiếu Tướng Lapthe Châu Flora sinh năm 1962 thuộc lực lượng Vệ Binh Quốc Gia Hoa Kỳ .Gia đình Người Việt gốc Hoa . Thân phụ đã từng là một thủy thủ của Đội Hải Vận Việt Nam Cộng Hòa , được Ông Bà John và Audrey Flore nhận làm con nuôi từ năm 1975. – Thiếu tướng Wiliam Seely III – Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ – Cha Mỹ mẹ Việt.Cha là nhà thầu làm phi trường Cam Ranh và Đà Nẳng- Mẹ người Nha Trang. – Phó đề đốc Nguyễn Từ Huấn – Hải Quân Hoa Kỳ- Là con trai của Trung tá thiết giáp Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Tuấn . Gia đình bị Việt Cộng thảm sát trong trận Tổng Công Kích Tết Mậu Thân 1968 khi tấn công vào trại Thiết Giáp Phù Đổng Sài Gòn. Tổng cộng 7 người trong gia đình bị thàm sát gồm Ông Bà trung tá Nguyễn Tuấn & Từ Thị Như Tùng và 5 người con. Riêng cậu bé Nguyễn Từ Huấn lúc đó được 9 tuổi bị thương chân, dù vậy vẩn quanh quẩn kề cận bên Mẹ . Sau 2 giờ chiu đựng, vì vết thương ra nhiều máu Bà Như Tùng trút hơi thở cuối cùng. Bé Nguyễn Từ Huấn may mắn được cứu sống và được gia đình người chú Đại Tá không quân Nguyễn Tú đem về nuôi dưởng. Ông rời Việt Nam năm 16 tuổi cùng với gia đình người chú. – Chuẩn tướng John Edward sinh năm 1972 tại Việt Nam,sang Hoa Kỳ năm 1975. Cha là công chức quốc phòng của Chính Phủ Hoa Kỳ phục vụ tại cơ quan D.A.O (Defence Attack Office ) – Nử Chuẩn tướng Daniele Ngô sinh tại Việt Nam,trưởng thành tại Massachusette là phụ nử gốc Việt đầu tiên mang cấp bậc Chuẩn tướng – Danielle Ngô gia nhập Lục Quân Hoa Kỳ năm 1990 nghành Công Binh . Năm 1994 tốt nghiệp khóa Sĩ Quan, với cấp bậc thiếu úy. Sau đó đậu thêm hai bằng cao học tại trường Command and General Staff College và Georgetown University. – Nử Phó Đề đốc Vũ Thế Thùy Anh Quân Y Hải Quân, trưởng nử Đại Úy Hải Quân QLVNCH Vũ Thế Hiệp Năm 1975 cùng gia đình di tản sang Hoa Kỳ,năm 1994 tốt nghiệp ngành Dược tại University of Maryland. Năm 2003 gia nhập quân đội Hoa Kỳ ngành US Public Health Service Commission Corps Ngoài ra còn có trên 70 sĩ quan cấp Đại Tá. Trong số nầy một số đã có đủ điều kiện để được đề nghị thăng lên cấp tướng. Trong số hơn 4000 quân nhân Mỹ gốc Việt phục vụ trong quân lực Hoa Kỳ đã có hơn 20 quân nhân tử trận được vinh dự an nghĩ trong nghĩa trang quốc gia Arlington. Bên cạnh nam quân nhân một số rất đông nử quân nhân Mỹ gốc Việt cũng đã phục vụ trong các binh chủng quân y, tiếp vận,truyền tin, kể cả các binh chủng tác chiến đầy nguy hiểm . Nử đại tá không quân Mylene Trần Huỳnh , phi công của nhiều loại phi cơ chiến đấu hiện đại của Hoa Kỳ kể cả phi cơ chiến lược B.52 – Nử trung tá Mimi Phạm. Nử trung tá không quân Elizabeth Phạm . Đặc biệt trung tá Elizabeth Phạm phi công F 18 , Hornett một trong những phi cơ chiến đấu siêu thanh hiện đại nhất của không lưc Hoa Kỳ. Trung tá Elizabeth Phạm đã từng tham chiến trên các chiến trường Iraq, Afghanistan và một số quốc gia tại Trung Đông. Nử trung tá không quân Michelle Vũ, nử phi công duy nhất của Đội Kỵ Binh 6-17 Hoa Kỳ. Trong các lảnh vực Luật khoa, y tế, chính trị, ngoại giao , khoa học : Janet Nguyễn cựu Thượng nghị sĩ tiểu bang California đầu tiên,hiện nay là Dân Biểu tiểu bang California. Nử thẩm phán liên bang Jacqueline Nguyễn thị Hồng Ngọc, người mà trước đây có triển vọng được tổng thống Obama đề cử vào chức vụ thẩm phán Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ thay thế cho vị thẩm phán quá cố , Nử thẩm phán Miranda Du, Bà Giao Phan giám đốc nhiều dự án xây dựng hàng không mẩu hạm và các loại phi cơ chiến đấu , Bà Elizabeth Phú Cố Vấn tổng thống Barack Obama đặc trách Đông Nam Á . Nử dân biểu Liên Bang đầu tiên tại tiểu bang Florida Stephanie Dung Murphy. Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Khoa học gia Vicky Thảo Nguyễn, Tiến Sĩ Võ Đình Tuấn có tên trong danh sách 100 thiên tài Đương Đại của Hoa Kỳ, Khoa Học Gia Nguyễn Thục Quyên, Thẩm phán Nguyễn Trọng Nho thẩm phán gốc Việt đầu tiên tại Hoa Kỳ Thẩm Phán Trúc Đỗ, Dân biểu Trần Thái Văn,Ông Tạ Đức Trí Thị Trưởng gốc Việt đầu tiên thành phố Westminter thuộc Orange County. Cô Joselyn Yow Mẹ Việt cha người Malasia thị trưởng thành phố Eastvale- Riverside County Nam California 25 tuổi. Người nử thị trưởng gốc Việt được xem là trẻ nhất từ trước đến nay. Ngoài ra còn rất nhiều người xuất sắc, thành công trong nhiều lảnh vực thuộc dòng chính ( main stream) của Hoa Kỳ nhưng vì khuôn khổ bài viết có giới hạn người viết không thể nêu ra hết được. Sau hơn 45 năm người Việt hải ngoại nhìn chung đã có một bước tiến khá xa, khá vửng chắc . Người Việt đã tạo được nhiều Cộng đồng vửng mạnh trên toàn thế giới không riêng gi Hoa Kỳ. Từ Âu Châu ,Úc Châu , Canada, một số nước Dông Nam Á , nơi nào cũng có một cộng đồng Người Việt vửng mạnh cùng sát cánh bên nhau giử vửng lá cờ vàng ba sọc đỏ biểu tượng của tự do và nhân quyền đồng thời góp sức phục vụ cho quê hương thứ hai . Mặc dù còn phải đương đầu với nhiều khó khăn nhưng các cộng đồng hải ngoại vẩn luôn đồng hành với nhiều tổ chức quốc nội nhằm đấu tranh chống lại mưu đồ xâm lược của bọn bành trướng phương Bắc. Công cuộc đấu tranh còn dài, còn nhiều gian khổ ,từng thế hệ nối tiếp nhau. Thế hệ thứ nhứt, thế hệ một rưởi rồi thế hệ thứ hai,thứ ba quyết không chùn bước. Tiếp nối con đường đấu tranh của thế hệ cha ông đi trước, thế hệ hậu duệ với tâm hồn tràn đầy nhiệt huyết đã đứng lên tiếp nối nhận lảnh sứ mạng. Lịch sử đã được trao tay cho các thế hệ trẻ, thế hệ sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ đang có nhiều thuận lợi cho việc hội nhập vào dòng chính của Hoa Kỳ. Thế hệ thứ nhứt đã âm thầm lùi vào dỉ vảng theo định luật đào thải tự nhiên của tạo hóa, sau khi đã xây dựng được nền móng vửng chắc lưu lại cho các thế hệ nối tiếp. Tại Hoa Kỳ sự tiến triển vượt bực của Cộng đồng Người Việt tỵ nạn vẩn luôn là mẩu mực cho nhiều cộng đồng khác. Sự thành công của nhiều thế hệ trên hầu hết các tiểu bang Hoa Kỳ trong dòng chính đã thể hiện rỏ nét sự bình đẳng và cơ hội thăng tiến cho tất cã những ai có tinh thần cầu tiến ham học hỏi. Đinh Đồng Phụng Việt từ một đứa bé tỵ nạn của hơn hai thập niên trước đã trở thành thứ trưởng Bộ Tư Pháp – Nguyễn Hoàng Dũng Luật Sư cũng từ đứa bé tỵ nạn trở thành phụ tá tổng thống George W Bush đặc trách các vấn đề Đông Nam Á – Elizabeth Phú đến Hoa Kỳ trong thân phận trẻ tỵ nạn, chỉ không đầy hai thập niên sau trở thành nử phụ tá cho Tổng thống Barack Obama đặc trách Đông Nam Á – Học giả Phạm Đình Lân F. A.B.I tiểu bang OHIO được Hoa Kỳ bình chọn ” Who’s Who ” liên tiếp nhiều năm – Phi hành gia Trịnh Hữu Châu Eugene Trịnh phi hành gia gốc Việt đầu tiên tham gia chuyến bay vào vũ trụ của cơ quan NASA năm 1992 – Tiến sĩ Trịnh Hữu Phước và vợ là tiến sĩ võ thị Điệp trung tâm không gian NASA – Luật sư tiến sĩ Nguyễn thị Thùy, Viện trưởng đầu tiên Đại Học tại Hoa Kỳ – Tiến sĩ Vũ Đình Tuấn được công ty Creator Synetics bình chọn là 1 trong số 100 thiên tài đương thời của thế giới – Sinh viên sĩ quan Nguyễn Khoa Nam ( cùng tên với Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam tư lệnh Quân doàn IV Việt Nam Cộng Hòa tuẩn tiết cuối tháng 4/1975 ) tốt nghiệp thủ khoa đại học võ bị Hoàng Gia Úc Đại Lợi – Ông Ngô Thanh Hải thượng nghị sỉ đầu tiên của Canada – Bác sĩ James Nguyễn được xem là thần đồng lảnh vực y khoa tại Hoa Kỳ – Bác sĩ Philipp Roesler Bộ trưởng Y Tế Đức một thời là phó thủ tướng Đức khi tuổi đời còn rất trẻ. Một trẻ mồ côi sang Hoa Kỳ trong chuyến bay di tản nhân đạo Galaxy trong những ngày cuối của cuộc chiến. Trong các chuyến bay nầy có một chiếc Galaxy bi rơi vào ngày cuối cùng làm thiệt mạng hơn 100 trẻ mồ côi – Giáo sư Trịnh Xuân Thuận giải thưởng cao quý Kalinga Thiên Văn Học – Giáo sư tiến sĩ Vicky Thảo Nguyễn giải thưởng cao quý nhất của chính phủ Hoa Kỳ về phân khoa kỷ thuật của Đại học John Hoppkins – Tini Trần nử phóng viên xuất sắc, can đảm của hảng thông tấn AP từng tham gia chiến trường Iraq, Afghanistan và nhiều quốc gia khác tại Trung Đông…. Tất cả những thành công của người tỵ nạn gốc Việt đã nói lên được sự bình đẳng và cơ hội thăng tiến cho tất cả mọi người, không kể màu da sắc tộc trên đất nước Hoa Kỳ cũng như trên thế giới tự do. Ngoài những thành quả vượt bực rất đáng khích lệ, cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ không tránh khỏi những gút mắc cố hữu tạo nhiều khó khăn, làm trì trệ bước tiến. Đó chính là sự phân hóa, tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, thiếu tinh thần đòan kết và hợp nhất trong hành động. Một ngày đẹp trời mở các trang báo chợ chúng ta có thể tìm thấy nhan nhản những bài viết chỉ trích, bới móc đời tư, không tiếc lời phỉ báng cá nhân, gia đình nhằm hạ nhục nhau, vùi nhau xuống bùn đen. Chúng ta không quan tâm ai đúng, ai sai nhưng một điều chắc chắn là cả hai bên đều xấu mặt như nhau. Lâu lắm rồi tôi có nghe một câu chuyện khá lý thú. Một người Mỷ và một người Việt tỵ nạn cùng đi bắt cua. Bắt được con nào cả hai cho vào thùng riêng. Được khoảng vài con anh Mỷ lấy nắp thùng đậy lại, anh Việt vẩn để thùng trống không đậy gì cả. Anh Mỷ thắc mắc hỏi : – Sao anh không đậy nắp lại , cua bò lên đi mất hết ? Anh người Việt khẻ nhếch miệng cười rồi trả lời: – – Không cần, cua của tôi con nào mà bò lên tới miệng thùng ngay lập tức sẻ bị con khác…. cắn giò …..lôi xuống , làm sao mà thoát được!!! Câu chuyện xem ra bình thường ,nhưng chính là thực trạng của cộng đồng người Việt chúng ta. Một thực trạng đau lòng ăn sâu vào xương tủy khó lòng tẩy rửa được . Sự phân hóa, lòng ganh tỵ, chủ nghỉa tôn thờ cá nhân, tinh thần tự tôn, tự mản, tham lam,ích kỷ đã thui chột phần nào ý chí phục vụ, dấn thân của những con người nhiều nhiệt huyết. Các thế hệ trẻ nối tiếp mong muốn và sẳn sàng được mang bầu máu nóng thay thế các thế hệ cha anh phục vụ cho lý tưởng, tiếp nối con đường đấu tranh quang phục quê hương. Nhưng mấy ai đã thực hiện được lý tưởng đã chọn ?. Bên cạnh đó có rất nhiều người cũng thuộc thế hệ trẻ tôn thờ ” chủ nghĩa cá nhân” chỉ biết an phận thủ thường. Xem công cuộc đấu tranh là trách nhiệm của những kẻ đi trước không liên quan gì đến mình. Ung dung tự tại đứng ngoài cuộc. Thỉnh thoảng có những lời phê bình chỉ trích vô trách nhiệm, vô tội vạ nhằm gây xáo trộn hàng ngũ những người đấu tranh chân chính. Nhiều cá nhân háo danh,thiển cận tự đánh bóng cá nhân bằng những thủ đoạn bất chính, bất kể lương tâm, đạo đức,bất kể sự lên án của dư luận. Hơn 45 năm qua cũng vẩn những khuôn mặt củ, những luận điệu lổi thời, những gương mặt hiu hiu tự đắc, tự xem mình là cái rốn của vủ trụ. Tung hoành ngang dọc trong chốn ” gió tanh mưa máu”, tự mản với những chiến tích có thật và tự tạo của hơn nửa thế kỷ trước, đang bị thời gian dần dần đẩy lùi vào quá khứ . Thái độ tự mản của một số cá nhân thuộc thế hệ thứ nhất đã làm nản lòng không ít cho thế hệ nối tiếp. Hành trình Viển xứ của người tỵ nạn Việt còn dài. Còn nhiều gian khổ đòi hỏi sự đoàn kết cùng sánh vai đạt mục tiêu cuối cùng cho công cuộc đấu tranh quang phục quê hương Việt Nam. Nguyễn Hữu Của |